Ảnh hưởng của nhiệt độ lên vòng đời luân trùng nước ngọt brachionus angularis

Như vậy, khả năng lọc của luân trùng phụ thuộc vào nhiệt độ, loại thức ăn, mật độ thức ăn, tùy theo loài và kích thước loài (Bogdan and Gilbert 1982). Theo định luật Vant’Hoff khi nhiệt độ tăng trong kho ảng thích hợp khả năng trao đổi chất tăng (Nguyễn Văn Thường, 2006). Tương tự, theo Dhert (1996) nhiệt độ tăng trong khoảng nhiệt độ thích hợp thì ho ạt động sinh sản của luân trùng tăng. Ngoài ra, khả năng bơi lội và quá trình lọc thức ăn của luân trùng nhờ vào hoạt động của vòng tiêm mao,khi nhiệt độ tăng hoạt động của vòng tiêm mao tăng kéo theo hoạt dộng bơi lội và tốc dộ ăn của luân trùng tăng.

pdf48 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3201 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ lên vòng đời luân trùng nước ngọt brachionus angularis, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t triển và khả năng sinh sản của Luân trùng . Ở pH 11,5 B.calyciflorus không có thể sống trong 24 giờ, ở pH 2,5 tỷ lệ chết 50% dưới 2 ngày. Số lượng trứng sinh ra cao nhất ở pH 3,5 và 4,5, tuy nhiên mật độ quần thể đạt cao nhất trong khoảng môi trường kiềm. Khả năng sinh sản và sức sống của B.urceolaris, B.patulus giảm trong điều kiện pH dưới 5 (Yin and Niu, 2008). pH thích hợp cho sự sinh sản của luân trùng khác nhau tùy theo loài. pH thích hợp cho sự sinh sản của B. calyciflorus, B.quadridentatus, B.urceolaris, B.patulus pH 6-8 và pH 7-10 cho B.angularis (Yin and Niu, 2008). 2.6.4. Oxy hòa tan Theo Dhert (1996) Luân trùng có khả năng chịu đựng Oxy dưới 2 ppm, hàm lượng oxy tối thiểu cho Luân trùng B.calyciflorus và B.rubens là 1, 2 ppm. Nồng độ Oxy trong bể nuôi sẽ thay đổi rất lớn tùy thuộc vào nhiệt độ, độ mặn, mật độ Luân trùng, loại thức ăn và mật độ thức ăn. Nhiệt độ càng cao khả năng tiêu thụ oxy càng cao (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2000). Hàm lượng COD tối ưu cho Luân trùng trong khoảng 20-100 ppm (Maeda and Hino, 1991). 10 2.6.5. Ammonia (NH3) Theo Dhert (1996) hàm lượng Amonia cao sẽ gây độc cho Luân trùng. Điều kiện nuôi có nồng độ NH3 thấp hơn 1 ppm được xem là an toàn cho Luân trùng. Tỷ lệ NH3/NH4+ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và pH trong môi trường nước. Hàm lượng NH3 trên 2 ppm ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý, sinh sản của Luân trùng (Maeda and Hino, 1991). 2.6.6. Các yếu tố hữu sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của Luân trùng Ngoài ra, yếu tố hữu sinh như thành phần loài vi khuẩn và protozoa cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của Luân trùng (Maeda and Hino, 1991). Vi khuẩn: Pseudomonas và Acinetobacter là loài phổ biến có vai trò quan trọng làm thức ăn bổ sung cho Luân trùng. Mặt dù hầu hết các loài vi khuẩn không gây bệnh cho Luân trùng nhưng cần hạn chế sự phát triển của chúng vì có thể là nguyên nhân gây bệnh cho tôm cá nuôi (Dhert, 1996). Ciliates: Uronema sp, Euplotes sp thường xuất hiện trong hệ thống nuôi và cạnh tranh thức ăn với Luân trùng. Chúng làm tăng lượng NO2- trong nước làm cho pH giảm trong quá trình trao đổi chất (Dhert, 1996). 11 PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện trong thời gian từ 2/2008 đến tháng 6/2009 trong phòng thí nghiệm Luân trùng , Khoa Thủy Sản- Trường Đại học Cần Thơ. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Luân Trùng nước ngọt Brachionus angularis 3.3. Vật liệu nghiên cứu  Một số hóa chất như: dung dịch Lugol, Javel, Na2S2O3.  Dụng cụ lưu giữ giống Luân trùng (ống Falcon)  Kính nhìm nổi, kính hiển vi.  Cốc thủy tinh, lưới lọc (thu) Luân trùng, pipette, …  Dụng cụ tăng nhiệt, máy đo pH, nhiệt kế…  Thức ăn cho Luân trùng: tảo Chlorella cô đặc 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp phân lập và giữ giống Luân Trùng 3.4.1.1. Phương pháp phân lập Luân trùng Luân trùng Brachionus angularis được thu từ thủy vực ao, kênh Cần Thơ. Sử dụng lưới phiêu sinh có kích thước mắt lưới từ 120-300 m để loại bỏ các động vật thủy sinh khác sau đó sử dụng pipette để phân lập con Luân trùng dưới kính lúp cho vào ống Falcon (1 con/ống). Sau 1 tuần mật độ cá thể tăng lên và tiếp tục giữ giống trong ống. Hàng ngày cho ăn bằng tảo Chlorella với mật độ 2 x 106 tế bào/ml. 3.4.1.2. Phương pháp lưu giữ giống Luân trùng Việc lưu giữ giống Luân trùng được thực hiện trong ống Falcon đặt trên giá quay khoảng 4 vòng/phút, giúp đảo lộn nước với không khí trong ống. Giá nuôi được đặt trong phòng thí nghiệm có nhiệt độ 28oC, cường độ ánh sáng khoảng 2000 lux. Dụng cụ nuôi được khử trùng trong tủ sấy và nước nuôi cũng được khử trung bằng NaClO trước khi sử dụng (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2000). Mật độ cấy vào ban đầu là 2 con/ml. 12 Thức ăn cho Luân trùng là tảo Chlorella đã được cô đặc cho luân trùng ăn với mật độ 1 - 2 x 106 tế bào/ml. Tảo cô đặc có thể lưu giữ trong tủ lạnh ở 4oC với thời gian 1 tuần để dành cho luân trùng ăn. Sau 1 tuần giữ giống mật độ luân trùng có thể đạt 200 con/ml, sử dụng để nhân giống. Tảo Chlorella được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm bằng dung dịch Walne (Coutteau, 1996) được cô đặc bằng máy ly tâm với vận tốc 3000 vòng/phút và trữ trong tủ lạnh ở 4oC cho ăn trong tuần. Mật độ tảo được đếm bằng buồng đếm Burker và được xác định theo công thức (Coutteau, 1996). Số tế bào/ml = x 106 x d Trong đó: n1 là số tế bào tảo ở buồng đếm thứ nhất n2 là số tế bào tảo ở buồng đếm thứ hai d là hệ số pha loãng 3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm Ảnh hưởng của nhiệt độ lên vòng đời của Luân trùng Brachionus angularis Thí nghiệm được bố trí 4 nghiệm thức với 10 lần lặp lại:  Nghiệm thức 1: nhiệt độ 25oC  Nghiệm thức 2: nhiệt độ 28oC  Nghiệm thức 3: nhiệt độ 31oC  Nghiệm thức 4: nhiệt độ 34oC Thí nghiệm được tiến hành trong phòng điều hòa nhiệt độ. Mỗi con Luân trùng sau khi nở từ 0-2 giờ sẽ được bố trí riêng vào cốc thủy tinh 3 ml trong đó có chứa 1 ml nước ngọt đã được xử lý. Các cốc thủy tinh của cùng một nghiệm thức được đặt trong bể có sử dụng dụng cụ tăng nhiệt (heater). Thức ăn là tảo Chlorella cô đặc với liều lượng cho ăn 2 x 106 tế bào/ml. Luân trùng được quan sát mổi 30 phút dưới kính lúp (độ phóng đại được điều chỉnh trong lúc quan