Thu nhập tăng tỷ lệ thuận với số lượng đàn, do đó y ếu tố dịch bệnh tác động xấu
đến số lượng đàn. Theo kết quả nghiên cứu thí cứ số tháng dịch kéo d ài thêm một
tháng trong năm, thì lượng heo sẽ giảm đi 1701 con. Một vụ lạm dụng thuốc được
phát hiện thì lượng đàn giảm đi 710 con. Mất đi một phần tích lũy là:
(1701 +710)* 0.752407 = 1,814 triệu đồng.
Phòng nông nghiệp huyện phối hợp với chi cục thú y kiểm soát chặt chẽ nguồn
thuốc thú y và tổ chức phát hiện sớm dịch bệnh, kịp thời dập dịch.
- Vốn vay chiếm 54.96% /Tổng quy mô vốn. Đóng vai trò quan trọng trong triển
khai kế hoạch chăn nuôi. Hiện nay, Ngân hàng nhà nước đã có chính sách ưu tiên
khi vay vốn phục vụ đối tượng này, tức được vay với lãi suất thấp nhất trong các
mức lãi suất cho vay ra (tối đa là 11%/năm). Tuy nhiên người nuôi heo khó tiếp cận
được nguồn vốn trên bởi các ngân hàng thương mại không bị ràng buộc, chế tài. Do
đó, cần quy định mỗi chi nhánh ngân hàng thương mại đóng trên địa b àn khu vực
nông thôn cần dành riêng một tỷ lệ nhất định để cho vay nuôi heo.
17 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2582 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của vốn vay đối với chăn nuôi heo tại huyện Đức Trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************
Người thực hiện:
NGUYỄN VĂN TÂM
ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN VAY ĐỐI VỚI
CHĂN NUÔI HEO TẠI HUYỆN ĐỨC TRỌNG
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
TIỂU LUẬN MÔN HỌC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Hướng dẫn Khoa học:
TS.TRẦN ĐẮC DÂN
Lâm Đồng - Tháng 10/2012
Nhận xét của thầy:
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
I. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Nuôi heo đất là một hình thức tiết kiệm phổ biến mà trẻ em Việt Nam ai
cũng biết. Hình ảnh con heo, biểu tượng cho sự tiết kiệm in sâu vào tâm trí mỗi
người. Ở những vùng nông thôn còn nghèo khó, muốn để dành một khoản tiền cho
một sự kiện lớn nào đó trong năm, người ta chuẩn bị bằng cách nuôi một vài con
heo. Ngày nay, việc nuôi heo càng phát triển, nâng lên mức quy mô trang trại và
nuôi theo quy trình công nghiệp, đây là vật nuôi phổ biến và tạo ra được một khoản
thu nhập đáng kể, góp phần vào tăng trưởng kinh tế hàng năm. Phát triển nuôi heo
góp phần phát triển nông thôn về mặt giá trị sản lượng. Tăng thu nhập từ những hộ
nông dân, từ đó thúc đẩy phát triển nông thôn về mọi mặt.
Thời gian qua, ngành chăn nuôi tại Việt Nam có những biến động thăng
trầm. Ngành chăn nuôi chịu các ảnh hưởng tốt từ công nghệ tiên tiến, phương pháp
nuôi hiện đại theo quy trình phát triển từng thời kỳ. Đồng thời, chịu ảnh hưởng xấu
bởi những tác động dịch bệnh, khủng hoảng cung cầu, những thủ đoạn kiếm lời bất
chấp vệ sinh an toàn thực phẩm như sử dụng thuốc tăng trọng, tạo nạc, an thần.
Trong chăn nuôi heo cũng không tránh khỏi xu thế ấy. Nuôi heo đã và đang góp
phần tạo nên thu nhập quan trọng cho nền kinh tế và cho thu nhập trực tiếp của các
hộ nuôi. Việc nuôi heo đã phổ biến đến từng hộ dân nông thôn.
