Ảnh hưởng của thị trường bất động sản đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời gian vừa qua thị trường bất động sản thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế. Trong đó, ngành Ngân hàng của chúng ta chịu nhiều ảnh hưởng từ những biến động trên thị trường bất động sản. Đặc biệt là việc cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng. Vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài : “Ảnh hưởng của thị trường bất động sản đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Nghiên cứu kỹ về thị trường bất động sản chúng ta có thể hiểu rõ hơn về những rủi ro cũng như những tiềm năng phát triển, xu hướng trong tương lai của thị trường. Từ đó sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại hoạt động cấp tín dụng để cho vay mua nhà thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro nhằm đạt được hiệu quả cao trong hoạt động cấp tín dụng đồng thời giảm thiểu rủi ro do những biến động của thị trường.
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là thị trường bất động sản Việt Nam và hoạt động của ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu. Chúng ta sẽ nghiên cứu xem những ảnh hưởng của thị trường tác động như thế nào lên sản phẩm cho vay mua nhà của ACB, những biện pháp để phát triển sản phẩm trong thời điểm hiện nay của ACB.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là dựa vào số liệu của thị trường, của Ngân hàng ACB để phân tích, đánh giá về mặt định tính. Nghiên cứu các tình huống, văn bản pháp luật về các tình huống thực tế để đưa ra các ý kiến, kiến nghị.
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hoạt động của hệ thống ngân hàng Á Châu nói chung và Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Bảy Hiền; các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân của ACB; định hướng phát triển của ngân hàng trong tương lai.
CHƯƠNG 2: Ảnh hưởng của thị trường Bất động sản đến sản phẩm cho vay mua nhà
Chương 2 chủ yếu đi sâu nghiên cứu những biến động của thị trường trong thời gian vừa qua; ảnh hưởng của thị trường Bất động sản đến hoạt động của các ngân hàng thương mại và ACB; nguyên nhân gây nên cơn sốt và những biện pháp can thiệp của Chính phủ.
CHƯƠNG 3: Giải pháp góp phần phát triển sản phẩm cho vay mua nhà tại ACB
Nhận xét về những điểm thuận lợi và khó khăn của thị trường bất động sản Việt Nam; Những dự báo xu hướng của thị trường trong thời gian sắp tới và cuối cùng là những giải pháp góp phần phát triển sản phẩm cho vay mua nhà tại ACB trong thời điểm hiện nay.
13 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thị trường bất động sản đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN Á CHÂU – ACB
NỘI DUNG:
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Quá trình thành lập, phát triển
1.1.2. Mạng lưới kênh phân phối
1.1.3. Các công ty trực thuộc, Công ty liên kết, liên doanh
1.1.5. Công nghệ
1.2. Giới thiệu cơ quan thực tập
1.3. Bộ máy tổ chức, hoạt động
1.4. Giới thiệu khái quát các sản phẩm tín dụng cá nhân của ACB
1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn từ 2004-2007
1.6. Các thành tích và sự công nhận của xã hội
1.7. Định hướng phát triển trong thời gian tới của ACB
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
1.1.1. Quá trình thành lập, phát triển:
+ Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 24/4/1993, Giấy phép sô 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
+ Đến ngày 31/12/2007, vốn điều lệ của ACB là 2.630.060.000.000 đồng, đưa ACB trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần.
+ Trong 15 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Các chỉ tiêu: tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế, ROE, ROA đều tăng cao qua các năm.
+ Ngành nghề kinh doanh:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn.
- Chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá khác.
- Đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán. Lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành.
- Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc. Thanh toán quốc tế.
1.1.2. Mạng lưới kênh phân phối
Với việc mở rộng thị trường và mạng lưới kênh phân phối đa năng nhưng vẫn có thể cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chuyên biệt, ACB đã mở rộng mạng lưới Chi nhánh, Phòng Giao dịch trên toàn quốc để tiếp cận nhiều khách hàng, phục vụ khách hàng tốt hơn.
Tính đến tháng 3 năm 2008, ACB có tất cả 117 Chi nhánh, Phòng giao dịch trên khắp cả nước.