sát). Con cái sau khi sinh sản được chuyển đến cốc thủy tinh mới có điều kiện nuôi tương tự và đếm số lượng con non sinh ra. 160 n1 + n2 13 Các thông số theo dõi: - Thời gian phát triển phôi – De (giờ): được tính từ lúc trứng mới đẻ ra cho đến khi nở - Thời gian thành thục – Dp (giờ): thời gian từ lúc nở cho đến khi thành thục lần đầu. - Nhịp sinh sản: thời gian giữa 2 lần sinh sản. - Sức sinh sản – Ro: Số lượng trứng sinh ra từ 1 con cái trong suốt vòng đời. - Tuổi thọ trung bình: Thời gian sống trung bình của Luân Trùng (giờ) - Tốc độ lọc thức ăn – F (l/con/giờ) và được tính theo công thức của Stelzer (2006): F = Trong đó: C0: Lượng thức ăn ban đầu (tế bào/l) Ct: Lượng thức ăn tại thời điểm t (tế bào/l) t : thời gian nuôi (giờ) n : số lượng luân trùng (con) trong thể tích v (tế bào/l) - Tốc độ ăn – I ( tế bào/con/giờ): số tế bào tảo luân trùng sử dụng, xác định trong một khoảng thời gian, và được tính theo công thức của (Ferrando et al, 1993): I = FC0. Ct Trong đó: C0: Lượng thức ăn ban đầu (tế bào/l) Ct: Lượng thức ăn tại thời điểm t (tế bào/l) F: tốc độ lọc (l/con/giờ) 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo giá trị trung bình, độ lệch chuẩn trên chương trình EXCEL VERSION 6.0, SPSS 15.0 v(lnC0 - lnCt) nt 14 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thí nghiệm: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến vòng đời của Luân Trùng nước ngọt (Brachionus angularis Kết quả thu được về thời gian thành thục, nhịp sinh sản, thời gian phát triển phôi, sức sinh sản và tuổi thọ của B.angularis được trình bày ở bảng sau : Bảng 4.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đặc điểm sinh sản của B.angularis Đặc điểm Nghiệm thức 25oC Nghiệm thức 28oC Nghiệm thức 31oC Nghiệm thức 34oC Thời gian thành thục – Dp (giờ) ** 20,25± 1,57d 11,95± 1,69c 9,87 ± 1,04b 7,53 ± 0,22a Nhịp sinh sản (giờ) ** 6,92 ± 0,51c 1,99 ± 0,26b 1,71±0,25ab 1,50 ± 0,27a Thời gian phát triển phôi –De (giờ) ** 12,19±0,30d 8,38 ± 0,70c 6,46 ± 0,51b 5,71 ± 0,61a Sức sinh sản- Ro (trứng) ** 6,00 ± 1,25a 21,20± 1,87c 14,90± 4,23b 13,80± 5,16b Tuổi thọ (giờ) * 66,27±16,77c 54,63±2,73b 44,74 ±5,94a 36,98± 5,75a Ghi chú: *: sự khác biệt có ý nghĩa ở mức P < 0,05 **: sự khác biệt có ý nghĩa ở mức P < 0,01 Các trị số với các ký tự giống nhau để chị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). 15 4.1. Thời gian thành thục (Dp) Kết quả cho thấy thời gian thành thục của B.angularis có xu hướng giảm dần khi nhiệt độ tăng. Kết quả được trình bày ở Bảng 4.1 và Hình 4.1. 0 5 10 15 20 25 25 28 31 34 Nhiệt độ (ºC) D p (g iờ ) Hình 4.1: Thời gian thành thục của B.angularis B.angularis có tuổi thành thục chậm nhất ở nghiệm thức 25oC (20,25 ± 1,57 giờ ) và nhanh nhất ở nghiệm thức 34oC (7,53 ± 0,22 giờ). Kết quả phân tích thống kê cho thấy tuổi thành thục khác biệt rất có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P < 0,01). Ở nhiệt độ cao B.angularis có thời gian thành thục nhanh hơn ở nhiệt độ thấp. Điều này phù hợp với nhận định của Xi and Huang (2000) nhiệt độ cao thì luân trùng có thời gian thành thục nhanh hơn. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên thời gian thành thục của B.angularis nhìn chung tương tự với kết quả nghiên cứu trên các loài luân trùng khác (Bảng 4.2). 16 Bảng 4.2: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên thời gian thành thục (giờ) của các loài luân trùng. Loài 5 oC 10 oC 15 oC 20 oC 25 oC 30 oC Thức ăn Tác giả Brachionus angularis 233,04 ± 9,60 145,44 ± 4,80 60,00 ± 2,88 30,00 ± 1,68 30,24 ± 1,20 - Stichococcus bacillaris (5 µg/ml) Walz, 1987 Brachionus calyciflorus - - - 37,88 ± 7,76 25,33 ± 0,98 14,75 ± 2,53 Scenedesmus obliquus Xi and Huang, 2004 Keratella cochlearis 309,60 ± 22,08 187,68 ± 11,04 110,88 ± 10,08 72,48 ± 5,28 48,00 ± 0,40 - Stichococcus bacillaris (5 µg/ml) Walz, 1987 Brachionus urceolaris - - 53,33 33,00 24,67 13,67 Chlorella ellipsoidea Xi and Huang, 2000 B.plicatilis - - 72,00 45,60 31,20 - - Dhert, 1996 Tuy nhiên, có sự khác nhau về thời gian thành thục của B.angularis trong thí nghiệm so với kết quả thí nghiệm của Walz (1987) trong cùng điều kiện nhiệt độ. Thời gian thành thục của B.angularis trong thí nghiệm ở 25oC 20,25 ± 1,57 (giờ) (thức ăn là tảo Chlorella mật độ 2 x 106 tế bào/ml), trong thí nghiệm của Walz 1,26 ± 0,05 ngày (tương ứng 30,26 ± 1,2 giờ) (thức ăn là tảo Stichococcus bacillaris mật độ 5 µg/ml). Có sự khác nhau này là do sự khác nhau về điều kiện thí nghiệm và thành phần dinh dưỡng của loại tảo sử dụng làm thức ăn trong thí nghiệm. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng thức ăn lên vòng đời của B.calyciflorus Jensen and Verschoor (2004) nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về tuổi lần đầu thành thục của B.calyciflorus khi cho ăn tảo với thành phần dinh dưỡng khác nhau. Điều này cho thấy thức ăn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến thời gian thành thục của luân trùng. Ngoài ra, Kurokura and Paez (1991) nhận thấy có sự khác nhau về tuổi tiền trưởng thành của B.plicatilis khi tiến hành thí nghiệm trên những dòng B.plicatilis khác nhau. Do đó, sự khác nhau về dòng B.angularis trong hai thí nghiệm cũng là nguyên nhân quan trọng liên quan đến sự khác nhau về thời gian thành thục. 17 4.2. Nhịp sinh sản 0 2 4 6 8 25 28 31 34 Nhiệt độ (ºC) N h ịp s in h s ản ( gi ờ ) Hình 4.2: Nhịp sinh sản của B.angularis Hình 4.2 và Bảng 4.1 cho thấy, luân trùng có nhịp sinh sản chậm nhất ở nghiệm thức 25 oC (6,92 ± 0,51 giờ ) và nhanh nhất ở nghiệm thức 34oC (1,50 ± 0,27 giờ). Nhịp sinh sản ở nhiệt độ 25 oC chậm gấp 3,48; 4,04; 4,60 lần tương ứng so với các nhiệt độ 28 oC; 31oC; 34oC. Qua phân tích thống kê cho thấy có sự khác biệt rất có ý nghĩa về nhịp sinh sản giữa nghiệm thức 25oC so với nhịp sinh sản ở 28oC, 31oC và 34oC (P < 0,01), không có sự khác biệt giữa nghiệm thức 28oC và 31oC, giữa nghiệm thức 31oC và 34oC. Trong thí nghiệm, nhịp sinh sản của luân trùng giảm khi nhiệt độ tăng, điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Dhert (1996) , nhịp sinh sản của B.plicatilis giảm dần từ 7,0; 5,3; 4,0 (giờ) ở các nhiệt độ 15oC; 20oC; 25oC tương ứng. Dhert (1996) nhận định khi nhiệt độ tăng trong khoảng nhiệt độ thích hợp thì hoạt động sinh sản của luân trùng tăng. Theo Jensen and Verschoor (2004) thức ăn có chất lượng dinh dưỡng thấp sẽ làm chậm quá trình tích lũy các chất dự trữ của luân trùng làm cho quá trình thành thục và thời gian giữa các lần đẻ trứng liên tiếp kéo dài (nhịp sinh sản). Điều đó có thể là nguyên nhân giải thích cho sự khác nhau về nhịp sinh sản của trong thí nghiệm so với thí nghiệm của Walz (1987) ở cùng điều kiện nhiệt độ. Kết quả nhịp sinh sản của B.angularis trong thí nghiệm của Walz (1987) ở 25oC là 0,50 ± 0,06 ngày (tương ứng 12,00 ± 1,44 giờ) (thức ăn là tảo Stichococcus bacillaris mật độ 5 µg/ml) cao hơn so với kết quả trong thí nghiệm này (6,92 ± 18 0,51 giờ) (thức ăn là tảo Chlorella mật độ 2 x 106 tế bào/ml). Hơn nữa, ở các dòng B.angularis sẽ có nhịp sinh sản khác nhau (Kurokura and Paez, 1991). 