Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh đan mạch đến quan hệ thương mại của Đan Mạch với Việt Nam

Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã giúp xóa bỏ dần những rào cản đối với các hoạt động giao thương quốc tế, giúp thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại mà nền kinh tế thế giới đang nỗ lực theo đuổi. Song, kinh doanh trên thương trường quốc tế vẫn gặp phải một khó khăn thường trực là những rào cản về VHKD. Sự khác biệt về văn hóa nói chung và VHKD nói riêng giữa các nước có ảnh hưởng rất nhiều đến việc giao dịch giữa các đối tác cũng như việc thâm nhập và mở rộng thị trường. Đây cũng là khó khăn mà Việt Nam gặp phải trong quan hệ thương mại với Đan Mạch – đất nước cách xa về địa lý cũng như có nhiều khác biệt trong VHKD so với Việt Nam. Hiện nay, các thương nhân Việt Nam còn rất thiếu thông tin về thị trường cũng như chưa hiểu biết nhiều về VHKD Đan Mạch, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quan hệ thương mại với nước này. Vì vậy, việc tìm hiểu và nhận thức những tương đồng và khác biệt giữa VHKD Đan Mạch và VHKD Việt Nam cùng với những ảnh hưởng của nó là vấn đề cần thiết cho các nhà kinh doanh Việt Nam muốn đạt hiệu quả cao hơn trong quan hệ thương mại với quốc gia Bắc Âu này.

pdf86 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2599 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh đan mạch đến quan hệ thương mại của Đan Mạch với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u dùng của họ không giống với người Việt Nam. Tuy gần đây, mức sống của người dân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể nhưng nhìn chung vẫn còn thấp (với thu nhập bình quân đầu người mới đạt 1.024 USD/người năm 2008),109 đặc biệt là ở những vùng nông thôn. Cho nên, đa số người dân vẫn có tâm lý “ăn chắc mặc bền”, chuộng những mặt hàng tuy chất lượng không cao nhưng lại có giá rẻ. Yêu cầu về mẫu mã hàng hóa cũng không quá cầu kỳ. Vì vậy, các nhà sản xuất Việt Nam cũng đi theo xu hướng này để đáp ứng nhu cầu của người dân. Trong khi đó, Đan Mạch là nước có mức sống rất cao. Người dân nước này được hưởng một cuộc sống sung túc vào bậc nhất thế giới và do đó có yêu cầu rất cao về chất lượng cũng như mẫu mã hàng hóa. Do đó, những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng đơn giản với chất lượng không cao chắc chắn sẽ không thể có chỗ đứng trên thị trường Đan Mạch. Muốn xuất khẩu được sang thị trường này thì các doanh nghiệp Việt Nam cần lựa chọn những sản phẩm xuất khẩu phù hợp cùng với tăng cường cải tiến mẫu mã để phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân nơi đây.  Lựa chọn kênh phân phối: 109 H.Giang – T.Hằng – L.Anh (01/01/2009), “Thu nhập bình quân trên 1.000 USD/người nhưng vẫn nghèo”, Tuổi trẻ online: USDnguoi-nhung-van-ngheo/2324315.epi. 60 Ở Đan Mạch có nhiều kênh phân phối tương tứng với từng loại mặt hàng khác nhau. Cho nên, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu rõ kênh phân phối phù hợp với chủng loại hàng hóa của mình tại thị trường này. Đối với mặt hàng tiêu dùng nói riêng, việc phân phối chủ yếu vẫn dựa vào các đại lý và trung gian phân phối. Tuy nhiên trong tương lai, sẽ có xu hướng phân phối không qua trung gian mà các nhà bán lẻ sẽ nhập trực tiếp hàng hóa từ nhà sản xuất nhằm giảm chi phí trung gian. Do đó, việc tìm hiểu và đặt mối quan hệ với các nhà bán lẻ tin cậy là điều cần làm đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng không phải là vấn đề đơn giản. Do phải chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng hàng hóa với người tiêu dùng nên những nhà bán lẻ thường chọn mua những hàng hóa uy tín lâu năm với chất lượng ổn định. Vì vậy, thách thức đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn.  Chính sách xúc tiến thương mại Người tiêu dùng Đan Mạch rất coi trọng những dịch vụ hậu mãi và hỗ trợ khách hàng. Họ sẽ ngay lập tức trả lời những thắc mắc, kiến nghị của khách hàng trực tiếp hoặc qua các phương tiện liên lạc hiện đại như fax hay e-mail. Chính những hoạt động đó sẽ tạo nên lòng tin lâu dài vào sản phẩm và vào công ty. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà ít quan tâm đến dịch vụ hậu mãi. Điều này lại đặt ra một động lực đổi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa khi muốn thâm nhập vào thị trường Đan Mạch. Như vậy, văn hóa kinh doanh của Đan Mạch có khá nhiều điểm khác biệt so với văn hóa kinh doanh của Việt Nam. Và sự khác biệt này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giao thương của hai nước. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nếu muốn có nhiều cơ hội thành công hơn trong giao dịch thương mại với các đối tác Đan Mạch thì cần phải có những biện pháp nâng cao hơn nữa những hiểu biết về văn hóa kinh doanh của đất nước này. 61 Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VĂN HÓA KINH DOANH NHẰM TĂNG CƢỜNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – ĐAN MẠCH 3.1. Đánh giá nhận thức của thƣơng nhân Việt Nam về văn hóa kinh doanh của Đan Mạch 3.1.1. Thành công Cho đến nay, Việt Nam và Đan Mạch đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao được hơn 38 năm và hai nước đã đạt được nhiều thành tựu về hợp tác kinh tế - văn hóa. Thông qua những chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam của Đan Mạch, nhiều doanh nghiệp trong nước đã có cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin hữu ích và thiết thực về thị trường Đan Mạch. Điển hình cho sự hỗ trợ này là việc thành lập Trung tâm thông tin kinh doanh và thương mại (Trade and Business Information Centre - viết tắt là TBIC) - dự án hợp tác giữa Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội và tổ chức DANIDA (Danish International Development Agency - Cơ quan Phát triển Quốc Tế Đan Mạch) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.110 TBIC là nơi cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam những thông tin cần thiết và hữu ích về thị trường Đan Mạch nói riêng và thị trường các nước nói chung. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin lớn về các thị trường, đặc biệt là về Đan Mạch thông qua hệ thống website thông tin (www.tbic.vn), cổng thương mại điện tử B2B (www.b2b-vietnam.com), hệ thống quản trị tri thức (www.tbicportal), thư viện thông tin với hơn 600 sách về kinh doanh và chính sách các loại… Do đó, những hiểu biết về VHKD Đan Mạch của nhiều doanh nghiệp trong nước cũng được nâng lên đáng kể. