Ảnh hưởng của pH lên vòng đời luân trùng nước ngọt (brachionus angularis)

Theo kết quả thống kê cho thấy giữa các nghiệm thức có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0.05).Đặt biệt là ở giá trị pH =8 rất có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức khác, và luân trùng có tốc độ ăn là 8141 tb/luân trùng/giờ tương đương với 195384 tb/con/ngày, và tốc độ ăn cao nhất của luân trùng là ở giá trị pH bằng 6 với 355248 tb/con/ngày. Theo kết quả thí nghiệm của Ferrando (1992), thì tốc độ lọc của luân trùng Brachionus calyciflorus là 1602 ± 142 tb/con/giờ (38448 tb/con/ngày), và từ 100 – 5000 tb/con/giờ (2400 – 120.000 tb/con/ngày) Starkweather và Gilbert (1977).

pdf44 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3293 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của pH lên vòng đời luân trùng nước ngọt (brachionus angularis), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cái còn tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường và đặc biệt là nhiệt độ. 2.2.4.Sinh sản và vòng đời Theo Hoff và Snell (1989, trích Nguyễn Tuấn Khương, 2008), thì vòng đời luân trùng gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn phôi: từ khi trứng được tạo thành đến khi nở Giai đoạn trước sinh sản: từ khi trứng nở đến khi sinh sản lần đầu tiên Giai đoạn sinh sản: từ khi đẻ trứng lần đầu tiên đến khi trứng cuối cùng được đẻ ra Giai đoạn sau sinh sản: từ khi ngừng đẻ đến chết Thời gian trải qua mỗi giai đoạn phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tùy loài. Luân trùng có hai hình thức sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. - Sinh sản vô tính: trong điều kiên môi trường thuận lợi con cái vô tính sẽ sinh sản ra trứng lưỡng bội (2n) và phát triển thành con cái đơn tính. Con cái này sinh sản với tốc độ nhanh, cứ khoảng 4 giờ con cái đẻ trứng một lần, mỗi lần cho 1 – 2 trứng 2n có kích cỡ (80 – 100) x (100 – 130) µm. Tốc độ sinh sản phụ thuộc vào 7 điều kiện nuôi và tuổi thọ luân trùng. Đây là hình thức sinh sản nhanh nhất để gia tăng quần thể luân trùng và là hình thức nuôi quan trọng trong hệ thống nuôi luân trùng. - Sinh sản hữu tính: trong vòng đời của luân trùng khi gặp điều kiện bất lợi (chẳng hạn như các yếu tố vật lý và hóa học, thức ăn, cạnh tranh…), chúng bắt đầu hình thức sinh sản hữu tính, con cái (2n) sẽ đẻ ra 1 – 6 trứng 1n, có kích cỡ (50 – 70) x (80 – 100) µm, trứng này sẻ nở thành con đực 1n có kích cỡ rất nhỏ. Con đực có chứa đầy tinh dịch (1n). Con đực 1n sẻ bắt cặp và giao phối với con cái có trứng 1n để thụ tinh thành trứng 2n. Trứng nghỉ (Cyst): là trứng được tạo thành từ con đực đơn bội với con cái vô phối. Trứng thụ tinh 2n có võ dày và tương đối lớn gọi là trứng nghỉ và sẽ chịu đựng được qua điều kiện khắc nghiệt (nhiệt độ, nồng độ muối, thức ăn thiếu, khô hạn…) và trứng tồn tại rất lâu, khi môi trường thuận lợi (có sự kích thích và sự biến đổi của nhiệt độ, áp suất thẩm thấu, hóa học môi trường nước và cả phần thoáng khí) chúng sẽ nở thành con cái 2n và lại sinh sản đơn tính tiếp tục (Dương Trí Dũng, 2000). Con đực n: được phát triển từ trứng đơn bội không thụ tinh, thường bé hơn con cái, khoảng 1/3 kích thước con cái, nhưng di chuyển nhanh hơn và chỉ sống được vài ngày, không ăn (không có cả miệng lẩn hậu môn), có tinh hoàn đơn với nhiều tinh trùng thành thục và sẵn sàn thụ tinh sau khi nở vài giờ (Thái Trần Bái, 2001). Con cái vô tính: 2.2.5.Phân bố Luân trùng là nhóm sinh vật phân bố rộng, chủ yếu ở nước ngọt (90%) nhưng nó cũng giới hạn bởi vùng có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, nước chảy mạnh hay những vùng nước mặn. Loài Brachionus chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới, có thể tìm thấy chúng ở tất cả các thủy vực như ao, hồ, sông, đầm lầy, vùng rêu ẩm…(Dương Trí Dũng, 2000). Luân trùng Brachionus angularis phân bố nhiều ở khu vực nước tĩnh, ở độ mặn 0‰, ở độ mặn 1‰ vẫn xuất hiện nhưng mật độ không đáng kể, ở độ mặn 5‰ không có xuất hiện (Trần Bình Nguyên, 2008). 8 Luân trùng Brachionus angularis phân bố trong nước, các loại thủy vực nước ngọt, tất cả các vùng cảnh, ở mọi vùng cảnh quan và địa lý Bắc Bộ (Bắc Thái, Yên Bái, Lào cai, Lai châu…). Xuất hiện quanh năm, phát triển mạnh ở cả thủy vực giàu chất hữu cơ, trên thế giới chúng phân bố toàn cầu (Đặng Ngọc Thanh, 1980). 2.2.6.Phát triển và tuổi thọ Luân trùng không có hiện tượng lột xác, con trưởng thành thường lớn gấp 3 – 10 lần so với cá thể mới nở. Tuy vậy nhưng số tế bào trong từng cá thể trưởng thành tương tự nhau trong cùng loài (Dương trí Dũng, 2000). Tuổi thọ thường biến động theo loài: 6 ngày (Brachionus plicatilis), 8 ngày (Epiphanes senta), 7.4 ngày (Lecan inermis). Con đực sống được 2 – 3 ngày (Dương Trí Dũng, 2000). 2.3.Điều kiện nuôi Brachionus calyciflorus và Brachionus rubens là hai loài thường được nuôi ở điều kiện nước ngọt. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của chúng là từ 15 – 31oC (Hoff và Snell, 1987). Trong hệ thống nuôi người ta thường sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như tảo Scenedeesmus, Kirchneriella, Phacus, Ankistrodesmus và Chlorella, men bánh mì…Theo Groeneweg và Schluter(1981. trích Mostary, 2007), cho rằng cả hai loài luân trùng trên là thức ăn quan trọng cho ấu trùng cá. Theo nhận định của Nagata (1992. trích Quách Thế Vinh, 2004), khi nghiên cứu ảnh hưởng của men và các loài tảo khác nhau thì luân trùng sử dụng tảo Chlorella cho tốc độ sinh trưởng và phát triển với tốc độ cao nhất. Trong môi trường nước thì Chlorella và Scenesdesmus là loài tảo được sử dụng trong hệ thống nuôi luân trùng và có thể cho ăn riêng rẽ từng loài tảo (Arimoro, 2006). 9 2.3.1.Nồng độ muối Luân trùng Brachionus angularis và luân trùng Brachionus quadidentatus chúng có khả năng sống ở nồng độ dưới 5 - 10‰, nên có nhiều ý kiến cho rằng chúng rất có tiềm năng được nuôi để làm thức ăn cho ấu trùng cá sống ở vùng nước mặn vừa hay cho loài cá biển (Indy, 2008). 