4.3. Thời gian phát triển phôi (De) 2 4 6 8 10 12 14 16 25 28 31 34 Nhiệt độ (ºC) D e (g iờ ) Hình 4.3: Thời gian phát triển phôi Thời gian phát triển phôi giảm dần theo các nghiệm thức. Thời gian phát triển phôi chậm nhất ở nghiệm thức 25 oC (12,19 ± 0,30 giờ ) và nhanh nhất ở nghiệm thức 34oC (5,71 ± 0,61 giờ). Qua phân tích thống kê cho thấy thời gian phát triển phôi khác biệt rất có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P < 0,01). Yufera, 1987 (trích dẫn bởi Paez et al, 1988) nhận định thời gian phát triển phôi của B.plicatilis chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ, yếu tố di truyền và khẩu phần ăn. Theo Paez et al (1988) thời gian phát triển phôi trung bình của B.plicatilis là 20 giờ (nhiệt độ 25 oC), bao gồm 19 giai đoạn phát triển, mổi giai đoạn phát triển có đặc điểm khác nhau. Báo cáo của Ruttner-Kolisko (1972, trích dẫn bởi Kurokura and Paez, 1991) về sự phát triển của trứng con cái amictic B.plicatilis giảm dần và đa dạng theo nhiệt độ từ 14 giờ ở 25oC đến 32 giờ ở 15oC. Nghiên cứu trên B.urceolaris Xi and Huang (2000) nhận thấy thời gian phát triển phôi diễn ra nhanh ở nhiệt độ cao. Kết quả trên Keratella cochlearis cũng cho thấy ở nhiệt độ thấp thời gian phát triển phôi chậm hơn so với nhiệt độ cao (thí nghiệm ở 5 oC, 10 oC, 15 oC, 20 oC, 25 oC) (Walz, 1987). Thời gian trứng nở của B.angularis giảm dần theo nhiệt độ từ thấp đến cao. Nhìn chung, nhiệt độ thấp thời gian trứng nở kéo dài. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Huang (1989) trên các loài Keratella cochlearis, K.valga, K.quadrata, B.angularis, B. quadridentus, Polyathra trigla. (Bảng 4.3) 19 Bảng 4.3: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên thời gian phát triển phôi (giờ) của các loài luân trùng Loài 5 oC 10 oC 15 oC 20 oC 25 oC 30 oC Thức ăn Tác giả Brachionus angularis 109,68 ± 4,56 70,08 ± 1,92 25,44 ± 0,72 17,52 ± 0,48 15,12 ± 0,48 - Stichococcus bacillaris (5 µg/ml) Walz, 1987 Brachionus angularis - 49,44 31,68 - 14,88 8,88 - Huang, 1989 Keratella cochlearis 107,76 ± 2,88 60,24 ± 2,4 48,48 ± 2,4 30 ± 1,2 21,12 ± 1,44 - Stichococcus bacillaris (5 µg/ml) Walz, 1987 Keratella cochlearis - - 25,68 20,88 18,24 - - Huang, 1989 Polyathra trigla - 55,68 - 23,52 13,92 12,96 - Huang, 1989 Brachionus quadridentus - 55,92 29,52 19,92 - - - Huang, 1989 K.valga - - - - 13,2 10,8 - Huang, 1989 K.quadrata - 57,84 27,36 - - - - Huang, 1989 So với kết quả thí nghiệm của Walz (1987) thời gian trứng nở của B.angularis ở 25oC là 0,63 ± 0,02 ngày (tương ứng 15,12 ± 0,48 giờ) (thức ăn là tảo Stichococcus bacillaris mật độ 5 µg/ml) và kết quả của Huang (1989) 0,62 ngày (tương ứng 14,88 giờ) ở 25oC cao hơn so với kết quả trong thí nghiệm 12,19 ± 0,30 giờ (thức ăn là tảo Chlorella mật độ 2 x 106 tế bào/ml). Điều này có thể do sự khác nhau về loại thức ăn sử dụng và khác nhau về dòng B.angularis trong thí nghiệm. Nhân tố di truyền là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian phát triển phôi (Lonsdale and Levinton 1985) do đó, các dòng khác nhau thì sẽ có thời gian phát triển phôi khác nhau. Hơn nữa, theo Jensen and Verschoor (2004) thức ăn có chất lượng dinh dưỡng thấp sẽ làm chậm quá trình tích lũy các chất dự trữ của luân trùng. Mặt khác, theo Lonsdale and Levinton (1985) giá trị dinh dưỡng trong tảo và khẩu phần ăn cho cá thể mẹ không đầy đủ có thể làm giảm năng lượng tích lũy trong trứng. Ngoài ra, theo Sipáuba- Tavares and Bachion (2002) ngoài yếu tố nhiệt độ thời gian phát triển phôi của động vật nổi 20 còn bị ảnh hưởng bởi mật độ thức ăn. Như vậy, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn, cũng như sự khác nhau về loại thức ăn, mật độ thức ăn cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trứng, điều đó có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng trứng. Do đó, có sự khác nhau về thời gian phát triển phôi của trứng B.angularis trong ba thí nghiệm ở cùng điều kiện nhiệt độ. 4.4. Sức sinh sản (Ro) 0 5 10 15 20 25 25 28 31 34 Nhiệt độ (ºC) Số tr ứ ng (t rứ ng ) Hình 4.4: Sức sinh sản của B.angularis Qua Hình 4.4 và Bảng 4.1 cho thấy sức sinh sản của luân trùng đạt cao nhất ở 28 oC (21.20 ± 1.87 trứng) và thấp nhất ở nghiệm thức 25oC (6.00 ± 1.25 trứng). Số trứng sinh ra từ 1 con cái trong suốt vòng đời ở 28 oC cao hơn gấp 3.53 lần so với ở 25 oC. Sức sinh sản của luân trùng ở 28oC khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với ở 25oC (P < 0.01), nghiệm thức 25oC, 28 oC khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức 31oC và 34oC. Tuy nhiên, sức sinh sản của luân trùng không có sự khác biệt giữa nghiệm thức 31oC và 34oC. Theo Yufera et al (2004 được trích dẫn bởi Stelzer, 2005) trong điều kiện nuôi tốt con cái Brachionus có thể mang từ 3-4 trứng. Tuy nhiên, theo Arimoro (2006) trong điều kiện môi trường thích hợp con cái có thể mang đồng thời 7 trứng. Trong quá trình theo dõi thí nghiệm nhận thấy ở 28 oC một cá thể cái có thể mang từ 5-7 trứng, ở 25 oC con cái mang 1-3 trứng, ở 31 oC và 34oC là 4-5 trứng. Như vậy, điều kiện nhiệt độ 28 oC thích hợp cho sự sinh sản của B.angularis. 