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn có điều kiện tăng cường sự hiểu biết của mình về VHKD Đan Mạch thông qua nhiều chương trình khác, chẳng hạn như chương trình Hợp tác Việt Nam - Đan Mạch (B2B) 111 - chương trình hỗ trợ thiết lập quan hệ đối tác lâu dài và bền vững giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Đan Mạch. Chương trình này triển khai nhiều hoạt động, trong đó có công tác xúc tiến xuất khẩu, giúp doanh 110 TBIC: www.tbic.vn/default/28/tbic_details.aspx?DataID=14090 111 TBIC: www.tbic.vn/default/87/tbic_details.aspx?DataID=4461 62 nghiệp Việt Nam hiểu hơn về các doanh nghiệp cũng như thị trường Đan Mạch. Từ chương trình này đã có nhiều doanh nghiệp thành công trong việc thâm nhập thị trường Đan Mạch mà điển hình là công ty TNHH Mỹ Anh với việc hợp tác sản xuất cờ Đan mạch cho công ty L&S Flags – công ty chuyên sản xuất hàng dệt may của Đan Mạch. Bên cạnh đó, các chuyến thăm hữu nghị cấp cao vừa với mục đích ngoại giao vừa với mục đích kinh tế giữa hai nước như chuyến thăm của Phó Thủ tướng Đan Mạch - Bendt Bendtsen – cùng với đoàn doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu đến Việt Nam vào ngày 11/9/2006 hay Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng sang thăm Đan Mạch ngày 10/6/2008 cũng đã giúp cho doanh nghiệp hai nước có điều kiện tìm hiểu về nhau nhiều hơn. Từ đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thêm nhiều hiểu biết về VHKD của người Đan Mạch. Ngoài ra, hiện nay có hơn 100 doanh nghiệp Đan Mạch đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều cơ hội tiếp xúc và làm việc cùng với các doanh nhân Đan Mạch. Đó là điều kiện thuận lợi giúp cho các doanh nhân Việt Nam tích lũy được những kinh nghiệm về tính cách cũng như tác phong làm việc của họ. Thêm vào đó, qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng, thương nhân Việt Nam cũng hiểu hơn về thị hiếu cũng như tập quán tiêu dùng của người dân Đan Mạch, từ đó, đã điều chỉnh để sản xuất ra những mặt hàng phù hợp với thị trường này. 3.1.2. Hạn chế Tuy có mối quan hệ hợp tác khá lâu nhưng Việt Nam và Đan Mạch mới chỉ dừng lại ở quan hệ viện trợ là chủ yếu. Thời gian gần đây, việc giao thương giữa hai nước mới được quan tâm đẩy mạnh. Vì vậy, sự hiểu biết của thương nhân Việt Nam về thương nhân Đan Mạch cũng như thị trường nước này nói chung còn hạn chế. Giữa Việt Nam và Đan Mạch cũng đã có nhiều chương trình hợp tác để hỗ trợ doanh nghiệp hai nước song số lượng các doanh nghiệp trong nước được tiếp cận với các chương trình này chưa nhiều. Hơn thế nữa, do khoảng cách về địa lý nên việc tìm hiểu về VHKD và thâm nhập thị trường của quốc gia Bắc Âu này còn chưa được thực hiện sâu xát bởi chi phí đi lại và khảo sát thị trường rất tốn kém, không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện thực hiện được. 63 Ngoài ra, việc đăng tải thông tin về thị trường cũng như VHKD của Đan Mạch lên các phương tiện thông tin đại chúng còn chưa phổ biến. Một ví dụ điển hình là khi nghiên cứu vấn đề VHKD của Đan Mạch, người viết cũng gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm các trang thông tin bằng tiếng Việt về thị trường này. Các thông tin có được chủ yếu là trên các trang web nước ngoài mà trình độ ngoại ngữ của nhân viên còn chưa thật tốt, không muốn nói là kém. Do vậy, đây cũng là một rào cản lớn đối với nhiều doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thông tin trên các trang web hoặc qua tài liệu bằng tiếng nước ngoài. Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng chưa hình thành thói quen chủ động tìm kiếm thông tin và chưa có sự đầu tư đúng mức khi nghiên cứu xu hướng người tiêu dùng ở thị trường mà họ nhắm đến. Đối với thị trường Đan Mạch cũng vậy, họ chưa có những đầu tư thích đáng trong việc tìm hiểu và thâm nhập thị trường này. Bởi vậy mà việc tiếp cận và am hiểu về VHKD Đan Mạch của thương nhân Việt Nam còn thực sự hạn chế. Đan Mạch là một thị trường tiềm năng đối với hàng tiêu dùng xuất khẩu của Việt Nam, song cũng là một thị trường khá khó tính và ngày càng mang tính cạnh tranh cao. Việc thiếu hiểu biết về thị trường cũng như tập quán kinh doanh của Đan Mạch khiến cho mặc dù nhiều mặt hàng Việt Nam đã có mặt trên thị trường này nhưng vẫn hạn chế về số lượng và chủng loại mặt hàng. Do vậy, việc nâng cao hiểu biết về VHKD của Đan Mạch sẽ là một trong những nhân tố đem lại thành công cho việc mở rộng và thâm nhập sâu hơn vào thị trường nước Bắc Âu này. 3.2. Triển vọng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Đan Mạch Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, Việt Nam và Đan Mạch đã có mối quan hệ hợp tác hữu nghị nhiều mặt, trong đó được biết đến nhiều hơn cả là quan hệ viện trợ của Đan Mạch cho Việt Nam. Thời gian gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Đan Mạch đã được chú trọng và đã có nhiều tín hiệu khởi sắc. Biểu hiện rõ nét nhất là hai nước đã không ngừng có những chuyến thăm viếng cấp cao nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực. Trong chuyến thăm chính thức Đan Mạch của Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng ngày 10/06/2008, hai bên đều nhất trí cho rằng thương mại vẫn còn là một mảng hợp tác 64 đầy tiềm năng trong tương lai và mong muốn từ năm 2008 đến năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Đan Mạch sẽ tăng gấp hai lần. Điều này là khá khả quan bởi tình hình trao đổi thương mại qua các năm gần đây đều liên tục tăng từ khoảng 215 triệu USD năm 2006 lên đến khoảng 300 triệu USD năm 2007 112 và đến năm 2008 con số này ước đạt khoảng 318 triệu USD.113 Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, doanh nghiệp Việt Nam và Đan Mạch vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa hai nước. 3.2.1. Xuất khẩu 3.2.1.1. Thuận lợi Có thể thấy, quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Đan Mạch đã và đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rất lớn của chính phủ hai nước. Đây là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giao thương giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam và Đan Mạch. Đặc biệt, Đan Mạch đã và đang hỗ trợ rất nhiều cho Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và xúc tiến xuất khẩu thông qua nhiều chương trình hợp tác. Thông qua những chương trình đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường cũng như hiểu hơn về VHKD của Đan Mạch, từ đó, sẽ thúc đẩy khả năng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường này. Bên cạnh đó, Đan Mạch còn đang nỗ lực đẩy mạnh tự do hóa thương mại quốc tế trong một chương trình có tên “Chiến lược chính sách thương mại quyết đoán - Chính sách thương mại của Đan Mạch trong một thế giới toàn cầu hoá”.114 Chiến lược này nhằm để nhận biết và phá bỏ hàng rào thương mại được dựng lên bởi các công ty Đan Mạch. Như vậy, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc thâm nhập vào thị trường tiềm năng này. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã và đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho giao thương quốc tế nói chung và với Đan Mạch nói riêng. Là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam được 112 AGRO: www.agro.gov.vn/news/newsdetail.asp?targetID=9373 113 Tinkinhte.com: www.tinkinhte.com/nd5/detail/thuong-mai/so-lieu-thi-truong-xuat-khau/so-lieu-xuat-khau- hang-hoa-viet-nam-sang-dan-mach-nam-2008/26701.005218.html 114 TBIC: www.tbic.vn/default/87/tbic_details.aspx?DataID=3488 65 hưởng qui chế MFN (Most Favoured Nation – Tối huệ quốc)115 vô điều kiện, theo đó hàng hóa Việt Nam được cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ khác, không còn vướng nhiều rào cản về thuế và hạn ngạch như hiện nay nữa. Do đó, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Đan Mạch sẽ thuận lợi hơn và có cơ hội cạnh tranh cao hơn. Về mặt thị trường, Đan Mạch được đánh giá là thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng của hàng tiêu dùng Việt Nam bởi người dân ở nước này có thu nhập bình quân đầu người cao (khoảng 38.900 USD) nên sức mua lớn và lại phụ thuộc khá nhiều vào hàng nhập khẩu. Hiện nay, có nhiều mặt hàng thuộc thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam mà Đan Mạch lại đang hạn chế sản xuất do điều kiện tự nhiên (gạo, café nguyên liệu, chè,…) hoặc phải sản xuất với giá thành quá đắt do thiếu lao động (hàng dệt may, hàng thủ công…). Việt Nam có điều kiện thuận lợi về tự nhiên và lao động nên có thể sản xuất những mặt hàng này với số lượng lớn và với giá rẻ hơn rất nhiều so với ở Đan Mạch. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang dần nâng cao trình độ tay nghề và chất lượng các sản phẩm xuất khẩu, từng bước tạo uy tín trên thị trường quốc tế. Đây cũng là điều kiện tốt giúp cho nhiều doanh nghiệp Đan Mạch quan tâm đến các sản phẩm của Việt Nam. 3.2.1.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi kể trên, trong thời gian tới, việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Đan Mạch cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Về mặt khách quan, đầu tiên phải kể đến là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra. Không chỉ Việt Nam mà hiện nay Đan Mạch cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này. Đan Mạch tưởng chừng là quốc gia “đứng ngoài cuộc” nhưng đến tháng 02 năm 2009 cũng đã gia nhập danh sách các nước chống chọi với khủng hoảng. Cơ quan thống kê của nước này cho biết đầu tư và tiêu dùng giảm thấy rõ trong quí IV vừa qua, trong khi chi tiêu công lại tăng. Theo nhà phân tích Anders Matzen của tập đoàn ngân hàng Nordea hàng đầu Bắc Âu “Có thể Đan Mạch đang trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất mà nước này gặp phải từ sau 115 MFN là quy chế theo đó, các quốc gia không được phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của mình. Theo World Trade Organization,“Principles of the trading system” 66 Thế chiến thứ hai”.116 Tình trạng khủng hoảng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quan hệ trao đổi hàng hóa của hai nước. Tuy nhiên, khủng hoảng chỉ là tình trạng tạm thời. Xét về lâu dài, Việt Nam và Đan Mạch vẫn có nhiều tiềm năng hợp tác thương mại. Một khó khăn nữa mà Việt Nam sẽ phải đối mặt là việc cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc. Quốc gia này nổi tiếng với những mặt hàng đa dạng về mẫu mã và phong phú về chủng loại. Bên cạnh đó, do tận dụng được nguồn lao động dồi dào, giá rẻ nên có ưu thế về giá cả. Đặc biệt, hàng dệt may Trung Quốc vào EU đã được dỡ bỏ hạn ngạch vào năm 2008. Điều đó có nghĩa là hàng dệt may Việt Nam sẽ có một đối thủ thực sự lớn tại thị trường EU nói chung và thị trường Đan Mạch nói riêng. Thêm vào đó, Việt Nam lại ở rất xa Đan Mạch và do đó, làm cho chi phí vận chuyển tăng lên rất nhiều. Đồng thời, quá trình vận chuyển đường dài như vậy sẽ gặp phải nhiều khó khăn như thiên tai, cướp biển hoặc tai nạn, đặc biệt là sẽ khó khăn cho việc xuất khẩu các loại nông sản hoặc các đồ dễ vỡ. Đây là một trong những khó khăn lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, nhất là khi tiềm lực còn yếu kém. Về mặt chủ quan, như đã phân tích ở chương 2, Việt Nam và Đan Mạch có rất nhiều khác biệt trong VHKD và từ đó xuất hiện nhiều rào cản trong giao thương giữa hai nước. Khác biệt đầu tiên và cũng là rào cản khá lớn đối với thương nhân hai nước là ngôn ngữ. Mỗi nước đều có ngôn ngữ riêng của mình và đều là những thứ tiếng không phổ biến. Đặc biệt, tiếng Đan Mạch là thứ tiếng rất khó học. Tuy hiện nay các giao dịch thương mại giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân Đan Mạch đều được thực hiện bằng tiếng Anh – ngôn ngữ giao dịch quốc tế - nhưng quá trình giao tiếp và truyền tải thông tin cũng gặp nhiều khó khăn bởi đây không phải là tiếng mẹ đẻ của cả hai bên. Trong nghiên cứu của Tiến Sĩ Nguyễn Hoàng Ánh về ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh đến quan hệ thương mại Việt Nam – Đan Mạch, tất cả những người được phỏng vấn đều nhận thấy khó khăn này, đặc biệt là phía Đan Mạch. Họ nói rằng khả năng nói và diễn đạt bằng tiếng Anh của người Việt 116 Tấn Lộc, “Đến lượt Bắc Âu rơi vào suy thoái”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn online, ngày 28/2/2009 : www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/ghinhan/15881/ 67 Nam vẫn còn kém, do đó, làm cho họ nhiều khi không hiểu được ý của đối tác Việt Nam. 117 Bên cạnh đó, những khác biệt về tâm lý, văn hóa đó khiến cho các doanh nhân Việt Nam và doanh nhân Đan Mạch đôi khi không hiểu nhau. Theo nghiên cứu trên của Tiến Sỹ Nguyễn Hoàng Ánh, cả phía Việt Nam và Đan Mạch đều nói rằng họ hiểu nhau trong lời nói nhưng không hiểu nhau trong suy nghĩ, dẫn đến hai bên chưa thực sự tin tưởng lẫn nhau.118 Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình giao thương giữa thương nhân hai nước, đặc biệt là trong quá trình đàm phán. Không những thế, các doanh nghiệp Việt Nam còn rất thiếu kiến thức về VHKD của Đan Mạch. Một phần là họ chưa có thói quen nghiên cứu chuyên sâu về thị trường mình nhắm đến. Phần khác là do việc nghiên cứu sâu thị trường Đan Mạch gặp phải nhiều rào cản như khoảng cách địa lý và chi phí khảo sát tốn kém... Do đó, việc thâm nhập vào thị trường này vẫn còn nhiều thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam. 3.2.2. Nhập khẩu 3.2.2.1. Thuận lợi Việt Nam vẫn đang trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, rất cần