MỤC LỤC
1. Mở đầu 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích, yêu cầu 2
2. Tổng quan tài liệu 3
2.1. Khái niệm về stress và stress nhiệt 3
2.2. Môi trường 8
2.3. Hệ số sinh học của gia súc 10
2.4. Khả năng thích nghi của gia súc, nguồn gốc và đặc điểm một số giống bò nhập nội vào Việt Nam 12
2.5. Sự điều hòa thân nhiệt 19
2.6. Đáp ứng đối với stress nhiệt 27
2.7. Một số biện pháp giảm stress nhiệt ở bò sữa 33
2.8. Sơ lược tình hình nghiên cứu stress nhiệt ở bò sữa trên thế giới và ở Việt Nam 37
3. Đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu 42
3.1. Đối tượng nghiên cứu 42
3.2. Nội dung nghiên cứu 42
3.3. Phương pháp nghiên cứu 43
4. Kết quả và thảo luận 46
4.1. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ, THI môi trường và chuồng nuôi trong thời gian theo dõi 46
4.2. Diễn biến các chỉ tiêu sinh lý của bò sữa (F1, F2, HF) trong thời gian theo dõi 49
4.3. Ảnh hưởng của stress nhiệt đến các chỉ tiêu sinh lý của bò sữa 57
4.3.1. THI và nhiệt độ trực tràng 59
4.3.2. THI và nhịp tim 60
4.3.3. THI và nhịp thở 62
4.4. Ảnh hưởng của stress nhiệt đến lượng thức ăn thu nhận, lượng nước uống và năng suất sữa 64
4.4.1. Lượng thức ăn thu nhận và lượng nước uống 66
4.4.2. Ảnh hưởng của stress nhiệt đến năng suất sữa của bò HF, F1, F2 70
4.5. Biện pháp giảm stress nhiệt cho bò sữa 73
5. Kết luận và đề nghị 79
5.1. Kết luận 79
5.2. Đề nghị 80
Tài liệu tham khảo 81
Phụ lục 86
106 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3506 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, sức sản xuất sữa ở đàn bò sữa nuôi tại xí nghiệp Dương Hà Gia Lâm Hà Nội trong mùa hè và biện pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
48Thân nhiệt38,5 ± 0,438,039,10,7838,8 ± 0,338,039,90,9538,9 ± 0,338,239,90,94F2
(n=430 lần đo)Nhịp tim69,4 ± 0,350827,9273,0 ± 0,460867,1670,256840,3Nhịp thở27,4 ± 0,218427,8445,6 ± 0,7247124,6335,0 ± 0,6186129,96Thân nhiệt38,7 ± 0,438,039,80,6938,9 ± 0,338,140,20,9739,3 ± 0,238,240,21,02 Số liệu ở bảng 2 cho thấy nhiệt độ trực tràng, nhịp tim và nhịp thở thay đổi khác nhau giữa các thời điểm đo trong ngày và giữa các loại bò sữa.
=>Nhịp thở:
Vào buổi trưa và buổi chiều cơ thể gia súc hoạt động nhiều hơn buổi sáng. Thêm vào đó THI buổi trưa lại cao nhất, ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đến bò sữa là lớn nhất trong ngày, bò sữa phải thở nhiều hơn để tăng lượng nhiệt tảo ra. Chính vì vậy ở thời điểm 13 giờ nhịp thở của bò là cao nhất (50,5 ± 0,6 lần/phút ở bò HF; 45,6 ± 0,7 lần/phút ở bò F2; 42,9 ± 0,7 lần/phút ở bò F1), tiếp theo là nhịp thở lúc 17 giờ (40,6 ± 0,5 lần/phút ở bò HF; 35,0 ± 0,6 lần/phút ở bò F2; 33,7 ± 0,6 lần/phút ở bò F1). Nhịp thở thấp nhất trong các thời điểm theo dõi là lúc 7 giờ. Qua đây chúng tôi cũng thấy tại các thời điểm đo thì nhịp thở của bò HF cao nhất và thấp nhất là bò F1. Nhịp thở của bò HF cao nhất do các nguyên nhân chính sau: Năng suất sữa của bò HF cao hơn năng suất sữa của bò F1, F2 nên quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn, nhịp thở cũng lớn hơn. Hơn nữa bò HF là giống bò nhập nội từ các nước ôn đới, chưa hoàn toàn thích nghi với thời tiết nóng ở Việt Nam nên nhịp thở cao hơn bò F1 và F2. Ngoài ra bò HF không có yếm nên khả năng thoát nhiệt qua da kém, phải tăng cường thải nhiệt qua hô hấp để cố gắng đưa cơ thể về trạng thái sinh lý bình thường. Bò F1 nhịp thở thấp nhất là do có tỷ lệ máu HF thấp nhất và thích nghi nhất với điều kiện nóng ẩm ở nước ta.
=> Nhiệt độ trực tràng
Vào các buổi chiều, chúng ta thường nghĩ nhiệt độ xuống thấp, trời mát nhưng thực chất đó là lúc nhiệt độ cơ thể của bò sữa là lớn nhất (39,40C ± 0,3 ở bò HF; 38,90C ± 0,3 ở bò F1; 39,30C ± 0,2 ở bò F2). Điều này là do nhiệt độ và ẩm độ cao đã cản trở quá trình bức xạ nhiệt từ cơ thể gia súc ra ngoài môi trường và cơ chế thoát nhiệt thông qua hô hấp cũng không phát huy tác dụng. Thân nhiệt của gia súc thấp nhất vào buổi sáng (38,70C ± 0,2 ở bò HF; 38,50C ± 0,4 ở bò F1; 38,70C ± 0,4 ở bò F2). Thân nhiệt của bò HF luôn cao hơn so với bò F1 và F2 (lúc 17 giờ thân nhiệt của bò HF là 39,30C so với 39,20C ở F2 và 38,90C ở F1) điều này chứng tỏ khả năng tỏa nhiệt của bò HF thuần luôn kém hơn bò lai. Do đó bò HF thuần dễ bị stress nhiệt hơn. Srikandakumar và Jonhsn (2004) cho biết, stress nhiệt đã làm tăng nhiệt độ trực tràng từ 39,180C lên 39,650C ở bò HF, 38,730C lên 39,430C ở bò Jersey và 38,670C lên 39,050C ở bò AMZ (Australian Miking Zebu). Còn theo chúng tôi, nếu căn cứ vào nhiệt độ trực tràng thì bò HF và F2 trong gian theo dõi đã lâm vào trạng thái stress nặng, còn bò F1 mới chỉ biểu hiện stress nhẹ.
=> Nhịp tim:
Căn cứ kết quả ở bảng 2 chúng tôi tôi nhận thấy, nhịp tim của bò sữa cũng tuân theo quy luật giống như nhịp thở. Nhịp tim cao nhất vào buổi trưa và thấp nhất vào buổi sáng. Kế quả chúng tôi khác với kết quả của Vũ Chí Cương và cộng sự (2006), theo họ thì nhịp tim cao nhất là vào thời điểm 17 giờ và thấp nhất vào thời điểm 7 giờ.
Kết quả ở trên cho thấy: nhịp thở, nhiệt độ trực tràng và nhịp tim của bò sữa phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến nhiệt độ và ẩm độ của môi trường cũng như chuồng nuôi. Dưới đây là một số đồ thị minh hoạ diễn biến các chỉ tiêu sinh lý với nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi thông qua chỉ số nhiệt ẩm THI tại mỗi thời điểm.
Đồ thị 11. THI chuồng nuôi và nhiệt độ trực tràng của bò HF, F1, F2 lúc 7 giờ
Đồ thị 12. THI chuồng nuôi và nhiệt độ trực tràng của bò HF, F1, F2 lúc 13 giờ
Đồ thị 13. THI chuồng nuôi và nhiệt độ trực tràng của bò HF, F1, F2 lúc 17 giờ
Đồ thị 14. THI chuồng nuôi và nhịp thở của bò HF, F1, F2 lúc 7 giờ
Đồ thị 15. THI chuồng nuôi và nhịp thở của bò HF, F1, F2 lúc 13 giờ
Đồ thị 16. THI chuồng nuôi và nhịpthở của bò HF, F1, F2 lúc 17 giờ
Đồ thị 17. THI chuồng nuôi và nhịp tim của bò HF, F1, F2 lúc 7 giờ
Đồ thị 18. THI chuồng nuôi và nhịp tim của bò HF, F1, F2 lúc 13 giờ
Đồ thị 19. THI chuồng nuôi và nhịp tim của bò HF, F1, F2 lúc 17 giờ
Qua các đồ thị 11 đến 19 chúng tôi thấy diễn biến các chỉ tiêu sinh lý cũng mang tính chu kỳ và tương ứng với những sự thay đổi mang tính chất chu kỳ của HTI. Vào các chu kỳ nóng, tất cả các chỉ tiêu sinh lý đều tăng và cao hơn những chu kỳ mát. Trong đó các chỉ tiêu sinh lý của bò HF thuần luôn tăng cao hơn nhiều so với bò F1 và bò F2. Chứng tỏ bò HF chịu nhiều ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ cao hơn bò lai. Trong hai loại bò lai thì sự biến đổi các chỉ tiêu sinh lý của bò F1 luôn thấp hơn bò F2. Như vậy, bò F1 chống chịu với điều kiện bất lợi của nhiệt độ, ẩm độ cao tốt nhất.
