Ảnh hưởng xuất nhập khẩu Việt Nam đến FDI

Ảnh hưởng xuất nhập khẩu Việt Nam đến FDI Đứng trên góc độ phân tích về mặt lí thuyết có thể thấy giữa ngoại thương va đầu tư trực tiếp nước ngoài có mối quan hề tương hỗ lẫn nhau.Nếu như hoạt động xuất nhập khẩu của một đất nước hoạt động tốt thì đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài nền nhìn vào nền kinh tế đó, quyết định vốn đầu tư của mình. Mặt khác khi hoạt động khi đầu tư trực tiếp nước ngoài được đẩy mạnh đặc biệt trong lĩnh vực trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với thì năng lực sản xuất của nước sở tại tăng lên và hàng hoá ản xuất ra có chất lượng tốt hơn, giá thành rẻ hơn, do đó sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Vậy mội quan hệ giữa ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài được biểu hiện như thế nào? Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu xem vì sao các hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong thời gian vừa qua lại đầu tư vào lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam nhanh và nhiều như vậy. 1.Trong cuộc hành trình 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã có bước tiến nhảy vọt trong việc mở cửa giao lưu với các nền kinh tế nước bạn. Sự ra đời của những chính sách thân thiện trong thương mại cũng như chính sách đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chính là yếu tố quan trọng nhất đem lại thành công trong việc tạo lập môi trường cho các công ty FDI đầu tư vào ngành xuất nhập khẩu tai Việt nam. Tổng xuất khẩu và nhập khẩu bằng 160% GDP đã biến nền kinh tế Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới.

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3089 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng xuất nhập khẩu Việt Nam đến FDI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Ảnh hưởng xuất nhập khẩu Việt Nam đến FDI Đứng trên góc độ phân tích về mặt lí thuyết có thể thấy giữa ngoại thương va đầu tư trực tiếp nước ngoài có mối quan hề tương hỗ lẫn nhau.Nếu như hoạt động xuất nhập khẩu của một đất nước hoạt động tốt thì đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài nền nhìn vào nền kinh tế đó, quyết định vốn đầu tư của mình. Mặt khác khi hoạt động khi đầu tư trực tiếp nước ngoài được đẩy mạnh đặc biệt trong lĩnh vực trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với thì năng lực sản xuất của nước sở tại tăng lên và hàng hoá ản xuất ra có chất lượng tốt hơn, giá thành rẻ hơn, do đó sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Vậy mội quan hệ giữa ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài được biểu hiện như thế nào? Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu xem vì sao các hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong thời gian vừa qua lại đầu tư vào lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam nhanh và nhiều như vậy. 1.Trong cuộc hành trình 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã có bước tiến nhảy vọt trong việc mở cửa giao lưu với các nền kinh tế nước bạn. Sự ra đời của những chính sách thân thiện trong thương mại cũng như chính sách đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chính là yếu tố quan trọng nhất đem lại thành công trong việc tạo lập môi trường cho các công ty FDI đầu tư vào ngành xuất nhập khẩu tai Việt nam. Tổng xuất khẩu và nhập khẩu bằng 160% GDP đã biến nền kinh tế Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới. Từ năm 1980 tới nay, bắt đầu với Nghị định 40- 7/2/1980 và tới nay là Nghị định 57CP- 31/7/1998, Nhà nước đã xoá bỏ hoàn toàn điều kiện , các doanh nghiệp có quyền tham gia các hoạt đông ngoại thương mà không cân cần cố điều kiện gì, chỉ cần có mã số thuế ở Cục Thuế. Ta có thể nhận thấy ró sự thay đổi về kim ngạch xuất nhập khẩu trong 10 năm gần đây là tù 1997 tới 2007: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục trong suốt thời gian 10 năm từ 1997 đến 2007. Sau thời kì khủng hoảng kinh tế 1997, cán cân thương mại có nhiều xáo trộn. Năm 2001 là giới hạn của thời kì này. Tất cả các chỉ số của năm này đều thay đổi rất ít so với năm 2000. Tiếp sau đó là một thời kì tăng trưởng khá năng động của xuất nhập khẩu với tỉ lê tăng trưởng trung bình lên đến hơn 20%. Thâm hụt thương mại theo đó cũng tăng lên một cách đáng kể từ 1,2 tỷ năm 2001 lên tới 5,1 tỷ năm 2006. Điều này chứng tỏ rằng Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Trong vòng 9 năm nhập khẩu tăng lên khoảng 3,8 lần. Trong khi đó nhập khẩu tăng 4,3 lần. Đó là một xu thế tốt và có thể nói là thành công bước đầu của Việt Nam trong quá trình hội nhập nói chung và thể hiện một môi trường tốt cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam, góp phần tăng tỉ trọng xuất nhập khẩu nói riêng. 