2.3.2.Nhiệt độ Nhiệt độ thích hợp để nuôi luân trùng phụ thuộc vào hình thái của luân trùng. Luân trùng dòng lớn (dòng L), sẽ phát triển tốt ở nhiệt độ 18 – 25oC, trong khi luân trùng dòng nhỏ (dòng S) thích hợp với nhiệt độ từ 28 – 35oC. Tuy nhiên luân trùng là loài khá rộng nhiệt với khoảng nhiệt độ thích hợp từ 15 – 35oC. Nhiệt độ thấp dưới 10oC, luân trùng sẽ hình thành trứng nghỉ và quần thể tàn lụi, nhiệt độ cao 30 – 34oC tốt nhất cho sự sinh sản của chúng, nhiệt độ được khuyến cáo cho nuôi luân trùng thích hợp từ 20 – 30oC (Dhert, 1996). Theo Dhert (1996), thì nhiệt độ thích hợp để nuôi luân trùng dòng nhỏ là 28.35oC và nhiệt độ thích hợp để nuôi luân trùng dòng lớn là 18.25oC. Theo Ludwig (1993. trích Arimoro. F. O., 2006), thì nhiệt độ thích hợp cho nuôi luân trùng là từ 15 – 31oC. Theo Vey và Moore (1983. trích Mostary et al, 2007), thì nhiệt độ tối ưu để nuôi luân trùng có giá trị trung bình từ 22 – 30oC. Theo Hirayama và Kusano (1972. trích Mostary et al, 2007), thì nhiệt độ trong hệ thống nuôi luân trùng là ở 25oC. Nhiệt độ tối ưu là từ 21 – 25oC (Dhert, 1996). Nhiệt độ ảnh hưởng đến thành phần sinh hóa và khả năng tiêu thụ thức ăn của luân trùng. Ở nhiệt độ cao sẽ làm tăng khả năng tiêu thụ thức ăn và đồng thời làm tăng chi phí thức ăn. Ở nhiệt độ cao luân trùng sẽ tiêu thụ nhanh nguồn cacbon hydrat và chất béo dự trữ (Dhert, 1996). 10 Theo kết quả nghiên cứu của Ruttner-Kolisko (1972) trên luân trùng Brachionus plicatilis với sự ảnh hưởng của nhiệt độ từ 15 – 25oC thì: Nhiệt độ oC 15oC 20oC 25oC Thời gian phát triển phôi (ngày) Thời gian thành thục lần đầu (ngày) Thời gian giữa hai lần sinh sản (giờ) Tuổi thọ (ngày) Sức sinh sản (trứng/con cái) 1.3 3.0 7.0 15 23 1.0 1.9 5.3 10 23 0.6 1.3 4.0 7 20 2.3.3.pH Trong môi trường tự nhiên pH thường trong khoảng từ 6 – 9. Giá trị pH nhỏ hơn 5 và trên 10, trên thực tế có thể làm giảm sự phát triển của nhiều loài cá và giáp xác (Prophet, 1963; Anon, 1969; O’Brien & de Noyelles, 1972; Fryer, 1980; Havas & Hutchinson, 1982; Malley & Chang, 1986; Manny et al., 1987; Hargenby & Petersen, 1988). Theo kết quả thí nghiệm của các trường và từ các phòng thí nghiệm thì pH từ 6 – 9 là điểm gây chết hoặc làm ảnh hưởng đến sức sống của loài zooplankton (O’Brien và de Noyelles, 1972; Potts và Fryer, 1979; Alibone và Hội chợ, 1981; Mitchell & Joubert, 1986; Mitchell 1992; Vijverberg et al., 1996; Wang et al., 1997; Locke và Sprules, 2000). Giá trị pH phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó sự hấp thu nguồn đạm khác nhau cũng dẫn đến sự biến đổi pH của môi trường có tảo. Theo Oh-hama (1986. trích Trần Sương Ngọc, 2003), thì sự hấp thu N-NO3 sẽ dẫn đến pH tăng trong khi đó tế bào tảo hấp thu N-NH4+ sẽ dẫn đến pH giảm. Luân trùng là một thành phần quan trọng của zooplankton. Nhiều loài luân trùng có thể xuất hiện ở những điểm pH khác nhau từ 4.5 – 8.5 (Be-rzin,S & Pejler, 1987). Sự khác biệt của pH có thể dự kiến được sự thay đổi của các loài luân trùng khác nhau, thay đổi khả năng cạnh tranh của các loài và quy định sự cạnh tranh đó (Mitchell & Joubert, 1986; Frost et al., 1998). Ngoài sự tương tác của các yếu tố sinh học thì các yếu tố hóa học như pH cũng có thể xác định kết quả cạnh tranh giữa các loài (Hessen et al.,1995; Pehek, 1995). 11 Theo Hoff và Snell (1987), thì rotifer có thể phát triển ở pH = 6.6, mặc dù trong môi trường tự nhiên điều kiện nuôi tốt nhất để đạt được kết quả tốt là pH trên 7.5. Trong tự nhiên luân trùng có thể sống ở pH từ 5 – 10, thích hợp từ 7.5 – 8.5 (Hoff & Snell, 2004). Khoảng pH thích hợp có thể phụ thuộc vào thức ăn (Furukawa và Hidaka. trích Trần Sương Ngọc, 2003). Hoạt động bơi lội và hô hấp của luân trùng hầu như không thay đổi khi ở pH khoảng 6.5 – 8.5 và suy giảm khi ở pH dưới 5.6 hoặc 8.7 (Nogrady, 1993). Hoạt động bơi lội của luân trùng trong môi trường kiềm giảm nhanh hơn trong môi trường axit (Trần Công Bình, 2005). Tùy theo dòng luân trùng mà có phạm vi pH tối ưu cũng khác nhau. pH có thể ảnh hưởng gián tiếp đến luân trùng qua nồng độ ammonia (Trần Ngọc Hải, 2000). Theo Ludwig (1993, trích Arimoro. F. O., 2006), thì pH thích hợp cho luân trùng là từ 6 – 8 ở nhiệt độ 25oC. Theo Hirayama và Kusano (1972, Mostary et al, 2007) thì pH trong nuôi luân trùng là từ 6.86 – 7.10 Đối với mỗi loài Brachionus, thì không có sự khác biệt đáng kể về sức sống ở pH = 7 – 8, ở pH = 5 – 6 thì tỷ lệ tử vong cao hơn so với mỗi loài. Tốc độ tăng trưởng và sự gia tăng quần thể của 5 loài Brachionus (Brachionus calyciflorus, Brachionus angularis, Brachionus urceiolaris, Brachionus quadridentatus, Brachionus patulus) chịu sự ảnh hưởng của pH khác nhau, loài Brachionus angularis, Brachionus calyciflorus, Brachionus quadridentatus có thể được tìm thấy trong môi trường kiềm (Sladecek, 1983; Benrzin và S. Pejler, 1987) và loài Brachionus urceiolaris, Brachionus patulus có thể được tìm thấy trong môi trường acid (Myers, 1937; Parsons, 1968; horvath và Hummon, 1980; M. C. Stahl, 1982; Benrzin và S. Pejler, 1987). pH được xem như tôt cho sự phát triển của luân trùng là từ 6 – 8, nhưng còn tùy thuộc vào sự đa dạng loài (E. Wurdak, R. Wallace và H. Segers, 1998). Theo Mitchell (1986), thì đối với loài Brachionus calyciflorus có thể chịu đựng được giới hạn cao của pH xấp xĩ là 11.0 và phát triển ở pH = 8.5 – 9.5 (Mitchell & Joubert, 1986). pH được diễn đạt cho sự ảnh hưởng lớn tới tốc độ tăng trưởng và khả năng sinh sản của luân trùng Brachionus angularis (Mitchell, 1992). Những phản ứng của Brachionus trên các pH khác nhau đã được nghiên cứu rộng rãi (Mitchell & Joubert, 1986; Mitchell, 1992; Wang et al.,1997; Xi & Huang, 1999). pH được diễn đạt cho sự ảnh hưởng lớn tới tốc độ sinh trưởng và khả năng sinh sản của loài Brachionus calyciflorus. 12 Theo Hoff và Snell (1989, Mostary et al, 2007) cho rằng phạm vi thích hợp cho luân trùng Brachionus calyciflorus là từ 6 – 8. Giá trị trung bình của pH được điều chỉnh dưới sự miêu tả của Mitchell & Joubert (1986), bằng cách dùng NaOH để làm tăng giá trị của pH hoặc dung dịch HCl để làm giảm giá trị của pH. 2.3.4.