Trong bất kỳ một ngành sản xuất nào, thì yếu tố vốn đóng vai trò quan trọng
cho việc triển khai kế hoạch sản xuất một cách khả thi. Vốn đóng vai trò trung gian
cho các yếu tố đầu vào của sản xuất. Chăn nuôi heo cần vốn để: xây chuồng trại,
mua con giống, mua cám, chi phí chăm sóc, thú y. Nguồn vốn được tập hợp từ vốn
chủ sở hữu, vốn đi vay ngân hàng, đi vay khác và các khoản vốn chiếm dụng. Nghề
nuôi heo tại huyện Đức Trọng trong những năm qua có sự phát triển nhanh về số
lượng đầu heo và nhiều về số hộ tham gia. Ngoài ra còn phát triển thêm các dịch vụ
đi kèm như mua bán thức ăn gia súc, dịch vụ thú y, vận chuyển và giết thịt. Số
lượng heo tại Đức Trọng chiếm cao nhất trong toàn tỉnh. Tỷ trọng là 21.6% số con.
Tỷ lệ vốn đầu tư của các ngân hàng dành cho chăn nuôi cũng tăng mạnh
trong năm năm qua.
Chăn nuôi heo phát triển được, một phần cũng nhờ đến nguồn vốn do ngân
hàng tài trợ. Đó là lý do mà đề tài “Ảnh hưởng của vốn vay đối với chăn nuôi heo
tại huyện Đức Trọng” được chọn thực hiện.
2. Mục đích của tiểu luận:
- Khảo sát sự ảnh hưởng của vốn tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của việc
chăn nuôi heo tại Đức Trọng.
- Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nuôi heo.
- Rút ra kết luận khảo sát.
- Kiến nghị những vấn đề liên quan đến sự phát triển nghề nuôi heo.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Khảo sát mức tăng trưởng tín dụng ngân hàng trong toàn tỉnh và sự phát triển
của nghề nuôi heo tại huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng.
Giới hạn thời gian: từ 2005 đến 2011.
Các giải thích được giới hạn trong phạm vi mô hình.
II. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa lượng kết
quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, quy thành tiền đồng (VND).
Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng thoả mãn
các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra,
trong nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá thành thấp để
tăng khả năng cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế thì
tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên chi phí hoặc
công lao động bỏ ra.
Đối với chăn nuôi heo, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế ta dựa vào tính toán các
chi phí, các yếu tố đầu vào đồng thời tính toán được đầu ra từ đó.
Xác định mối tương quan kết quả giữa đầu vào, đầu ra và kết quả đạt được.
2. Tín dụng và thị trường tài chính nông thôn:
2.1 Khái niệm: Tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong phạm vi bài
tiểu luận này, Tín dụng là một giao dịch về tiền giữa bên cho vay là ngân hàng và
bên đi vay là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình, khi đến hạn thỏa
thuận, bên đi vay trả cho bên cho vay gốc và lãi.
2.2 Phân loại tín dụng:
Tín dụng được phân loại theo nhiều căn cứ khác nhau. Ở góc độ ngân hàng, tín
dụng cũng có nghĩa là cho vay.
Dựa vào mục đích:
- Cho vay bất động sản.
- Cho vay công nghiệp, thương mại.
- Cho vay nông nghiệp.
- Cho vay các định chế tài chính.
- Cho vay cá nhân.
Về cho vay nông nghiệp hay tín dụng nông nghiệp là loại tín dụng để trang trãi các
chi phí sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây con, thức ăn
gia súc, lao động, nguyên nhiên liệu, chuồng trại, máy móc phục vụ nông nghiệp,
nông cụ.
Tín dụng dễ lẫn lộn với vốn hoặc đầu vào trong nông nghiệp. Tín dụng không phải
là vốn, nhưng nó được sử dụng giữa các đầu vào khác nhau để đầu tư như máy cày,
máy bơm…, đó là vốn. Tín dụng nông thôn có thể được sử dụng với nhiều mục đích
khác nhau, một khoản vay có thể được sử dụng để mua nhiều thứ có thể phục vụ
cho sản xuất, cũng có thể phục vụ cho tiêu dùng. Tín dụng từ ngân hàng cho vay
nông thôn phục vụ cho các nhu cầu phát triển khi bên vay thiếu hụt nguồn tiền. Các
khoản tín dụng này, với một quy mô nhất định có tác động mạnh mẽ đến phát triển
ngành, nghề.