2. Thêm nữa, đó là do chính sách của nhà nước ta đối với các doanh nghiệp FDI về vấn đề XNK ngày càng được nới rộng.Chúng ta có thể nhìn thấy rõ điều đó Nhằm khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài, năm 1998, Chính phủ đưa ra Nghị định số 10/1998/NĐ-CP về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong đó điểm khác biệt rõ nét. Điểm dễ nhận thấy là nhà nước khuyển khích đầu tư bằng cách điều chỉnh thuế suất thuế lợi tức ưu đãi và thời hạn miễn, giảm thuế lợi tức theo các tiêu chuẩn khuyến khích đầu tư ( Điều 8, 9 10, 11/ chương III). Nếu trước đây các doanh nghiệp FDI phải uỷ thác vốn cho công ty Việt Nam thi theo Nghị định 10, các doanh nghiệp FDI được quyền thu mua sản phẩm. Nhưng hạn chế của Nghị định là chỉ được nhập khẩu các yểu tố đầu vào cho sản xuất, không được kinh doanh xuất nhập khẩu. Đến năm 2001, theo Nghị định 44 ban hành 2/8/2001, thương nhân theo quy định của pháp luật được quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng hóa, không phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu; được nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh(điều 8). Tới năm 2006, nhà nước ta thực hiện cam kết khi gia nhập WTO trong đó cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần ngành nghề được xuất nhập khẩu.các doanh nghiệp FDI “ được quyền tạm nhập hàng hóa mà thương nhân đã xuất khẩu để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài và tái xuất khẩu trả lại thương nhân nước ngoài. Thủ tục tạm nhập tái xuất giải quyết tại Hải quan cửa khẩu”(điều 13). Đồng thời cho các doanh nghiệp FDI đứng tên mở tờ khai thuế nhập khẩu và đóng thuế. Tới năm 2007, theo Nghi định 23 NĐ-CP, các doanh nghiệp FDI được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp mọi hàng hoá ; được quyền phân phối các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán hàng hoá và nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam.(điều 3 Vào ngày 1/1/2008, theo Nghị quyết số 19/2008/NQ-QH12, nhà nước cho phép các liên doanh nước ngoài góp vốn không hạn chế trong lĩnh vực hoạt động phân phối Phải nói rằng sau khoảng 10 năm mở rộng, nhưng sự thay đổi chính sách kịp thời của Nhà nước ta đã có những hiệu quả to lớn .Có thể nhận thấy chính sách của nhà nước ta càng ngày càng thông thoáng hơn đối với các doanh nghiệp FDI. II. Ảnh hưởng của FDI đến xuất nhập khẩu Việt Nam 1. FDI thúc đẩy ngoại thương phát triển – cải thiện cán cân thương mại Ông Lê Văn Được, Vụ trưởng Vụ đầu tư nước ngoài (Bộ Công Thương) cho biết, nguồn vốn lớn mạnh FDI đã tác động rất lớn đến cán cân xuất nhập khẩu. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của cả nước đạt xấp xỉ 40 tỷ USD (39,6 tỷ), tăng 22,1% so với năm 2005,  vượt 4,9% chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ đặt ra từ đầu năm (37,75 tỷ USD). Đặc biệt, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chứng tỏ vị trí chủ lực của mình với kim ngạch chiếm 57,7% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 23% so với năm 2005; còn khu vực doanh nhiệp 100% vốn trong nước tăng 20,5% so với năm 2005. Năm 2007, xuất khẩu tăng ở hầu hết các mặt hàng, trong đó có những mặt hàng có kim ngạch tăng khá cao: dệt may, điện tử máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, gỗ, cà phê, hạt tiêu, hạt điều. Đã có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính, cà phê, gạo và cao su với kim ngạch đạt 33 tỷ USD, chiếm 68,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2007 đã đạt khoảng 107 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 48 tỷ USD mà tỷ trọng của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm gần 57%. Theo báo cáo của Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay đạt 29,69 tỉ đô la Mỹ, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước và đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm gần đây (6 tháng 2007 tăng 19,4%; 6 tháng 2006 tăng 25,7%; 6 tháng 2005 năm tăng 17,4%). Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 16,92 tỉ đô la Mỹ, chiếm 57% tổng kim ngạch cả nước, tăng 34% so với cùng kỳ. Khu vực FDI đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Thông qua đầu tư nước ngoài, nhiều công nghệ mới được nhập vào Việt Nam như thiết kế, chế tạo máy biến thế; dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử, mạch điện tử, lắp ráp tổng đài điện thoại tự động kỹ thuật số, công nghệ sản xuất cáp điện, cáp thông tin… Nhìn chung, phần lớn các trong thiết bị là đồng bộ, có trình độ bằng hoặc cao hơn các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và thuộc loại phổ cập ở các nước công nghiệp trong khu vực. Các doanh nghiệp FDI đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, kiểu dáng đẹp, chất lượng đạt tiêu chuẩn Việt Nam, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời cũng đem lại những mô hình quản lý tiến tiến cùng phương thức kinh doanh hiện đại, điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Sự tham gia của các dự án FDI vào ngành công nghiệp đã tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Các dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp không chỉ khai thác thị trường trong nước mà còn góp phần làm tăng kim ngạch thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu. Điển hình như ngành công nghiệp điện tử, mặc dù kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử năm 2005 chỉ chiếm 4% tổng kim ngạch thương mại, song đã đạt tốc độ tăng tới 34,4%. Trong thời gian tới, khi một số dự án của các tập đoàn lớn được đưa vào hoạt động, góp phần thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu của nước ta. Trong điều kiện sản xuất nông lâm nghiệp còn thiếu vốn đầu tư thì đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang tăng cường nguồn vốn quan trọng để nâng cao năng lực sản xuất, trang bị thêm công nghệ mới như dây chuyền sản xuất các loại rau quả hộp, nước trái cây, một số liên doanh đã được thành lập ở Việt Nam để xuất khẩu một phần hoặc toàn bộ sản phẩm Bên cạnh đó, các dự án FDI đã chuyển giao nhiều giống cây, con và các sản phẩm khác đạt tiêu chuẩn quốc tế. Một số giống cây mới đã được đưa vào Việt Nam cho năng suất cao như giống dứa Cayen, giống mía ấn Độ, Đài Loan, châu Mỹ La tinh. Nhiều loại thiết bị chế biến đã được đưa vào Việt Nam thuộc loại tiên tiến và hiện đại bậc nhất thế giới như dây chuyền xay xát gạo Satake của Nhật Bản, dây chuyền sản xuất bột mỳ của Singapo, Inđônêxia, các dây chuyền chế biến rau quả của ý, Hà Lan, các dây chuyền chế biến thịt của úc, các dây chuyền chế biến thức ăn gia súc của Mỹ, Pháp, Hà Lan, các dây chuyền chế biến chè của Nhật, Bỉ, Đài Loan, các nhà máy đường của Anh, Pháp, ấn Độ, úc, Nhật, Đài Loan, liên doanh chế biến sữa và các sản phẩm sữa, liên doanh sản xuất bia, nước giải khát, liên doanh chế biến hải sản... Các công nghệ mới này góp phần thúc đẩy đa dạng hóa các sản phẩm nông lâm nghiệp, tạo ra một khối lượng hàng nông sản xuất khẩu lớn, chất lượng cao và giá thành hạ, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Điều này đã được khẳng định rõ trong văn kiện đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam: “Trong nông nghiệp, đã ứng dụng một số thành tựu của công nghệ sinh học; đưa một số giống mới vào sản xuất đại trà trên cơ sở áp dụng các kết quả nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi bằng công nghệ mới và công nghệ cao”. Tóm lại, có thể thấy FDI đầu tư vào lĩnh vực xuất nhập khẩu đã góp phần làm tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, thúc đẩy ngoại thương phát triển, cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam. 2. FDI và bài toán nhập siêu “Việt Nam đang chịu mức thâm hụt thương mại lớn và phải phụ thuộc rất nhiều vào FDI để bổ sung cho thâm hụt thương mại đó. Nhưng nếu chỉ dựa vào FDI thì Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phải chịu sự thâm hụt thương mại” Chuyên gia hàng đầu về kinh tế Việt Nam của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), ông Jonathan Pincus, đã phát biểu như vậy trong hội thảo tiểu vùng “Chia sẻ kinh nghiệm về việc gia nhập và thực thi các cam kết WTO”, được tổ chức mới đây tại Hà Nội. 1.2.1. Các doanh nghiệp FDI vẫn nhập nhiều hơn là xuất “Dòng vốn FDI rất quan trọng để các nước đang phát triển có được công nghệ mới cho tiếp cận thị trường cũng như tăng cường năng lực quản lí trong nước. Tuy nhiên, FDI không thể giúp Việt Nam bù đắp được thâm hụt thương mại”, ông Jonathan Pincus nhấn mạnh. Lí do được ông Jonathan Pincus đưa ra rất đơn giản: “Những công ty nước ngoài tạo ra xuất khẩu nhưng cũng tạo ra nhập khẩu. Trong trường hợp họ tạo ra nhập khẩu lượng hàng hoá lớn hơn xuất khẩu thì Việt Nam sẽ phải chịu thâm hụt thương mại. Thực tế, điều này đang xảy ra ở Việt Nam.” Cục Đầu tư nước ngoài công bố: trong 6 tháng đầu năm 2008, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 11,3 tỉ USD, tăng 28% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước đạt 13,9 tỉ USD, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm trước. Căn cứ vào số liệu trên có thể thấy mức thâm hụt thương mại mà các doanh nghiệp FDI tạo ra trong 6 tháng đầu năm khoảng 2,6 tỉ USD. Giải thích cụ thể hơn, ông Jonathan Pincus cho rằng: “Dòng vốn FDI chiếm phần lớn trong khu vực công nghiệp. Đó là lí do tại sao Việt Nam phải chịu thâm hụt thương mại”. Trên thực tế, việc đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp đòi hỏi nhiều máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, phần lớn chỉ dựa vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu. Trong quá trình này, khi giá trị xuất khẩu thấp hơn so với giá trị nhập khẩu, trong chừng mực nhất định, đã chứng tỏ nguồn vốn FDI không thể nào là “cứu tinh” cho tình trạng thâm hụt thương mại hiện nay của Việt Nam. 1.2.2. Do lạm phát tăng cao Theo một góc nhìn nhận khác, TS. Phan Minh Ngọc, Phó chủ tịch nghiên cứu kinh doanh của tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui, cho rằng trong bối cảnh lạm phát tăng