Ánh sáng Cường độ ánh sáng và chu kỳ chiếu sáng tốt nhất cho luân trùng là 2000 lux và 18 giờ sáng : 6 giờ tối mỗi ngày. Khi so sánh hệ thống nuôi ngoài trời với ánh sáng mặt trời đầy đủ và nuôi trong điều kiện tối, Fukusho (1989, trích Trần Công Bình, 2005) nhận thấy luân trùng Brachionus plicatilis phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng đầy đủ. Theo Fulks (1991, trích Trần Sương Ngọc, 2003) ánh sáng kích thích sự phát triển của luân trùng nhờ vào sự gia tăng phát triển của vi khuẩn quang hợp và tảo trong bể nuôi. 2.3.5.Dinh dưỡng Luân trùng là loài ăn lọc không chọn lọc,thức ăn có kích cỡ từ 20 – 25µm mang đến miệng nhờ sự chuyển động của vòng tiêm mao (Dhert, 1996), thông qua hoạt động bơi lội. Trong tự nhiên thức ăn chủ yếu của luân trùng là loài tảo phiêu sinh như: Chlorella, Nanochoropsis, Dunaliella và các loài tảo khác. Ngoài ra chúng còn có khả năng ăn được nhiều loại thức ăn khác như men bánh mì, bột đậu nành, thức ăn nhân tạo, vi khuẩn, chất hữu cơ lơ lững trong nước…Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của thức ăn sẽ quyết định đến giá trị dinh dưỡng, cũng giống như năng suất nuôi luân trùng. Do đó việc lựa chọn nguồn thức ăn thích hợp rất quan trọng trong hệ thống nuôi luân trùng. Tảo Chlorella, Nanochoropsis có chứa nhiều HUFA là thức ăn quan trọng để nuôi luân trùng (Takeuchi, 2008) và có tác dụng tốt đối với tôm cá nuôi. Có thể dùng tảo thuần hoặc hổn hợp để cho ăn. Mật độ tảo cho luân trùng ăn phải đảm bảo 0.5 – 1.5 triệu tế bào/ml. Mỗi luân trùng có thể ăn 100.000 – 150.000 tế bào tảo mỗi ngày (Brachionus plicatilis). Trong nuôi luân trùng thì tảo Chlorella được sử dụng cùng trong hệ thống nuôi thích hợp với điều kiện nuôi của luân trùng và là thức ăn rất tốt cho luân trùng phát triển. Tảo được cho vào với mục đích vừa làm thức ăn cho luân trùng vừa ổn định môi trường nuôi. Theo Arimoro (2006), thì trong hệ thống nuôi luân trùng người ta thường sử dụng tảo Chlorella, Scenesdesmus. 13 2.4.Các yếu tố sinh học ảnh hưởng đến luân trùng 2.4.1.Vi khuẩn Pseudomonas và Acinetobacter là những vi khuẩn cơ hội, chúng có thể là thức ăn quan trọng cho luân trùng. Tuy nhiên có một số loại vi khuẩn như Flavobacterium và Alcaligenes khi phát triển nhanh có khả năng kiềm hảm sự phát triển của luân trùng (Dhert, 1996). Một số loài Pseudomonas như Synthesize vitamin B12 có thể là yếu tố giới hạn điều kiện sống của luân trùng (Yu et al., 1988) 2.4.2.Trùng lông tơ Trùng lông tơ Hypotricha như Uronema sp và Euplotes sp khi phát triển chúng cạnh tranh về thức ăn đối với luân trùng, làm cho các luân trùng hoạt động kém trong nuôi thâm canh luân trùng (Dhert, 1996). Đầu tiên Uronema xuất hiện trên và xung quanh xác luân trùng chết. chúng tiếp tục tấn công vào luân trùng yếu và phát triển. Tuy nhiên ngay sau khi Euplotes sp bắt đầu tăng lên khoảng 100 ct/ml, quần thể Uronema nhanh chóng giảm và biến mất (Macda M và Hino A, 1991, trích Trần Sương Ngọc, 2005). Theo Reguera (1984, trích Trần Sương Ngọc, 2005) nhấn mạnh trong hệ thống nuôi luân trùng bị nhiễm Euplotes sp là một vấn đề lớn, đặc biệt khi chúng phát triển quá mức không những làm suy tàn quần thể tảo mà còn hạn chế sự phát triển của luân trùng. Ngoài ra các loài giáp xác râu ngành cũng là tác nhân làm giảm số lượng luân trùng trong quá trình nuôi do chúng cạnh tranh thức ăn và môi trường sống. Trong hệ thống nuôi luân trùng , tiêm mao trùng sinh sản nhanh bằng nhiều hình thức làm giảm chất lượng luân trùng và cuối cùng đưa đến sự suy tàn của quần thể luân trùng (Thái Trần Bái, 2001). Chúng xuất hiện trong trường hợp sử dụng men bánh mì làm thức ăn (Dhert, 1996). Theo Dhert (1996), thì tiêm mao trùng tạo nhiều hợp chất N – NO2 làm giảm pH, gây ảnh hưởng không tốt đến điều kiện sống của luân trùng. Khi một vài loài vi khuẩn, vật lây nhiễm, xác chết luân trùng thì sẽ làm giảm số lượng luân trùng. Tuy nhiên chúng có hiệu quả tích cực trong việc giải phóng các chất khí độc từ vi khuẩn và từ sự dư thừa thức ăn. 14 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Thời gian và địa điểm 3.1.1.Thời gian: Các thí nghiệm được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009 3.1.2.Địa điểm: Các thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm nuôi luân trùng thuộc Khoa Thủy Sản Trường ĐHCT. 3.2.Phương pháp nghiên cứu 3.2.1.Vật liệu thí nghiệm 3.2.1.1.Dụng cụ  Cốc thủy tinh  Ống falcon (lưu giữ luân trùng)  Kính hiển vi, kính lúp  Nhiệt kế  Pipet  Buồng đếm tảo  Máy đo pH  Heater  Một số dụng cụ khác 3.2.1.2.Hóa chất Lugol, Javel, NaSiO3, HCl (1.4N), NaOH (10N). 3.2.1.3.Nguồn nước: nước dùng cho thí nghiệm là nguồn nước máy, có pH = 7.6. Nước được xử lý bằng javel với nồng độ 20 – 50 ppm, có sục khí mạnh và liên tục trong 24 giờ, sau đó được trung hòa lại bằng Thiosunfat Natri trước khi được cho vào sử dụng. 3.2.1.4.Nguồn luân trùng giống: nguồn luân trùng được phân lập từ phòng thí nghiệm nuôi thức ăn tự nhiên thuộc Khoa Thủy Sản Trường ĐHCT. 15 3.2.1.5.Nguồn tảo: tảo gốc Chlorella nước ngọt được phân lập từ phòng thí nghiệm Thủy Sinh Học Khoa Thủy Sản. Tảo được cô đặc bằng máy li tâm với vận tốc 3000 vòng/phút và được giữ ở điều kiện 4oC để làm thức ăn cho luân trùng. 3.3.Phương pháp phân lập luân trùng Luân trùng được phân lập từ mẫu thu ngoài tự nhiên. Dùng lưới lọc có kích thước mắc lưới từ 50 – 60µm để thu luân trùng. Mẫu thu được thường có nhiều giống loài động vật thủy sinh như: cá bột, copepod, ấu trùng giáp xác, mùn bã hữu cơ…Do đó phải dùng nhiều lưới lọc có kích cỡ mắc lưới khác nhau để loại bỏ các sinh vật khác. Khi đã tách được luân trùng, sau đó dùng pipet bắt một con luân trùng dưới kính lúp bỏ vào ống falcon và cho ăn bằng tảo Chlorella. Sau một vài ngày khi mật độ luân trùng tăng thì tiến hành nhân giống luân trùng trong ống nghiệm 10ml, trong bình tam giác (50ml, 100ml, 500ml…) và tiếp tục nhân giống luân trùng với các thể tích nuôi lớn hơn. Sau khi phân lập được luân trùng có thể lưu giữ luân trùng bằng ống falcon 50ml, mật độ 1 luân trùng/ống falcon cho ăn bằng tảo Chlorella với mật độ 2 triệu tb/ml và đặt lên rotor quay 4vòng /phút. 3.4.Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm: Ảnh hưởng của pH lên vòng đời và sự phát triển của luân trùng Brachionus angularis. Thí nghiệm được bố trí 1con/cốc thủy tinh 1ml, gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lập lại 10 lần. Nghiệm thức 1: nuôi luân trùng ở pH = 5 Nghiệm thức 2: nuôi luân trùng ở pH = 6 Nghiệm thức 3: nuôi luân trùng ở pH = 7 Nghiệm thức 4: nuôi luân trùng ở pH = 8 Nghiệm thức 5: nuôi luân trùng ở pH = 9 Thức ăn cho luân trùng là tảo Chlorella, mật độ tảo cho ăn là 2 triệu tb/ml. Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện phòng thí nghiệm có máy điều hòa ổn định nhiệt độ ở 28oC, bằng heater. Nước sau khi được xử lý xong thì tiến hành điều chỉnh pH, theo phương pháp của Mitchell & Joubert (1986), dùng NaOH để tăng pH và HCl để giảm pH. 16 Luân trùng mẹ được nuôi trong pH cùng điều kiện pH với thí nghiệm, con non vừa mới nở ra được bắt và bố trí vào cốc thủy tinh, với số lượng 1 con/700µl nước. Luân trùng được quan sát 30 phút một lần bằng kính lúp có độ phóng đại 25 lần, quan sát thời gian thành thục, thời gian phát triển phôi, sức sinh sản, nhịp sinh sản, tuổi thọ… và đếm số con non sinh ra trong suốt vòng đời luân trùng. 3.5.Các chỉ tiêu theo dõi  Mật độ tảo: Được xác định mỗi ngày bằng buồng đếm Burker. Phương pháp đếm và công thức xác định mật độ tảo theo Countteau (1996) xdx nn 610 160 21    n1: số tế bào ở buồng đếm thứ 1  n2: số tế bào ở buồng đếm thứ 2  d: hệ số pha loãng  De (giờ): thời gian phát triển phôi được tính từ lúc trúng mới đẻ ra cho đến khi nở.  Dp (giờ): thời gian từ lúc nở đến khi thành thục lần đầu tiên.  Nhịp sinh sản: thời gian giữa hai lần sinh sản.  Ro: số lượng trứng sinh ra từ một con cái trong suốt vòng đời.  Thời gian sống trung bình của một luân trùng.  Tốc độ lọc thức ăn – F (µl/con/giờ), được tính theo công thức của Stelzer (2006). t CtCovF )ln(ln  Co: mật độ tảo ban đầu (tb/µl) Ct: mật độ tảo tại thời điểm t (tb/µl) t: thời gian nuôi (giờ) v: thể tích nước nuôi (µl) 17  Tốc độ ăn – I (tb/con/ml): số tế bào tảo mà luân trùng sử dụng, xác định trong một khoảng thời gian và được tính theo công thức Ferrando et al (1993). CtCoFI . Co: mật độ tảo ban đầu (tb/µl) Ct: mật độ tảo tại thời điểm t (tb/µl) t: thời gian nuôi (giờ) 3.6.Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được xử lý bằng phần mềm excell, statistica. 18 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1.Nhiệt độ Thí nghiệm được thực hiện trong phòng có máy điều hòa và nhiệt độ được giữ ổn định bằng heater. Nhiệt độ được thực hiện là nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của luân trùng Brachionus angularis là 28oC (Nguyễn Văn Hải,2008). 4.2.Thí nghiệm: Ảnh hưởng của pH lên vòng đời và sự phát triển của luân trùng Brachionus angularis. 4.2.1.Ảnh hưởng của pH lên thời gian thành thục của luân trùng Brachionus angularis (từ lúc sinh ra đến lần thành thục đầu tiên). 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 Giờ pH = 5 pH = 6 pH = 7 pH = 8 pH = 9 Hình 4.2.1. Thời gian thành thục trung bình của luân trùng Brachionus angularis ở các pH khác nhau. Qua bảng 4.2.1và biểu đồ 4.2.1 thể hiện thời gian giữa thành thục lần đầu tiên của luân trùng Brachionus angularis tuy không có sai biệt thống kê nhưng có xu hướng tỷ lệ nghịch với giá trị pH từ 5 đến 8. Ở pH = 9 đạt giá trị cao nhất là 26giờ 38phút và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05) với các nghiệm thức còn lại, thấp nhất là ở pH = 8 (16giờ 34phút). Thời gian thành thục ở giá trị pH = 8 có thể do đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của luân trùng Brachionus 19 angularis. Mặt khác thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của luân trùng là 28oC (Nguyễn Văn Hải, 2008; Dhert, 1996, nhiệt độ tối ưu là từ 20 – 30 oC) cho nên ở pH này luân trùng có thời gian thành thục tương đối ngắn. Đối với các giá trị pH từ 5 đến 7 có thời gian thành thục cao hơn và đều vượt qua 17 giờ. Điều này phù hợp với kết quả của Hoff và Snell (2004), giá trị pH thích hợp cho sự phát triển của luân trùng là từ 7,5 – 8,5. Và theo Ludwing (1993), ở pH từ 6 đến 8 thì luân trùng có khả năng sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, theo kết quả trên thì ở pH = 9, thời gian thành thục của luân trùng có xu hướng kéo dài thêm, có thể do ở pH này không thích hợp cho sự phát triển của luân trùng nhưng chúng vẫn có khả năng sống được. Bảng 4.2.1 thời gian thành thục trung bình của luân trùng Brachionus angularis Nghiệm thức Giá trị trung bình (giờ) pH = 5 17.50a ± 1.27 pH = 6 17.33a ± 1.12 pH = 7 17.30a ± 1.0 pH = 8 16.34 a± 0.61 pH = 9 26.38b ± 3.14 Ghi chú: các trị số giống nhau trong cùng một cột không có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0.05). Theo bảng 4.2.1 thời gian thành thục lần đầu của luân trùng có giá trị tương đương nhau ở pH acid, trung tính hay hơi kiềm. Ở pH = 9 (pH kiềm) thì thời gian thành thục cao hơn. Điều này phù hợp với nhận định của Sladecek (1983), Berzins and Pejler (1987), là luân trùng có thể sống được phổ biến trong môi từ acid đến môi trường kiềm (pH = 4,5 – 8,5). Thời gian thành thục từ khi mới nở đến lúc trưởng thành của luân trùng Brachionus plicatilis ở nhiệt độ từ 15 – 25oC là 1,3 – 3 ngày (Ruttner-Kolisko, 1972) và từ 0,5 – 1,5 ngày (Dhert, 1996) cao hơn thời gian thành thục của luân trùng Brachionus angularis trong thí nghiệm này là từ 16giờ 34phút – 26giờ 38phút ở pH từ 5 đến 9. 20 4.2.2. Ảnh hưởng của pH lên thời gian phát triển phôi. 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 Giờ pH = 5 pH = 6 pH = 7 pH = 8 Hình 4.2.2. Thời gian trung bình của quá trình phát triển phôi. Qua hình 4.2.2 thể hiện thời gian phát triển phôi của luân trùng Brachionus angularis ở các pH từ 5 đến 8, thấp nhất là ở pH = 5 và cao nhất là ở pH = 8, với giá trị tương ứng là 7giờ 43phút ± 0,77 và 10giờ 32phút ± 2,75. Ở các giá trị pH khác pH từ 5 đến 7 có thời gian phát triển phôi tương đương nhau với 7giờ 43phút ± 0.62, 7giờ 43phút ± 0.77 và 7giờ 50phút ± 0.29. Như vậy, khi nuôi luân trùng ở pH từ 5 đến 8 thì thời gian phát triển phôi trong môi trường acid nhanh hơn so với trong môi trường trung tính hay hơi kiềm. Ở pH = 9, có thể đây là điều kiện không thích hợp cho sự phát triển của luân trùng nên luân trùng dễ bị chết trước khi mang trứng hoặc có mang trứng nhưng với số lượng thấp hay luân trùng chết trước khi trứng kịp nở (phụ lục), nên trong quá trình thí nghiệm không theo dõi được quá trình phát triển phôi của luân trùng. 