Huyện Đức Trọng, ngoài khu vực thị trấn Liên Nghĩa, phần còn lại là nông thôn.
Nghề nuôi heo tại đây phát triển khá mạnh trong thời gian qua bởi nhiều tác nhân.
Trong phạm vi bài này, chúng tôi khảo sát tác động của tăng trưởng tín dụng cho
nông nghiệp đối với phát triển nghề nuôi heo. Đồng thời xem xét tác động của vốn
vay trong mối quan hệ với vốn chủ sở hữu đối với tích lũy của hộ chuyên nuôi heo.
3. Phương pháp nhiên cứu:
Nội dung 1: So sánh mối quan hệ giữa tăng trưởng đàn heo và mức đầu tư của ngân
hàng cho nông nghiệp bằng phương pháp so sánh bảng.
Nội dung 2: Ảnh hưởng của vốn vay đối với thu nhập của hộ nuôi heo: Khảo sát
thống kê và phân tích từng yếu tố độc lập. Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm
Eviews.
Thu thập thông tin
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính và xử lý
bằng phần mềm Eviews.
Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp phân tích hồi quy
Để phân tích ảnh hưởng của các nguyên nhân đến kết quả sản xuất của hộ,
sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglass (CD) để phân tích.
Trong đó:
Y: là biến phụ thuộc.
Xi : là các biến độc lập định lượng ( i 1, n )
Hàm sản xuất được giải bằng phương pháp bình phương bé nhất trên phần
mềm Eviews4.
* Về giá cả sử dụng trong tính toán: sử dụng giá trị bình quân trên thị trường địa
phương trong thời gian nghiên cứu.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. So sánh số liệu tín dụng nông nghiệp và chỉ số đầu con heo:
Bảng 1: Dư nợ cho vay nông nghiệp và số đầu heo theo năm tại Đức Trọng
Đơn vị tính: Dư nợ: tỷ đồng, số heo: con.
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Dư nợ CV nông nghiệp 371 468 482 687 942 997 1.129
Năm sau so năm trước 97 14 205 255 54 133
Tỷ lệ năm sau/năm trước 26% 3% 43% 37% 6% 13%
Số lượng đàn 52.795 80.313 77.200 57.333 57.878 55.005 74.541
Năm sau so năm trước 27.518 -3.113 -19.867 545 -2.873 19.536
Tỷ lệ năm sau/năm trước 52% -4% -26% 1% -5% 36%
Nguồn: Niên giám thống kê Lâm đồng 2008,2011.
Bảng 1 cho thấy: cho vay vào nông nghiệp năm sau đều tăng hơn năm trước, bình
quân là 16% năm. Tuy nhiên số lượng heo nuôi chỉ tăng lên vào các năm 2006,
2009, 2011. Tỷ lệ tăng bình quân là 1% năm. Việc tăng trưởng cho vay vào nông
nghiệp có tác động đến tăng trưởng số lượng heo được nuôi, song tốc độ chỉ là 1/16.
2. Khảo sát thêm các nhân tố khác: để thấy tác động của các nhân tố này đến số
lượng heo được nuôi.
Số lượng heo tăng giảm phụ thuộc nhiều yếu tố liên quan đến lợi nhuận của việc
chăn nuôi, đó là:
- Giá cả đầu ra : Chọn giá heo hơi bình quân năm.
- Giá cả đầu vào: Chọn nhân tố giá cám nuôi vỗ.
- Ảnh hưởng dịch bệnh: Số tháng dịch trong năm.
- Số vụ phát hiện lạm dụng thuốc, làm cho đầu ra khó bán, giảm giá.
Khảo sát biến động của số heo: Y. Theo mô hình sau:
Y = C0+C1*X1+C2*X2+C3*X3+C4*X4
Giới thiệu các biến:
Số tháng dịch trong năm: X1
Giá cám đ/kg : X2
Giá heo hơi bình quân đ/kg trong năm: X3
Lạm dụng thuốc (số vụ được phát hiện và thông báo): X4.