cao, những doanh nghiệp FDI có chiến lược sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu sẽ phải chùn bước vì giá thành sản phẩm trở nên kém cạnh tranh. Chỉ những dự án đầu tư để tiêu thụ sản phẩm ngay tại Việt Nam là vẫn muốn duy trì và mở rộng sản xuất tại Việt Nam. “Như vậy, có thể nói lạm phát tăng cao sẽ làm thay đổi cơ cấu dòng FDI vào Việt Nam theo hướng khá bất lợi cho Việt Nam”, ông Ngọc nói. Trong khi đó, thống kê của Tổng cục Thống kê, nhập siêu hàng hoá 6 tháng đầu năm 2008 ước tính là 14,8 tỉ USD, bằng 49,8% kim ngạch xuất khẩu, tăng 184,6% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 0,7 tỷ USD so với mức nhập siêu của cả năm 2007. Nhập siêu chủ yếu là nhập nguyên, nhiên vật liệu từ thị trường các nước trong khu vực. Như vậy, thâm hụt thương mại từ các doanh nghiệp FDI chiếm gần 18% trong tổng thâm hụt của cả nước trong 6 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam rất lớn nhưng sản xuất hầu hết phục vụ nhu cầu trong nước. Trong khi khu vực tư nhân rất nhỏ bé, phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này tương đối yếu, những sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao rất ít. Tổng hoà của 3 khu vực này, theo ông Jonathan Pincus, đã khiến cho Việt Nam phải chịu thâm hụt thương mại. 1.2.3. Doanh nghiệp FDI được quyền nhập khẩu hàng hóa Trong văn bản cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đồng ‎ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hoá như người trong nước kể từ khi gia nhập. Nghị định 23/2007/NĐ-CP được ban hành ngày 12/02/2007 chính là bước cụ thể hoá cam kết này. Nghị định 23 “quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” là một trong hai nghị định Việt Nam phải ban hành trong vòng 30 ngày sau khi ký Nghị định thư gia nhập WTO. Nghị định còn lại là nghị định “về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam”. Trước đây, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép trực tiếp nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu và hàng hoá cho hoạt động đầu tư; trực tiếp xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài. Nay với Nghị định 23 này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp mọi hàng hoá (trừ năm nhóm hàng hoá dành riêng cho doanh nghiệp thương mại nhà nước gồm xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà Việt Nam chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi như gạo và dược phẩm). Tuy nhiên, quyền xuất nhập khẩu trực tiếp này không đồng nghĩa với quyền phân phối hàng hoá. Doanh nghiệp được cấp phép sẽ có quyền xuất nhập khẩu để bán sản phẩm nhập khẩu cho cá nhân hay doanh nghiệp có quyền phân phối sản phẩm đó tại Việt Nam. Cụ thể, điều 3 của nghị định giải thích: “Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu” và “Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam”. Từ ngày 01/01/2008, nước ngoài mới được liên doanh không hạn chế tỷ lệ góp vốn của nước ngoài trong dịch vụ phân phối (đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại); và từ 01/01/2009 nước ngoài mới được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong dịch vị phân phối. Theo Nghị định 23, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh để hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của bộ Thương Mại. Tất cả những nguyên nhân cho thấy hiên tại khu vực FDI vẫn không khiến chúng ta có thể giảm lượng nhập khẩu, giải quyết bài toán nhập siêu. Xem xét 1 số ví dụ : Một số DN ôtô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới đây đã xin được giấy phép nhập khẩu ôtô nguyên chiếc, báo hiệu sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường ôtô thời gian tới. Ngày 28/12/2007, Toyota Việt Nam là DN đầu tiên được cấp phép nhập khẩu xe nguyên chiếc. Đến nay đã có thêm Mercedes-Benz Việt Nam và một số DN khác như Ford Việt Nam, Honda Việt Nam, GM- Daewoo... cũng đang xin giấy phép này. Nhận xét về việc các DN FDI được nhập khẩu xe nguyên chiếc, tất cả các ý kiến đều thừa nhận chẳng khác nào "rồng được chắp cánh". Các DN FDI ôtô Việt Nam vốn là những đại gia, họ chiếm giữ phần lớn thị trường xe trong nước, nay lại tiếp tục mở rộng sang thị phần xe nhập khẩu thì đã mạnh lại càng mạnh hơn. Khi các DN FDI được nhập khẩu xe nguyên chiếc thì điều chắc chắn là sẽ có nhiều mẫu xe mới với nhiều thương hiệu nổi tiếng được đưa vào Việt Nam. Tại lễ ra mắt mẫu xe MPV Chevrolet Vivant ngày 25/1/2008, Tổng giám đốc Công ty Ôtô GM-Daewoo Việt Nam Jung-In Kim cho biết, nếu GM Daewoo được nhập khẩu thì có thể sẽ đưa về Việt Nam cả 13 thương hiệu của Tập đoàn General Motor như:  Opel, Chevrolet, Cadillac, GMC, Hummer, Saab, Saturn…  Ford hay Toyota Việt Nam cũng  vậy, họ hoàn toàn có thể nhập khẩu  rất nhiều mẫu xe với các nhãn hiệu xe như Jaguar, Aston Martin, Land Rover, Lincoln, Mercury, Volvo (Ford); Lexus, Scion (Toyota). Điều  này sẽ làm cho thị trường xe nhập khẩu trở nên phong phú và tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với xe nhập khẩu của các nhà nhập khẩu Việt Nam cũng như với xe sản xuất lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, theo lộ trình thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kể từ ngày 1/1/2009 các doanh nghiệp FDI mới được phép phân phối xe nguyên chiếc. Những DN đã có giấy phép nhập khẩu hiện chỉ giới hạn được phân phối xe nhập thông qua 1 đại lý. Điều này đã hạn chế phần nào "sức mạnh" của họ, nhưng cũng chỉ còn 4 tháng nữa là "cuộc chơi" bắt đầu. Các DN như Ford Việt Nam, Honda Việt Nam, GM - Daewoo... cho biết chắc chắn 2009 họ sẽ vào cuộc. Các phân tích cho thấy, DN FDI chắc chắn sẽ có nguồn nhập khẩu xe dồi dào bởi được tiếp sức từ các công ty mẹ. Không những thế giá cả cũng có nhiều lợi thế và họ có tiềm lực để nhập khẩu xe với số lượng lớn. Bên cạnh đó, các DN FDI cũng có lợi thế lớn với hệ thống bán hàng và dịch vụ chuyên nghiệp rộng khắp đã được xây dựng từ lâu, nên những khách hàng mua xe sẽ được hưởng lợi. Những lợi thế mà các DN FDI có lại là những hạn chế của các DN nhập khẩu ôtô của Việt Nam. Hiện nay các DN nhập khẩu ôtô Việt Nam chủ yếu phải nhập xe qua trung gian, yếu tố giá cả không có nhiều thuận lợi, vốn lại ít, nguồn xe nhập cũng không khai thác được nhiều và  thiếu hệ thống bán hàng, dịch vụ chuyên nghiệp. Nhiều nhà nhập khẩu của Việt Nam hiện chỉ bán xe cho khách hàng xong là hết trách nhiệm, việc bảo hành bảo dưỡng tự khách hàng lo. Nếu khách hàng đưa xe vào những cơ sở bảo hành của các DN FDI  thì phải chịu 1 cái giá khác, cao hơn so với khách hàng mua xe từ DN FDI. Doanh nghiệp trong nước sẽ làm gì ? Để cạnh tranh, các nhà nhập khẩu ôtô Việt Nam cho biết họ đang lên kế hoạch chuẩn bị như đẩy mạnh tìm kiếm khai thác nguồn hàng với giá hợp lý, mẫu mã phong phú, hỗ trợ khách hàng dịch vụ sau bán hàng và thành lập Hiệp hội các nhà nhập khẩu ôtô... Theo ông Tâm sắp tới thị trường ôtô nhập khẩu sẽ bước vào "cuộc chơi"  khốc liệt, nhưng giá xe sẽ hợp lý hơn, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều từ cạnh tranh này. Đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước, các DN FDI khẳng định việc nhập khẩu xe  nguyên chiếc không ảnh hưởng đến xe trong nước. Nhiều DN FDI vẫn coi xe sản xuất lắp ráp trong nước là sản phẩm chính và vẫn đầu tư  cho ra đời nhiều mẫu mã mới. Những mẫu xe nhập khẩu chỉ là những  mẫu xe trong nước chưa sản xuất lắp ráp được. Qua nhập khẩu thăm dò thấy mẫu xe nào có nhu cầu với số lượng lớn sẽ tiến hành sản xuất lắp ráp trong nước. Bên cạnh đó để cạnh tranh với xe nhập khẩu thì xe sản xuất trong nước bắt buộc phải nâng cao chất lượng và hạ giá thành... Điều này cuối cùng người tiêu dùng cũng được hưởng lợi. Tuy nhiên, nhiều lo ngại cho rằng khi xe nhập khẩu về nhiều, mà người tiêu dùng Việt Nam vốn vẫn đánh giá cao xe ngoại thì  xe trong nước sẽ mất đi một bộ phận khách hàng, nhiều mẫu xe có nguy cơ sẽ tiêu thụ chậm hoặc giảm số lượng, điều này ngay lập tức tác động tới quyết định của nhà sản xuất. Rất có thể có những  DN sẽ giảm sản xuất và tăng nhập khẩu - ông Trần Bá Dương Tổng giám đốc Công ty ôtô Trường Hải nói. Nếu ngành công nghiệp ôtô không có điều chỉnh để khuyến khích sản xuất trong nước thì sẽ gặp khó khăn. Công nghiệp phụ trợ không phát triển được, lực lượng lao động thu hút vào giảm và cơ hội để  làm chủ công nghệ sẽ mất... Sony sẽ đóng cửa nhà máy sản xuất tại Việt Nam Nhà máy tại Sony Việt Nam do Sony Nhật Bản liên doanh với Viettronics Tân Bình, thành lập từ năm 1994. Sản phẩm sản xuất gồm bóng đèn hình, tivi, đầu đĩa, dàn âm thanh, máy ảnh và máy quay kỹ thuật số… Sau khi kết thúc thời hạn liên doanh vào năm 2004, hai bên đã tiếp tục gia hạn đến năm 2010. Tính đến thời điểm hiện nay Sony Việt Nam đầu tư khoảng 16.6 triệu USD. Từ tháng 9, nhà máy sản xuất của Sony sẽ đóng cửa sau 14 năm hoạt động tại Việt Nam, kèm theo đó 200 công nhân sẽ nghỉ việc. Thông tin trên chính thức được đưa ra ngày 24/7, từ một đại diện của liên doanh Sony Việt Nam. Trả lời câu hỏi “Phải chăng việc đóng cửa nhà máy tại Việt Nam là do sản xuất kinh doanh không hiệu quả, hoặc do Sony nhận thấy tình hình nền kinh tế Việt Nam giai đoạn này khó khăn nên rút lui?”, đại diện này cho biết lý do hoàn toàn khác. Theo thông tin từ tập đoàn sản xuất đồ điện tử này, quyết định đóng cửa nhà máy không vì không hiệu quả hay bị tác động bởi tình hình kinh tế ở Việt Nam, mà vì Sony muốn thay đổi chiến lược, chuyển sang thương mại. Kể từ năm 2009, theo lộ trình mở cửa WTO, Việt Nam sẽ cho công ty nước ngoài nhập máy móc điện tử. Sony cho rằng việc nhập máy móc vào bán ở Việt Nam sẽ hiệu quả hơn đầu tư. Theo xu hướng hiện nay thì người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng tivi LCD thay vì dùng tivi bóng đèn hình, vì vậy tập đoàn Sony đã quyết định ngừng sản xuất và kinh doanh mặt hàng tivi bóng đèn hình ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, tivi bóng đèn hình lại là mặt hàng sản xuất chính của Sony trong khi các mặt hàng sản xuất khác với số lượng không nhiều, nếu tiếp tục duy trì sản xuất sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế.  “Mặc dù Sony Việt Nam đã cố gắng duy trì sản xuất mặt hàng tivi bóng đèn hình nhưng không thể kéo dài vì nhu cầu ngày càng giảm và các nhà cung cấp toàn cầu đã ngừng cung cấp linh kiện” - đại diện này cho biết.  Cùng với việc đóng cửa nhà máy này, sẽ có 200 công nhân được cho nghỉ việc. Tuy nhiên liên doanh Sony Việt Nam (giữa Sony Nhật Bản với Viettronics Tân Bình) vẫn tiếp tục hoạt động, và 240 lao động gián tiếp vẫn tiếp tục làm việc. Đồng thời Sony lập  công ty mới Sony Electronics Vietnam Co., Ltd với 100% vốn nước ngoài, chuyên nhập khẩu sản phẩm của Sony từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam. 2. Ảnh hưởng của cơ cấu đầu tư FDI tới XNK của Việt Nam Về lý luận, cơ cấu đầu tư FDI có thể dẫn tới hạn chế hay thúc đẩy ngoại thương. Một khoản đầu tư nước ngoài nếu không được hướng vào mở mang và phát triển sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì khả năng xuất khẩu và nhập khẩu đều bị thu hẹp. Xuất khẩu là điều kiện quan trọng mở rộng quy mô đầu tư vào thị trường nhập khẩu. Trên thực tế, tính đến tháng 12/2007, xét cơ cấu đầu tư theo ngành, thì tỉ trọng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp còn thấp và thiếu ổn định. Trong khi ngành công nghiệp nặng chiếm tới 45,5%, công nghiệp nhẹ chiếm 32,7%, thì lĩnh vực nông, lâm nghiệp chỉ chiếm có 7,6%. Trong giai đoạn từ 1988 đến tháng 9/2007, đã có 8.058 dự án FDI được triển khai ở Việt Nam. Lượng vốn đầu tư trong gần 20 năm đạt đến con số 72,86 tỉ USD nhưng cho đến thời điểm 9/2007 mới chỉ thực hiện được khoảng 42,5% – một hiệu suất không hề cao. Nếu bổ ra theo các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ thì càng thấy rõ. Bảng trên cho thấy có rất ít vốn đổ vào ngành nông nghiệp, nhiều nhất và vượt trội là vốn đầu tư vào ngành công nghiệp. Lượng vốn đầu tư vào mảng dịch vụ chỉ bằng một nửa. Có thể phân tích ảnh hưởng của FDI tới XNK Việt Nam bằng cách bổ dọc các ngành kinh tế thu hút vốn FDI: ngành công nghiệp, ngành dịch vụ, ngành nông nghiệp và lĩnh vực bất động sản. 2.1. FDI bị thu hút mạnh vào công nghiệp Trong tổng số 1.445 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép trong năm 2007, có 823 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp.Các dự án này có tổng số vốn đăng ký 8,06 tỷ USD, chiếm 57% tổng số dự án đầu tư nước ngoài và 45,2% tổng số vốn đăng ký cả nước. Theo nhận định của Bộ Công Thương, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong công nghiệp có lợi thế về máy móc thiết bị và kỹ thuật hiện đại, có thị trường ổn định, được khuyến khích bằng các cơ chế, chính sách ngày càng thông thoáng nên trong những năm qua đã phát triển khá nhanh và ổn định, luôn có xu hướng tăng nhanh hơn các khu vực khác trong nền kinh tế. Đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp đã gián tiếp đào tạo cho Việt Nam một đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, được tiếp xúc với công nghệ mới, cũng như các kỹ năng quản lý tiên tiến, kỷ luật công nghiệp chặt chẽ. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc tận dụng trình độ chuyên môn kĩ thuật để tìm ra phương hướng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong những năm gần đây, dòng vốn FDI tập trung ngày càng nhiều vào việc xây dựng các khu công nghiệp và khu chế xuất,sản xuất ra thành phẩm để xuất khẩu. Điển hình là siêu dự án lớn nhất nước ta hiện nay đang được triển khai . Đó là dự án do tập đoàn công nghệp nặng Formosa của Đài Loan đầu tư vào xây dựng nhà máy liên hợp thép tại khu kinh tế Vũng Áng– Hà Tĩnh với tổng số vốn đẩu tư lên tới 7,9 tỷ USD. Theo báo cáo của Formosa, dự án Nhà máy liên hợp thép được thực hiện theo 2 giai đoạn, có tổng công suất 15 triệu tấn/năm với các sản phẩm như phôi thép, thép tấm cuộn cán nóng, thép thành phẩm…. để xuất khẩu. Nguồn quặng để sản xuất thép bước đầu sẽ nhập từ nước ngoài sau đó sử dụng quặng sắt từ mỏ Thạch Khê.Nếu được cấp giấy phép Formosa sẽ khởi công nhà máy vào giữa năm 2008 và dự kiến đưa nhà máy vào hoạt động cuối năm 2011. 