4.3. Ảnh hưởng của stress nhiệt đến các chỉ tiêu sinh lý của bò sữa
Kết quả phân tích quan hệ giữa THI và các chỉ tiêu sinh lý của bò sữa được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3 cho thấy, THI có ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu sinh lý. Hệ số tương quan THI và các chỉ tiêu sinh lý của bò sữa là khá cao phản ánh mối quan hệ giữ chúng. Các mối quan hệ đó được thảo luận kỹ ở phần dưới đây
Bảng 4.3. Hệ số tương quan giữa THI và các chỉ tiêu sinh lý
NĐTT7NĐTT13NĐTT17TIM7TIM13TIM17HH7HH13HH17HFTHI7r0,4010,5720,0690,6660,5770,4130,7250,8300,733P0,0080,0000,0000,0000,0000,0060,0000,0000,000THI13r0,4020,4290,5200,6830,4070,3800,6590,7150,586P0,0070,0040,0000,0000,0070,0120,0000,0000,000THI17r0,5820,5670,6310,5590,3120,3370,5830,7120,648P0,0000,0000,0000,0000,0420,0270,0000,0000,000F1THI7r0,4310,3900,6540,4290,0260,0920,5680,7900,750P0,0040,0100,0000,0040,4220,2180,0000,0000,556THI13r0,2270,0600,4870,4190,0230,0860,5560,7140,556P0,0440,3050,0010,0050,4330,2310,0000,0000,000THI17r0,3920,2960,0640,3360,0060,0850,5020,7350,601P0,0090,0540,0000,0270,4990,2340,0010,0000,000F2THI7r0,5420,5040,5480,6230,4940,4810,6180,8650,794P0,0000,0010,0000,0000,0010,0010,0000,0000,000THI13r0,3640,3780,4450,5140,4620,4080,5460,7590,578P0,0160,0130,0030,0000,0020,0070,0000,0000,000THI17r0,5230,3950,5320,3700,3700,3710,5220,7690,624P0,0000,0090,0000,0150,0150,0140,0000,0000,0004.3.1. THI và nhiệt độ trực tràng
Nhiệt độ trực tràng là một chỉ thị về cân bằng nhiệt và cơ thể sử dụng để đánh giá những ảnh hưởng bất lợi của môi trường đến sinh trưởng, tiết sữa, sinh sản cảu bò (Jonhson, 1980). Một điều dễ nhận thấy trong thời gian theo dõi là HTI và nhiệt độ trực tràng luôn tỷ lệ thuận với nhau. Kết quả trong bảng 3 cho thấy bò F2 có 3 (trong 9 hệ số tương quan), bò F1 có 5 trong (9 hệ số tương quan) nhỏ hơn 0,4. Trong khi đó tất cả các hệ số tương quan giữa THI và nhiệt độ trực tràng của bò HF đều lớn hơn 0,4. Điều này càng chứng tỏ khi nhiệt độ, ẩm độ môi trường cũng như chuồng nuôi cao thì khả năng thải nhiệt từ cơ thể ra môi trường của gia súc giảm. Đinh Văn Cải và CS (2001) cho biết khi THI tăng thì các chỉ số sinh lý đều tăng.
Do vậy THI của chuồng nuôi ảnh hưởng đến nhiệt độ trực tràng của bò HF thuần là nhiều nhất, tiếp đó là bò F2 và ảnh hưởng ít nhất là bò F1. Kết quả của chúng tôi phù hợp với công bố của Vũ Chí Cương và cộng sự (2006). Dưới đây là một ví dụ về mối tương quan giữa HTI chuồng nuôi và nhiệt độ trực tràng của bò sữa.
Đồ thị 20. Tương quan giữa THI với nhiệt độ trực tràng lúc 13 giờ của bò HF
[HF - ndtt17 = 0,070971 THI17CN + 33,69748 (r = 0,631; P < 0,01)]
Đồ thị 20 cho thấy, nhiệt độ trực tràng của bò vắt sữa bắt đầu tăng cao khi THI lớn hơn hoặc băng 79. Theo Frank Wiersma (1990) thì bò sữa có biểu hiện stress nghiêm trọng khi HTI cao hơn 78. Theo chúng tôi nếu căn cứ vào nhiệt độ trực tràng thì khi THI vượt quá 79 sẽ bắt đầu gây stress cho bò sữa trong đó bò HF ảnh hưởng nhiều nhất sau đó đến bò F2 và cuối cùng là bò F1.
4.3.2. THI và nhịp tim
Bảng 3 cho thấy, cả bò HF và F2 có 6 trong 9 hệ số tương quan giữa nhịp tim và HTI chuồng nuôi lớn hơn 0,4 (P <0,01), còn bò F1 có 2 trong 9 hệ số tương quan lớn hơn 0,4 (P <0,01). Do đó THI có tương quan khá mạnh với nhịp tim. Trong đó nhịp tim của bò HF và F2 chịu ảnh hưởng của THI nhiều hơn F1. Hay nói cách khác nhịp tim cả bò F1 ít bị biến động bởi nhiệt độ và ẩm độ cao hơn bò HF thuần. Tương quan giữa nhịp tim và THI của 3 lô bò sữa mà chúng tôi nghiên cứu là tương quan dương và có độ tin cậy cao (P <0,01). Từ đó theo chúng tôi, khi bị stress nhiệt thì nhịp tim của bò sữa sẽ tăng. Kết quả này phù hợp với kết quả của Richard (1985), Vũ Chí Cương và cộng sự (2004), Đặng Thái Hải và cộng sự (2006). Richard (1985) thấy nhịp tim tăng lên ở bò sữa HF sau khi nuôi ở môi trường stress nhiệt. Cũng theo Richard (1985), nhịp tim của bò F1 tăng từ 65lần/phút đến 84 lần/phút trong điều kiện stress nhiệt ở các mức độ khác nhau.
Đồ thị 21 dưới đây là một minh họa về mối tương quan giữa nhịp tim của bò sữa và THI của chuồng nuôi.
Đồ thị 21. Đồ thị tương quan giữa THI và nhịp tim của bò HF lúc 13 giờ
Những thể hiện ở đồ thị 20 cho thấy, khi THI tăng thì nhịp tim của bò HF cũng tăng theo [HF - tim17 = 0,464507 THI + 34,63176; (r = 0.407; P < 0,01)]
Theo Hunhnke và Monty (1976), không phát hiện ra sự khác biệt về nhịp tim ở bò HF trước và sau khi nuôi trong điều kiện mát và nóng ở Arizona, Hoa Kỳ. Muller và Botha (1954) thấy rằng nhịp mạch của bò HF cao hơn bò Jersey ở 14 và 17 giờ (P <0,05). Họ kết luận: nhịp tim không bị ảnh hưởng bởi stress nhiệt như nhiệt độ trực tràng và nhịp thở. Chúng tôi đồng ý với ý kiến của Đinh Văn Cải và cộng sự (2003) khi THI tăng lên thì nhịp tim và nhịp thở đều tăng lên, nhưng nhịp tim không tăng nhiều bằng nhịp thở. Huhnke và Monty (1976) thấy bò cái sau đẻ ở điều kiện mát có nhịp tim tối thấp 74,5lần/phút, tối đa 79,2lần/phút và ở điều kiện mát hơn 92,3 lần/phút và 98,5lần/phút. Singh và Bhattacharyya (1996) kết luận rằng: mạch của gia súc luôn biến động phụ thuộc vào nhiệt độ và giống. Còn theo chúng tôi, nhịp tim của bò sữa phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh (đặc biệt là nhiệt độ và ẩm độ) hơn là phụ thuộc vào giống.
4.3.3. THI và nhịp thở
Nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp thở của bò sữa. Điều này thể hiện qua số liệu ở bảng 3. Cả 9 hệ số tương quan giữa nhịp thở của bò HF thuần, F1, F2 đều lớn 0,4 (p < 0,01). Thậm chí còn lớn hơn hệ số tương quan giữa THI với nhịp tim hoặc hệ số tương quan giữa THI và NĐTT. Một điều dễ nhận thấy trong thời gian theo dõi là: THI luôn luôn tỷ lệ thuận với nhịp thở. Điều đó có nghĩa khi THI tăng thì nhịp thở cũng tăng lên cao. Đây là đáp ứng của gia súc để cố gắng thải nhiệt từ cơ thể ra ngoài môi trường nhằm duy trì thân nhiệt cơ thể trong giới hạn sinh lý bình thường. Sự tưong quan giữa nhịp thở và THI rất cao và có ý nghĩa thống kê (r =0,502 0,865; P < 0,01). Dưới đây là một ví dụ minh họa cho mối tương quan này. Đồ thị 22 cho thấy nhịp thở của bò HF tăng lên rất cao (đạt gần 70 lần/phút) khi THI vượt quá 85. Johnson và cộng sự (1959) cho biết, nhịp tim tăng từ 20 lần/phút trong điều kiện mát lên 100lần/phút ở nhiệt độ 320C và cao hơn.