Theo số liệu thống kê của Phòng nông nghiệp huyện Đức Trọng, các nhân tố khác
ảnh hưởng đến số lượng heo như sau:
Bảng 2: Biến động giá đầu vào, đầu ra và các nhân tố khác.
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Số con heo 52.795 80.313 77.200 57.333 57.878 55.005 74.541
Số tháng dịch trong
năm 5 0 1 3 2 4 1
Số vụ lạm dụng thuốc 0 0 2 4 3 5 1
Giá cám đ/kg 4.000 5.000 5.500 8.000 8.300 9.000 9.500
Giá thịt heo hơi đ/kg 25.000 32.000 30.000 28.000 27.000 38.000 42.000
Từ bảng 2, với các biến nêu trên, xử lý số liệu bởi Ewiews4 theo phương pháp bình
phương bé nhất của Y = C1*X1+C2*X2+C3*X3+C4*X4
Kết quả hồi qui tuyến tính của mô hình ảnh hưởng bởi giá cám, giá heo hơi, số
tháng dịch và lạm dụng thuốc, như sau:
Bảng 3: Kết quả mô hình
Biến phụ thuộc: Y
Phương pháp: Bình phương bé nhất
Mẫu: 2005 2011
Tổng số mẩu: 7
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
X1 -1701.592 3758.114 -0.452778 0.6814
X2 -2413.510 5931.419 -0.406903 0.7114
X3 2706.422 1138.384 2.377425 0.0978
X4 -710.1023 5605.106 -0.126688 0.9072
R-squared 0.002299 Mean dependent var 65004.14
Adjusted R-squared -0.995402 S.D. dependent var 11787.04
S.E. of regression 16650.23 Akaike info criterion 22.57379
Sum squared resid 8.32E+08 Schwarz criterion 22.54289
Log likelihood -75.00828 Durbin-Watson stat 0.937311
Bảng 3: Cột 1 Variable (biến số độc lập) tương ứng với X1,2,3,4.
Cột 2 Coefficient (Hệ số) là các hệ số của phương trình tương ứng với C1,2,3,4.
Phương trình kết quả dự báo:
Y= -1701,6 X1 – 2413,5 X2 + 2706,4 X3 – 710,1 X4
Tuy số mẫu thống kê thấp, ý nghĩa thống kê kém, tuy nhiên có thể chấp nhận với sai
số nhỏ và độ lệch cho phép, có thể khẳng định:
- Với C1 = -1701,6: Số tháng dịch kéo dài thêm một tháng trong năm, thì lượng heo
sẽ giảm đi 1701 con.
- Với C2 = -2413,5: Giá cám tăng thêm 1000đ/kg số lượng đàn giảm đi 2413 con.
- Với C3 = 2706,4: Khi giá heo hơi tăng lên 1.000 đ/kg thì lượng đàn tăng thêm
2706 con.
- Với C4 = -710,1: Một vụ lạm dụng thuốc được phát hiện thì lượng đàn giảm đi 710
con.
Rõ ràng, những nhân tố trên, có nhân tố tích cực và có nhân tố tiêu cực, tác động
trực tiếp, đến thu nhập từ nuôi heo khiến cho chủ nuôi điều chỉnh số lượng đàn.
3. Nghiên cứu thu nhập của người chuyên nuôi heo.
3.1. Mô hình nghiên cứu:
Giới hạn: Chỉ khảo sát thu nhập duy nhất từ chăn nuôi heo của hộ gia đình.
-Thu nhập: Phần còn lại của doanh thu từ heo sau khi trừ đi các chi phí đầu vào, chi
phí sinh hoạt gia đình, lãi vay, hao mòn chuồng trại.
Kỳ vọng và dự đoán tác động của các biến số độc lập:
- Quy mô vốn: Nhu cầu vốn tối thiểu của hộ chuyên nuôi heo theo số nhân khẩu, số
lượng đàn và chuồng trại. Quy mô càng lớn thu nhập càng cao.
- Vốn vay: Phần vốn ngân hàng tham gia = quy mô vốn – vốn chủ sở hữu. Vốn vay
càng lớn, chi phí vốn càng cao, trả lãi nhiều làm giảm thu nhập.