21 Bảng 4.2.2. Thời gian phát triển phôi giữa các nghiệm thức (giờ/phút). Ghi chú: các trị số khác nhau trong cùng một cột thể hiện giá trị có ý nghĩa thống kê (P < 0.05) Qua bảng 4.2.2 thể hiện các giá trị trung bình giữa các nghiệm thức pH từ 5 đến 7 khác biệt không có ý nghĩa thống kê, riêng đối với nghiệm thức pH = 8 khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P<0.05) đối với các nghiệm thức khác. Điều này cho thấy, có thể khi luân trùng được nuôi ở điều kiện pH tăng dần thì thời gian phát triển phôi càng lâu. Theo kết quả nghiên cứu của Rittner – Kolirko (1972), thì thời gian phát triển phôi của luân trùng Brachionus plicatilis nằm trong khoảng từ 0.6 – 1.3 (ngày) ở nhiệt độ từ 15 – 25oC, 20giờ 31phút (Castellanos, Kurokura và Kasahara, 1988). Điều này cho thấy, luân trùng Brachionus angularis có thời gian phát triển phôi thấp hơn thời gian phát triển phôi của luân trùng Brachionus plicatilis ở điều kiện nhiệt độ là 28oC cao hơn điều kiện thí nghiệm của Ruttner-Kolisko là 15 – 25oC. Bảng 4.2.2 Thời gian phát triển phôi trung bình của trứng cuối cùng trong vòng đời luân trùng Brachionus angularis. Ghi chú: Các trị số giống nhau trong cùng một cột không có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0.05). Các trị số giống nhau trong cùng một hàng không có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0.05). Từ bảng 4.2.2 cho thấy mặc dù không có sự khác biệt thống kê nhưng thời gian phát triển phôi của luân trùng Brachionus angularis ở trứng cuối cùng cao hơn so với thời gian phát triển phôi trung bình của những trứng được sinh sản trước đó. Nguyên nhân chính có thể do, trong quá trình sinh sản của luân trùng thì càng về Nghiệm thức Giá trị trung bình (giờ/phút) pH = 5 7.43a ± 0.77 pH = 6 7.43a ± 0.62 pH = 7 7.50a ± 0.29 pH = 8 10.32b ± 2.75 Nghiệm thức Giá trị trung bình (giờ/phút) Giá trị trung bình (trứng cuối/giờ/phút) pH = 5 7.43a ± 0.77 8.07a ± 1.9 pH = 6 7.43a ± 0.62 7.37a ± 2.76 pH = 7 7.50a ± 0.29 7.77a ± 0.63 pH = 8 10.32b ± 2.75 11.40b ± 4.28 22 sau luân trùng có tuổi thọ càng cao, nên thường thì trứng cuối cùng sẽ được đẻ ra muộn và có thời gian phát triển muộn hơn so với ở những trứng khác. 4.2.3. Ảnh hưởng của pH lên nhịp sinh sản. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Giờ pH = 5 pH = 6 pH = 7 pH = 8 Hình 4.2.3. Thời gian trung bình giữa hai lần sinh sản dưới sự ảnh hưởng của pH. Qua hình 4.2.3 cho thấy trong khoảng pH từ 5 đến 8 thì thời gian giữa hai lần sinh sản của luân trùng Brachionus angularis có xu hướng tỷ lệ nghịch với giá trị pH. Giá trị cao nhất là ở pH là 5 với 3giờ 51phút, thấp nhất là ở giá trị pH là 8 với 2giờ 37phút. Điều này có thể do ở pH = 8 và nhiệt độ là 28oC thì thích hợp cho sự sinh sản của luân trùng Brachionus angularis nên ở điều kiện này luân trùng có xu hướng gia tăng quần thể nhanh hơn so với các giá trị pH khác (Nguyễn Văn Hải, 2008). Nhịp sinh sản của luân trùng ở giá trị pH = 8 có xu hướng nhanh hơn. Ở giá trị pH từ 5 đến 7 thì nhịp sinh sản chậm hơn so với ở pH là 8 với thời gian giữa hai lần sinh sản lần lượt là 3giờ 52phút ± 0.68, 3giờ 45phút ± 1.05 và 3giờ 9phút ± 0.51. Trong đó ở pH = 7 thì có thời gian nhanh hơn so với ở pH từ 5 đến 6 (3giờ 9phút). Như vậy, nhịp sinh sản của luân trùng Brachionus angularis có xu hướng nhanh hơn khi đi từ giá trị pH từ 5 đến 8. 23 Bảng 4.2.3 Giá trị trung bình nhịp sinh sản của luân trùng Brachionus angularis. Ghi chú: Các trị số giống nhau trên cùng một cột khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P<0.05). Qua bảng 4.2.3 cho thấy sự khác biệt giữa hai nghiệm thức 5 và 6 không có ý nghĩa thống kê và giữa nghiệm thức 7 và 8 cũng không có ý nghĩa thống kê, nhưng nghiệm thức 5, 6 có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 7, 8 (P<0.05). Theo Dhert (1996), thì thời gian giữa hai lần sinh sản của luân trùng Brachionus plicatilis là 4 giờ và 4 – 7 giờ ở nhiệt độ từ 15 – 25oC (Ruttner – Kolisko, 1972). Điều này cho thấy kết quả thí nghiệm trên luân trùng Brachionus angularis có thời gian giữa hai lần sinh sản thấp hơn (ở nhiệt độ là 28oC) so với luân trùng Brachionus plicatilis cho thấy luân trùng Brachionus angularis có tốc độ gia tăng quần thể nhanh. Theo kết quả nghiên cứu của Mittchell (1992), Wang et al (1997), Xi and Huang (1999) thì pH tối ưu hỗ trợ phát triển tối đa tốc độ gia tăng quần thể là từ 7.5 – 9.5, trong đó luân trùng Brachionus calycifloris có thể đạt tốc độ tăng trưởng tốt tại giá trị pH là 6. Trong khi trong thí nghiệm của chúng tôi, thì tốc độ gia tăng quần thể của luân trùng cao ở pH từ 7 đến 8, kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Xu Wang Yin – Cui Juan Niu (2007), về ảnh hưởng của pH lên khả năng sống, sự sinh sản và sự phát triển của trứng lên sự phát triển của năm loài luân trùng (Brachionus calyciflorus, Brachionus angularis, Brachionus urceiolaris, Brachionus quadridentatus, brachionus patulus) thì thấy rằng ba loài Brachionus là Brachionus angularis, Brachionus quadridentatus, Brachionus patulus có tốc độ tăng trưởng và sự gia tăng quần thể cao ở pH từ 6 đến 8. Từ những kết quả trên cho thấy luân trùng Brachionus angularis sống và sinh trưởng tốt ở pH từ trung tính đến hơi kiềm (Sladecek, 1983; Berzins and Pejler, 1987). Nhịp sinh sản của chúng tương đối nhanh ở pH từ 7 đến 8 và chậm hơn ở pH từ 5 đến 6, và so với luân trùng Brachionus plicatilis thì chúng có nhịp sinh sản nhanh hơn ở pH tối ưu trong khi theo thí nghiệm của Mittchell (1992), thì pH tối ưu cho sự gia tăng quần thể tối đa của luân trùng là từ 7,5 đến 9,5. Nghiệm thức Giá trị trung bình (giờ/phút) pH = 5 3.52a ± 0.68 pH = 6 3.45a ± 1.05 pH = 7 3.09b ± 0.51 pH = 8 2.37b ± 0.39 24 Ở nghiệm thức pH = 9, do luân trùng mẹ chết trước khi mang trứng hoặc trứng không phát triển được có thể do luân trùng Brachionus angularis không thể sinh sản ở pH quá cao (pH > 9). 4.2.4. Ảnh hưởng của pH lên tuổi thọ luân trùng 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 Giờ pH = 5 pH = 6 pH = 7 pH = 8 pH = 9 Hình 4.2.4. Tuổi thọ trung bình của luân trùng Brachionus angularis (giờ) Tuổi thọ trung bình của luân trùng Brachionus angularis có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với giá trị pH từ 5 đến 8. Ở pH là 5 tuổi thọ trung bình của luân trùng đạt mức giá trị thấp nhất là 57giờ 06phút (2ngày 5giờ 6phút), tuổi thọ trung bình cao nhất được thể hiện ở pH = 8 với 75giờ 06phút (3ngày 3giờ 6phút). Nguyên nhân có thể do, ở pH = 8 là điều kiện tối ưu cho sự phát triển của luân trùng, nên ở pH này luân trùng đạt tuổi thọ cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác. Tuổi thọ trung bình của luân trùng vẫn đạt giá trị cao ở pH = 7 với 68giờ 20phút (2ngày 20giờ 20phút). Điều này cho thấy tuổi thọ trung bình của luân trùng Brachionus angularis có xu hướng cao dần lên khi đi từ môi trường acid đến môi trường trung tính hay hơi kiềm. Theo kết quả thí nghiệm của Trần Bình Nguyên (2008), thì luân trùng Brachionus angularis có thể phát triển tốt ở pH từ 7,0 đến 7,2. Kết quả của thí nghiệm này cho thấy, tuổi thọ trung bình của luân trùng ở pH = 7 khác biệt có ý nghĩa so với pH từ 5 đến 6. Qua đồ thị cho thấy, nếu môi trường nuôi càng về gần điểm cực thuận của luân trùng pH từ 7.5 đến 8.5 (Hoff và Snell, 2004), nhiệt độ từ 20 – 30oC (Dhert, 1996), tốt nhất là ở 28oC (Nguyễn Văn Hải, 2008), thì tuổi thọ trung bình của luân trùng có xu hướng ngày càng cao hơn. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả 25 nghiên cứu của Yin và Niu (2008), cho rằng đối với loài Brachionus angularis thì tốc độ tăng trưởng và sự gia tăng quần thể tốt ở pH từ 7 đến 8. Ở pH là 9, tuổi thọ trung bình của luân trùng đạt giá trị thấp nhất với 44giờ 39phút (1ngày 20giờ 39phút). Nguyên nhân có thể do ở pH này không thích hợp cho sự phát triển của luân trùng, nên tuy luân trùng có khả năng sống được nhưng sự sinh trưởng và phát triển chậm (kết quả của sự ảnh hưởng pH lên thời gian thành thục lần đầu của luân trùng). Do đó ở pH này luân trùng có tuổi thọ thấp hơn so với ở giá trị pH từ 5 đến 8. Theo kết quả nghiên cứu của Ruttner – Kolisko (1972) đối với tuổi thọ trung bình của luân trùng Brachionus plicatilis thì tuổi thọ trung bình của luân trùng Brachionus plicatilis đạt giá trị từ 7.0 – 15 ngày ở điều kiện nhiệt độ từ 15 – 25oC. Tuổi thọ trung bình của luân trùng Brachionus calyciflorus ở vào khoảng trên 2 ngày khi pH = 5.5 – 6.5 và 4.0 – 4.3 ngày ở pH = 8.5 – 9.5 (Mittchell, 1992). Tuổi thọ trung bình của luân trùng ở vào khoảng 6 ngày, 8 ngày (Dương chí Dũng 2000). Từ các kết quả cho thấy tuổi thọ trung bình của luân trùng Brachionus angularis thấp hơn tuổi thọ trung bình so với các loài cùng giống Brachionus. Ở điều kiện pH = 8 nhiệt độ là 28oC thì luân trùng chỉ đạt tuổi thọ trung bình là 75giờ 06phút (3ngày 3giờ 6phút). Điều này có thể do nhịp sinh sản của luân trùng Brachionus angularis nhanh, làm cho luân trùng Brachionus angularis phải tiêu hao nhiều năng lượng cho quá trình sinh sản dẫn đến tuổi thọ trung bình thấp hơn so với các giống loài luân trùng khác. Bảng 4.2.4 Tuổi thọ trung bình của luân trùng Brachionus angularis ở các pH khác nhau. Ghi chú: các trị số khác nhau trên cùng một cột thể hiên có ý nghĩa thống kê (p = 0.05). Theo bảng 4.2.4 cho thấy sự khác biệt tuổi thọ trung bình của luân trùng ở nghiệm thức pH = 5 và pH = 6 không có ý nghĩa thống kê và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức khác. Tuổi thọ trung bình của luân trùng Brachionus angularis đạt giá trị từ 44giờ 38phút (pH = 9) – 75giờ 06phút (pH = Nghiệm thức Giá trị trung bình (giờ/phút) pH = 5 57.06b ± 9.06 (2ngày 9giờ 6phút) pH = 6 60.24b ± 5.81 (2ngày 12giờ 24phút) pH = 7 68.20c ± 3.92 (2ngày 20giờ 20phút) pH = 8 75.06d ± 10.96 (3ngày 3giờ 6phút) pH = 9 44.39a ± 7.21 (1ngày 20giờ 39phút) 26 8), trung bình đạt tuổi thọ trên 2 ngày (61giờ 15phút ± 12.96) ở giá trị pH từ 5 đến 9. 4.2.5. Ảnh hưởng của pH lên sức sinh sản của luân trùng Bảng 4.2.5 Số lượng trứng trung bình ở từng pH Ghi chú: Các trị số giống nhau trong cùng một cột thì không có ý nghĩa thống kê ở (P< 0.05). Qua bảng 4.2.5 cho thấy sức sinh sản/con cái trung bình ứng với mỗi giá trị pH có xu hướng tăng dần từ pH từ 5 đến 8. Ở gia trị pH = 5 có sức sinh sản thấp nhất với 9,1 ± 3,38 trứng/con cái và ở giá trị pH = 8 có sức sinh sản cao nhất với 15,7 ± 2,16 trứng/con cái. Cũng theo bảng kết quả cho thấy sự khác biệt giữa nghiệm thức pH = 5 với nghiệm thức pH = 6 và nghiệm thức pH = 7 với nghiệm thức pH = 8 là không có ý nghĩa thống kê. Nhưng giữa nghiệm thức pH từ 5 đến 6 và pH từ 7 đến 8 là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05). Nguyên nhân là do ở nghiệm thức pH từ 7 đến 8, tuổi thọ trung bình của luân trùng cao với 2ngày 20giờ 20phút ± 3,92 (pH = 7) và 3ngày 3giờ 6phút ± 10,96 (pH = 8) , nhịp sinh sản nhanh (3giờ 9phút ± 0,51 và 2giờ 37phút ± 0,39) nên ở pH này luân trùng có sức sinh sản cao hơn so với ở các giá trị pH khác. Đặc biệt là ở giá trị pH = 8 với nhiệt độ của thí nghiệm là 28oC, luân trùng có sức sinh sản cao với 15,7 trứng/con cái. Và kết quả này hoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển của luân trùng là ở pH = 7 – 8 (Yin và Niu, 2008), (Hải, 2008). Theo kết quả nghiên cứu của Rittner – Kolisko (1972), thì sức sinh sản của luân trùng Brachionus plicatilis ở nhiệt độ từ 15 – 25oC là 20 – 23 trứng cao hơn so với luân trùng Brachonus angularis ở pH = 8 (15,7 trứng/con cái ± 2,16). Trong khi theo Dhert (1996) cho rằng mỗi luân trùng có thể sinh sản 10 thế hệ trong một vòng đời và thấp hơn so với luân trùng Brachionus angularis trong thí nghiệm này. Ở pH = 9 sức sinh sản trung bình của luân trùng Brachionus angularis đạt mức giá trị thấp nhất là 1.6 trứng/con cái. Nguyên nhân là do ở pH này có thể không thích hợp cho sự phát triển của luân trùng Brachionus angularis với tuổi thọ trung bình thấp (1ngày 20giờ 39phút), nhịp sinh sản lâu nên mặc dù thí nghiệm vẫn Nghiệm thức Sức sinh sản trung bình (trứng/con cái) pH = 5 9.1a ± 3.38 pH = 6 9.3a ± 4.27 pH = 7 15b ± 2.49 pH = 8 15.7b ± 2.16 27 được tiến hành ở nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của luân trùng là 28oC (Nguyễn Văn Hải, 2008) nhưng sức sinh sản vẫn đạt giá trị rất thấp. Như vậy qua kết quả của đồ thị và bảng 4.2.5 thì sức sinh sản của luân trùng chỉ đạt giá trị cao ở pH từ 7 đến 8 với giá trị từ 15,0 – 15,7 trứng/con cái, đặc biệt là giá trị pH là 8 sức sinh sản đạt giá trị cao nhất là 15,7 trứng/con cái và thấp nhất là ở giá trị pH là 9 với 1,6 trứng/con cái, ở pH từ 5 đến 6 sức sinh sản đạt giá trị trung bình, với giá trị từ 9,1 – 9,3 trứng/con cái. 4.2.6. Ảnh hưởng của pH lên tốc độ lọc của luân trùng brachionus angularis 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 Tốc độ lọc (ul/con/giờ) pH = 5 pH = 6 pH = 7 pH = 8 pH = 9 Hình 4.2.6 Tốc độ lọc trung bình của luân trùng Brachionus angularis (µl/con/giờ) Từ hình 4.2.6 cho thấy tốc độ lọc của luân trùng Brachionus angularis ở vào khoảng 4.49 – 6.7 µl/con/giờ, trong đó cao nhất là ở giá trị pH = 6 và thấp nhất là ở giá trị pH = 8. 