Đồ thị 22. Đồ thị tương quan giữa THI và nhịp thở của bò HF lúc 13 giờ
[HF - tho13 = 1,947177 THI – 109,172; (r = 0,715; P < 0,01)]
Trong quá trình theo dõi 3 lô bò HF, F1, F2 chúng tôi nhận thấy vào những ngày THI tăng cao thì bò sữa thở rất nhânh thậm chí thở dồn dập, thè lưỡi ra để thở, đặc biệt là ở bò HF. Còn ở bò F1, chúng tôi nhận thấy nhịp thở cũng phụ thuộc rất nhiều vào THI nhưng đáp ứng của bò F1 tháp hơn so với bò F2 và HF. Đó là do ở bò F1 tỷ lệ máu HF chưa cao, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nóng và một phần do năng suất sữa cảu bò F1 kém hơn nên “gánh nặng về nhiệt” trong thời gian nóng cũng nhẹ hơn. Theo Srikandakumar và Johnson (2004), stress nhiệt đã làm tăng nhịp thở từ 65,2 lên 85,3 ở HF, 51,2 lên 75,7 ở Jersay và 50 lên 69,5 lần/phút ở AMZ. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự vậy. Nhịp thở của bò thí nghiệm có sự biến động lớn khi THI thay đổi đặc biệt là ở bò HF và F2. Kết quả của Vũ Chí Cương và cộng sự (2004) cũng cho thấy THI tăng thì nhiệt độ cũng tăng (r = 0,6; P < 0,01). Từ kết quả đạt được và sự tổng hợp kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước chúng tôi có thể khẳng định nhiệt độ và độ ẩm cao có ảnh hưởng lớn đến nhịp thở.
Kadzere và cộng sự (2002) cho biết thêm: không thấy các bằng chứng về sự khác nhau của các giống trong đáp ứng về hô hấp với nhiệt độ thấp, nhưng ở nhiệt độ cao sự sai khác này là rõ ràng. Kết quả này tương tự với kết quả của Vũ Chí Cương và cộng sự (2004) trên bò HF thuần, Vương Tuấn Thực (2005) trên bò F1 và F2. Theo Vũ Chí Cương và cộng sự (2006), nhịp thở của bò HF thuần tăng từ 46,4 lần/phút lên 93,4 lần/phút trong điều kiện stress nhiệt. Hơn nữa Đinh Văn Cải và cộng sự (2003), cho biết nhóm bò lai có năng suất cao từ 15kg/con/ngày trở lên trong cùng điều kiện môi trường thì vẫn duy trì được thân nhiệt và nhịp thở tốt hơn bò HF thuần có năng suất thấp hơn 15kg/con/ngày. Như vậy, ta có thể khẳng định được bò có năng suất sữa càng cao thì dễ bị ảnh hưởng bởi stress nhiệt.
Những ảnh hưởng của nhịp thở còn được công bố bởi nhiều tác giả: Theo Allan và Dan (2005), bò sữa bị stress nhiệt khi nhịp thở cao hơn 80 lần/phút (bình thường 35 - 45 lần/phút). Kibler và Brody (1954), cho thấy bò Jersay có nhịp thở cao hơn rất nhiều so với bò HF. Trong nghiên cứu ở bò sữa năng suất cao trong điều kiện cận nhiệt đới, Berman và cộng sự (1985) thấy tần số hô hấp bắt đầu tăng lên trên 50 - 60 lần/phút khi nhiệt độ cao hơn 250C. Còn theo kết quả của chúng tôi ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ cao trong thời gian theo dõi đã làm cho nhịp thở trung bình của bò HF thuần có ngày đạt tới 70lần/phút, của bò F2 là 61,7 và bò F1 là 58,8 lần/phút. Kết quả này của chúng tôi phù hợp với kết quả của Berman và cộng sự (1985). Như vậy theo chúng tôi những ảnh hưởng của stress nhiệt đến các chỉ tiêu sinh lý của bò HF và F2 là rất rõ ràng còn bò F1 thì ít chịu ảnh hưởng của stress nhiệt hơn. Các chỉ tiêu sinh lý (nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ trực tràng) của bò HF, F1, F2 có mối tương quan dương mạnh với chỉ số THI.
4.4. Ảnh hưởng của stress nhiệt đến lượng thức ăn thu nhận, lượng nước uống và năng suất sữa
Đối với bò đang trong thời kỳ cho sữa thì lượng thức ăn thu nhận, lượng nước uống và năng suất sữa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nhất là trong điều kiện stress nhiệt thì sự ảnh hưởng qua lại càng lớn. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu trên được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4.4. Lượng thức ăn thu nhận, lượng nước uống và năng suất sữa của bò HF, F1, F2
Chỉ tiêuHF(n = 10 con)F1 (n = 10 con)F2 (n = 10 con) ± SEMaxMinCv% ± SEMaxMinCv% ± SEMaxMinCv%VCK thu nhận
(kg VCK/con/ngày)12,3 ± 0,214,010,57,8511,6 ± 0,010,213,06,6212,0 ± 0,013,610,37,20Nước uống vào
(lít/con/ngày)42,6 ± 0,734,755,810,8439,4 ± 0,732,851,411,5140,8 ± 0,753,333,810,64Năng suất sữa
(kg/con/ngày)13,2 ± 0,214,810,58,5311,0 ± 0,012,99,08,6112,3 ± 0,214,09,89,79PAGE 89
4.4.1. Lượng thức ăn thu nhận và lượng nước uống
Qua nghiên cứu cho thấy, lượng thức ăn thu nhận của bò sữa HF, F1, F2 có nhiều biến động. Khi THI tăng, lượng thức ăn thu nhận giảm, lượng nước tiêu thụ tăng. Lượng nước uống có sự thay đổi rõ ràng hơn lượng thức ăn thu nhận. Điều này phù hợp với báo cáo của Mc Dowell và cộng sự (1996). Theo họ, các yếu tố môi trường tạo gần 40% biến động về lượng thức ăn thu nhận. Lượng thức ăn thu nhận giảm 10 - 15%. Dưới đây là đồ thị minh họa cho ảnh hưởng của HTI đến lượng thức ăn thu nhận và lượng nước uống vào.
Đồ thị 23. THI trung bình, lượng thức ăn thu nhận và lượng nước uống của bò HF
Đồ thị 23 cho biết, THI có ảnh hưỏng trực tiếp và ngay lập tức đến lượng thức ăn thu nhận và lượng nước uống của bò HF. Hơn nữa trong trạng thái “thừa nhiệt” việc đầu tiên gia súc thực hiện là ăn ít hơn để giảm lượng nhiệt sinh ra. Lượng thức ăn thu nhận ít đi kéo theo lượng nước uống vào tăng dẫn đến trạng thái “quá no” vì nước (Collier và cộng sự, 1982). Theo chúng tôi điều này là do bò tự điều chỉnh để thực hiện các đáp ứng về mặt sinh lý (giảm sinh nhiệt tiêu hóa, tự làm mát, giảm quá trình trao đổi chất).
Phân tích tương quan giữa lượng thức ăn thu nhận, lượng nước uống vơi THITB chuồng nuôi cho chúng ta kết quả ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Hệ số tương quan giữa lượng thức ăn thu nhận, lượng nước uống với THITB chuồng nuôi (P < 0,01)
THITBLượng thức ăn thu nhận
(kg VCK/con/ngày)Nước uống
(lít/con/ngày)HF- 0,6720,863F1- 0,6280,795F2- 0,6180,517
4.4.1.1 THI và lượng thức ăn thu nhận
Kết quả ở bảng 5 cho thấy có tương quan âm rất chặt chẽ giữa lượng thức ăn thu nhận của bò HF, F1, F2 và THI [HF (r = - 0,672; P < 0,01), F1 (r = - 0,628; P < 0,01), F2 (r = - 0,618; P < 0,01)]. Kết quả này phù hợp với kết quả của Scott và cộng sự (1993). Các tác giả này cho biết, có quan hệ nghịch giữa lượng thức ăn thu nhận (kg/con/ngày) và THI(r = - 0,66; P < 0,05). Từ đó, ta có thể rút ra nhận xét: nhiệt độ và ẩm độ cao (thể hiện thông qua THI) đã ảnh hưởng rất lớn đến lượng thức ăn thu nhận của bò sữa. Tương quan giữa hai yếu tố này của cả 3 loại bò theo dõi là tương quan âm rất chặt chẽ. Và lượng thức ăn thu nhận của bò HF phụ thuộc nhiều nhất vào giá trị của THI. Tiếp đó là đến bò F2 và cuối cùng là bò F1. Đồ thị 24 là một minh họa cụ thể mối tương quan này.