nhập khẩu nhiều các trang thiết bị, máy móc tiên tiến hiện đại. Trong khi đó, Đan Mạch lại là quốc gia có rất phát triển về công nghệ, có khả năng cung cấp cho Việt Nam những hàng hóa máy móc, thiết bị với số lượng lớn và chất lượng cao. Do vậy, Việt Nam trong tương lai vẫn sẽ là thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng của Đan Mạch với các mặt hàng chủ yếu như thiết bị phụ tùng, thiết bị điện, hoá chất, sản phẩm cơ khí, máy móc, nguyên liệu thô…Bên cạnh đó, đời sống của người dân Việt Nam cũng dần được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cũng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu đối với sản phẩm nhập khẩu nên các sản phẩm từ Đan Mạch như các sản phẩm sữa, lúa mạch, thực phẩm…sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường Việt Nam. 117 Nguyen Hoang Anh, “Impacts of the culture on the business relationships between Viet Nam – Denmark: Preliminary results” 118 Nguyen Hoang Anh, “Impacts of the culture on the business relationships between Viet Nam – Denmark: Preliminary results” 68 3.2.2.2. Khó khăn Hiện nay, tuy mức sống của người dân Việt Nam đã được nâng lên đáng kể, thu nhập bình quân đầu người đã đạt mức 1.024 USD (2008)119 nhưng so với Đan Mạch (38.900 USD năm 2008) thì vẫn là một con số quá nhỏ bé. Khoảng cách quá xa về mức sống dẫn đến sự chênh lệch lớn về giá cả. Có thể nói giá cả những mặt hàng của Đan Mạch là khá đắt đỏ so với khả năng chi tiêu của người Việt Nam. Đây cũng là một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của Đan Mạch. Ngoài ra, hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải khó khăn về khoảng cách địa lý. Giá các mặt hàng cũng tăng tỷ lệ thuận với quãng đường do chi phí vận tải tăng và từ đó cũng làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu, nhất là những doanh nghiệp có tiềm lực chưa mạnh sẽ e ngại trong giao thương với Đan Mạch. Bên cạnh đó, khác biệt trong văn hóa kinh doanh cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp Đan Mạch khi tiến hành xuất khẩu vào thị trường Việt Nam. Nhìn chung, việc phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Đan Mạch tương xứng với tiềm năng của hai nước bên cạnh những thuận lợi vẫn còn những khó khăn. Tuy nhiên, cả hai nước vẫn đang nỗ lực vun đắp cho một sự phát triển nhiều hơn nữa trong tương lai như Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã khẳng định “Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác để giải quyết các khó khăn mà doanh nghiệp hai nước đang gặp phải vì mục tiêu đẩy mạnh quan hệ đầu tư, kinh tế, thương mại, tiếp tục củng cố và phát triển mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Chính phủ và nhân dân hai nước”.120 Và thiết nghĩ, một trong những việc làm cấp thiết hiện nay là phải cải tạo nhận thức của doanh nhân về VHKD nói chung và VHKD của Đan Mạch nói riêng. 3.3. Một số giải pháp về văn hóa kinh doanh nhằm tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Đan Mạch Quan hệ thương thương mại giữa hai quốc gia nói chung và giữa các doanh nghiệp của hai quốc gia nói riêng không chỉ chịu ảnh hưởng của những chính sách kinh tế của Nhà nước mà còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi VHKD. Vì vậy, nâng 119 Tuổi trẻ online: www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=295455&ChannelID=11 120 Bộ ngoại giao Việt Nam, “Việt Nam - Đan Mạch đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại”, www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns080611090951. 69 cao hiểu biết về VHKD cho các nhà làm kinh doanh quốc tế cũng là một biện pháp quan trọng để tăng cường quan hệ thương mại quốc tế. Đan Mạch là quốc gia cách xa Việt Nam cả về địa lý và về văn hóa. Họ có phong cách kinh doanh và tập quán tiêu dùng rất khác Việt Nam cho nên muốn tăng cường mối quan hệ thương mại với quốc gia này cần phải trang bị những kiến thức thật vững chắc về VHKD của họ. Đây là nhiệm vụ cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và doanh nhân. 3.3.1.Giải pháp đối với Nhà nƣớc 3.3.1.1. Tăng cường phổ biến kiến thức chung về văn hóa kinh doanh Ngày nay, thông tin đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi lĩnh vực, trong đó có thương mại quốc tế. Những thông tin về thị trường, về đối tác, về tập quán kinh doanh… có tác động rất lớn đến các quyết định kinh doanh. Một doanh nghiệp nắm bắt rõ thông tin về thị trường đang nhắm đến đồng thời hiểu biết sâu sắc về đối tác cũng như VHKD của họ sẽ nắm được chìa khóa đi đến thành công trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, một thực tế thường thấy là rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam, từ những cơ sở sản xuất nhỏ đến những doanh nghiệp lớn, đang thiếu hụt trầm trọng những kiến thức về VHKD của các đối tác nước ngoài. Vì vậy, việc phổ biến kiến thức về VHKD cho các doanh nghiệp trong nước là một việc làm cần thiết và cấp bách, đặc biệt là khi đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. Tuy nhiên, công tác này không phải việc làm đơn giản. Chỉ có Nhà nước bằng nguồn ngân sách của mình và cùng với sự phối hợp của các cơ quan hữu quan mới có đủ điều kiện tiến hành phổ biến sâu rộng những kiến thức chung về VHKD. Cụ thể, Nhà nước nên thực hiện các công tác sau: - Phối hợp với các cơ quan truyền thông như đài phát thanh, đài truyền hình tổ chức những chương trình hội đàm về VHKD các nước theo từng chuyên đề có sự tham gia nói chuyện của các chuyên gia về lĩnh vực VHKD. - Cho đăng tải một cách hệ thống và phong phú những thông tin khái quát về thị trường cũng như về phong tục, tập quán kinh doanh… của từng nước trên các báo và trên các trang web chính thức của các cơ quan hữu quan như trang web của Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… 70 - Chỉ đạo thực hiện những chương trình đào tạo trên diện rộng thông qua chương trình giảng dạy môn học VHKD tại các trường đại học, cao đẳng thuộc khối kinh tế. Bên cạnh đó, để mang lại những kiến thức sâu rộng hơn về VHKD các nước, Nhà nước cũng nên đầu tư cho công tác nghiên cứu chuyên sâu về VHKD bằng cách xây dựng những chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo cho sinh viên, giáo viên và đội ngũ cán bộ thương mại, trong đó, hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần cho việc học tập nghiên cứu ở nước ngoài. Thông qua những hoạt động này, các thương nhân Việt Nam sẽ không chỉ có những VHKD của Đan Mạch mà còn nắm bắt được VHKD của nhiều quốc gia khác nữa. 3.3.1.