28 Bảng 4.2.6 Giá trị trung bình tốc độ lọc tảo của luân trùng Brachionus angularis. Ghi chú: các trị số giống nhau trong cùng một cột thì không có ý nghĩa thống kê ở (P<0.05) Qua bảng giá trị 4.2.6 cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê (P<0.05). Trong đó ở pH = 8 có giá trị 4,49 ± 1,27 µl/con/giờ, rất có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức pH = 6, pH = 7 và đạt mức giá trị trung bình thấp nhất so với các nghiệm thức khác. Ở các giá trị pH = 5, pH = 7 và pH = 9 thì tốc độ lọc của luân trùng đạt giá trị trung bình tương đương nhau là 5,64 ± 1,23µl/con/giờ, 5,72 ± 0,35µl/con/giờ và 5,47 ± 2,02µl/con/giờ nên không có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0.05). Mặc dù không có ý nghĩa về mặt thống kê, nhưng qua bảng cho thấy tốc độ lọc của luân trùng Brachionus angularis khi cho ăn bằng tảo Chlorella ở các pH khác nhau tương đương với kết quả nghiên cứu của Ferrando (1992) khi nuôi luân trùng Brachionus calyciflorus và cho ăn bằng tảo Nannochloris thì tốc độ lọc của luân trùng ở vào khoảng từ 4,0 – 7,7µl/con/giờ. Theo kết quả nghiên cứu của Starkweather và Gilbert (1977) thì tốc độ lọc của luân trùng ở vào khoảng từ 0,5 - 50 µl/con/giờ khi cho luân trùng ăn bằng tảo Rhodotorula glutinis, 0,5µl/con/giờ (Pennington, 1941) khi cho luân trùng ăn bằng tảo Diogenes rotunda trong khi theo Halbach – Keup (1974) là 3,4µl/con/giờ khi cho luân trùng ăn bằng tảo Chlorella và 11,3µl/con/giờ (Pilarsk, 1977). Điều này cho thấy tốc độ lọc khác nhau ở loài luân trùng khác nhau và điều kiện nuôi khác nhau. Nghiệm thức Giá trị trung bình (µl/con/giờ) pH = 5 5.65abc ± 1.24 pH = 6 6.7c ± 0.49 pH = 7 5.73bc ± 0.36 pH = 8 4.49a ± 1.27 pH = 9 5.47ab ± 2.03 29 4.2.7. Ảnh hưởng của pH lên tốc độ ăn của luân trùng. 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 Tốc độ ăn (tb/con/giờ) pH = 5 pH = 6 pH = 7 pH = 8 pH = 9 Hình 4.2.7 Tốc độ ăn trung bình của luân trùng Brachionus angularis Theo hình 4.2.7 cho thấy giá trị trung bình về tốc độ lọc tảo của luân trùng Brachionus angularis đạt giá trị thấp nhất là ở nghiệm thức pH = 8 và cao nhất là ở nghiệm thức pH = 6. Ở pH = 8 luân trùng có tốc độ ăn là 8141 tb/con/giờ (195384 tb/con/ngày). Tốc độ loc thức ăn của luân trùng Brachionus angularis cao hơn so với luân trùng Brachionus plicatilis là 6250 tb/con/giờ (tốc độ lọc của luân trùng Brachionus plicatilis có thể đạt 100.000 – 150.000tb/con/ngày) (Dhert, 1996). Điều này cho thấy do luân trùng Brachionus angularis có kích thước nhỏ từ 88 - 95µm (Nguyễn Văn Hải, 2008) trong khi luân trùng Brachionus plicatilis có kích thước lớn hơn từ 130 - 340µm (Trần Ngọc Hải, 2000) nên luân trùng Brachionus angularis có tốc độ lọc cao hơn so với luân trùng Brachionus plicatilis và phù hợp với nhận định của Bogdan, Gilbert và Starkweather (1980) là “luân trùng có kích thước càng nhỏ thì tốc độ lọc càng cao” khi nghiên cứu về tốc độ lọc của các giống loài luân trùng Keratella và Conochilus dossuarius thì thấy luân trùng Keratella cochlearis có kích thước 80µm thì có tốc độ lọc là 2,5µl/con/giờ, Keratella cochlearis có kích thước 120µm thì có tốc độ lọc là 7,45µl/con/giờ và Conochilus dossuarius có kích thước 140µm với tốc độ lọc là 5,85µl/con/giờ. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khương (2008), về tốc độ phát triển của luân trùng Brachionus angularis khi sử dụng Chlorella làm thức ăn với mật độ tảo Chlorella từ 20.000 – 100.000 tb/luân trùng/ngày thì mật độ luân trùng đạt 30 cao nhất khi cho ăn với mật độ tảo là 60.000 tb/con/ngày và đạt giá trị thấp khi cho luân trùng ăn với mật độ tảo lớn hơn 80.000 tb/con/ngày. Theo Yoshimatsu và ctv (1997, Quách Thế Vinh, 2004), cho rằng lượng tảo Chlorella thích hợp cho luân trùng là ở mật độ 50.000tb/ luân trùng/ngày. Nhưng theo thí nghiệm này mặc dầu tốc độ lọc trung bình của luân trùng Brachionus angularis ở pH = 8 là 8141 tb/con/giờ tương đương 200.000 tb/con/ngày (2 triệu tb/ml). Nhưng nếu trong hệ thống nuôi, khi luân trùng đạt mật độ cao thì việc cho ăn theo tốc độ lọc của luân trùng tb/con/ngày sẽ làm cho mật độ tảo trong môi trường tăng cao, khi đó ảnh hưởng đến tốc độ lọc của luân trùng. Bảng 4.2.7 Giá trị trung bình về tốc độ ăn của luân trùng Brachionus angularis. Ghi chú: Các giá trị giống nhau trong cùng một cột không có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0.05). Theo kết quả thống kê cho thấy giữa các nghiệm thức có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0.05). Đặt biệt là ở giá trị pH = 8 rất có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức khác, và luân trùng có tốc độ ăn là 8141 tb/luân trùng/giờ tương đương với 195384 tb/con/ngày, và tốc độ ăn cao nhất của luân trùng là ở giá trị pH bằng 6 với 355248 tb/con/ngày. Theo kết quả thí nghiệm của Ferrando (1992), thì tốc độ lọc của luân trùng Brachionus calyciflorus là 1602 ± 142 tb/con/giờ (38448 tb/con/ngày), và từ 100 – 5000 tb/con/giờ (2400 – 120.000 tb/con/ngày) Starkweather và Gilbert (1977). Điều này cho thấy tốc độ lọc của luân trùng Brachionus calyciflorus ở kết quả này thấp hơn nhiều so với tốc độ lọc của luân trùng Brachionus angularis trong thí nghiệm trên. Nghiệm thức Giá trị trung bình tốc độ ăn (tb/con/giờ) pH = 5 9607ab ± 1349 pH = 6 14802c ± 818 pH = 7 10471b ± 678 pH = 8 8141a ± 2043 pH = 9 9034ab ± 2832 31 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Qua kết quả của thí nghiệm rút ra được một số kết luận sau: Thời gian thành thục cao nhất là ở pH = 9 (26giờ 38phút ± 3,14) và tương đương ở các giá trị pH từ 5 đến 8 (16giờ 34phút – 17giờ 50phút). Thời gian phát triển phôi tăng dần theo độ tăng pH, dài nhất là ở pH = 8 (10giờ 32phút ± 2.75) và thấp nhất là ở pH = 5 (7giờ 43phút ± 0,77). Nhịp sinh sản tăng tỷ lệ nghịch với giá tị pH từ 5 đến 8. Ở pH = 8 là 2giờ 37phút. Sức sinh sản của luân trùng tỷ lệ thuận khi pH từ 5 đến 8 (9,1 – 15,7 trứng/con cái) và thấp nhất là ở pH = 9 (1,6 trứng/con cái). Tốc độ lọc và tốc độ ăn của luân trùng đạt giá trị cao nhất ở pH = 6 (6,7 ± 0,49 µl/con/giờ; 14802 ± 818 tb/con/giờ) và thấp nhất là pH = 8 (4,5 ± 1,27µl /con/giờ; 8141 ± 2043 tb/con/giờ). Tuổi thọ trung bình của luân trùng tăng tỷ lệ thuận theo giá trị pH từ 5 đến 8 (57giờ 6phút – 75giờ 6phút) và thấp nhất là ở pH = 9 (44giờ 39phút ± 7,21). 5.2. Đề xuất Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau với tỷ lệ cho ăn khác nhau lên vòng đời luân trùng Brachionus angularis. 