21 Bảng 4.4: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên sức sinh sản (trứng) của các loài luân trùng Loài 15 oC 20 oC 25 oC 30 oC Thức ăn Tác giả Brachionus calyciflorus - 5,92 ± 1,31 8,08 ± 2,61 7,08 ± 3,99 Scenedesmus obliquus Xi and Huang, 2004 Brachionus urceolaris 18,000± 2,030 21,833 ± 2,365 24,833 ± 2,587 21,666 ± 2,839 Chlorella ellipsoidea Xi and Huang, 2000 B.plicatilis 23 23 20 - - Dhert, 1996 Bảng 4.4 cho thấy trong cùng điều kiện nhiệt độ có sự khác nhau về sức sinh sản giữa các loài luân trùng , cũng như khác nhau về nhiệt độ sinh sản tối ưu của luân trùng. Athibai and Sanoamuang (2008) nghiên cứu trên B.caudatus f.apsteini nhận định tổng số trứng sinh ra từ con cái trong suốt vòng đời ở nhiệt độ cao cao hơn ở nhiệt độ thấp. Tương tự, theo King, 1970 (trích dẫn bởi Xi and Huang, 2004) Euchlanis dilatata có sức sinh sản tăng khi nhiệt độ tăng (thí nghiệm ở 20-30oC). Trong thí nghiệm điều kiện nhiệt độ 28oC luân trùng B.angularis có sức sinh sản cao nhất. 4.5. Tuổi thọ 0 20 40 60 80 100 25 28 31 34 Nhiệt độ (ºC) tu ổi t h ọ (g iờ ) Hình 4.5: Tuổi thọ của B.angularis 22 Tuổi thọ của luân trùng giảm dần theo các nghiệm thức. Kết quả cho thấy B.angularis sống thọ nhất ở nghiệm thức 25 oC (66.27 ± 16.77 giờ) và thấp nhất ở nghiệm thức 34oC (36.98 ± 5.75 giờ). Tuổi thọ của luân trùng ở 25oC khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với ở 28oC , 31oC và 34oC (P < 0.01), nghiệm thức 28oC khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức 31oC và 34oC. Tuy nhiên, tuổi thọ của luân trùng không có sự khác biệt giữa nghiệm thức 31oC và 34oC. Nhìn chung, ở 25 oC B.angularis có nhịp sinh sản thưa và sức sinh sản thấp hơn so với nhịp sinh sản và sức sinh sản ở các nhiệt độ 28 oC, 31 oC và 34 oC (Bảng 4.1, Hình 4.4 và 4.2) nhưng tuổi thọ của B.angularis ở 25 oC dài hơn. Điều này phù hợp với nhận định của Snell ang King (1977 trích dẫn bởi Norgady, 1993): con cái có sức sinh sản cao và sinh sản nhanh vòng đời ngắn và ngược lại. Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ càng tăng thì các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể sinh vật càng tăng (định luật Vant’Hoff) (Nguyễn Văn Thường, 2005) kéo theo các hoạt động sinh sản, hô hấp tăng. Như vậy, luân trùng phải tiêu hao nhiều năng lượng cho các hoạt động này làm cho tuổi thọ của luân trùng giảm. Tương tự, theo Dhert (1996) khi nhiệt độ tăng trong khoảng nhiệt độ thích hợp thì hoạt động sinh sản tăng, tuổi thọ của Luân trùng giảm. Điều này phù hợp với nhận định của Xi and Huang (2000) khi nhiệt độ tăng sức sống của luân trùng giảm. Vì vậy, tuổi thọ của B.angularis có xu hướng giảm dần theo nhiệt độ từ 25oC, 28oC, 31oC, 34oC. Kết quả tương tự đối với những loài luân trùng khác như: B.calyciflorus, B.urceolaris, B.plicatilis (Bảng 4.5). Tuy B.angularis có tuổi thọ cao ở 25oC nhưng trong quá trình tiến hành thí nghiệm, ở nghiệm thức 25 oC có một số cá thể kết thúc vòng đời trong khi vẫn còn mang trứng, số cá thể chết trong thí nghiệm chiếm tỷ lệ cao khoảng 60%. Cho thấy nhiệt độ 25 oC không thích hợp cho sự phát triển của B.angularis. Bảng 4.5: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên tuổi thọ (giờ) của các loài luân trùng Loài 15 oC 20 oC 25 oC 30 oC Thức ăn Tác giả Brachionus calyciflorus - 168,13 ± 21,76 118,00 ± 31,84 60,25 ± 10,67 Scenedesmus obliquus Xi and Huang, 2004 Brachionus urceolaris 305,33 ± 67,22 261,67 ± 44,92 172,67 ± 19,68 120,33 ± 20,18 Chlorella ellipsoidea Xi and Huang, 2000 B.plicatilis 900 600 430 - - Dhert, 1996 23 Tuổi thọ của B.angularis trong thí nghiệm này thấp hơn so với các loài khác, ở nhiệt độ 25 oC tuổi thọ của B.angularis là 66.27 ± 16.77 giờ trong khi đó B.calyciflorus 118,00 ± 31,84 giờ, B.urceolaris 172,67 ± 19,68 giờ, B.plicatilis 430 giờ. Điều này cho thấy các loài luân trùng khác nhau thì có tuổi thọ khác nhau. 4.6. Tốc độ lọc – F và tốc độ ăn -I 0 1 2 3 4 5 6 7 25 28 31 34 Nhiệt độ (ºC) µ l/c on /g iờ Hình 4.6: Tốc độ lọc của B.angularis Qua Hình 4.6 và Bảng 4.6 cho thấy tốc độ lọc của B.angularis nhanh nhất ở nghiệm thức 34 oC (5.92 ± 0,55 (µl/con/giờ)) và thấp nhất ở nghiệm thức 25oC (4,57 ± 0,64 (µl/con/giờ)). Tốc độ lọc của luân trùng ở 25oC khác biệt có ý nghĩa so với ở 28oC , khác biệt rất có ý nghĩa so với ở 31oC và 34oC (P < 0,01), nghiệm thức 28, 31oC khác biệt có ý nghĩa so với ở 34oC. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về tốc độ lọc giữa nghiệm thức 28oC và 31oC. 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 25 28 31 34 Nhiệt độ (ºC) tế b ào /c on /g iờ Hình 4.7: Tốc độ ăn của B.angularis 24 Tốc độ ăn của Brachionus angularis tăng dần theo các nghiệm thức (Hình 4.7). Tốc độ ăn ở 25oC khác biệt có ý nghĩa so với ở 28oC, 31oC, 34 oC .Tuy nhiên, tốc độ ăn không có sự khác biệt giữa nghiệm thức 28oC, 31oC và 34oC. Bảng 4.6: Tốc độ lọc và tốc độ ăn trung bình của B.angularis ở các nghiệm thức Chỉ tiêu Nghiệm thức 25oC Nghiệm thức 28oC Nghiệm thức 31oC Nghiệm thức 34oC Tốc độ lọc – F (µl/con/giờ) * 4,57 ± 0,63a 5,24 ± 0,56b 5,44 ± 0,79bc 5,92 ± 0,55c Tốc độ ăn-I (tế bào/con/giờ) * 8863,02 ± 1437,18a 10027,54 ± 980,74b 10315,58 ± 1331,26b 10980,06 ± 964,78b Ghi chú: *: Sự khác biệt có ý nghĩa ở mức P < 0,05 Các trị số với các ký tự giống nhau để chị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tốc độ lọc và tốc độ ăn của B.angularis khác nhau ở các nhiệt độ nhưng nhìn chung tốc độ ăn và tốc độ lọc có xu hướng tăng dần theo nhiệt độ. Điều này phù hợp so với các nghiên cứu trước đây. Bogdan and Gilbert (1982) nhận định nhiệt độ là yếu tố đầu tiên gây ảnh hưởng đến tốc độ lọc theo mùa. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng tốc độ ăn của luân trùng tăng khi nhiệt độ tăng (Stelzer, 2006, Bogdan and Gilbert, 1982). Báo cáo của Stelzer (2006) tốc độ ăn của B.calyciflorus ở 20 oC tăng gấp 6,2 lần so với ở 8 oC, tăng gấp 1,7 lần đối với loài Synchaeta pectinata mật độ thức ăn Cryptomonas erosa 1500 tế bào/ml. Kết quả tương tự đối với những loài luân trùng khác như: Keratella cochlearis và Polyarthra (Bogdan and Gilbert 1980), Brachionus plicatilis (Nagata, 1985) (Bảng 4.7 và Bảng 4.8). 