Đồ thị 24 cho thấy, lượng thức ăn thu nhận của bò HF giảm mạnh khi THI lớn hơn hoặc bằng 84. Từ giá trị THI này trở đi lượng vật chất khô thu nhận của bò HF giảm chỉ còn 10,5 - 11,5kg/con/ngày, điều này cho thấy stress nhiệt có ảnh hưởng rất lớn đến lượng thức nhận của bò sữa.
Đồ thị 24. Đồ thị tương quan giữa THITB và lượng thức ăn thu nhận
TA (HF) = - 0,09919 THI + 20,21355; (r = - 0,672; P < 0,01)
Kết quả này của chúng tôi phù hợp với kết quả của Vũ Chí Cương và cộng sự (2004). Theo họ khi THI lớn hơn 87 thì bò chỉ thu nhận 10,0 - 10,5kg/VCK/con/ngày. Theo chúng tôi lượng thức ăn thu nhận giảm là do stress nhiệt đã làm cho trung tâm làm lạnh ở phần đầu của Hypothalamus kích thích trung tâm điều khiển “no đói” trung tâm này ức chế trung tâm điều khiển ngon miệng ở bên cạnh, kết quả là lượng thức ăn thu nhận giảm và dẫn đến năng suất sữa sụt giảm nghiêm trọng. Ngoài ra khi lượng thức ăn thô, xơ thu nhận sẽ làm tăng lượng AXBBH trong dạ cỏ, giảm pH dạ cỏ có ảnh hưởng không tốt cho sự lên men thức ăn của hệ vi sinh vật trong dạ cỏ, nguy cơ bò sữa nhiễm độc xeton huyết cao. Để hạn chế điều này, chúng tôi khuyến cáo với người chăn nuôi nên cho bò sữa ăn thức ăn thô xanh chất lượng cao, dễ tiêu háo, ngon miệng.
4.4.1.2. THI và lượng nước uống
Kết quả ở bảng 5 cho thấy lượng nước uống của bò HF, F1, F2 có tương quan rất chặt chẽ với THI trung bình chuồng nuôi. [HF(r = 0,863; P < 0,01), F1 (r = 0,795; P < 0,01), F2 (r = 0,517; P < 0,01)]. Điều này có nghĩa khi trời nóng bò sữa uống nhiều nước hơn, lượng nước uống vào giúp cho bò làm mát cơ thể nhưng ngược lại chiếm nhiều thể tích hơn trong đường tiêu hóa, làm giảm lượng thức ăn thu nhận. Có thể nói ảnh hưởng của THI đến lượng nước uống vào của 3 lô bò thí nghiệm của chúng tôi là rất lớn. Trong đó lượng nước uống vào của bò HF có tương quan dương với THI nhất (r = 0,863; p < 0,01), tiếp đó là bò F2 (r = 0,795; p < 0,01) và cuối cùng là bò F1 (r = 0,517; p < 0,01). Dưới đay là đồ thị điển hình về ảnh hưởng của THI đến lượng nước uống vào của bò sữa.
Đồ thị 25. Tương quan giữa lượng nước uống và THI
N (HF) = 0,934023 THITB – 32,0283;(r = 0,863, P <0,01)
Lượng nước uống vào cũng như các khoáng đa lượng chịu ảnh hưởng rất lớn của nhiệt độ môi trường, bò khai thác trong điều kiện stress nhiệt nhu cầu nước tăng mạnh (Beede và Collier, 1981). Như vậy, lượng nước uống của bò thí nghiệm và THITB chuồng nuôi có mối tương quan dương rất chặt chẽ và có ý nghĩa thống kê [HF(r = 0,863; P < 0,01), F1 (r = 0,795; P < 0,01), F2 (r = 0,517; P < 0,01)]. Kết quả chúng tôi phù hợp với kết quả của NRC (1989): có tương quan dương đáng tin cậy giữa lượng nước tiêu thụ và nhiệt độ môi trường. Kết quả này của chúng tôi cũng giống như kết qủ của Vũ Chí Cương và cộng sự (2004). Theo họ, stress nhiệt có ảnh hưởng đến lượng nước uống của bò sữa trong đó ảnh hưởng rõ nhất đối với bò HF. Trong nhiều báo các khác cũng cho thấy ảnh hưởng của stress nhiệt làm tăng lượng nước uống vào của bò. Richard (1985) công bố: bò sữa khi gặp điều kiện nóng vào ban ngày chúng uống nhiều nước vì chúng nhờ nước dự trữ nhiệt để ban đêm khi trời mát thải ra ngoài môi trường (Schmidt và Nielsen, 1964).
4.4.2. Ảnh hưởng của stress nhiệt đến năng suất sữa của bò HF, F1, F2
Ảnh hưởng của stress nhiệt đến năng suất sữa là một vấn đề rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa. Theo số liệu ở bảng 4, năng suất sữa của bò HF thuần là 12,3 ± 0,2; bò F1 là 11,0 ± 0,0 và bò F2 là 13,2 ± 0,2 kg. Năng suất sữa là tính trạng số lượng có hệ sô di truyền tương đối thấp (0,2 - 0,4) cho nên năng suất sữa chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường. Ảnh hưởng của THI tới năng suất sữa các lô bò theo dõi được trình bày ở đồ thị 26.
Đồ thị 26. Ảnh hưởng THI chuồng nuôi tới năng suất sữa của bò HF, F1, F2
Cũng tương tự như lượng thức ăn thu nhận, năng suất sữa có xu hướng giảm khi THI tăng (đồ thị 26). Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Vũ Chí Cương và cộng sự (2004) khi theo dõi trên bò thuần và bò lai F2 và kết quả của Đặng Thái Hải và cộng sự (2006) theo dõi trên bò F1 và F2 tại Ba Vì. Theo Mc Dowel và cộng sự (1969), yếu tố môi trường tạo gần 50% biến động về năng suất sữa trong mùa hè và bò sẽ cho sữa ít hơn trong điều kiện stress nhiẹt (16,5 lít so với 20 lít) (P < 0,01) (Schneider và cộng sự, 1998). Kết quả của chúng tôi cho thấy có tương quan âm chặt giữa THI trung bình chuồng nuôi và năng suất sữa [HF (r = - 0,788; P < 0,01), F1 (r = - 0,725; P < 0,01), F2 (r = - 0,443; P < 0,01)]. Các đồ thị dưới đây là minh họa cụ thể về sự sụt giảm năng suất sữa của bò HF, F1, F2 trong thời tiết nóng.
Đồ thị 27. Đồ thị tương quan giữa THITB và năng suất sữa của bò HF
HF - sua = - 0,24296 THI + 32,58899; (r = - 0,788; P <0,01)
Đồ thị 28. Đồ thị tương quan giữa THITB và năng suất sữa của bò F1
F2 - sua = - 0,20805 THI + 28,88828 (r = - 0,725; P <0,01)
Đồ thị 29. Đồ thị tương quan giữa THITB và năng suất sữa của bò F2
F1 – sua = - 0,04535 THI + 22,53439 (r = - 0,433; P <0,01)
Như vậy, năng suất sữa phụ thuộc nhiều vào THI môi trường. Trong cùng điều kiện nhiệt độ, độ ẩm sản lượng sữa của bò HF sụt giảm nhiều hơn so với bò F1 và F2. Bò F1 ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của môi trường hơn. Điều này thể hiện qua hệ số tương quan của HF (r = - 0,788; P < 0,01), chặt hơn F2 (r = - 0,443; P < 0,01). Như vậy, năng suất sữa của bò HF sụt giảm nhanh hơn năng suất sữa của bò F2 khi THI môi trường tăng cao. So với HF và F2 thì năng suất sữa của bò F1 ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, ẩm độ hơn. Theo chúng tôi stress có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất sữa, đặc biệt là bò thuần nuôi tại Việt Nam.
4.5. Biện pháp giảm stress nhiệt cho bò sữa
Stress nhiệt (do nhiệt độ, độ cao) đã có nhiều ảnh hưởng tới các chỉ tiêu sinh lý của bò sữa (tăng NĐTT, tăng hô hấp và tăng nhịp tim), làm tăng lượng nước uống vào và giảm lượng thức ăn thu nhận từ đó dẫn đến giảm sút nghiêm trọng năng suất sữa. Ở bò HF khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh kém hơn bò lai, thêm một lý do nữa là năng suất sữa của bò HF cao hơn bò lai nên gánh nặng về nhiệt càng lớn. Chính vì thế, ảnh hưởng của stress nhiệt với bò HF càng nghiêm trọng hơn.