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arimoro, O. F., 2006. Culture of the freshwater rotifer, Brachionus calyciflorus, and its application in fish larviculture technology. African Journal of Biotichnology Vol. 5 (7), pp. 536 – 541. 2. Bogdan, G. K, J. J. Gilbert and P. L. Starkweather., 1980. In situ clearance rates plankton rotifers. Hydrobiologia 73, 73 – 77. 3. Coutteau, P.,1996. Microalgae. In: P. Lavens and P. Sorgeloos (eds). Manual on the produce tion and use of live food for aquaculture. Published by Food and Agriculture Organization of the United National. 4. Dhert, P., 1996. Rotifer, In manual on the production and use of live food for aquaculture, Sorgeloos P and P.Lavens (Eds). 5. Dương Thị Hoàng Oanh, 2005. Nghiên cứu cải tiến hệ thống nuôi thâm canh luân trùng (Brachionus plicatilis). Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. 6. Dương Trí Dũng, 2000. Động vật thủy sinh. 7. Đặng Ngọc Thanh, 1974. Thủy sinh học đại cương. 8. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên, 1980. Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội. 9. Ferrando, M. D., C. R. Janssen, E. Andreu and G. Dersoone., 1992. Ecotoxicological studies with the freshwater rotifer Brachionus calyciflorus. Ecotoxicology and encironmental safety. 26: 1 – 9. 10. Gilbert, J. J., 2003. Enviromental and endogenous control of sexuality in a rotifer life cycle: developmental and population biology. Evolution & Development 5:1, 19 – 24. 11. Hoff and Snell, 1987. Parthenogenetical and sexual reproduction in Brachionus plicatilis. 12. Huang, X. F., (1996). New rotifer from Wuhan. Vol. 15 No. 2. Institute of Hydrobiology, Chinese Academy of Sciences, Wuhan 430072. 182 – 185. 13. Indy, J. R., 2008. A preliminary report of two native freshwater rotifer. 33 14. Lê Thành Nhân và Thái Mỹ Anh, 1995. Tiếp tục nghiên cứu kỹ thuật sinh sản và ương nuôi cá bống tượng từ bột lên giống. Luận văn đại học. 15. Lim, L. C. P. Dhert and P. Sorgeloos., 2003. Recent developments in the application of live feeds in the freshwater ornamental fish culture. Aquaculture 227 (2003) 319 – 331. 16. Kaya, M and A. Altindag., 2007. Brachionidae (Rotifera: Monogononta) Spicies from Turkey. Asian Journal of animal Sciences 1 (1): 40 – 47. 17. Mitchell, S. A., 1992. The effeets of pH on Brachionus calyciflorus Pallas (Rotifera). Hydrobiologia 245: 87 – 93. 18. Mostary, S and M. S. Rahman and M. A. Hossain., 2007. Culture of Brachionus angularis Hauer feeding with dried Chlorella. Univ. j. zool. Rajshahi Univ. vol. 26, 2007. pp. 73 – 76. 19. Nguyễn Tuấn Khương, 2008. Ảnh hưởng mật độ thức ăn và mật độ nuôi lên sự phát tiển của quần thể luân trùng nước ngọt (Brachionus angularis). Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. 20. Nguyễn Văn Hải, 2008. Ảnh hưởng của pH và nhiệt độ lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt (Brachionus angularis). Luận văn tốt nghiệp đai học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. 21. Nguyễn Văn Hạnh, 2007. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại hóa chất lên sự tăng trưởng của quần thể luân trùng. Luận văn tốt nghiệp cao học. 22. Nogrady, T., 1993. Rotifera, SPB Academic publishing, 139p. 23. Paez, C. E. M, H. Kurokura and S. Kasahara., 1988. Embryonic development of amictic eggs of a rotifer Brachionus plicatilis. J. Fac. Appl. Biol. Sci., Hiroshima Univ. (1988), 27: 93 – 99. 24. Quách Thế Vinh, 2004. Nghiên cứu một số biện pháp cải tiến nuôi luân trùng Brachionus plicatilis. Luận văn tốt nghiệp đại học. 25. Sarma, S. S. S., E. L. Pavon and S. Nandini., 2001. Effect of different densities of live and dead Chlorella Vulgaris on the population growth of rotifer Brachionus calyciflorus (Rotifera). Rev. Biol. Trop. 49 (3 – 4): 895 – 902. 26. Stelzer, P. C.,2006. Competition between two planktonic rotifer species at different temperatures: an experimental test. Freshwater Biology (2006) 51, 2187 – 2199. 34 27. Takeuchi, T, A. Hino, T. Nagase and T. Kobayashi., 2008. Effect of combination feeding of Nannochloropsis and freshwater Chlorella on the fatty acid composition of rotifer Brachionus plicatilis in a continuouns culture. Fisheries science 2008; 74: 649 – 656. 28. Thái Trần Bái, 2001. Động vật học không xương sống. 29. Trần Bình Nguyên, 2008. Nghiên cứu sự phân bố của luân trùng nước ngọt Brachionus angularis trong các hệ sinh thái khác nhau. Luận văn tốt nghiệp đại học. 30. Trần Công Bình, 2003-2005. Nghiên cứu hệ thống nuôi luân trùng năng suất cao và ổn định thích hợp với điều kiện Việt Nam. Đề tài khoa học cấp bộ. 31. Trần Sương Ngọc, Trần Thị Thanh Hiền, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2000. Bài giảng kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên. 32. Trần Sương Ngọc, 2003. Bước đầu tiềm hiểu khả năng thu sinh khối tảo (Chlorella sp), luân trùng (Brachionus plicatilis), trong hệ thống nuôi kết hợp luân trùng, tảo và cá rô phi. Luận văn thạc sĩ nuôi trồng thủy sản. 33. Trần Sương Ngọc, 2005. Khả năng sử dụng artemia hạn chế sự phát triển của nguyên sinh động vật (ciliates) trong hệ thống nuôi luân trùng. Báo cáo đề tài cấp trường. 34. Trần Thị Hồng An, 1994. Tiếp tục nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sinh sản và ương nuôi cá bống tượng từ bột lên giống. Luận văn đại học. 35. Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê Hoàng Yến, Huỳnh Trường Giang, 2006. Giáo trình quản lý chất lượng nước. 36. Trương Sĩ Kỳ, 2004. Kỹ thuật nuôi một số loài sinh vật làm thức ăn cho ấu trùng thủy sản. 37. Yin, W. X and C. J. Niu., 2007. Effect of pH on survival, reproduction, egg, viability and growth rate of five closely related rotifer species. Aqual Ecol (2008) 42: 607 - 616 38. Wurdak, E, R. Wallace & H. Segers (eds)., 1998., Rotifera VIII: A Comparative Approach. Influence of environmental factor on the rotifer assemblage. Hydrobiologia 378/388: 171 - 178 35 ome 36 Phụ lục Vòng đời phát triển của luân trùng Brachionus angularis ở pH = 9 Trứng Thời gian thành thục (giờ) Thời gian phát triển phôi (giờ) Số lượng trứng/con cái Tuổi thọ (giờ) 1 24.15 8.45 2 51.30 2 chet Chet 48.30 3 29.00 Chet 1 32.30 4 Chet Chet 45.30 5 Chet Chet 55.00 6 26.00 8.30 1 45.45 7 Chet Chet 33.00 8 28.30 8.00 1 44.30 9 22.45 9.05 3 40.45 10 chet chet 44.45

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_ha_0199.pdf