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại Thực tế cho thấy, hiểu biết của doanh nghiệp về VHKD nói chung và VHKD Đan Mạch nói riêng còn hạn chế. Một phần là bởi bản thân các doanh nghiệp chưa ý thức được vai trò của VHKD trong thương mại quốc tế. Phần nữa cũng là vì Đan Mạch và Việt Nam cách xa nhau về mặt địa lý và việc tiến hành khảo sát thị trường này rất tốn kém mà các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa có đủ tiềm lực để thực hiện. Vì vậy, sự hỗ trợ về thông tin thị trường từ phía Nhà Nước là rất cần thiết. Về mặt này, Nhà Nước cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các cơ quan Việt Nam đặt tại Đan Mạch như Đại sứ quán, cơ quan thương vụ… Các cơ quan này có trách nhiệm tìm hiểu về văn hóa, đất nước, con người và VHKD Đan Mạch để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể giúp các doanh nghiệp có cơ hội phát triển mối quan hệ thương mại với Đan Mạch bằng cách tăng cường những chuyến viếng thăm cấp cao giữa hai nước. Mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp này sẽ thúc đẩy sự phát triển quan hệ hợp tác song phương giữa hai quốc gia và kết quả là mang lại rất nhiều lợi ích. Tiêu biểu như chuyến thăm Đan Mạch hồi tháng 6 năm 2008 của Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng. Trong chuyến thăm này, hai bên đã ký kết Hiệp định Chính phủ về Chương trình thí điểm hợp tác nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2010; Hợp đồng Liên doanh Cảng Quốc tế Đình Vũ - Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 165 71 triệu USD giữa Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Phà Rừng (thuộc Vinashin) và Tập đoàn APM Terminals (APMT) của Đan Mạch; Biên bản ghi nhớ về nghiên cứu chiến lược tổng thể phát triển cụm cảng khu vực nước sâu phía Bắc Việt Nam giữa Vinashin và APMT với tổng vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD. Như vậy, các chuyến thăm cấp cao giữa hai quốc gia đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên tiến hành tổ chức cho các doanh nghiệp trong nước cùng tham gia vào những chuyến viếng thăm vương quốc Đan Mạch để họ có điều kiện tìm hiểu nhiều hơn về tập quán kinh doanh cũng như về thị trường nước này. Xét trên phương diện VHKD, một lý do nữa khiến cho kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Đan Mạch còn chưa cao là bởi việc quảng bá sản phẩm Việt Nam trên thị trường này còn ít và kém hiệu quả. Điều này đòi hỏi công tác xúc tiến thương mại phải được tăng cường hơn nữa. Tuy nhiên, các doanh nghiệpViệt Nam với tiềm lực hạn chế, vẫn chưa thể làm tốt công tác này, do đó cần có sự nước hỗ trợ từ phía Nhà nước.Chẳng hạn như, Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tổ chức những triển lãm giới thiệu hàng hóa tại Đan Mạch. Những triển lãm như thế này có thể thu hút được nhiều doanh nghiệp cũng như người dân đến xem và tiếp cận với sản phẩm của Việt Nam. Bên cạnh đó, tại các triển lãm, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ có cơ hội đặt mối quan hệ làm ăn với các khách hàng Đan Mạch, hoặc thông qua việc tiếp xúc với người tiêu dùng, các thương nhân cũng có điều kiện hiểu về tập quán và thói quen tiêu dùng của người dân nơi đây. Đây là điều kiện giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm ra được những sản phẩm xuất khẩu tiềm năng, mang những đặc tính phù hợp với yêu cầu của họ. Nhà nước cũng cần quan tâm đến việc hợp tác với các cơ quan chức năng của Đan Mạch để có được sự hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết của họ trong công tác tiếp cận thị trường. Không ai có thể am hiểu thị trường Đan Mạch bằng chính người Đan Mạch cho nên đây sẽ là hoạt động có ý nghĩa rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước trong giai đoạn còn đang gặp nhiều khó khăn về khả năng tiếp cận thị trường. Hoạt động hợp tác này có thể tổ chức dưới dạng một dự án, bao gồm việc tổ chức các khoá đào tạo để cải tiến sản phẩm, hoạt động marketing, thực hiện công tác xúc tiến 72 thương mại với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia Đan Mạch… Bên cạnh đó, muốn thâm nhập vào thị trường Đan Mạch thì cách tốt nhất là liên kết với nhà phân phối nên nhờ sự giúp đỡ của các đối tác Đan Mạch, các doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động tìm kiếm và tạo mối liên lạc với hệ thống nhà phân phối tại các thị trường này. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chương trình hỗ trợ như thế này, cơ hội để bán hàng vào thị trường Đan Mạch là rất cao. Ngoài ra, vấn đề xây dựng thương hiệu và đưa được sản phẩm đến người tiêu dùng của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất kém, trong khi đó Đan Mạch lại là quốc gia rất có kinh nghiệm về vấn đề này. Do vậy, trong khuôn khổ hợp tác này, chúng ta còn có thể nhờ các chuyên gia của Đan Mạch trực tiếp cố vấn cho các doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng thương hiệu, cải tiến thiết kế mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và công tác thông tin tuyên truyền sản phẩm đến với người tiêu dùng nước này. 3.3.1.3. Tiến hành giao lưu văn hóa để hỗ trợ giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và Đan Mạch Ngày nay, giao lưu kinh tế quốc tế không chỉ dừng lại ở các hoạt động xuất nhập khẩu nữa mà nó còn là cầu nối về văn hóa, giúp cho việc giới thiệu về văn hóa, phong tục tập quán của nước mình cũng như tìm hiểu về văn hóa nước ngoài. Đến lượt nó, văn hóa lại giúp thúc đẩy giao lưu kinh tế bởi hiểu biết về văn hóa sẽ giúp mở ra những cơ hội thâm nhập thị trường, học hỏi kỹ năng kinh doanh… Thông qua hiểu biết về văn hóa của một nước, chúng ta sẽ hiểu về những tập tục, thói quen trong kinh doanh, những tập quán tiêu dùng của người dân, từ đó có phương hướng sản xuất sao cho đáp ứng đúng và đủ nhu cầu. Vì vậy, hiểu biết về văn hóa một nước cũng chính là nền tảng để hiểu biết về VHKD của nước đó. Thực tế này mang lại một biện pháp nữa để nâng cao sự hiểu biết về văn hóa Đan Mạch cho các thương nhân Việt Nam. Đó là tăng cường hơn nữa việc khuyến khích và hỗ trợ phía Đan Mạch tổ chức những tuần lễ văn hóa tại Việt Nam. Thông qua các hoạt động trong tuần lễ văn hóa như giao lưu, hội thảo, biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim về Đan Mạch, chúng ta có thể tìm hiểu thêm về đất nước, con người và văn hóa quốc gia này. 73 Bên cạnh việc giúp cho doanh nghiệp trong nước được tiếp cận với văn hóa Đan Mạch, Nhà nước cũng nên tăng cường tổ chức các tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Đan Mạch để văn hóa Việt Nam có cơ hội được phổ biến rộng rãi đến người dân nước này. Tại những chương trình như thế, chúng ta có thể giới thiệu những nét đặc sắc trong văn hóa Việt Nam như nghệ thuật múa rối nước, tranh sơn mài, khảm