25 Bảng 4.7: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên tốc độ lọc (µl/con/giờ) của các loài luân trùng Loài 10 oC 15 oC 20 oC 25 oC Thức ăn Tác giả Brachionus plicatilis 2,21 ± 0,52 - 4,71 ± 2,01 - Chlorella saccharophila Nagata, 1985 Keratella cochlearis (dòng L) - - 6,05 ± 0,49 8,13 ± 0,33 Chlamydomonas Bogdan et al, 1980 Keratella cochlearis (dòng S) - - 1,12 ± 0,07 0,75 Chlamydomonas Bogdan et al, 1980 Polyarthra dolichoptera - - 1,58 ± 0,19 2,36 Chlamydomonas Bogdan et al, 1980 Polyarthra dolichoptera - 0 - 0,01 Acrobacter Bogdan et al, 1980 Bảng 4.8: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên tốc độ ăn (tế bào/con/giờ) của các loài luân trùng Loài 10 oC 12oC 20 oC Thức ăn Tác giả Brachionus plicatilis 5100 ± 1740 - 9120 ± 2700 Chlorella saccharophila Nagata, 1985 Brachionus calyciflorus * - 0,14 0,307 Chlamydomonas Bogdan et al, 1980 Synchaeta pectinata * - 0,059 0,122 Chlamydomonas Bogdan et al, 1980 Ghi chú: *: kết quả tốc độ ăn cao nhất Mặt khác, loại thức ăn và mật độ thức ăn là yếu tố tác động đến tốc độ lọc của luân trùng trong cùng điều kiện nhiệt độ (Bogdan and Gilbert, 1982). Tác giả nhận thấy tốc độ ăn B.calyciflorus tăng trong điều kiện mật độ thức ăn tăng ở cùng điều kiện nhiệt độ. Khi so sánh tốc độ lọc và tốc độ ăn của B.plicatilis ở 5 loại tảo với mật độ thức ăn khác nhau ở nhiệt độ 25 oC, Savas and Guclu (2007) nhận thấy tốc độ lọc và tốc độ ăn của B.plicatilis cao nhất là 11,5 x 10-4 (ml/con/phút) (tương ứng 69 µl/con/giờ) với thức ăn Nannochloropsis oculata. 26 Đối với thí nghiệm, bố trí trong cùng điều kiện mật độ thức ăn Chlorella 2 x 106 (tế bào/ml) cũng nhận thấy không có sự chênh lệch đáng kể về tốc độ lọc và tốc độ ăn của B. angularis ở cùng nhiệt độ. Tuy nhiên, theo Ferrando (1993) tốc độ lọc và tốc độ ăn của luân trùng không bị ảnh hưởng bởi mật độ luân trùng. Tốc độ ăn của luân trùng rất cao thường thì gấp 10 lần trọng lượng khô/ngày. Khả năng lọc của luân trùng thường trong khoảng từ 1-10 µl/con/giờ (Norgady, 1993). Tốc độ lọc của B. angularis trong thí nghiệm thấp nhất 3,68 (µl/con/giờ) (25 oC ) và cao nhất 6,67 (µl/con/giờ) (34 oC) phù hợp với nhận định của tác giả. Nhận định này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trên những loài luân trùng khác như Keratella, Polyarthra (Bogdan and Gilbert, 1982), B.ruben (Pilarska 1977, trích dẫn bởi Ferrando, 1993) , B.calyciflorus (Ferrando et al, 1993). Như vậy, khả năng lọc của luân trùng phụ thuộc vào nhiệt độ, loại thức ăn, mật độ thức ăn, tùy theo loài và kích thước loài (Bogdan and Gilbert 1982). Theo định luật Vant’Hoff khi nhiệt độ tăng trong khoảng thích hợp khả năng trao đổi chất tăng (Nguyễn Văn Thường, 2006). Tương tự, theo Dhert (1996) nhiệt độ tăng trong khoảng nhiệt độ thích hợp thì hoạt động sinh sản của luân trùng tăng. Ngoài ra, khả năng bơi lội và quá trình lọc thức ăn của luân trùng nhờ vào hoạt động của vòng tiêm mao, khi nhiệt độ tăng hoạt động của vòng tiêm mao tăng kéo theo hoạt dộng bơi lội và tốc dộ ăn của luân trùng tăng. Bên cạnh đó, theo Stelzer (2005) ở những loài đẻ trứng khi mang nhiều trứng khả năng bơi lội giảm làm giảm khả năng trao đổi năng lượng yếu tố này là nguyên nhân làm tốc độ ăn giảm. Điều này giải thích cho lý do tốc độ lọc và tốc độ ăn tăng dần theo các nhiệt độ 25oC, 28 oC, 31 oC, 34 oC, mặc dù không có sự khác biệt có ý nghĩa về tốc độ ăn của B. angularis giữa các nghiệm thức 28 oC, 31 oC, 34 oC. Ở 25 oC tương đối không phù hợp cho sự phát triển của B. angularis, số cá thể chết trong thí nghiệm chiếm tỷ lệ cao khoảng 60%. Ngoài ra, kết quả thí nghiệm cho thấy ở 25oC luân trùng có sức sinh sản thấp, nhịp sinh sản thưa, hơn nữa qua quan sát trong khi tiến hành thí nghiệm nhận thấy ở 25oC luân trùng B. angularis hoạt động yếu và bơi lội chậm. Do đó, tốc độ lọc và tốc độ ăn của B. angularis ở 25oC có sự chênh lệch khá cao và thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại. 27 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đến các thời gian phát triển của B. angularis Nhiệt độ càng cao thời gian lần đầu tiên thành thục, nhịp sinh sản, thời gian phát triển phôi càng nhanh. Tuổi thọ của B. angularis giảm khi nhiệt độ tăng dao động trong khoảng từ 37 – 66 giờ trong khoảng nhiệt độ từ 25 oC đến 34 oC. Tốc độ lọc và tốc độ ăn của B. angularis tăng theo sự tăng của nhiệt độ. Tốc độ lọc và tốc độ ăn dao động trong khoảng từ 3,5 – 6,5 (µl/con/giờ) và 7000 – 12000 (tế bào/con/giờ) khoảng nhiệt độ từ 25 oC đến 34 oC. Nhiệt độ 25 oC không thích hợp cho sự phát triển và sinh sản của B. angularis. Nhiệt độ 28 oC B. angularis có sức sinh sản cao nhất, trung bình 21 trứng, số trứng mổi cá thể cái mang 6-7 trứng, tuổi thọ cao. Nhiệt độ 28 oC thích hợp cho B. angularis. Không có sự khác biệt về sức sinh sản, tuổi thọ của B. angularis giữa nhiệt độ 31 oC và 34 oC và nhìn chung thấp hơn ở 28 oC. 5.2. Đề xuất Nên nuôi luân trùng B.angularis trong khoảng nhiệt độ 28oC. 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO Arimoro, F. O. 2006. Culture of the freshwater rotifer, Brachionus calyciflorus, and its application in fish larviculture technology. African journal of biotechnology. Vol. 5 (7): 536-541. Athibai, S. and L. Sanoamuang .2008. Effect of temperature on fecundity, life span and morphology of Long- and Short- spined clones of B.caudatus f.apsteini (Rotifera). Department of biology. Bogdan K. G. and J. J. Gilbert. 1982. Seasonal patterns of feeding by natural populations of Keratella, Polyartha, and Bosmina Clearance rates, selectivities, and contributions to community grazing. Limnol. Oceanogr., 27(5), 1982, 918- 934. Bogdan K. G., J. J. Gilbert and P. L. Starkweather. 1980. In situ clearance rates of planktonic rotifers. Hydrobiologia. 73:73-77. Chew, W. Y. S. and H. S. Lim. 2005. Some improvement to the rotifer (Brachionus rotundiformis) mass culture method. Singapore J Pri Ind. 32: 52-58. Chotiyaputta, C. and K. Hirayama. 1978. Food selectivity of the Rotifer Brachionus plicatilis feeding on phytoplankton. Marine biology 45. 105-111. Coutteau, P. 1996. Microalgae. In: P. Levens and P. Sorgeloos (eds). Manual on the production and use of live food for aquaculture. Published by Food and Agriculture Organization of the United National. Dhert, P. 1996. Rotifers. In: P. Levens and P. Sorgeloos (eds). Manual on the production and use of live food for aquaculture. Published by Food and Agriculture Organization of the United National.61-99. Dong, L., G. Liu, Y. Xi, F. Chen, Y. Ge, and X. Wen. 2004. Effect of temperature and food concentration on the population dynamics of three Brachionus calyciflorus strains. The journal of applied ecology. 