2.2. Đầu tư FDI vào ngành dịch vụ tăng – một dấu hiệu đáng mừng Theo UNCTAD – Diễn đàn Liên hợp quốc về thương mại và phát triển, tỷ trọng dịch vụ trong xuất nhập khẩu hiện chiếm khoảng 70% giá trị xuất nhập khẩu toàn cầu. Báo cáo đầu tư thế giới năm 2007 cũng chỉ ra rằng dòng vốn FDI trên thế giới đang có xu hướng tập trung vào lĩnh vực dịch vụ. Là một nước tiếp nhận đầu tư, Việt Nam có nhiều cơ hội để thu hút vốn FDI vào lĩnh vực này. Việc mở cửa thị trường dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng phát triển của các ngành dịch vụ, qua đó, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Ngược lại, sự tăng trưởng và phát triển của các ngành dịch vụ cũng tạo điều kiện để Việt Nam tăng sức hấp dẫn và cạnh tranh thu hút FDI vào các ngành kinh tế khác. Trong xu thế vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, dòng vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước trong năm 2007 vừa qua, trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%). Trong số các ngành dịch vụ, lĩnh vực dịch vụ du lịch đang nổi lên là điểm sáng đáng chú ý của nền kinh tế Việt Nam với số lượng các dự án lớn đang tìm hiểu và xúc tiến đầu tư tăng mạnh. Chỉ tính riêng năm 2007, số liệu thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho thấy: ngành du lịch Việt Nam đã thu hút 47 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký lên đến trên 1,86 tỷ USD, tăng 19,57% so với năm 2006. Theo ông Hồ Việt Hà, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Tài chính, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cơ cấu đầu tư trong thời gian qua rất khả quan, các nhà đầu tư nước ngoài đang dành sự quan tâm rất lớn cho các dự án xây dựng khu vui chơi, nghỉ dưỡng, khách sạn, sân golf quy mô lớn và chất lượng dịch vụ cao. Romana resort – một dự án du lich có vốn FDI với vốn đầu tư 90 triệu USD tại phường Mũi Né Phan Thiết. Cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 8km về hướng Đông Bắc, với một mặt giáp biển, ba bên giáp đồi nên Romana Resort & Spa tọa lạc ngay trên một thung lũng yên bình có địa thế rất thuận lợi để phát triển mô hình du lịch. Công suất bình quân của Romana là 69%, những ngày cao điểm là 95%. Hợp đồng với các hãng lữ hành trong và ngoài nước đã ký đến hết năm 2009. Việc du lịch phát triển chính là một hình thức xuất khẩu tại chỗ, mang lại lượng ngoại tệ lớn cho nước ta. do lượng khách tăng, khách đến từ các nước giàu tăng cao hơn, nên lượng ngoại tệ có từ chi tiêu của khách quốc tế đã tăng qua các năm và đây cũng là một kênh thu hút một lượng ngoại tệ không nhỏ. Năm 2005 đạt 2,3 tỷ USD, năm 2006 đạt 2,85 tỷ USD, năm 2007 ước đạt 3,33 tỷ USD và chiếm 55,2% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cả nước, cao nhất trong các nhóm dịch vụ xuất khẩu (dịch vụ vận tải hàng không 1.071 triệu USD, chiếm 17,8%, dịch vụ hàng hải 810 triệu USD, chiếm 13,4%, dịch vụ tài chính 332 triệu USD, chiếm 5,5%, dịch vụ bưu chính viễn thông 100 triệu USD, chiếm 1,7%, dịch vụ bảo hiểm 85 triệu USD, chiếm 1,1%, dịch vụ chính phủ 45 triệu USD, chiếm 0, 7%, dịch vụ khác 277 triệu USD, chiếm 4,6%). Trong năm 2007 đã có 5-6 triệu lượt khách quốc tế tới Việt Nam. Với việc Việt Nam đang là điểm du lịch hấp dẫn thì việc phát triển xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm của ngành “công nghiệp không khói” nhờ vốn đầu tư FDI cần đươc tận dụng tối đa và có hiệu quả. 2.3. FDI trong ngành nông nghiệp - còn nhiều điều bất cập Tính đến hết tháng 6/2007, các dự án FDI ở Việt Nam đã thu hút được 67,3 tỷ USD vốn đăng ký với gần 30 tỷ USD vốn thực hiện song số vốn đăng ký trong nông nghiệp chỉ đạt 3,78 tỷ USD (tương đương 5,6%), vốn thực hiện là gần 1,9 tỷ USD (xấp xỉ 6,3%). Trong khi đó, các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền nông nghiệp phát triển như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc luôn có tỷ trọng vốn FDI trong nông nghiệp ổn định từ 13-21%. Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn hạn chế song, các dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập. Với 758 dự án đã và đang triển khai, lĩnh vực FDI trong nông nghiệp đem lại doanh thu hàng năm khoảng 312 triệu USD, xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm và tăng mạnh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia kinh tế nông nghiệp vẫn tiếp tục nhận định lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam luôn tiềm ẩn rủi ro từ nhiều phía, nhất là điều kiện tự nhiên, thị trường; lãi suất thấp, thu hồi vốn chậm vì phải theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung các dự án thu hồi vốn nhanh như sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến nông lâm sản thay vì triển khai các dự án phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi mới, trồng, chế biến các loại rau, quả xuất khẩu có hàm lượng kỹ thuật cao. Điều đó được thể hiện qua cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, chế biến nông sản, thức ăn chăn nuôi chiếm đến 76% vốn đầu tư trong khi lĩnh vực trồng rừng, chế biến gỗ chỉ chiếm 24%. Bên cạnh đó, việc triển khai các dự án FDI nông nghiệp thường được thực hiện tại các vùng nông thôn nhưng các nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng nên có tới 30% số dự án bị giải thể so với mức bình quân chung của cả nước là 20%. Chính vì những bất cập này mà cũng gây khó khăn trong việc xuất khẩu mặt hàng nông nghiệp của nước ta. Nước ta có ưu thế lớn và cũng xuất khẩu chủ yếu mặt hàng nông lâm sản như gạo, chè, cà phê, cá, tôm…., nhưng với tình hình đầu tư FDI vào khu vực nông nghiệp như hiện nay thì có thể nói FDI chưa phát huy tác dụng thúc đẩy ngoại thương trong lĩnh vực nông – lâm- ngư nghiệp. 