1.1.3. Các công ty trực thuộc, Công ty liên kết, liên doanh
+ Công ty chứng khoán ACB (ACBS): Năm 2007, ACBS đạt Lợi nhuận trước Thuế là 412 tỷ đồng, chiếm 19.37% của toàn Tập đoàn, gấp 4.9 lần của năm 2006. Đến tháng 1/2008, Vốn điều lệ của ACBS đã tăng lên 1.000 tỷ đồng.
Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hoạt động tư vấn của ACBS đứng thứ 2 trên thị trường về số lượng hợp đồng tư vấn, chiếm khoảng 15% thị phần. ACBS đang hướng đến mục tiêu phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, từng bước trở thành ngân hàng đầu tư hàng đầu Việt Nam.
+ Công ty Quản lý Nợ và khai thác Tài sản ACB (ACBA)
ACBA thực hiện các biện pháp nhằm quản lý và thu hồi các khoản nợ xấu, nợ quá hạn của ACB đồng thời phân tích nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn, phản hồi lại cho ACB để có những giải pháp khắc phục, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.
+ Công ty Cho thuê Tài chính ACB (ACBL):
ACBL được cấp phép ngày 22/05/2007 và đi vào hoạt động ngày 29/10/2007. Dự kiến trong năm 2008, dư nợ cho thuê tài chính sẽ gia tăng, dần dần đi vào hoạt động ổn định.
Cả ba công ty trên đều do ACB đầu tư 100% vốn nên hoạt động kinh doanh của cả ba công ty đều góp phần vào thành quả chung của ACB.
1.1.4. Công nghệ:
+ ACB xây dựng Dự án đổi mới Công nghệ Ngân hàng từ 1999, tạo bước đột phá đầu tiên ở giai đọan I là chuyển mình từ hệ thống gồm các mạng cục bộ sang một hệ thống mạng diện rộng và đến năm 2004, ACB khởi động giai đoạn II của sự án tiến thêm một bước nâng cao tính an toàn, bí mật và năng lực tích hợp. Quan trọng hơn, ACB đã làm chủ hoàn toàn được các ứng dụng của hệ thống công nghệ mới này.
+ Bên cạnh đó, ACB còn là thành viên SWIFT : sử dụng công cụ viễn thông bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ.
1.2. Giới thiệu cơ quan thực tập:
Ngày 14/04/2006, Ngân hàng Á Châu đã khai trương Chi nhánh Bảy Hiền tại số 281 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 7, Quận Tân Bình.
Những năm gần đây, Quận Tân Bình đã thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Thương mại – Dịch vụ – Công nghiệp, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ dân trí và cải thiện đời sống người dân. Từ sự phát triển kinh tế đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng của doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư Quận Tân Bình ngày càng tăng.
Trong ngày khai trương chi nhánh Bảy Hiền đã huy động được 29,9 tỷ đồng. Ngân hàng Á Châu chi nhánh Bảy Hiền hoạt động với các chức năng chủ yếu:
+ Huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm dân
+ Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
+ Cho vay tiêu dùng, mua nhà ở, xây dựng sửa chữa nhà.
+ Các dịch vụ thẻ ngân hàng.
+ Thanh toán quốc tế.
+ Chuyển tiền nhanh Western Union.
+ Giao dịch ngoại tệ và các dịch vụ ngân hàng khác...
Chi nhánh Bảy Hiền được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Á Châu. Khách hàng của Chi nhánh Bảy Hiền có thể gửi tiền và rút tiền ở mọi nơi trong toàn hệ thốngthống Ngân hàng Á Châu, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (Home Banking, Phone Banking, Mobile Banking, Internet Banking).
1.3. Bộ máy tổ chức, hoạt động:
Là một Ngân hàng thương mại cổ phần nên cơ cấu tổ chức của ACB cũng gần giống các công ty cổ phần.
+ Đứng đầu là Đại Hội Đồng Cổ Đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân hàng.
+ Cơ quan Quản trị Ngân hàng là Hội đồng Quản trị, quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng nhằm định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của ngân hàng.
+ Ban Kiểm Soát: kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng, thẩm định Báo cáo Tài chính hàng năm.
+ Các Hội đồng: tham mưu cho Hội đồng Quản trị trong việc quản trị Ngân hàng. Gồm có: Hội đồng Nhân sự; Hội đồng ALCO; Hội đồng Đầu tư; Hội đồng Tín dụng.