Để giảm thiểu tác động của các tác nhân stress nhiệt và nâng cao năng suất của bò sữa chúng tôi đã tiến hành chống nóng cho bò bằng cách sử dụng kết hợp phun nước và làm thong thoáng khí bằng quạt điện. Mục đích của biện pháp làm mát là làm giảm nhiệt độ không khí bên trong chuồng nuôi và giữ cho sinh lý của bò sữa ở trạng thái bình thường từ đó nâng cao khả năng sản suất sữa cho bò sữa. Qua thời gian tiến hành biện pháp chống nóng chúng tôi nhận thấy THI chuồng nuôi của lô thí nghiệm thấp hơn THI chuồng nuôi của lô đối chứng. Kết quả này được minh họa qua đồ thị 30.
Đồ thị 30 cho thấy THI chuồng nuôi của lô đối chứng luôn thấp hơn THI của lo thí nghiệm. Nguyên nhân là do nhiệt độ không khí chuồng nuôi đã được cải thiện đáng kể. Nhiệt độ chuồng nuôi ở lô thí nghiệm luôn thấp hơn 0,5 - 10C với nhiệt độ chuồng nuôi của lô đối chứng. ẩm độ chuồng nuôi cũng được cải thiện.
Đồ thị 30. THI chuồng nuôi lô thí nghiệm và lô đối chứng lúc 13 giờ
Chúng tôi nhận thấy phun nước vào bò đồng nghĩa với việc làm tăng độ ẩm tương đối của chuồng nuôi. Nhờ tác dụng của hệ thống quạt gió công suất cao đã làm cho không khí của chuồng nuôi được thông thoáng hơn, từ đó độ ẩm của lô thí nghiệm cũng luôn thấp hơn độ ẩm ở lô đối chứng. Đó là lý do làm cho THI của lô thí nghiệm giảm đi. Nhờ đó thân nhiệt của gia súc đã được cải thiện đáng kể. Điều này thể hiện qua đồ thị 31.
Đồ thị 31. Diễn biến NĐTT của lô thí nghiệm và lô đối chứng lúc 17 giờ
Đồ thị 31 cho thấy, thân nhiệt của bò sữa lô thí nghiệm luôn thấp hơn thân nhiệt của bò sữa lô đối chứng (38,1 - 39,10C so với 39,1 - 40,20C). Theo chúng tôi nguyên nhân là do tiểu khí hậu chuồng nuôi của lô thí nghiệm đã được cải thiện nhờ vào hệ thống chống nóng. Một nguyên nhân nữa làm thân nhiệt của bò sữa lô đối chứng giảm xuống là do bò được phun lên 1/2 phía thân sau, sau đó nhờ hệ thống quạt gió lắp đặt ở phía trên làm tăng quá trình bay hơi của nước trên bề mặt da bò, từ đó mang đi một lượng nhiệt đáng kể từ cơ thể bò. Làm cho thân nhiệt của bò thí nghiệm giảm đi rất nhiều, không còn phụ thuộc vào THI chuồng nuôi nữa. Khi khả năng thải nhiệt của bò sữa tốt hơn thì gánh nặng về nhiệt giảm đi rất nhiều. Bò sữa cũng không phải thở gấp để cố gắng thải nhiệt ra ngoài môi trường như điều kiện stress nhiệt nữa. Điều này thể hiện qua diễn biến nhịp thở và nhịp tim của bò thí nghiệm so với lô đối chứng trong 2 đồ thị dưới đây.
Đồ thị 32 cho thấy nhịp thở của bò thí nghiệm đã giảm xuống nhanh chóng (dao động từ 31,6 - 45,3) so với bò đối chứng (dao động từ 50,5 - 70,2). Nhịp tim của bò sữa lô đối chứng cũng thấp hơn và ổn dịnh hơn so với lô thí nghiệm
Đồ thị 32. Diễn biến nhịp thở của lô thí nghiệm và lô đối chứng lức 13 giờ
Đồ thị 33. Diễn biến nhịp tim của lô thí nghiệm và lô đối chứng lúc 13 giờ
Nhờ biện pháp chống nóng tổng hợp đã giảm thiểu nhanh chóng những tác động bất lưọi của nhiệt độ, ẩm độ cao đến các chỉ tiêu sinh lý của bò sữa. Tạo điều kiện phù hợp nhất cho bò sữa sẽ làm tăng khả năng sản xuất sữa của bò sữa. Trong quá trình theo dõi chúng tôi nhận thấy năng suất sữa của bò sữa lô thí nghiệm đã được cải thiện đáng kể so với năng suất sữa của bò lô đối chứng.
Đồ thị 34. Năng suất sữa của bũ sữa lụ thớ nghiệm và lụ đối chứng
Đồ thị 34 cho thấy, năng suất sữa của bò lô thí nghiệm (được làm mát) luôn cao và ít biến động hơn so với năng suất sữa của bò lô đối chứng. Theo chúng tôi sau khi làm mát đã làm giảm thiểu gánh nặng về nhiệt độ cho bò sữa. Chất dinh dưỡng và năng lượng đáng lẽ chi phí cho việc đáp ứng lại với stress nhiệt (tăng tiết mồ hôi, tăng hô hấp…) nay được dùng cho sản suất sữa, làm tăng năng suất. Điều này cho thấy biện pháp chống nóng chúng tôi tiến hành đem lại hiệu quả tốt trong việc giảm stress nhiệt cho bò sữa.
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Sau một thời gian theo dõi đánh giá ảnh hưởng sủa stress nhiệt tới bò sữa và tiến hành biện pháp chống nóng chúng tôi có một số kết luận sau:
Chỉ số nhiệt ẩm THI trong mùa hè ở Gia Lâm Hà Nội luôn ở mức cao (68,7 – 86,4), chỉ số này ở trong chuồng nuôi còn cao hơn ở ngoài môi trường (70,65 – 88,7). Trong suốt thời gian theo dõi cả bò HF, F1, F2 đều năm trong tình trạng stress ở các mức khác nhau.
Ngưỡng stress nhiệt ở bò HF, F1 và F2 là khác nhau. Trong đó bò HF dễ bị ảnh hưởng với stress nhiệt hơn bò F1 và F2. Bò F1 ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và ẩm độ cao trong mùa hè.
Stress nhiệt ảnh hưởng nhiều đến các chỉ tiêu sinh lý của bò sữa. Khi bị stress nhiệt, nhịp thở, nhịp tim và nhiệt độ trực tràng của bò sữa tăng lên và có tương quan dương tương đối chặt chẽ với THI chuồng nuôi. Nhịp tim và nhịp thở cao nhát vào buổi trưa còn nhiệt độ trực tràng cao nhất vào buổi chiều tối.
Stress nhiệt làm tăng lượng nước uống vào đồng nghĩa với việc giảm lượng thức ăn thu nhận của cả bò HF, F1, F2. THI chuồng nuôi có tương quan dương với lượng nước uống vào, hệ số tương quan này ở bò HF, F2 và F1 tương ứng là 0,863; 0,795 và 0,517. Lượng thức ăn thu nhận có tương quan âm với THI chuồng nuôi [HF (r = - 0,672; P < 0,01), F1 (r = - 0,628; P < 0,01), F2 (r = - 6,18; P < 0,01)].
Stress nhiệt làm sụt giảm nghiêm trọng năng suất sữa của cả bò HF, F1, F2 trong mùa hè. Giữa THI và năng suất sữa có tương quan âm chặt chẽ [HF (r = - 0,788; P < 0,01), F1 (r = - 0,725; P < 0,01), F2 (r = - 0,443; P < 0,01)].
Lượng thức ăn thu nhận và năng suất sữa bắt đầu giảm rõ rệt khi biện pháp chống nóng bằng cách sử dụng phun nước và làm thông thoáng khí bắt buộc bằng quạt gió đem lại hiệu quả cao trong việc giảm thiểu các tác động stress nhiệt ( nhiệt độ, độ ẩm) cho bò sữa.
5.2. Đề nghị
Do stress nhiệt có ảnh hưởng tiêu cực và lâu dài đến bò sữa trong mùa hè mà nghiên cứu này mới chỉ thực hiện được trong thời gian ngắn, chúng tôi đè nghị có những nghiên cứu tiếp để khẳng định lại kết quả ban đầu và mở rộng sang các nhóm bò khác. Những nghiên cứu tiếp theo nên tiến hành xem xét ảnh hưởng của stress nhiệt đến sinh sản và đưa ra các giải pháp khác để giảm stress nhiệt (dinh dưỡng, chuồng nuôi, giống...) cho các loại bò sữa nuôi tại các vùng khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
Cục Chăn nuôi (2006), “Báo cáo tham luận và tài liệu tham khảo tình hình chăn nuôi một số nước trên thế giới”, Kỷ yếu Hội nghị chăn nuôi toàn quốc năm 2006.