2.4. FDI tập trung quá nhiều vào BĐS – có tốt cho ngoại thương? Trong bối cảnh lạm phát, con số gần 31 tỷ USD thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 6 tháng đầu năm 2008 đã trở thành điểm sáng. Thế nhưng, hơn 42% tổng vốn này lại đổ vào bất động sản (BĐS). Điều này gây ra sự lo ngại về những hệ lụy khôn lường. Trong định hướng thu hút FDI của Chính phủ, sản xuất công nghiệp luôn được ưu tiên số 1. Vậy nhưng, thời gian qua, dòng vốn FDI dường như đã đi lạc đường. Thậm chí, các chuyên gia kinh tế của Đại học Harvard đã cho rằng, ước tính tới 90% vốn FDI vào Việt Nam đã chuyển sang lĩnh vực này với giá trị bị thổi phồng. Tiến sĩ Kinh tế Lê Đăng Doanh bình luận: Mặc dù, sự đầu tư đó sẽ giúp địa phương phát triển du lịch, song rõ ràng loại hình này không giúp tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, không chuyển giao công nghệ sản xuất và cũng không thúc đẩy xuất khẩu. Dĩ nhiên, không mang lại ngoại tệ cho quốc gia. Trong khi đó, nhà đầu tư FDI có quyền sử dụng đất tới 50 năm, thậm chí 70 năm, và điều này sẽ ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh còn nhấn mạnh, nguy hiểm hơn, nếu như các dự án đó lại chiếm dụng đất canh tác, làm nông dân mất đất thì càng phải xem xét lại. Ông Phan Hữu Thắng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài lại có cái nhìn rất lạc quan: “FDI vào bất động sản không hề làm lỡ cơ hội chuyển giao công nghệ của các dự án công nghiệp. Chúng ta có thể tiếp nhận công nghệ quản lý của họ. Đồng thời, mục tiêu của chúng ta là thu hút vốn FDI để hiện đại hóa đất nước. Việt Nam lại là điểm đến hấp dẫn về du lịch”. Như vậy, mặc dù nhiều ý kiến cho rằng việc vốn FDI đổ dồn vào BĐS quá nhiều không có tác dụng thúc đẩy ngoại thương, nhưng vẫn có những cách nhìn nhận lạc quan về những mặt tích cực nó có thể mang lại. Đó là FDI vào BĐS một mặt tạo điểu kiện phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất của các doanh nghiệp XNK nói riêng và các doanh nghiệp nói chung, mặt khác thúc đẩy hiện đại hóa đất nước, phát triển các ngành dịch vụ - chiếm 11.1 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta (2007) và đặc biệt là du lịch (xuất khẩu tại chỗ - 55,2% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ 2007). III. Lộ trình Pháp lý Trong văn bản cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đồng ‎ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hoá như người trong nước kể từ khi gia nhập. Nghị định 23/2007/NĐ-CP được ban hành ngày 12/02/2007 chính là bước cụ thể hoá cam kết này. Nghị định 23 “quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” là một trong hai nghị định Việt Nam phải ban hành trong vòng 30 ngày sau khi ký Nghị định thư gia nhập WTO. Trước đây, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép trực tiếp nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu và hàng hoá cho hoạt động đầu tư; trực tiếp xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài. Nay với Nghị định 23 này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp mọi hàng hoá (trừ năm nhóm hàng hoá dành riêng cho doanh nghiệp thương mại nhà nước gồm xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà Việt Nam chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi như gạo và dược phẩm). Tuy nhiên, quyền xuất nhập khẩu trực tiếp này không đồng nghĩa với quyền phân phối hàng hoá. Doanh nghiệp được cấp phép sẽ có quyền xuất nhập khẩu để bán sản phẩm nhập khẩu cho cá nhân hay doanh nghiệp có quyền phân phối sản phẩm đó tại Việt Nam. Cụ thể, điều 3 của nghị định giải thích: “Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu” và “Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam”. N ăm 2007, quyền phân phối (bao gồm: đại lý mua bán hàng hóa, bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại) được đầu tư theo hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, trong đó phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ. Kể từ ngày 1/1/2008 sẽ không hạn chế tỷ lệ góp vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài. Đến 1/1/2009, các doanh nghiệp FDI sẽ được trao toàn quyền lập doanh nghiệp phân phối  hàng hóa tại Việt Nam. Bộ Thương mại cũng quy định: doanh nghiệp FDI không được xuất khẩu dầu thô (đến 1/1/2011 sẽ được xuất khẩu lúa gạo), không được quyền nhập khẩu thuốc lá, xì gà, xăng, dầu hỏa, diesel, báo - tạp chí, băng đĩa, phương tiệân bay (trực thăng, máy bay, tàu vũ trụ…). Từ 1/1/2009, doanh nghiệp nước ngoài sẽ được nhập khẩu trực tiếp dược phẩm, phim điện ảnh, các loại lịch, bưu thiếp và tem thư…. Theo Nghị định 23, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh để hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thương mại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng xuất nhập khẩu Việt Nam đến FDI.doc
Luận văn liên quan