1.4. Giới thiệu khái quát các sản phẩm tín dụng cá nhân của ACB:
Với mục tiêu trở thành Ngân hàng Thương mại bán lẻ hàng đầu Việt Nam nên ACB luôn chú trọng đa dạng hóa sản phẩm và hướng đến khách hàng. Danh mục sản phẩm đa dạng, tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu bao gồm Cá nhân và Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sau khi triển khai thực hiện chiến lược tái cấu trúc, việc đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới đế đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đã trở thành công việc thường xuyên và liên tục. Các sản phẩm của ACB luôn dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao.
+ Huy động vốn: ACB là Ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm về nội tệ, vàng, ngoại tệ nên thu hút khá mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức với khung lãi suất cạnh tranh.
+ Các sản phẩm tín dụng: ACB đi đầu trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam cung cấp các loại tín dụng cho cá nhân như: Cho vay trả góp mua nhà, nền nhà, sửa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay thế chấp dựa trên thu nhập người vay; cho vay du học…
+ Dịch vụ Ngân hàng: ACB luôn hướng đến ứng dụng các công nghệ cao, phù hợp với xu thế ứng dụng Công nghệ thông tin và nhu cầu khách hàng theo từng thời kỳ.
+ Siêu thị địa ốc ACB: là nơi cung cấp các dịch vụ về tư vấn, trung gian thanh toán và cho vay, giúp cho người mua lẫn người bán được an toàn, nhiều người dân có cơ hội sở hữu nhà.
+ Sản phẩm ngân quỹ và thanh toán: xử lý nhanh chóng, chính xác và an toàn với nhiều tiện ích cộng thêm cho khách hàng.
+ Bên cạnh đó, ACB đang từng bước giới thiệu các sản phẩm phái sinh cho thị trường. Danh mục bao gồm: mua bán ngoại tệ giao ngay hoặc có kỳ hạn, quyền chọn mua bán ngoại tệ và vàng.
+ ACB còn liên kết với công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential và công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA đưa ra sản phẩm liên kết: Dịch vụ tư vấn Bảo hiểm qua Ngân hàng.
+ ACB cũng hoạt động rất mạnh trên thị trường mở và thị trường liên Ngân hàng do vốn huy động khá lớn. Tham gia đấu thầu và mua các loại trái phiếu Chính phủ hoặc Trái phiếu đô thị với doanh số hàng nghìn tỷ đồng hàng năm, đầu tư bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ACBS.
1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn từ 2004-2007:
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của ACB ngày càng phát triển theo sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Lợi nhuận đạt được của năm sau luôn cao hơn năm trước, các chỉ tiêu đặt ra đều vượt kế hoạch. Theo đó, ACB vẫn luôn duy trì vị thế ngân hàng đứng đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần về lợi nhuận, tổng tài sản, dư nợ tín dụng và tiền gửi khách hàng. Đặc biệt, lợi nhuận năm 2007 của ACB tăng gấp 3 lần so với năm 2006, góp phần mang lại nguồn lợi nhuận tích lũy đáng kể, nâng cao sức mạnh tài chính của tập đoàn ACB.
Bảng 1: Các chỉ tiêu hoạt động chính của ACB
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Lợi nhuận
282
392
687
2.127
trước thuế
Tổng tài sản
15.420
24.273
44.65
85.392
Vốn huy động
14.354
22.341
39.736
74.943
Tổng dư nợ
6.760
9.563
17.365
31.974
tín dụng
Nguồn: Báo cáo thường niên 2007 ACB
+ Tổng tài sản của ACB tăng trường với tốc độ cao, năm sau luôn cao hơn năm gần 2 lần. So với năm 2007, tổng tài sản của ACB đã tăng 91.2% so với năm 2006; so với năm 2004, tổng tài sản hiện của ACB gấp 5.54 lần.
+ Vốn huy động của ACB đã tăng cao trong những năm vừa qua thể hiện lòng tin của các nhà đầu tư đối với hoạt động kinh doanh của ACB ngày càng tăng. Vốn huy động năm 2005 tăng 55,64% so với năm 2004, năm 2006 tăng 77,86% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 88,6% so với năm 2006.
+ Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm qua đã góp phần làm tăng nhu cầu sử dụng vốn của người dân và các doanh nghiệp. ACB là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu có dư nợ tín dụng cao với nguồn vốn dồi dào, mạng lưới rộng khắp và các sản phẩm tín dụng đa dạng nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng vốn cho khách hàng.