trai… đồng thời tổ chức trưng bày những sản phẩm mang đậm tính văn hóa truyền thống dân tộc, đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Những hoạt động này có thể thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp Đan Mạch đến hàng hóa và thị trường Việt Nam bởi Đan Mạch là đất nước rất coi trọng văn hóa và ưa thích những mặt hàng thủ công truyền thống vốn là thế mạnh của nước ta. Thực tế, chúng ta cũng đã tổ chức giới thiệu được văn hóa Việt Nam đến người dân Đan Mạch trong tuần lễ “Ngày Việt Nam ở Bắc Âu” nằm trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tới ba nước: Đan Mạch, Thuỵ Điển và Phần Lan hồi tháng 6 năm 2008. Tại đây, tuy đã diễn ra các hoạt động nghệ thuật như biểu diễn các tiết mục văn hóa dân gian, triển lãm tranh... nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được cơ hội này để tổ chức giới thiệu những sản phẩm truyền thống của dân tộc đến bạn hàng Đan Mạch. Thiếu sót này cần phải được khắc phục trong những tuần lễ văn hóa sau này. Việc tăng cường giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Đan Mạch không chỉ có ý nghĩa nâng cao hiểu biết của người dân về văn hóa hai nước hay thắt chặt quan hệ ngoại giao giữa hai Nhà Nước mà còn có ý nghĩa thúc đẩy quan hệ thương mại. Hiểu biết về văn hóa của nhau sẽ giúp cho doanh nghiệp hai nước năng động hơn trong việc thâm nhập thị trường và mở rộng cơ cấu hàng xuất khẩu cũng như đạt được hiệu quả cao hơn trong đàm phán kinh doanh. 3.3.1.4. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng mang bản sắc dân tộc Với tình hình thị trường thế giới tràn ngập hàng hóa như hiện nay, muốn cạnh tranh được với hàng hóa của những quốc gia phát triển hơn, giải pháp tốt nhất là tạo ra sự khác biệt bằng cách tăng cường những hàng hóa đặc thù cho Việt Nam. Hơn nữa người tiêu dùng Đan Mạch cũng khá ưa chuộng những mặt hàng mang tính độc 74 đáo và truyền thống dân tộc. Vì vậy, xuất khẩu những mặt hàng truyền thống sẽ là lợi thế của Việt Nam ở thị trường Đan Mạch. Hiện nay, do tác động quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các làng nghề truyền thống đang dần bị mai một để nhường chỗ cho những nhà máy, xí nghiệp trong ngành công nghiệp cũng như những công trình phục vụ ngành dịch vụ. Do vậy, muốn khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng truyền thống, việc cần làm đầu tiên là khôi phục và phát triển các làng nghề như nghề gốm sứ, sơn mài, khảm trai, đúc đồng… Sau đó, cần có những hoạt động xúc tiến thương mại giúp cho những sản phẩm này có thể tiếp cận với người tiêu dùng Đan Mạch. Điều này là khá khó khăn đối với những người làm nghề thủ công này bởi tiềm lực của họ không lớn và hiểu biết của họ về thị trường nước ngoài nói chung cũng như thị trường Đan Mạch nói riêng còn rất hạn chế. Cho nên, Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí cho các địa phương có làng nghề được tham gia các Hội chợ triển lãm về hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ngoài. 3.3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp 3.3.2.1. Chú trọng công tác phổ biến kiến thức về VHKD nói chung và VHKD Đan Mạch nói riêng trong doanh nghiệp Hoạt động nghiên cứu thị trường và công tác tìm hiểu về VHKD các đối tác nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được tổ chức một cách khoa học, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính. Thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam hầu như rất ít chú trọng đến việc những hoạt động này. Họ chỉ quan tâm trước nhất đến các quá trình ký kết hợp đồng hay trao đổi hàng hóa mà không hề để ý rằng nhiều khi những thất bại của một thương vụ lại liên quan đến vấn đề văn hóa. Những tiêu chí để lựa chọn nhân viên trong công ty chủ yếu tập trung vào trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc…chứ không hề để ý đến kiến thức VHKD của họ. Kết quả là cả lãnh đạo và nhân viên chỉ làm việc chạy theo lợi nhuận dẫn đến kinh doanh bất chính hoặc làm được vụ nào hay vụ đấy, không giữ chữ tín với khách hàng, sai phạm nhiều trong tác phong công việc làm mất uy tín công ty. Nhiều nước phát triển, đặc biệt là những nước vùng Scandinavia, trong đó có Đan Mạch, rất coi trọng VHKD của họ và không muốn học cách làm của đối tác nước ngoài. Do đó, nếu không hiểu biết và có sự chuẩn bị trước chúng ta rất dễ gặp thất bại trong giao thương với họ. Trong hoạt động thương mại quốc tế, doanh nghiệp sẽ phải thường xuyên tiếp xúc với bạn hàng nước ngoài 75 đến từ những nền văn hóa khác nhau và khác với Việt Nam. Nếu các thương nhân chỉ có trình độ chuyên môn mà thiếu kiến thức về VHKD thì có thể sẽ dẫn đến kết quả không mong muốn trong giao dịch như thất bại trong việc giới thiệu sản phẩm đến thị trường mới hay hợp đồng không được ký kết… Ngược lại, những người vừa giỏi chuyên môn vừa am hiểu sâu sắc về VHKD của đối tác nước ngoài thì sẽ gặp nhiều thuận lợi trong công việc tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với bạn hàng, trong việc tìm hiểu và thâm nhập thị trường và đặc biệt là dễ dàng trong quá trình đàm phán thương mại. Vì vậy, công tác phổ biến kiến thức về VHKD là rất cần thiết. Một biện pháp nhanh chóng và tức thời mà doanh nghiệp nên thực hiện là trước khi tiến hành làm ăn với một đối tác nước ngoài, doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho những nhân viên của mình tìm hiểu về văn hóa kinh doanh của họ. Làm được như vậy, doanh nghiệp sẽ có hành vi ứng xử phù hợp và gây được thiện cảm tốt từ bạn hàng nước ngoài đó. Hiện nay, Internet chính là phương tiện giúp cho các doanh nghiệp có được nguồn thông tin một cách nhanh chóng và hữu ích nhất. Hầu hết các công ty của Đan Mạch đều có trang web riêng nên việc tìm hiểu về các đối tác nước này đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thuận lợi hơn. Về lâu dài, doanh nghiệp cần chủ động đào tạo cho nhân viên của mình về VHKD nước ngoài thông qua các khóa đào tạo miễn phí trong công ty, hoặc thông qua việc phối hợp với các doanh nghiệp khác tổ chức những cuộc hội thảo, hội đàm để cho nhân viên có thể giao lưu và trao đổi cũng như học hỏi thêm những kiến thức về VHKD một cách hiệu quả. Ngoài ra, doanh nghiệp nên tham gia vào các chương trình hợp tác của giữa hai nước để có được sự hỗ trợ nhiều mặt trong đó có sự hỗ trợ về thông tin thị trường cũng như VHKD Đan Mạch. Chẳng hạn như doanh nghiệp có thể tham gia vào chương trình “Hợp tác Việt Nam - Đan Mạch (B2B)”. Đây là chương trình nhằm hỗ trợ thiết lập quan hệ đối tác lâu dài và bền vững giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Đan Mạch. Ngân sách viện trợ của B2B ưu tiên dành cho các hoạt động như kết nối doanh nghiệp, nghiên cứu khả thi, đào tạo và trợ giúp kỹ thuật, củng cố điều kiện môi trường làm việc, xúc tiến xuất khẩu, và xúc tiến trách nhiệm xã hội trong công ty.121 121 TBIC, “Chương trình B2B mang lợi ích đến cho doanh nghiệp Việt Nam và Đan Mạch”, Pedersen Indius, 28/08/2007, www.tbic.vn/default/87/tbic_details.aspx?DataID=4461. 