15(11):2165-9. (Abstract). Ferrando, M. D., C. R. Janssen, E. Andreu and G. Persoone. 1993. Ecotoxicological studies with the Freshwater Rotifer Brachionus calyciflorus. Ecotoxicology and Environmental safety. 26: 1-9. Gilbert, J. J. 2003. Environmental and endogenous control of sexuality in a Rotifer life cycle:developmental and population biology. Evolution and development.5:1,19-24. (ngày 25/12/2008) 29 Hu, Hao Yuan, Xi YiLong and Geng Hong. 2004. Effects of temperature on life history strategies of three strains of Brachionus angularis. Acta Hydrobiologica Sinica.Vol 28 (3). Abstract. Huang, X. 1989. Observation on the egg and post-embryonic development time of some rotifers in lake Donghu Wuhan. Oceanologia et limnologia sinica. 20(2): 184-191. Indy, J. R., W. M. Contreras-Sánchez, S. Páramo-Delgadillo, L. Arias-Rodríguez, C. A. Álvarez-González, U. Hernández-Vidal and A. M. Vera. 2008. A preliminary report of two native freshwater Rotifers. 2008. Jensen, T. C. and A. M. Verschoor. 2004. Effect of food quality on life history of the rotifer Brachionus calyciflorus Pallas. Freshwater biology. 59:1138-1151. Kaya, M. and Altindag. A. 2007. Brachionidae (Rotifera: Monogononta) Species of Turkey. Asian Journal of animal sciences 1 (1): 40-47. Kothhaupt, K. O. 1990. Changes of the functional responses of the rotifers Brachionus rubens and Brachionus calyciflorus with particle sizes. Limnol. Oceanorgr. 35 (1): 24-32. Kurokura, H., M. E. C. Paez and S. Kasahara. 1991. The population growth of a Rotifer Brachionus plicatilis and life history of amictic females. Nippon Suisan Gakkaishi. 57 (9): 1629-1634. Lonsdale, D. J. and J. s. Levinton. 1985. Latitudinal differentiation in embryonic duration, egg size, and newborn survival in a Harpacticoid Copepod. Biol. Bull. 168: 419-431. Lucía-Pavón, E., S. S. S. Sarma and S. Nandini. 2001. Effect of different densities of live and dead Chlorella vulgaris on the population growth of rotifers Brachionus calyciflorus and Brachionus patulus (Rotifera). Rev. Biol. Trop. 49 (3-4):895-902. Maeda, M. and A. Hino. 1991. Environmental management of mass culture of Rotifer, Brachionus plicatilis. Rotifer and Microalgae Culture Systems Minoru, S. 1997. New rotifera from Wuhan. Chin. J. Oceanol. Limnol. 15(2): 181-185. Mitchell, S. A. 1992. The effects of pH on Brachionus calyciflorus Palass (Rotifera). Hydrobiologia. 245: 87-93. Mostary, S., M. S. Rahman and M. A. Hossain. 2007. Culture of rotifer Brachionus angularis Hauer feeding with dried Chlorella. Univ. J. Zool. Rajshahi Univ. Vol 26:73-76. 30 Nagata, W. D. 1985. Long-term acclimation of a parthenogenetic strain of Brachionus plicatilis Müller to subnormal temperature II. Effect on clearance and ingestion rates. Bull. Fac. Fish. Hokkaido Univ. 36 (1): 1-12. Nguyễn Văn Hải. 2008. Ảnh hưởng của pH và nhiệt độ lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt Brachionus angularis. Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ. 47 trang. Nguyễn Văn Thường. 2006. Bài giảng sinh thái thủy sinh vật. Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ. Norgrady, T. 1993. Rotifera. SPB Academis Publishing. Paez, M. E. C., H. Kurokura and S. Kasahara. 1988. Embryonic development of amictic eggs of rotifer Brachionus plicatilis. J. Fac. Appl. Sci. 27: 93-99. Pechenik, J., A. 2005. Biology of the Invertebrates (fifth edition).p-192. Sarma, S. S. S., P. S. L. Jurado and S. Nandini. 2001. Effect of three food types on the population growth of Brachionus calyciflorus and Brachionus patulus (Rotifera: Brachionidae). Rev. Biol. Trop. 49 (1):77-84. Savas, S. and Z. Guclu. 2007. Filtration and ingestion rates of rotifer Brachionus plicatilis fed five species of microalgae at different cell densities. Abstract. Sipaúba-tavares, L. H. and M. A. Bachion. 2001. Population growth and development of two species of Cladocera, Moina micrura, Diaphanosoma birgei in laboratory. Braz. J. Biol., 62(4A): 701-711. Stelzer. C. P. 2005. Evolution of rotifer life histories. Hydrobiologia. 546:335- 346. Stelzer. C. P. 2006. Competiton between two planktonic rotifer species at different temperature: an experimental test. Freshwater biology. 51: 2178-2199. Trần Bình Nguyên. 2008. Nghiên cứu sự phân bố của Luân trùng nước ngọt Brachionus angularis trong các hệ sinh thái khác nhau. Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ. Trần Sương Ngọc. 2003. Bước đầu tìm hiểu khả năng thu sinh khối tảo (Chlorella sp), luân trùng (Brachionus plicatilis) trong hệ thống nuôi kết hợp luân trùng, tảo và cá rô phi. Luận văn thạc sĩ. Trần Thị Thanh Hiền, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Văn Hòa, Trần Sương Ngọc và Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2000. Bài giảng Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên. Đại học Cần Thơ. 75 trang. 31 Walz, N. 1987. Comparative population dynamics of the rotifers Brachionus angularis and Keratella cochlearis. Hydrobiologia. 147:209-213. Xi, Y. and X. Huang. 2000. Effect of temperature on the experimental population dynamics of Brachionus urceolaris. Oceanol. Limnol. Sin. 31:23-28. Xi, Y. and X. Huang. 2004. Temperature effect on the life history of three types of Brachionus calyciflorus females. Chinese Journal of Oceanology and Limnology. 22: 192-197. Xi, Y. L., L. L. Dong, Y. L. Ge, and G. Y. Liu. 2004. Resting egg production of Brachionus calyciflorus (Rotifera) at different water temperatures. Journal of Freshwater Ecology. 19: 567-573. Yang, J. and X. Huang. 1996. Effect of density and temperature on the egg and mictic female produced by Brachionus calyciflorus (Rotatoria: Monogononta). Journal of lake sciences. Vol 8. No 4. Yin, X. W. and C. J. Niu. 2008. Effect of pH survival, reproduction, egg viability and growth rate of five closely related rotifer species. Aquat Ecol. 42: 607-616. 