Nguyễn Kim Ninh, Lê Trọng Nạp, Ngô Thành Vinh và CTV(1997): Nghiên cứu khả năng cho sữa và chất lượng sữa của đàn bò hạt nhân F1, F2 nuôi ở nông hộ tại Ba Vì, Hà Tây. Kết quả nghiên cứu khoa học, KT- CN.
Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban (1991): Giáo trình chăn nuôi trâu bò – Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Hồng Loan (1996): Giáo trình sinh lý học gia súc, hiệu đính GS- TS. Cù Xuân Dần – Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
Đinh Văn Cải, Hồ Quế Anh, Nguyễn Văn Trí (2003): Ảnh hưởng của stress nhiệt lên sinh lý – sinh sản bò lai hướng sữa và bò lai thuần nhập nội nuôi tại khu vực Miền Nam.
P. Pozy, D. Dehareny, Vũ Chí Cương và CTV (2002), Nuôi dưỡng bò ở Miền Bắc Việt Nam – Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
Lương Văn Lãng (1983): Đánh giá một số đặc điểm về khả năng sinh sản, sinh trưởng và sản xuất sữa của đàn bò HF thuần trong quá trình nuôi thích nghi (1970- 1979) ở Việt Nam. Luận án Phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp.
Trần Đình Miên (1965): Đặc tính của phẩm giống bò Hà Lan thích nghi ở Việt Nam qua diễn biến của chu kỳ sữa. Tạp chí khoa học nông nghiệp, số 10.
Trần Đình Miên (1996): Sự thích nghi của bò lang trắng đen Hà Lan và con lai của chúng với bò u trong điều kiện nhiệt đới Việt Nam. Học viện thú y Maxcơva.
Trần Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Thạc Hoà (2004): Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, độ ẩm) tới năng suất chất lượng sữa của bò nuôi tại trại Cầu Diễn.
Vũ Chí Cương, Nguyễn Thành Chung (2002): Chống stress nhiệt cho bò sữa ở Ixaraen (bản dịch từ HEAT STRESS MANAGEMENT IN IXARAEN của Steven Rosen, cơ quan khuyến nông, Bộ Nông Nghiệp Biet Shean Ixaraen). Tài liệu do văn phòng sứ quán Ixaraen tại Hà Nội cung cấp.
Vũ Chí Cương, Nguyễn Thạc Hoà (2006): Nghiên cứu xác định ngưỡng stress nhiệt ở bò HF thuần và lai giai đoạn đang khai thác sữa.
Vũ Chí Cương và cộng sự (2005), Ảnh hưởng của stress nhiệt (nhiệt độ, ẩm độ, chỉ số nhiệt ẩm -THI) đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng thức ăn thu nhận, năng suất sữa của bò lai F1, F2 nuôi tại Ba Vì trong mùa hè.
Nguyễn Quốc Đạt (1998), Một số đặc điểm về giống của đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
Quyết định 167/2001 QĐ-TTG, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001-2010 (ngày 26/10/2001).
Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm (2004), Giáo trình chăn nuôi trâu bò (dùng cho học viên cao học ngành chăn nuôi), NXB Nông nghiệp. 16 . Nguyễn Thị Kim Anh (dịch), Chăm sóc bò sữa bị stress nhiệt (Nguồn: Manitoba Agriculture and Food, August, 2001) (Trang web Viện Chăn Nuôi - ngày 5/1/2002).
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
12. Akari et al. (1984): CT. Akari, R.M. Nakamura, L.W.G. Kam and N.Clarke (1984): The effect of level of lactation diurnal temperature patterns of dairy cattle in hot environment. J. Dairy Sci. 67.
13. Berman, Y.M. Folman, M.Kaim, Z.Mamen, D.Herz, A. Wolfenson and Y. Graber (1985): Upper critical temperatures and forced ventilation effects for high- yielding dairy cows in a tropical climate. J. Dairy Sci. 68.
14. Igono and Johnson (1990): Physiological stress index of lactating dairy cows based on diurnal pattern of rectal temperature. . I. Interdiscip. Cycle Res. 21.
15. H.D. Johnson, P.S. Katti, L.Hahn and M.D. Shanklin (1998): Short- term heat acclimation effects on hormonal profile of lactating cows. In: Research Bulletin No. 1061, university of Missouri, Columbia.
16. J.E. Johnson, R.E. McDowel, R.R. Shrode and J.E. Legates (1959): Summer climate and its effect on dairy cattle in the Southern region. In.: Southern Cooperative Series Bulletin No. 63.
17. Hussein Mohamed Elkhidir H.E (2003): Stressor and Vitamin C metabolism in animals: a brief review. From doctor thesis: Vitamin C status in Sudanese Camels.
18. Kadzere C.T., M.R. Myrphu (2002): Heat stress in lacting dairy cows: a review. Livestock Production Science, Volume 77, Issue 1.
19. Frank Wiersma (1990): Department of Agricultural Engineering, University of Arizona, Tuscon.
20. Allan, C and Dan(2005): Heat stress and cooling cows. Vigortone Ag Products. HYPERLINK "" .
21. Berman, A (1968): Nychthermeral and seasonal patterns of thermoregulation in cattle. Aust. J. Agric. Res. 19, pp. 181- 188.
22. Berman, A., Y.M. Folman, M. Kai, Z. Mamen, D. Herz, A. Wonfenson and Y. Graber (1985): Upper critical temperatures and forced ventilation effects for high- yielding dairy cows in a tropical climate. J. Dairy Sci. 68, pp 488- 495.
23. Brody, S. (1945): Bioenergetics and Growth: With Special Reference to the Efficiency Complex in Domestic Animals, Reinhold Publishing Coporation, Waverly press, Baltimore, MD.
24. Collier, R. J., D.K. Beede, W. W. Thatcher, L.A. Ixaraen and C.J. Wilcox (1982): Influences of environment and its modification on dairy animal health and production. J. Dairy Sci. 65, pp.2213- 2227.
25. Esmay, M.L (1969): Principles of Animal Environment, AVI, Westport.
26. Fuquay, J.W (1981): Heat stress as it affects animal production. J.Anim. Sci. 32 (1981), pp. 566- 577.
27. Huhnke, M.R. and D.E. Monty (1976): Physiologic responces of preparerturient and postpartuent Holstein – Friesian cows to summer heat stress in Azirona. Am. J. Vet. Res. 37, pp. 1301- 1304.
28. Johnson, H.D (1980): Depressed chemical thermogenesis and hormonal functions in heat. In: Environment Physiology. Aging, Heat and Altitude, Elsevier/North Holland, New York.
29. Johnson, H.D (1987): Bioclimate effects on growth, reproduction and milk production. In: H.D. Johnson, Editor, Bioclimatology and the Adaptation of Livestock, Elsevier, Amsterdam, pp. 33- 57.
30. Lee, D. H. K (1965). Climatic stress indices for domestic animals. Int. J. Biometeorol. 9, pp. 29- 35.
31. Mc Dowell, R.E., N.W. Hooven and J.K. Camoens (1976): Effects of climate on performance of Holsteins in first lactation. J. Dairy Sci. 59 (1976), pp. 965- 973.
32. Thatcher, W.W. (1974): Effects of season, climate and temperature on reproduction and lactation. J. Dairy Sci. 57, pp. 281- 300.
33. Young, B.A. (1976) Effects of cold environment on nutrient requirements, of ruminant. In: P.V. Fonnesbeck, L.E. Harris and L.C. Nutrient requirement and computerization of diet, Utah State University, Logan, pp. 491- 496.
34. Yousef, M.K. (1985): In: Basic Principle stress Physiology in Livestock Vol.1, CRC Press, Boca Raton, FL.
35. Srikandakumar, A. and Johnson, E. H. (2004): The effects of heats stress on milk protein fraction in Holstein cows. Animal Research. 51: 25- 33.
36. Jean Pagot (2002): Animal production in the tropics and subtropics. Macmillan Eduction Limited.
37. Umberto Bernabucci, Nicola Lacetera, Bruno Ronchi, Alessandro Nardone (2002): Effects of the hot reason on milk protein fractions in Holstein cows. HYPERLINK "" . Page 25 of 31.