76 Bên cạnh đó, lãnh đạo doanh nghiệp cũng nên lập ra một khoản quỹ để khen thưởng, khích lệ đối với những nhân viên đạt thành tích tốt trong công tác giao dịch và duy trì được quan hệ lâu dài với bạn hàng nước ngoài. Việc làm này sẽ là động lực thúc đẩy nhân viên tự tìm tòi, học hỏi những kiến thức về VHKD để đạt kết quả tốt trong giao dịch thương mại quốc tế. Một việc làm khác cũng khá hữu ích là tổ chức những cuộc thi nhỏ với chủ đề tìm hiểu VHKD các nước cho toàn bộ nhân viên trong công ty. Đây là một hình thức vừa mang tính học hỏi, vừa mang tính giải trí sẽ giúp cho nhân viên tiếp thu kiến thức về văn hóa các nước dễ dàng hơn. Việc tuyên truyền sự hiểu biết về các đối tác nước ngoài cũng cần phải được thực hiện với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin như sách báo, tạp chí, Internet… Công ty nên thường xuyên đặt các ấn phẩm báo chí chuyên ngành, liên quan đến xúc tiến thương mại. Ngoài ra cần trang bị tốt hệ thống máy vi tính và mạng Internet trong toàn bộ công ty để nhân viên có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với thông tin chuyên ngành, đặc biệt là kiến thức về VHKD của các nước. 3.3.2.2. Chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường Công tác nghiên cứu thị trường đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt là trong kinh doanh quốc tế. Thông qua hoạt động này, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được thông tin về đất nước, con người, văn hóa, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng… tại thị trường mục tiêu, từ đó sẽ lập ra được kế hoạch sản xuất và thâm nhập thị trường được thuận lợi và hiệu quả. Đan Mạch là một thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn, có nhiều doanh nghiệp từ những quốc gia khác nhau muốn thâm nhập, do đó thách thức cạnh tranh đang đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác, người tiêu dùng Đan Mạch có đời sống cao nên họ yêu cầu khá khắt khe về chất lượng, mẫu mã sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ. Vì thế, đầu tư để nghiên cứu và khảo sát kỹ thị trường này là việc làm vô cùng cần thiết. Các doanh nghiệp nên chú trọng đến bộ phận nghiên cứu thị trường, đặc biệt là nâng cao năng lực toàn diện của đội ngũ nhân viên trong bộ phận này. Chú trọng đào tạo con người chính là nhân tố quan trọng trong kinh doanh hiện nay. Xây dựng được một đội ngũ nhân viên chủ chốt, giỏi chuyên môn, am hiểu văn hóa sẽ là nền 77 tảng tạo nên thành công của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp nên dành ra một khoản ngân sách hợp lý cho hoạt động tìm hiểu thị trường và xúc tiến thương mại. Nếu gặp khó khăn trong công tác này, có thể tìm sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía các cơ quan hữu quan của Nhà Nước như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch hoặc liên hệ tới những cơ quan ngoại giao của Đan Mạch ở Việt Nam như Đại sứ quán Đan Mạch. Để tiến hành kinh doanh thành công tại một thị trường mới, một biện pháp nữa các doanh nghiệp nên thực hiện là tham dự những hội chợ thương mại. Và đây cũng là cách hiệu quả để tiếp cận với thị trường Đan Mạch. Ban đầu, doanh nghiệp có thể chỉ đến để tham quan hội chợ thương mại để có cơ hội gặp gỡ được các đối tác tiềm năng. Thông qua việc tham quan này, doanh nghiệp Việt Nam với tư cách là nhà xuất khẩu vừa có thể nắm bắt được những thông tin về xu hướng phát triển mới nhất trong ngành kinh doanh của mình để có hướng sản xuất cho phù hợp với yêu cầu thị trường vừa có thể tìm hiểu về các đối tác tiềm năng. Với tư cách là nhà nhập khẩu, họ có nhiều cơ hội lựa chọn các mặt hàng cũng như những nhà xuất khẩu Đan Mạch phù hợp nhất. Tiếp đó, nếu có điều kiện, doanh nghiệp nên chủ động đưa hàng hóa của mình sang các hội chợ triển lãm để có thể giới thiệu hàng hóa của mình. Danh sách các hội chợ thương mại tại Đan Mạch có thể được tìm thấy tại trang web Fairlink: www.fairlink.se 3.3.2.3. Phối hợp với các doanh nghiệp khác thành lập các câu lạc bộ về VHKD Thực tế cho thấy, công tác tìm hiểu thị trường ở những nước như Đan Mạch sẽ gặp phải nhiều khó khăn như khoảng cách địa lý, chi phí điều tra tốn kém, rào cản ngôn ngữ… Cho nên, để tiến hành nghiên cứu thị trường này thành công cũng không phải việc dễ dàng. Hơn thế nữa, ở Việt Nam, các công ty tồn tại chủ yếu dưới hình thức các công ty vừa và nhỏ, những cơ sở sản xuất kinh doanh cho nên công tác này lại càng khó khăn hơn.Vì vậy, thành lập các câu lạc bộ VHKD, trong đó tập hợp những kiến thức về văn hóa và thị trường các nước, sẽ giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nhau cũng như giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 78 3.3.3. Một số giải pháp khác Cùng với việc tăng cường phổ biến kiến thức về VHKD trong các doanh nghiệp thì các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tivi, Internet cũng cần nhập cuộc để giúp phổ biến rộng rãi những kiến thức và hiểu biết về VHKD của các thị trường trên thế giới. Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã trở thành kênh thông tin hữu ích trong nhiều lĩnh vực nhưng chưa đạt hiệu quả lớn trong việc cung cấp thông tin về VHKD. Vì vậy, cần chú ý hơn nữa việc xây dựng hệ thống kênh thông tin thông qua tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ phóng viên báo chí chuyên nghiệp, nhanh nhạy và đồng thời nâng cấp các phương tiện truyền tin. Có như vậy mới có thể tìm hiểu và cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về thị trường cũng như về các đối tác nước ngoài giúp các doanh nghiệp tham khảo. Hiện nay, vấn đề ngôn ngữ cũng là một rào cản đối đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thương mại quốc tế nói chung và thương mại với Đan Mạch nói riêng. Hiện nay, ngôn ngữ được dùng để giao dịch thương mại phổ biến là tiếng Anh. Tuy nhiên, trình độ tiếng Anh của các thương nhân Việt Nam nói chung chưa cao. Điều này rất dễ gây nên những hiểu lầm hoặc sai phạm, đặc biệt là trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng. Cho nên nâng cao trình độ ngoại ngữ cho những người làm kinh doanh quốc tế cũng phải được đặt ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, cũng cần cần nâng cao trình độ tin học cho người làm kinh doanh để họ có khả năng tiếp cận với nguồn