Bảng 2: Các chỉ số tài chính biểu hiện khả năng sinh lời
ĐVT: %
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
ROE
44,3
39,3
46,8
53,8
ROA
2,1
2,0
2,0
3,3
Nguồn: Báo cáo thường niên 2007 ACB
+ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 53,8%, mức cao nhất kể từ ngày thành lập đến nay. Thể hiện hoạt động trong năm qua của ACB đã thu được lợi nhuận rất cao, tăng niềm tin của cổ đông đối với hoạt động của ngân hàn.
+ Tổng tài sản của ACB tăng trưởng với tốc độ cao (91,2%) trong năm 2007, lợi nhuận tăng gấp 3 lần so với năm 2006 đã làm cho ROA đạt 3,3% năm 2007. Thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là rất tốt.
1.6. Các thành tích và sự công nhận của xã hội:
+ Năm 2007: ACB đạt danh hiệu Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc trong lĩnh vực đội ngũ lao động do ASEAN-BAC trao tặng.
+ Năm 2006: ACB là NHTMCP duy nhất nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong việc đẩy mạnh ứng dụng phát triển Công nghệ Thông tin góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.
- Huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước.
- Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam – The Asian Banker trao tặng.
- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam - Tạp chí Euromoney.
+ Năm 2005: Ngân hàng tốt nhất Việt Nam - Tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times, Anh Quốc bình chọn.
1.7. Định hướng phát triển trong thời gian tới của ACB:
ACB hiện đang có vị trí dẫn đầu trong khối các Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với khối các Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Tổng Tài sản của ACB hiện bằng 1/3 – 1/7 Tổng tài sản các Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Hiện ACB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất ngành, có Tổng tài sản lớn nhất trong khối Ngân hàng Thương mại Cổ phần và thứ 5 trong ngành (sau 4 Ngân hàng Thương mại Nhà nước). Bình quân ACB tăng trưởng cao gấp 2.5 lần tốc độ tăng trưởng của ngành Ngân hàng Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của ngành các năm qua dao động 20% - 22%/năm.
Trong nội bộ hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần, ACB là Ngân hàng dẫn đầu về Tổng Tài sản, Vốn huy động và cho vay. Huy động vốn của ACB đến cuối năm 2005 chiếm 3.5% thị phần toàn ngành Ngân hàng. Cho vay chiếm 1.72% thị phần.
Một số chỉ tiêu phát triển chính của ngành Ngân hàng từ nay đến 2010:
+ Tốc độ tăng Huy động vốn: 18 – 20%/năm
+ Tốc độ tăng Tín dụng : 18 – 20%/năm
+ Tỉ trọng Nguồn vốn trung, dài hạn: 33 – 35%
(trong Tổng Nguồn vốn Huy động)
+ Tỉ lệ Nợ xấu : 5 – 7%
(so với Tổng Dư Nợ)
+ Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu: 8%
Mục tiêu phát triển của ACB trong thời gian tới:
+ Tăng trưởng: cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành.
+ Chỉ số Tài chính: duy trì ở mức an toàn cao, trong đó ROE cần đạt từ 25 – 30%.
+ Chất lượng Tài sản Có, Quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất.
+ Các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, hệ thống sản phẩm và kênh phân phối đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt.
Trong năm 2008, ACB tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh xoay quanh 5 mục tiêu:
Tăng trưởng nhanh và bền vững
Kiểm soát rủi ro tốt để đảm bảo an toàn
Duy trì cấu trúc tài chính lành mạnh và lợi nhuận cao.
Chuẩn bị nhân lực kế thừa.
Hoàn thiện văn hóa công ty.
Ngoài ra, ACB còn thực hiện các chương trình và dự án trọng điểm, bao gồm:
+ Triển khai mô hình bán hàng trực tiếp toàn hệ thống.
+ Chuyển đổi cơ cấu tổ chức theo hướng tách bạch vai trò kinh doanh với vận hành và tăng cường hệ thống kiểm tra kiểm soát.
+ Giới thiệu thêm các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiết kiệm, vay vốn, và đầu tư của khách hàng.
+ Tăng trưởng mạng lưới cả về số lượng chi nhánh, Phòng giao dịch và địa bàn hoạt động.