38. Richard s. Adams (1998): Reducing Heat Stress on Dairy Cows. HYPERLINK "" . Page 1 of 3
Phụ lục
Hỡnh 1. Chuồng trại chăn nuôi bũ sữa
Hỡnh 2. Đo nhiệt độ trực tràng băng nhiệt kế y học
Hỡnh 3. Xỏc đinh nhịp tim qua bắt mạch ở khấu đuôi
Hỡnh 4. Đếm nhịp thở thông qua hoạt động lên xuống của hừm hụng bũ sữa
Hỡnh 5. Cõn cỏ trước khi cho ăn
Hỡnh 6. Cân lượng thức ăn thừa
Hỡnh 7. Cõn sữa sau khi vắt
Hỡnh 8. Làm mỏt cho bũ bằng hệ thống vũi phun nước và quạt gió
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN TUẤN ANH
ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS NHIỆT ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SỨC SẢN XUẤT SỮA Ở ĐÀN BÒ SỮA NUÔI TẠI XÍ NGHIỆP DƯƠNG HÀ - GIA LÂM - HÀ NỘI TRONG MÙA HÈ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
9 quyen, in tim, 100 trang
HÀ NỘI - 2008
PAGE
PAGE 53
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Nguyễn Tuấn Anh
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lời biết ơn chân thành nhất đến TS. Đặng Thái Hải, người hướng dẫn khoa học, về sự giúp đỡ một cách nhiệt tình và có trách nhiệm đối với tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô trong Bộ môn Sinh lý - sinh hóa động vật; Khoa Chăn nuôi - Thủy sản; Khoa Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; xí nghiệp bò Dương Hà Gia Lâm Hà Nội; gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả
Nguyễn Tuấn Anh
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vii
Danh mục hình vii
Danh mục ảnh x
TOC \h \z \t "1,1,2,2,3,3" HYPERLINK \l "_Toc207576963" 1. Mở đầu PAGEREF _Toc207576963 \h 1
HYPERLINK \l "_Toc207576964" 1.1. Tính cấp thiết của đề tài PAGEREF _Toc207576964 \h 1
HYPERLINK \l "_Toc207576965" 1.2. Mục đích, yêu cầu PAGEREF _Toc207576965 \h 2
HYPERLINK \l "_Toc207576968" 2. Tổng quan tài liệu PAGEREF _Toc207576968 \h 3
HYPERLINK \l "_Toc207576969" 2.1. Khái niệm về stress và stress nhiệt PAGEREF _Toc207576969 \h 3
HYPERLINK \l "_Toc207576972" 2.2. Môi trường PAGEREF _Toc207576972 \h 8
HYPERLINK \l "_Toc207576975" 2.3. Hệ số sinh học của gia súc PAGEREF _Toc207576975 \h 10
HYPERLINK \l "_Toc207576979" 2.4. Khả năng thích nghi của gia súc, nguồn gốc và đặc điểm một số giống bò nhập nội vào Việt Nam PAGEREF _Toc207576979 \h 12
HYPERLINK \l "_Toc207576982" 2.5. Sự điều hòa thân nhiệt PAGEREF _Toc207576982 \h 19
HYPERLINK \l "_Toc207576985" 2.6. Đáp ứng đối với stress nhiệt PAGEREF _Toc207576985 \h 27
HYPERLINK \l "_Toc207576988" 2.7. Một số biện pháp giảm stress nhiệt ở bò sữa PAGEREF _Toc207576988 \h 33
HYPERLINK \l "_Toc207576992" 2.8. Sơ lược tình hình nghiên cứu stress nhiệt ở bò sữa trên thế giới và ở Việt Nam PAGEREF _Toc207576992 \h 37
HYPERLINK \l "_Toc207576995" 3. Đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu PAGEREF _Toc207576995 \h 42
HYPERLINK \l "_Toc207576996" 3.1. Đối tượng nghiên cứu PAGEREF _Toc207576996 \h 42
HYPERLINK \l "_Toc207576997" 3.2. Nội dung nghiên cứu PAGEREF _Toc207576997 \h 42
HYPERLINK \l "_Toc207576998" 3.3. Phương pháp nghiên cứu PAGEREF _Toc207576998 \h 43
HYPERLINK \l "_Toc207577001" 4. Kết quả và thảo luận PAGEREF _Toc207577001 \h 46
HYPERLINK \l "_Toc207577002" 4.1. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ, THI môi trường và chuồng nuôi trong thời gian theo dõi PAGEREF _Toc207577002 \h 46
HYPERLINK \l "_Toc207577003" 4.2. Diễn biến các chỉ tiêu sinh lý của bò sữa (F1, F2, HF) trong thời gian theo dõi PAGEREF _Toc207577003 \h 49
HYPERLINK \l "_Toc207577004" 4.3. Ảnh hưởng của stress nhiệt đến các chỉ tiêu sinh lý của bò sữa PAGEREF _Toc207577004 \h 57
HYPERLINK \l "_Toc207577005" 4.3.1. THI và nhiệt độ trực tràng PAGEREF _Toc207577005 \h 59
HYPERLINK \l "_Toc207577006" 4.3.2. THI và nhịp tim PAGEREF _Toc207577006 \h 60
HYPERLINK \l "_Toc207577007" 4.3.3. THI và nhịp thở PAGEREF _Toc207577007 \h 62
HYPERLINK \l "_Toc207577008" 4.4. Ảnh hưởng của stress nhiệt đến lượng thức ăn thu nhận, lượng nước uống và năng suất sữa PAGEREF _Toc207577008 \h 64
HYPERLINK \l "_Toc207577009" 4.4.1. Lượng thức ăn thu nhận và lượng nước uống PAGEREF _Toc207577009 \h 66
HYPERLINK \l "_Toc207577010" 4.4.2. Ảnh hưởng của stress nhiệt đến năng suất sữa của bò HF, F1, F2 PAGEREF _Toc207577010 \h 70
HYPERLINK \l "_Toc207577011" 4.5. Biện pháp giảm stress nhiệt cho bò sữa PAGEREF _Toc207577011 \h 73
HYPERLINK \l "_Toc207577012" 5. Kết luận và đề nghị PAGEREF _Toc207577012 \h 79
HYPERLINK \l "_Toc207577013" 5.1. Kết luận PAGEREF _Toc207577013 \h 79
HYPERLINK \l "_Toc207577014" 5.2. Đề nghị PAGEREF _Toc207577014 \h 80
HYPERLINK \l "_Toc207577015" Tài liệu tham khảo PAGEREF _Toc207577015 \h 81
HYPERLINK \l "_Toc207577016" Phụ lục PAGEREF _Toc207577016 \h 86
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADF
AĐ7CN
AĐ13CN
AĐ17CNAĐ7MT
AĐ13MT
AĐ17MT
AMZ
ARC
AXBBH
HH7
HH13
HH17
L/P
NĐCD
NĐCT
NĐTT7
NĐTT13
NĐTT17
NSS
N
NDF
TA
TIM7
TIM13
TIM17
THI
THI7CN
THI13CN
THI17CN
THI7MT
THI13MT
THI17MT
THITBCN
THITBMT
THI DC
THI TN
VCK
VNTT
Có nghĩa là
Xơ hoà tan trong môi trường axít
Ẩm độ chuồng nuôi lúc 7 giờ
Ẩm độ chuồng nuôi lúc 13 giờ
Ẩm độ chuồng nuôi lúc 17 giờ
Ẩm độ môi trường lúc 7 giờ
Ẩm độ môi trường lúc 13 giờ
Ẩm độ môi trường lúc 17 giờ
Australian Milking Zebu
Agriculture Research Council
Axít béo bay hơi
Nhịp thở (lần/ phỳt) lỳc 7 giờ
Nhịp thở (lần/ phỳt) lỳc 13 giờ
Nhịp thở (lần/ phỳt) lỳc 17 giờ
Lần/ phỳt
Nhiệt độ cận dưới
Nhiệt độ cận trên
Nhiệt độ trực tràng lúc 7 giờ
Nhiệt độ trực tràng lúc 13 giờ
Nhiệt độ trực tràng lúc 17 giờ
Năng suất sữa
Nước
Xơ hoà tan trong môi trường trung tính
Thức ăn
Nhịp tim (lần/ phỳt) lỳc 7 giờ
Nhịp tim (lần/ phỳt) lỳc 13 giờ
Nhịp tim (lần/ phỳt) lỳc 17 giờ
Temperature Humidity Index
THI chuồng nuụi lỳc 7 giờ
THI chuồng nuụi lỳc 13 giờ
THI chuồng nuụi lỳc 17 giờ
THI môi trường lúc 7 giờ
THI môi trường lúc 13 giờ
THI môi trường lúc 17 giờ
THI trung bỡnh chuồng nuụi
THI trung bỡnh mụi trường
THI chuồng nuôi lô đối chứng
THI chuồng nuụi lụ thớ nghiệm
Vật chất khụ
Vựng nhiệt trung tớnh
DANH MỤC CÁC BẢNG
STTTên bảngTrang TOC \h \z \t "5,5" HYPERLINK \l "_Toc207576615" 2.1. Bảng chỉ số nhiệt - ẩm (THI) dùng dự đoán stress nhiệt ở bò sữa PAGEREF _Toc207576615 \h 6