thông tin của nước ngoài. Hiện nay, rất nhiều làng nghề, cơ sở sản xuất thủ công hoặc các hộ kinh doanh cá thể muốn vươn ra thị trường nước ngoài nhưng lại gặp trở ngại về mặt tiếp cận thông tin thị trường. Thuê chuyên gia tư vấn thì chi phí đắt đỏ, còn nguồn thông tin phong phú và tiện lợi cho việc tra cứu lại là nguồn thông tin trên internet và thậm chí là phải tra cứu trên những trang web nước ngoài mới có. Nếu như họ không có trình độ ngoại ngữ và vi tính nhất định thì sẽ gặp bất lợi. Ngoài các biện pháp trên, chúng ta còn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về “xung đột VHKD” bằng cách xây dựng nên các trung tâm tư vấn về VHKD dưới sự bảo trợ của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này. Gần 79 đây, các doanh nghiệp đã từng bước có ý thức về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng như tìm hiểu về VHKD của đối tác ngoại quốc nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và tìm nguồn thông tin chính xác ở đâu. Do vậy, những trung tâm như thế này sẽ là nơi tin cậy, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong giao thương quốc tế. Như vậy, việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai quốc gia không phải là việc làm đơn giản, đặc biệt là với hai quốc gia cách xa nhau về địa lý và có nhiều khác biệt trong văn hóa như Việt Nam và Đan Mạch. Vấn đề đặt ra là cần có sự phối hợp đồng bộ từ Nhà Nước đến doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông để có thể giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có được những kiến thức về VHKD các nước nói chung và của Đan Mạch nói riêng. Có như vậy, Việt Nam mới có thể tiến xa hơn nữa trong quan hệ kinh tế thương mại với quốc gia Bắc Âu này. 80 KẾT LUẬN Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã giúp xóa bỏ dần những rào cản đối với các hoạt động giao thương quốc tế, giúp thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại mà nền kinh tế thế giới đang nỗ lực theo đuổi. Song, kinh doanh trên thương trường quốc tế vẫn gặp phải một khó khăn thường trực là những rào cản về VHKD. Sự khác biệt về văn hóa nói chung và VHKD nói riêng giữa các nước có ảnh hưởng rất nhiều đến việc giao dịch giữa các đối tác cũng như việc thâm nhập và mở rộng thị trường. Đây cũng là khó khăn mà Việt Nam gặp phải trong quan hệ thương mại với Đan Mạch – đất nước cách xa về địa lý cũng như có nhiều khác biệt trong VHKD so với Việt Nam. Hiện nay, các thương nhân Việt Nam còn rất thiếu thông tin về thị trường cũng như chưa hiểu biết nhiều về VHKD Đan Mạch, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quan hệ thương mại với nước này. Vì vậy, việc tìm hiểu và nhận thức những tương đồng và khác biệt giữa VHKD Đan Mạch và VHKD Việt Nam cùng với những ảnh hưởng của nó là vấn đề cần thiết cho các nhà kinh doanh Việt Nam muốn đạt hiệu quả cao hơn trong quan hệ thương mại với quốc gia Bắc Âu này. Qua việc nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Đan Mạch đến quan hệ thương mại của Đan Mạch với Việt Nam”, khóa luận đã phân tích, trình bày một cách khái quát những nội dung về VHKD cùng ảnh hưởng của nó trong quan hệ thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, khóa luận cũng đã tập trung, đi sâu tìm hiểu những nét đặc trưng trong VHKD của Đan Mạch và đánh giá những ảnh hưởng của nó đến quan hệ thương mại giữa Đan Mạch với Việt Nam. Đồng thời, cùng với việc đánh giá những thành công và hạn chế trong hiểu biết của doanh nhân Việt Nam về VHKD Đan Mạch, người viết đã đề ra một số giải pháp về VHKD nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ thương mại giữa hai nước. VHKD nói chung và VHKD Đan Mạch nói riêng vẫn là những vấn đề tương đối phức tạp và mới mẻ ở Việt Nam. Do hạn chế về mặt kiến thức và trình độ, khóa luận chắc chắn mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu bước đầu. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu này. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Danh mục tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt 1. Bộ ngoại giao Việt Nam (12-06-2008) ,“Việt Nam - Đan Mạch đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại”, 2. Doanh nhân 360 (08/07/2008), “Tác động của yếu tố văn hóa trong hoạt động marketing của doanh nghiệp”, doanh/Tac_dong_van_hoa_marketing_doanh_nghiep/. 3. Đại sứ quán Đan Mạch: 4. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hoá kinh doanh và Triết lý kinh doanh, NXB Chính trị Quốc Gia. 5. Hồ sơ thị trường – VCCI: 6. Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam, Luận Án TS Kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội. 7. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (27/02/2009), “Các kênh phân phối hàng dệt may tại Tây Ban Nha”, may-tai-tay-ban-nha. 8. Saga, “Văn hóa tặng quà trong kinh doanh” (11/12/2007), 9. Thời báo Kinh tế Sài Gòn online, “Đến lượt Bắc Âu rơi vào suy thoái”, Tấn Lộc (28/2/2009), 10. H.Giang – T.Hằng – L.Anh (01/01/2009), “Thu nhập bình quân trên 1.000 USD/người nhưng vẫn nghèo”, Tuổi trẻ online: tren-1000-USDnguoi-nhung-van-ngheo/2324315.epi.TBIC, “Chương trình B2B mang lợi ích đến cho doanh nghiệp Việt Nam và Đan Mạch”, Pedersen Indius, 28/08/2007, 82 11. Tổng cục thống kê: 12. Việt báo.vn, “Văn hóa kinh doanh Trung Quốc”, Thu Lê (22/06/2006), II. Danh mục tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh 1. Danishnet.com: 2. DENMARK.DK: 3. Donald Ball, Wendell McCulloch, Michael Geringer, Paul Frantz, Michael Minor (2007), International Business: The Challenge of Global Competition, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 9. 4. executiveplanet.com: 5. Export.gov: 6. FITA: 7. Forbes: 8. Lothar Katz, Negotiating International Business – The Negotiator’s Reference Guide to 50 Countries Around the World. 9. Kwintessentail: 10. new to denmark,dk: 11. Nguyen Hoang Anh, Impacts of the culture on the business relationships between Viet Nam – Denmark: Preliminary results. 12. S. Tamer Cavusgil, Gary Knight, John R. Riesenberger (2007), International Business: Strategy, Management and The New Reality, NXB Prentice Hall. 13. The Danish Import Promotion Office DIPO, HSH – Norwegian Office of Import Promotion, The Swedish Chambers of Commerce (2005), Exporting to Scandinavia. 14. The World Factbook: https://www.cia.gov 15. W.L.Hill(2007), International Business, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 6 16. Worldbusinessculture.com : 17. World Economic Forum, “The Global Competitiveness Report 2008-2009” (08/10/2008), ndex.htm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4851_0057.pdf
Luận văn liên quan