- Nhân khẩu: Số lượng người có trong hộ, tham gia và không tham gia vào lực
lượng lao động của hộ và chi tiêu. Nhân khẩu nhiều thì chi tiêu gia đình nhiều và
thu nhập còn lại giảm đi.
- Số lượng đàn: Số lượng heo được nuôi trong hộ, nuôi nhiều thì lãi nhiều.
Mô hình thu nhập: Y
Y = C0+C1*X1+C2*X2+C3*X3+C4*X4
X1: Quy mô vốn (triệu đồng)
X2: Vốn vay (triệu đồng)
X3: Nhân khẩu.(khẩu)
X4: Số lượng đàn. (con)
C0: Hằng số thu nhập khi các biến bằng không.
3.2. Mô tả nội dung mô hình: Quy mô khảo sát: 32 mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên trong những hộ nông dân có chăn nuôi heo và vay vốn ngân
hàng.
Thông tin thu thập: Chỉ thu thập thông tin liên quan đến việc nuôi heo của hộ.
- Tổng nhu cầu vốn: Thể hiện quy mô vốn của hộ gia đình dành cho nuôi heo. Định
giá bằng tiền về quy mô vốn của hộ căn cứ vào lượng nguyên liệu dự trữ, diện tích
chuồng trại, các chi phí đầu vào, nợ phải trả, nợ phải thu.
- Số vốn vay ngân hàng: Căn cứ vào tổng quy mô trừ đi cho vốn sở hữu của hộ.
- Số lượng đàn: Số lượng heo nuôi đủ điều kiện xuất bán: Heo thịt khỏe mạnh, đủ
cân nặng. Một heo nái thanh lý được quy thành 2,5 heo thịt. Heo con xuất bán được
quy ra heo thịt theo tỷ lệ 4/1 (Bốn heo con bằng một heo thịt).
- Số nhân khẩu trong hộ: Tổng số nhân khẩu bao gồm cả trong tuổi lao động và
ngoài tuổi lao động, với giả định là chi phí cho mỗi nhân khẩu là bằng nhau.
- Thu nhập hay số tiền tích lũy được của hộ: là doanh thu từ chăn nuôi heo trừ đi tất
cả các chi phí liên quan đến nuôi heo và trừ đi phần chi phí sinh hoạt cho các nhân
khẩu có trong hộ. Bảng khảo sát xin tham khảo ở phần phụ lục (Bảng 4)
Xử lý số liệu bởi Ewiews4
Kết quả hồi qui tuyến tính như sau:
Bảng 5:
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 10/02/12 Time: 16:08
Sample: 1980 2012
Included observations: 33
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
X1 (QUYMO) 0.121427 0.068753 1.766126 0.0879
X2 (VONVAY) -0.091001 0.090654 -1.003826 0.3238
X3 (NHANKHAU) -2.715543 3.452988 -0.786433 0.4380
X4 (SOLUONGDAN) 0.749872 0.095982 7.812637 0.0000
R-squared 0.945547 Mean dependent var 183.6667
Adjusted R-squared 0.939914 S.D. dependent var 178.8211
S.E. of regression 43.83352 Akaike info criterion 10.51189
Sum squared resid 55719.95 Schwarz criterion 10.69328
Log likelihood -169.4461 Durbin-Watson stat 1.700160
3.3.Phương trình kết quả:
Y= 0.1214 X1 – 0.091*X2 – 2.715 *X3+0.7499*X4
Giải thích: C1= 0.1214. Trong chăn nuôi heo, quy mô vốn của nông hộ đóng vai trò
quan trọng cho thu nhập của họ trong năm. Cứ mỗi triệu đồng vốn của quy mô thì
mang lại 0.1214 triệu đồng cho thu nhập ròng. C2 là phần vốn vay thuôc quy mô
vốn, phải trả lãi vay cho ngân hàng. Biến phụ thuộc C2 làm giảm thu nhập 0.091
triệu đồng/năm. Hay nói cách khác, nếu chủ hộ có vốn sở hữu, không cần vay thì
thu nhập tăng lên tương ứng.