HYPERLINK \l "_Toc207576616" 2.2. Nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt - ẩm (THI) trung bình của một số địa phương PAGEREF _Toc207576616 \h 7
HYPERLINK \l "_Toc207576617" 2.3. Phạm vi thân nhiệt bình thường của một số loài vùng nhiệt đới (oC) PAGEREF _Toc207576617 \h 11
HYPERLINK \l "_Toc207576618" 2.4. Tần số hô hấp của các loài (lần/phút) PAGEREF _Toc207576618 \h 11
HYPERLINK \l "_Toc207576619" 2.5. Nhịp tim một số loài (lần/phút) PAGEREF _Toc207576619 \h 12
HYPERLINK \l "_Toc207576620" 2.6. Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới đến năng suất sữa của bò HF PAGEREF _Toc207576620 \h 32
HYPERLINK \l "_Toc207576621" 4.1. Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm, THI môi trường và chuồng nuôi PAGEREF _Toc207576621 \h 47
HYPERLINK \l "_Toc207576622" 4.2. Các chỉ tiêu sinh lý nhịp tim (lần/phút), nhịp thở (lần/phút), nhiệt độ trực tràng (oC) PAGEREF _Toc207576622 \h 50
HYPERLINK \l "_Toc207576623" 4.3. Hệ số tương quan giữa THI và các chỉ tiêu sinh lý PAGEREF _Toc207576623 \h 58
4. HYPERLINK \l "_Toc207576624" 4. Lượng thức ăn thu nhận, lượng nước uống và năng suất sữa của bò HF, F1, F2 PAGEREF _Toc207576624 \h 65
HYPERLINK \l "_Toc207576625" 4.5. Hệ số tương quan giữa lượng thức ăn thu nhận, lượng nước uống với THITB chuồng nuôi (P < 0,01) PAGEREF _Toc207576625 \h 67
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
STTTên đồ thịTrang TOC \h \z \t "7,7"
HYPERLINK \l "_Toc207576679" 1. Diễn biến nhiệt độ môi trường và chuồng nuôi lúc 7 giờ PAGEREF _Toc207576679 \h 44
HYPERLINK \l "_Toc207576680" 2. Diễn biến nhiệt độ chuồng nuôi và môi trường lúc 13 giờ PAGEREF _Toc207576680 \h 44
HYPERLINK \l "_Toc207576681" 3. Diễn biến nhiệt độ chuồng nuôi và môi trường lúc 17 giờ PAGEREF _Toc207576681 \h 45
HYPERLINK \l "_Toc207576682" 4. Độ ẩm chuồng nuôi và môi trường lúc 7 giờ PAGEREF _Toc207576682 \h 45
HYPERLINK \l "_Toc207576683" 5. Độ ẩm chuồng nuôi và môi trường lúc 13 giờ PAGEREF _Toc207576683 \h 46
HYPERLINK \l "_Toc207576684" 6. Độ ẩm chuồng nuôi và môi trường lúc 17 giờ PAGEREF _Toc207576684 \h 46
HYPERLINK \l "_Toc207576685" 7. THI chuồng nuôi và môi trường lúc 7 giờ PAGEREF _Toc207576685 \h 47
HYPERLINK \l "_Toc207576686" 8. THI chuồng nuôi và môi trường lúc 13 giờ PAGEREF _Toc207576686 \h 47
HYPERLINK \l "_Toc207576687" 9. THI chuồng nuôi và môi trường lúc 17 giờ PAGEREF _Toc207576687 \h 48
HYPERLINK \l "_Toc207576688" 10. THI trung bình chuồng nuôi và môi trường PAGEREF _Toc207576688 \h 48
HYPERLINK \l "_Toc207576689" 11. THI chuồng nuôi và nhiệt độ trực tràng của bò HF, F1, F2 lúc 7 giờ PAGEREF _Toc207576689 \h 53
HYPERLINK \l "_Toc207576690" 12. THI chuồng nuôi và nhiệt độ trực tràng của bò HF, F1, F2 lúc 13 giờ PAGEREF _Toc207576690 \h 53
HYPERLINK \l "_Toc207576691" 13. THI chuồng nuôi và nhiệt độ trực tràng của bò HF, F1, F2 lúc 17 giờ PAGEREF _Toc207576691 \h 54
HYPERLINK \l "_Toc207576692" 14. THI chuồng nuôi và nhịp thở của bò HF, F1, F2 lúc 7 giờ PAGEREF _Toc207576692 \h 54
HYPERLINK \l "_Toc207576693" 15. THI chuồng nuôi và nhịp thở của bò HF, F1, F2 lúc 13 giờ PAGEREF _Toc207576693 \h 55
HYPERLINK \l "_Toc207576694" 16. THI chuồng nuôi và nhịpthở của bò HF, F1, F2 lúc 17 giờ PAGEREF _Toc207576694 \h 55
HYPERLINK \l "_Toc207576695" 17. THI chuồng nuôi và nhịp tim của bò HF, F1, F2 lúc 7 giờ PAGEREF _Toc207576695 \h 56
HYPERLINK \l "_Toc207576696" 18. THI chuồng nuôi và nhịp tim của bò HF, F1, F2 lúc 13 giờ PAGEREF _Toc207576696 \h 56
HYPERLINK \l "_Toc207576697" 19. THI chuồng nuôi và nhịp tim của bò HF, F1, F2 lúc 17 giờ PAGEREF _Toc207576697 \h 57
HYPERLINK \l "_Toc207576698" 20. Tương quan giữa THI với nhiệt độ trực tràng lúc 13 giờ của bò HF PAGEREF _Toc207576698 \h 59
HYPERLINK \l "_Toc207576699" 21. Đồ thị tương quan giữa THI và nhịp tim của bò HF lúc 13 giờ PAGEREF _Toc207576699 \h 61
HYPERLINK \l "_Toc207576700" 22. Đồ thị tương quan giữa THI và nhịp thở của bò HF lúc 13 giờ PAGEREF _Toc207576700 \h 63
HYPERLINK \l "_Toc207576701" 23. THI trung bình, lượng thức ăn thu nhận và lượng nước uống của bò HF PAGEREF _Toc207576701 \h 66
HYPERLINK \l "_Toc207576702" 24. Đồ thị tương quan giữa THITB và lượng thức ăn thu nhận PAGEREF _Toc207576702 \h 68
HYPERLINK \l "_Toc207576703" 25. Tương quan giữa lượng nước uống và THI PAGEREF _Toc207576703 \h 69
HYPERLINK \l "_Toc207576704" 26. Ảnh hưởng THI chuồng nuôi tới năng suất sữa của bò HF, F1, F2 PAGEREF _Toc207576704 \h 71
HYPERLINK \l "_Toc207576705" 27. Đồ thị tương quan giữa THITB và năng suất sữa của bò HF PAGEREF _Toc207576705 \h 72
HYPERLINK \l "_Toc207576706" 28. Đồ thị tương quan giữa THITB và năng suất sữa của bò F1 PAGEREF _Toc207576706 \h 72
HYPERLINK \l "_Toc207576707" 29. Đồ thị tương quan giữa THITB và năng suất sữa của bò F2 PAGEREF _Toc207576707 \h 73
HYPERLINK \l "_Toc207576708" 30. THI chuồng nuôi lô thí nghiệm và lô đối chứng lúc 13 giờ PAGEREF _Toc207576708 \h 74
HYPERLINK \l "_Toc207576709" 31. Diễn biến NĐTT của lô thí nghiệm và lô đối chứng lúc 17 giờ PAGEREF _Toc207576709 \h 75
HYPERLINK \l "_Toc207576710" 32. Diễn biến nhịp thở của lô thí nghiệm và lô đối chứng lức 13 giờ PAGEREF _Toc207576710 \h 76
HYPERLINK \l "_Toc207576711" 33. Diễn biến nhịp tim của lô thí nghiệm và lô đối chứng lúc 13 giờ PAGEREF _Toc207576711 \h 77
DANH MỤC ẢNH
STTTên ảnhTrang TOC \h \z \t "6,6" HYPERLINK \l "_Toc207576647" 2.1. Bò cái HF PAGEREF _Toc207576647 \h 14
HYPERLINK \l "_Toc207576648" 2.2. Bò đực HF PAGEREF _Toc207576648 \h 14
HYPERLINK \l "_Toc207576649" 2.3. Bò cái Jersey PAGEREF _Toc207576649 \h 15
HYPERLINK \l "_Toc207576650" 2.4. Bò đực Jersey PAGEREF _Toc207576650 \h 15
HYPERLINK \l "_Toc207576651" 2.5. Bò cái AFS lang trắng đen PAGEREF _Toc207576651 \h 17
HYPERLINK \l "_Toc207576652" 2.6. Bò cái AFS lang trắng đỏ PAGEREF _Toc207576652 \h 17
HYPERLINK \l "_Toc207576653" 2.7. Bò cái lai Sind PAGEREF _Toc207576653 \h 18
HYPERLINK \l "_Toc207576654" 2.8. Bò cái lai F1 (1/2 HF) PAGEREF _Toc207576654 \h 18
HYPERLINK \l "_Toc207576655" 2.3. Bò cái lai F2 (3/4 máu HF) PAGEREF _Toc207576655 \h 19
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, sức sản xuất sữa ở đàn bò sữa nuôi tại xí nghiệp dương hà gia lâm hà nội trong mùa hè và biện .doc