32 Nghiệm thức 25oC Nhịp sinh sản 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thời gian thành thục (trứng 1) (Dp) 18,00 20,33 19,67 20,67 21,25 23,25 21,33 20,75 18,67 18,58 Thời gian đẻ trứng thứ 2 7,33 7,67 6,83 6,08 6,00 7,67 7,33 7,00 7,50 8,00 Thời gian đẻ trứng thứ 3 6,50 6,67 7,33 6,50 5,75 7,33 6,42 7,17 7,00 7,50 Thời gian đẻ trứng thứ 4 7,00 7,17 7,67 4,67 6,33 7,17 7,25 7,17 7,17 7,33 Thời gian đẻ trứng thứ 5 6,92 5,67 Chết 6,67 6,92 7,83 6,33 7,25 7,00 6,67 Thời gian đẻ trứng thứ 6 6,58 6,83 6,75 7,08 7,75 7,75 Thời gian đẻ trứng thứ 7 Chết 4,50 7,42 7,25 Thời gian đẻ trứng thứ 8 7,08 Thời gian phát triển phôi, tuổi thọ, số lượng trứng/1con cái/vòng đời 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thời gian phát triển phôi trứng 1 12,50 12,42 11,83 13,33 12,75 13,33 13,17 12,50 12,83 12,42 Thời gian phát triển phôi trứng 2 13,50 12,33 12,00 12,33 12,50 13,00 11,92 10,92 12,50 12,00 Thời gian phát triển phôi trứng 3 11,67 12,75 12,17 11,17 11,33 11,67 12,75 10,83 12,00 11,58 Thời gian phát triển phôi trứng 4 11,67 11,75 11,33 11,92 12,42 11,83 11,92 12,08 Thời gian phát triển phôi trứng 5 12,25 12,17 12,92 11,67 12,42 Thời gian phát triển phôi trứng 6 12,25 11,17 Thời gian phát triển phôi trứng 7 11,58 12,75 Thời gian phát triển phôi trứng 8 10,58 Tuổi thọ 72,00 58,75 60,00 47,00 87 88,5 54,67 90,25 53,50 51,00 Số lượng trứng/1con cái/ vòng đời 5 6 4 7 5 7 5 8 7 6 chết chết chết chết chết chết PH Ụ L Ụ C 33 Nghiệm thức 28oC Nhịp sinh sản 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thời gian thành thục (trứng 1) (Dp) 16,00 12,58 10,58 13,17 11,42 10,17 11,00 12,25 11,00 11,42 Thời gian đẻ trứng thứ 2 2,42 2,25 2,08 2,17 1,67 2,25 2,25 1,58 3,00 2,67 Thời gian đẻ trứng thứ 3 2,17 1,67 2,25 2,00 2,00 0,92 1,75 1,92 1,17 2,58 Thời gian đẻ trứng thứ 4 1,92 1,50 2,00 1,50 1,33 2,17 2,17 2,00 1,75 2,50 Thời gian phát triển phôi, tuổi thọ, số lượng trứng/1con cái/vòng đời Thời gian phát triển phôi trứng 1 8,50 7,00 9,92 9,33 7,75 8,00 8,50 8,50 9,75 8,92 Thời gian phát triển phôi trứng 2 7,58 7,00 9,50 9,17 9,00 7,83 8,08 8,17 8,67 8,17 Thời gian phát triển phôi trứng 3 7,67 7,83 9,17 9,17 7,17 8,42 8,17 8,17 8,83 7,33 Thời gian phát triển phôi trứng 4 7,50 8,58 9,08 10,00 7,50 8,25 8,08 8,08 9,75 7,22 Tuổi thọ 58 49,75 57,5 54,33 54,5 53,75 52,75 55,33 52,17 58,17 Số lượng trứng/1con cái/ vòng đời 19 19 22 20 19 23 23 22 21 24 Nghiệm thức 31oC Nhịp sinh sản 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thời gian thành thục (trứng 1) (Dp) 8,75 11,50 9 8,92 9,00 11,58 9,75 10,50 9,58 10,08 Thời gian đẻ trứng thứ 2 2,08 2,25 2 1,67 1,50 1,92 1,67 2,33 1,83 2,67 Thời gian đẻ trứng thứ 3 2,17 1,50 1,83 1,58 1,50 1,17 1,58 2,00 1,42 1,92 Thời gian đẻ trứng thứ 4 1,08 1,42 1,25 1,08 1,58 1,92 1,17 2,17 1,42 1,67 Thời gian phát triển phôi, tuổi thọ, số lượng trứng/1con cái/vòng đời Thời gian phát triển phôi trứng 1 7,08 5,25 8,00 6,50 6,75 6,08 5,83 6,67 6,25 7,00 Thời gian phát triển phôi trứng 2 7,25 5,00 6,92 6,83 6,25 6,08 6,25 6,33 6,33 5,67 Thời gian phát triển phôi trứng 3 6,42 5,67 7,58 6,58 7,00 6,75 6,50 6,42 6,00 6,42 Thời gian phát triển phôi trứng 4 6,50 5,50 6,58 7,17 6,25 6,17 6,42 7,50 6,58 6,17 Tuổi thọ 53,08 48,08 41,92 45,67 49,25 48,08 40,75 49,08 36,00 35,50 Số lượng trứng/1con cái/ vòng đời 20 17 14 12 19 19 15 16 7 10 chết 34 Nghiệm thức 34oC Nhịp sinh sản 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thời gian thành thục (trứng 1) (Dp) 7,50 7,08 7,67 7,50 7,58 7,58 7,33 7,83 7,42 7,75 Thời gian đẻ trứng thứ 2 1,25 1,17 1,67 1,42 2,00 2,00 1,67 1,33 1,92 1,42 Thời gian đẻ trứng thứ 3 0,92 1,33 1,25 1,33 1,58 2,08 1,33 2,42 1,33 0,92 Thời gian đẻ trứng thứ 4 1,42 1,75 1,50 1,00 1,75 1,75 0,67 1,75 1,50 1,67 Thời gian phát triển phôi, tuổi thọ, số lượng trứng/1con cái/vòng đời Thời gian phát triển phôi trứng 1 4,75 4,67 5,17 5,50 6,00 6,83 5,83 6,00 5,33 4,92 Thời gian phát triển phôi trứng 2 4,67 5,08 5,00 6,83 6,00 6,67 6,83 6,67 5,00 6,17 Thời gian phát triển phôi trứng 3 5,50 5,58 5,67 7,33 5,25 5,67 7,33 5,58 5,08 5,42 Thời gian phát triển phôi trứng 4 5,58 4,83 5,50 6,75 4,50 5,50 6,75 5,42 5,00 6,25 Tuổi thọ 36,58 28,25 39,25 36,92 27,00 40,00 46,25 40,33 39,75 35,50 Số lượng trứng/1con cái/ vòng đời 20 7 20 13 6 16 17 18 11 10 chết chết 35 Nghiệm thức 25oC: Tốc độ lọc – F (µl/con/giờ) và tốc độ ăn – I (tế bào /con/giờ) Con Co (tb/µl) lần đếm Số tế bào tảo trong buồng đếm Ct (tb/µl) Chênh lệch tảo t F(µl/con/giờ) I (tế bào /con/giờ) 2081,25 1 271 1693,75 387,5 34,50 4,18 7848,43 2081,25 2 285 1781,25 300 34,50 3,16 6080,82 2081,25 1 285 1781,25 300 29,50 3,69 7111,46 2081,25 2 287 1793,75 287,5 29,50 3,53 6815,76 2081,25 1 317 1981,25 100 8,00 4,31 8749,12 1 2081,25 2 321 2006,25 75 8,00 3,21 6562,13 2081,25 1 261 1631,25 450 37,50 4,55 8379,26 2081,25 2 270 1687,5 393,75 37,50 3,91 7336,55 2081,25 1 292 1825 256,25 21,25 4,33 8435,11 2 2081,25 2 294 1837,5 243,75 21,25 4,10 8024,22 2081,25 1 275 1718,75 362,5 42,92 3,12 5903,61 2081,25 2 283 1768,75 312,5 42,92 2,65 5091,47 2081,25 1 281 1756,25 325 17,08 6,96 13301,09 3 2081,25 2 299 1868,75 212,5 17,08 4,41 8703,11 2081,25 1 262 1637,5 443,75 39,25 4,28 7895,08 2081,25 2 260 1625 456,25 39,25 4,41 8116,22 2089,2 1 315 1968,75 120,45 7,75 5,36 10877,76 4 2089,2 2 323 2018,75 70,45 7,75 3,10 6362,91 2081,25 1 271 1693,75 387,5 41,00 3,52 6604,17 2081,25 2 257 1606,25 475 36,67 4,95 9042,87 2089,2 1 309 1931,25 157,95 9,33 5,90 11843,20 5 2089,2 2 316 1975 114,2 9,33 4,22 8563,87 2081,25 1 265 1656,25 425 34,50 4,63 8604,47 2081,25 2 253 1581,25 500 34,50 5,57 10113,09 2081,25 1 242 1512,5 568,75 36,17 6,18 10961,47 6 2081,25 2 258 1612,5 468,75 36,17 4,94 9048,01 36 2089,2 1 295 1843,75 245,45 14,83 5,90 11575,50 2089,2 2 307 1918,75 170,45 14,83 4,02 8041,28 2081,25 1 260 1625 456,25 40,25 4,30 7914,57 2081,25 2 247 1543,75 537,5 40,25 5,20 9313,15 2089,2 1 287 1793,75 295,45 14,42 7,40 14331,66 7 2089,2 2 292 1825 264,2 14,42 6,56 12818,44 2081,25 1 247 1543,75 537,5 45,75 4,57 8193,54 2081,25 2 254 1587,5 493,75 45,75 4,14 7531,61 2081,25 1 239 1493,75 587,5 44,50 5,22 9199,35 8 2081,25 2 244 1525 556,25 44,50 4,89 8714,84 2081,25 1 262 1637,5 443,75 39,08 4,29 7928,75 2081,25 2 251 1568,75 512,5 39,08 5,06 9148,61 2081,25 1 306 1912,5 168,75 14,42 4,11 8191,20 9 2081,25 2 317 1981,25 100 14,42 2,39 4855,00 2081,25 1 276 1725 356,25 35,58 3,69 6997,91 2081,25 2 254 1587,5 493,75 35,58 5,33 9683,50 2081,25 1 294 1837,5 243,75 15,42 5,66 11060,42 10 2081,25 2 301 1881,25 200 15,42 4,59 9077,22 37 Nghiệm thức 28oC :Tốc độ lọc – F (µl/con/giờ) và tốc độ ăn – I (tế bào /con/giờ) Con Co (tb/µl) lần đếm Số tế bào tảo trong buồng đếm Ct (tb/µl) Chênh lệch tảo t F(µl/con/giờ) I (tế bào /con/giờ) 2131,25 1 269 1681,25 450 32,08 5,17 9795,21 2131,25 2 259 1618,75 512,5 32,08 6,00 11146,65 2131,25 1 285 1781,25 350 25,92 4,85 9440,71 1 2131,25 2 279 1743,75 387,5 25,92 5,42 10448,70 2131,25 1 264 1650 481,25 31,58 5,67 10637,17 2131,25 2 271 1693,75 437,5 31,58 5,09 9675,27 2131,25 1 301 1881,25 250 18,17 4,81 9626,78 2 2131,25 2 312 1950 181,25 18,17 3,42 6981,65 2131,25 1 271 1693,75 437,5 29,58 5,44 10329,38 2131,25 2 279 1743,75 387,5 29,58 4,75 9153,65 2131,25 1 278 1737,5 393,75 27,92 5,12 9855,99 3 2131,25 2 291 1818,75 312,5 27,92 3,98 7827,62 2131,25 1 280 1750 381,25 31,50 4,38 8458,52 2131,25 2 266 1662,5 468,75 31,50 5,52 10389,94 2131,25 1 294 1837,5 293,75 22,83 4,55 8997,23 4 2131,25 2 301 1881,25 250 22,83 3,83 7659,26 2131,25 1 262 1637,5 493,75 31,75 5,81 10854,39 2131,25 2 269 1681,25 450 31,75 5,23 9898,04 2131,25 1 297 1856,25 275 22,75 4,25 8454,81 5 2131,25 2 302 1887,5 243,75 22,75 3,74 7495,39 2131,25 1 265 1656,25 475 33,83 5,22 9801,60 2131,25 2 264 1650 481,25 33,83 5,30 9929,77 2131,25 1 281 1756,25 375 19,92 6,80 13159,37 6 2131,25 2 289 1806,25 325 19,92 5,82 11409,58 2131,25 1 263 1643,75 487,5 33,25 5,47 10234,37 7 2131,25 2 251 1568,75 562,5 33,25 6,45 11795,90 38 2131,25 1 305 1906,25 225 19,50 4,01 8072,74 2131,25 2 300 1875 256,25 19,50 4,60 9192,43 2131,25 1 243 1518,75 612,5 36,83 6,44 11584,78 2131,25 2 257 1606,25 525 36,83 5,37 9944,20 2131,25 1 298 1862,5 268,75 18,50 5,10 10161,23 8 2131,25 2 283 1768,75 362,5 18,50 7,05 13696,37 2131,25 1 241 1506,25 625 35,75 6,80 12176,55 2131,25 2 259 1618,75 512,5 35,75 5,39 10003,40 2131,25 1 308 1925 206,25 16,42 4,34 8790,62 9 2131,25 2 312 1950 181,25 16,42 3,79 7725,88 2131,25 1 260 1625 506,25 37,50 5,06 9421,10 2131,25 2 251 1568,75 562,5 37,50 5,72 10459,03 2131,25 1 277 1731,25 400 20,67 7,04 13524,03 10 2131,25 2 280 1750 381,25 20,67 6,68 12892,43 39 Nghiệm thức 31oC: Tốc độ lọc – F (µl/con/giờ) và tốc độ ăn – I (tế bào /con/giờ) Con Co (tb/µl) lần đếm Số tế bào tảo trong buồng đếm Ct (tb/µl) Chênh lệch tảo t F(µl/con/giờ) I (tế bào /con/giờ) 2087,5 1 222 1387,5 700 35,33 8,09 13771,98 2087,5 2 223 1393,75 693,75 35,33 8,00 13651,09 2087,5 1 294 1837,5 250 17,75 5,03 9852,47 1 2087,5 2 296 1850 237,5 17,75 4,76 9360,51 2087,5 1 281 1756,25 331,25 27,83 4,35 8320,48 2087,5 2 270 1687,5 400 27,83 5,35 10040,94 2087,5 1 298 1862,5 225 20,25 3,94 7773,56 2 2087,5 2 290 1812,5 275 20,25 4,88 9498,27 2087,5 1 261 1631,25 456,25 32,67 5,28 9752,05 2087,5 2 270 1687,5 400 32,67 4,56 8555,29 2087,5 1 306 1912,5 175 9,25 6,63 13239,01 3 2087,5 2 310 1937,5 150 9,25 5,64 11348,72 2087,5 1 289 1806,25 281,25 24,75 4,09 7947,61 2087,5 2 281 1756,25 331,25 24,75 4,89 9357,04 2087,5 1 278 1737,5 350 20,92 6,14 11696,73 4 2087,5 2 289 1806,25 281,25 20,92 4,84 9404,14 2087,5 1 272 1700 387,5 27,42 5,24 9876,26 2087,5 2 268 1675 412,5 27,42 5,62 10510,68 2087,5 1 287 1793,75 293,75 21,83 4,86 9408,92 5 2087,5 2 291 1818,75 268,75 21,83 4,42 8609,60 2087,5 1 268 1675 412,5 30,92 4,98 9320,79 2087,5 2 280 1750 337,5 30,92 3,99 7631,62 2087,5 1 290 1812,5 275 18,17 5,44 10587,53 6 2087,5 2 299 1868,75 218,75 18,17 4,27 8424,60 2087,5 1 259 1618,75 468,75 31,67 5,62 10333,97 7 2087,5 2 267 1668,75 418,75 31,67 4,95 9237,27 40 2087,5 1 316 1975 112,5 9,08 4,27 8668,62 2087,5 2 320 2000 87,5 9,08 3,30 6742,60 2087,5 1 274 1712,5 375 31,17 4,45 8408,72 2087,5 2 255 1593,75 493,75 31,17 6,06 11055,99 2087,5 1 294 1837,5 250 16,92 5,28 10337,82 8 2087,5 2 284 1775 312,5 16,92 6,71 12916,88 2087,5 1 236 1475 612,5 31,00 7,84 13761,38 2087,5 2 254 1587,5 500 31,00 6,18 11255,13 2087,5 1 321 2006,25 81,25 6,00 4,63 9478,54 9 2087,5 2 316 1975 112,5 6,00 6,46 13123,32 2087,5 1 245 1531,25 556,25 27,92 7,77 13892,11 2087,5 2 236 1475 612,5 27,92 8,71 15281,29 2087,5 1 317 1981,25 106,25 7,58 4,82 9806,58 10 2087,5 2 316 1975 112,5 7,58 5,11 10383,29 Nghiệm thức 34oC : Tốc độ lọc – F (µl/con/giờ) và tốc độ ăn – I (tế bào /con/giờ) Con Co (tb/µl) lần đếm Số tế bào tảo trong buồng đếm Ct (tb/µl) Chênh lệch tảo t F(µl/con/giờ) I (tế bào /con/giờ) 2012,5 1 279 1743,75 268,75 20,17 4,98 9320,53 2012,5 2 274 1712,5 300 20,17 5,60 10401,93 2012,5 1 277 1731,25 281,25 16,42 6,42 11981,07 1 2012,5 2 294 1837,5 175 16,42 3,88 7459,36 2012,5 1 252 1575 437,5 21,17 8,11 14432,34 2012,5 2 268 1675 337,5 21,17 6,07 11145,76 2012,5 1 309 1931,25 81,25 7,08 4,07 8028,84 2 2012,5 2 297 1856,25 156,25 7,08 7,99 15436,97 2012,5 1 265 1656,25 356,25 20,92 6,52 11903,48 2012,5 2 274 1712,5 300 20,92 5,40 10028,95 2012,5 1 283 1768,75 243,75 18,33 4,93 9300,36 3 2012,5 2 273 1706,25 306,25 18,33 6,30 11679,92 41 2012,5 1 273 1706,25 306,25 20,50 5,64 10445,45 2012,5 2 270 1687,5 325 20,50 6,01 11083,23 2012,5 1 277 1731,25 281,25 16,42 6,42 11981,07 4 2012,5 2 288 1800 212,5 16,42 4,76 9056,21 2012,5 1 274 1712,5 300 20,33 5,56 10316,66 2012,5 2 284 1775 237,5 20,33 4,32 8170,86 2012,5 1 312 1950 62,5 6,67 3,31 6562,23 5 2012,5 2 299 1868,75 143,75 6,67 7,78 15090,30 2012,5 1 273 1706,25 306,25 22,67 5,10 9446,99 2012,5 2 261 1631,25 381,25 22,67 6,49 11752,28 2012,5 1 279 1743,75 268,75 17,33 5,79 10844,08 6 2012,5 2 291 1818,75 193,75 17,33 4,09 7821,18 2012,5 1 253 1581,25 431,25 25,42 6,64 11848,32 2012,5 2 265 1656,25 356,25 25,42 5,37 9795,98 2012,5 1 263 1643,75 368,75 20,83 6,80 12368,88 7 2012,5 2 276 1725 287,5 20,83 5,18 9650,44 2012,5 1 253 1581,25 431,25 25,67 6,58 11732,91 2012,5 2 263 1643,75 368,75 25,67 5,52 10039,67 2012,5 1 286 1787,5 225 14,67 5,66 10732,35 8 2012,5 2 295 1843,75 168,75 14,67 4,18 8051,40 2012,5 1 257 1606,25 406,25 23,92 6,60 11865,09 2012,5 2 275 1718,75 293,75 23,92 4,62 8588,65 2012,5 1 285 1781,25 231,25 15,83 5,40 10217,34 9 2012,5 2 278 1737,5 275 15,83 6,50 12146,97 2012,5 1 269 1681,25 331,25 24,92 5,05 9293,49 2012,5 2 250 1562,5 450 24,92 7,11 12608,46 2012,5 1 287 1793,75 218,75 10,58 7,61 14460,52 10 2012,5 2 290 1812,5 200 10,58 6,92 13222,31

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3052567_119.pdf
Luận văn liên quan