Biến nhân khẩu có hệ số C3 là -2.715 Lượng nhân khẩu tăng tương ứng với lượng
chi tiêu gia đình tăng theo. Việc tăng chi tiêu làm cho thu nhập ròng hay tích lũy
giảm đi. Cứ tăng một nhân khẩu thì thu nhập giảm 2.715 triệu đồng/năm.
Biến số lượng đàn có hệ số C4 là 0.7499 nghĩa là hộ nuôi tăng thêm một con heo thì
thu nhập tăng thêm 749.900 đ/năm.
Kết quả có xu hướng tương tự khi khảo sát bao gồm hằng số C0.
Bảng 6: Khảo sát với Y = C0+C1*X1+C2*X2+C3*X3+C4*X4
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 10/02/12 Time: 16:09
Sample: 1980 2012
Included observations: 33
Biến số Hệ số Độ lệch
chuẩn
t-Statistic Prob.
QUYMO 0.119644 0.071304 1.677946 0.1045
VONVAY -0.089468 0.092995 -0.962073 0.3442
NHANKHAU -3.886544 9.740981 -0.398989 0.6929
SOLUONGDAN 0.752407 0.099613 7.553318 0.0000
C 4.554688 35.33839 0.128888 0.8984
R-squared 0.945579 Mean dependent var 183.6667
Adjusted R-squared 0.937805 S.D. dependent var 178.8211
S.E. of regression 44.59617 Akaike info criterion 10.57190
Sum squared resid 55686.91 Schwarz criterion 10.79864
Log likelihood -169.4364 F-statistic 121.6271
Durbin-Watson stat 1.692038 Prob(F-statistic) 0.000000
C0 = 4.555 giải thích rằng khi không vay vốn và không nuôi heo thì tích luỹ hằng
năm của hộ là 4,555 triệu đồng. Thu nhập này có được từ công lao động sẵn có của
hộ.
Loại trừ yếu tố của tổng vốn, vì vốn vay năm trong tổng vốn, bảng 7 dưới đây cho
thấy vốn vay góp phần tăng thêm thu nhập:
Bảng 7:
Biến phụ thuộc: Y
Phương pháp: Bình phương tối thiểu
Date: 10/02/12 Time: 16:17
Mẫu: 01 – 32
Tổng mẫu quan sát: 33
Biến số
Hệ số
Độ lệch
chuẩn
t-Statistic Prob.
VONVAY 0.005649 0.074783 0.075540 0.9403
SOLUONGDAN 0.879211 0.064198 13.69528 0.0000
NHANKHAU -2.995144 3.569109 -0.839185 0.4080
R-squared 0.939690 Mean dependent var 183.6667
Adjusted R-squared 0.935669 S.D. dependent var 178.8211
S.E. of regression 45.35531 Akaike info criterion 10.55344
Sum squared resid 61713.11 Schwarz criterion 10.68949
Log likelihood -171.1317 Durbin-Watson stat 1.545773
4. Vai trò của vốn vay đối với tăng trưởng của tổng đàn:
4.1 Mô hình:
Y: Số lượng đàn.
X1: Vốn vay.
X2: Nhân khẩu.
Mô hình khảo sát: Y = C0 + C1*X1+C2*X2
4.2 Kết quả
Bảng 8:
Dependent Variable: SOLUONGDAN
Method: Least Squares
Date: 10/03/12 Time: 09:55
Sample: 1980 2012
Included observations: 33
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
VONVAY 0.853243 0.143893 5.929697 0.0000
NHANKHAU 19.76134 27.30294 0.723780 0.4748
C -41.86989 99.68250 -0.420033 0.6775
R-squared 0.606276 Mean dependent var 219.6970
Adjusted R-squared 0.580028 S.D. dependent var 198.4547
S.E. of regression 128.6092 Akaike info criterion 12.63794
Sum squared resid 496209.4 Schwarz criterion 12.77399
Log likelihood -205.5260 F-statistic 23.09773
Durbin-Watson stat 1.299481 Prob(F-statistic) 0.000001
Kết quả dự đoán:
Y = -41.87 + 0.853 X1 + 19.761 X2
Như vậy với hàm số biến phụ thuộc là số lượng đàn trong mối quan hệ hai biến độc
lập là vốn vay và nhân khẩu thì một tỷ đồng vốn vay, góp phần tăng lên 853 con
heo trong tổng đàn và mỗi nhân khẩu làm tăng 19,7 con.
IV. KẾT LUẬN
1. Các kết luận:
- Chăn nuôi heo mang lại sự tích lũy tốt cho hộ gia đình.
- Vốn vay đóng góp tích cực vào việc phát triển đàn.
- Trong phạm vi quy mô nuôi của hộ gia đình, vốn chủ sở hữu đóng vai trò chính,
ảnh hưởng mạnh mẽ đến tích lũy do nuôi heo. Biến số nhân khẩu nâng cao quy mô
của số lượng đàn heo.
2. Các hạn chế:
- Nghiên cứu trong phạm vi quy mô hộ gia đình và trên địa bàn Đức Trọng trong
thời gian ngắn, chưa thể tiêu biểu cho khu vực rộng và thời đoạn khác. Nếu nghiên
cứu nơi khác có thể cho kết quả khác.
- Cách chọn biến số chưa bao trùm các nhân tố khác như môi trường, khí hậu, kỹ
thuật nuôi nên mô hình còn đơn giản.
- Các kết luận đưa ra mang tính dự báo.
3. Các kiến nghị:
3.1 Về nghiên cứu:
- Để nhiên cứu sâu hơn cần quan tâm đưa vào mô hình yếu tố định tính như mùa
mưa, mùa khô. Về nhân khẩu, chia ra trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao
động. Có thể bổ sung thêm trình độ của chủ hộ.
- Nếu có dữ liệu tốt, đưa thời gian nghiên cứu dài và số mẫu lớn để mô hình chính
xác hơn.
3.2 Về chính sách:
- Thu nhập tăng tỷ lệ thuận với số lượng đàn, do đó yếu tố dịch bệnh tác động xấu
đến số lượng đàn. Theo kết quả nghiên cứu thí cứ số tháng dịch kéo dài thêm một
tháng trong năm, thì lượng heo sẽ giảm đi 1701 con. Một vụ lạm dụng thuốc được
phát hiện thì lượng đàn giảm đi 710 con. Mất đi một phần tích lũy là:
(1701 +710)* 0.752407 = 1,814 triệu đồng.
Phòng nông nghiệp huyện phối hợp với chi cục thú y kiểm soát chặt chẽ nguồn
thuốc thú y và tổ chức phát hiện sớm dịch bệnh, kịp thời dập dịch.
- Vốn vay chiếm 54.96% /Tổng quy mô vốn. Đóng vai trò quan trọng trong triển
khai kế hoạch chăn nuôi. Hiện nay, Ngân hàng nhà nước đã có chính sách ưu tiên
khi vay vốn phục vụ đối tượng này, tức được vay với lãi suất thấp nhất trong các
mức lãi suất cho vay ra (tối đa là 11%/năm). Tuy nhiên người nuôi heo khó tiếp cận
được nguồn vốn trên bởi các ngân hàng thương mại không bị ràng buộc, chế tài. Do
đó, cần quy định mỗi chi nhánh ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn khu vực
nông thôn cần dành riêng một tỷ lệ nhất định để cho vay nuôi heo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phạm Thị Mỹ Dung, Vũ Văn Cảnh (1995) Chính sách nông nghiệp. Hà
Nội, NXB Nông Nghiệp, 436 trang. Dịch của Frank Ellis.
2. Hồ Diệu (2001) Tín dụng ngân hàng. NXB Thống kê, 531 trang.
Ramu Ramanathan (2001), Kinh tế lượng và các ứng dụng, Tp HCM, Bài giảng.
3. Cục thống kê Lâm Đồng (2011) Niên giám thống kê Lâm Đồng 2010. NXB
Thống kê.
4. Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà (2005), Giáo trình phát triển nông thôn. Hà
Nội, 162 trang.
5. Đinh Phi Hổ (2012), Phương pháp nghiện cứu định lượng & Những nghiên cứu
thực tiễn trong kinh tế phát triển – nông nghiệp. NXB Phương Đông, 428 trang.
6. Trần Đắc Dân (2012) Các bài giảng Phát triển nông thôn. Đà Lạt, lớp cao học
kinh tế nông nghiệp khóa 2011.
7. Giá cả thị trường 24h (www.24h.com.vn/gia-ca-c340.html)
8. Phòng Nông nghiệp huyện Đức Trọng (2011) Báo cáo chuyên đề chăn nuôi giai
đoạn 2001-2010. Báo cáo.
9. Công văn 1149/TTg-KTN (2012), Chính sách đối với chăn nuôi và thủy
sản. Hà Nội, Văn phòng Chính phủ.
10. Công văn 5294/NHNN-TD (2012), Cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến
thịt lợn, gia cầm và cá tra. Hà Nội, Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Phụ lục 1
Bảng 4: Mẫu một trong những bảng khảo sát
Xin vui lòng cho biết các thông tin:
Hộ ông (bà): Nguyễn Văn A
Nhu cầu vay vốn Chăn nuôi heo:
* Tổng nhu cầu vốn: 262.000.000 đ
* Vốn vay: 200.000.000 đ
Doanh thu:
48.000 đ/kg x 95 kg/con x 100 con x 2 lứa : 912.000.000 đ
Chi phí trong doanh thu: : 808.000.000 đ
- Heo giống: 200 con x 1.200.000 đ/con : 240.000.000 đ
- Thức ăn: 200 con x 2.550.000 đ/con : 510.000.000 đ
- Thú y (2%cám) : 10.000.000 đ
- Chi phí khác (điện, nước) : 6.000.000 đ
- Lãi vay (200tr x 1.75%/th x 12th) : 42.000.000 đ
Lợi nhuận (Doanh thu – chi phí):
912.000.000 đ– 808.000.000 đ : 104.000.000 đ
Chi phí sinh hoạt gia đình
Số thành viên trong hộ: 3 người.
Mức chi tiêu một năm: 60.000.000 đ/năm
Còn lại một năm: 44.000.000 đ
Chân thành cảm ơn!
Phụ lục 2
BẢNG DỮ LIỆU KHẢO SÁT
stt
nhu cau
von vốn vay
số
con
thu
nhập
1 262 200 100 104
2 199 70 80 41
3 373 195 150 137
4 104 50 80 91
5 360 200 120 105
6 249 100 100 78
7 78 60 50 63
8 249 150 100 74
9 1110 800 400 336
10 290 200 100 185
11 249 170 100 125
12 250 150 100 69
13 187 100 50 58
14 130 50 100 113
15 340 250 200 201
16 275 100 250 175
17 369 160 330 170
18 198 90 150 86
19 570 450 400 308
20 138 100 80 90
21 249 150 100 66
22 730 500 600 522
23 340 250 200 142
24 165 90 100 91
25 570 240 400 376
26 562 450 400 258
27 369 150 200 75
28 187 100 50 58
29 248 150 160 102
30 1200 400 800 751
31 1680 600 800 736
32 410 250 200 125
Cộng 12690 6975 7050 5911
Vốn vay/
nhu cầu = 0,549645
Mục lục
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích của tiểu luận
3. Phạm vi nghiên cứu
II. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Hiệu quả kinh tế
2. Tín dụng và thị trường tài chính nông thôn:
2.1 Khái niệm
2.2 Phân loại tín dụng
3. Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập thông tin
Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp phân tích hồi quy
Về giá cả sử dụng trong tính toán
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu:
1. So sánh số liệu tín dụng nông nghiệp và số lượng đàn heo
2. Khảo sát thêm các nhân tố khác:
3. Nghiên cứu thu nhập của người chuyên nuôi heo.
3.1. Mô hình nghiên cứu
Giới hạn
Định nghĩa
3.2. Mô tả nội dung mô hình
Quy mô khảo sát
Thông tin thu thập
Bảng khảo sát
3.3.Phương trình kết quả
Giải thích
Kết quả
4. Vai trò của vốn vay đối với tăng trưởng của tổng đàn
4.1 Mô hình
4.2 Kết quả
IV. KẾT LUẬN
1. Các kết luận
2. Các hạn chế
3. Các kiến nghị
3.1 Về nghiên cứu
3.2 Về chính sách
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- _2_2822.pdf