Trang bị các máy móc công nghệ hiện đại để tiện lợi cho quá trình giao dịch của
khách hàng. Thường xuyên đầu tư các máy móc với công nghệ hiện đại tích hợp nhiều
tính năng. Sử dụng mạng Internet tốc độ cao để quá trình giao dịch thuận lợi, nhanh
chóng. Xây dựng phòng nghiên cứu, thử nghiệm các máy móc của nước ngoài để áp dụng
vào việc cung cấp sản phẩm. Tại các điểm giao dịch phải tạo được không gian chuyên
nghiệp từ trang phục của nhân viên đến các trang thiết bị để khách hàng cảm thấy yên
tâm khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
Ngoài việc đầu tư vào trang thiết bị tại phòng giao dịch, các máy ATM, hay
POS BIDV cũng nên đầu tư thêm các thiết bị để thực hiện các tính năng giao dịch cho
khách hàng bằng các phương tiện cá nhân như: điện thoại, Ipad, Iphone có thể tiết
kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. Đồng thời, khách hàng cũng dễ dàng kiểm soát
tài khoản cá nhân của mình và khi có vấn đề phát sinh có thể liên hệ ngay với ngân hàng
và việc giải quyết các vấn đề đó sẽ trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Hiện nay hệ thống máy ATM của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập
như: thường xuyên rớt mạng, hết tiền, gây khó khăn cho khách hàng làm giảm lòng tin
của khách hàng. Do đó, BIDV cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra hệ thống phân
phối điện tử như: máy ATM, máy POS, để phát hiện và lập tức khắc phục sự cố nhằm
đảm bảo các máy này luôn hoạt động 24/24 giờ. Đây là một yếu tố để thu hút và giữ chân
khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Nếu làm tốt công tác này sẽ mang lại cho
ngân hàng một lợi thế cạnh tranh vững chắc.
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3510 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Áp dụng 7p để giải quyết các vấn đề trong marketing của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Bidv, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
LỚP QT08ĐB
Môn học: Marketing dịch vụ
Đề tài:
ÁP DỤNG 7P ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ
TRONG MARKETING
CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM - BIDV
GVHD: Th.S Đoàn Đình Hoàng
Họ và tên: Nguyễn Thị Mơ
MSSV: 0854010365
Năm học: 2011 - 2012
2
MỤC LỤC
1.GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - BIDV ..... 3
1.1. Nhiệm vụ, mục tiêu, phương châm hoạt động và chính sách kinh doanh .... 3
1.1.1. Nhiệm vụ: ......................................................................................... 3
1.1.2. Phương châm hoạt động: ................................................................... 3
1.1.3. Mục tiêu hoạt động: .......................................................................... 3
1.1.4. Chính sách kinh doanh ...................................................................... 3
1.2. Khách hàng- đối tác ................................................................................... 3
1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh .................................................................. 4
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV................................................. 4
1.5. Văn hóa Doanh nghiệp ............................................................................... 5
1.6. Thương hiệu BIDV .................................................................................... 6
2.CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG TỚI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - BIDV ................................... 7
2.1. Cơ hội ........................................................................................................ 7
2.2. Rủi ro ......................................................................................................... 7
2.3. Điểm mạnh................................................................................................. 8
2.4. Điểm yếu.................................................................................................... 8
3.CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - BIDV ......................................................... 10
3.1. Sản phẩm (Products) ................................................................................ 10
3.2. Giá (Price) ................................................................................................ 10
3.3. Phân phối (Place) ..................................................................................... 11
3.4. Xúc tiến (Promotion) ................................................................................ 12
3.5. Con người (People) .................................................................................. 13
3.6. Quy trình (Process) .................................................................................. 14
3.7. Cơ sở vật chất (Physical Evidence) .......................................................... 14
3
1. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - BIDV
Sơ lược về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV
Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam.
Tên gọi tắt: BIDV
Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Slogan: Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công
Điện thoại: 04.2220.5544 Fax: 04. 2220.0399
Website: www.bidv.com.vn Email: Info@bidv.com.vn
Chủ sở hữu: Chính phủ Việt Nam (100%)
Chủ quản: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Giấy phép đăng kỳ kinh doanh số: 0106000439
Mã số thuế: 0100150619
1.1. Nhiệm vụ, mục tiêu, phương châm hoạt động và chính sách kinh doanh
1.1.1. Nhiệm vụ:
Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân
hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi
nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển
kinh tế Đất nước
1.1.2. Phương châm hoạt động:
Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV.
Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công.
1.1.3. Mục tiêu hoạt động:
Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
1.1.4. Chính sách kinh doanh
Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn
1.2. Khách hàng- đối tác
Là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính…
Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới;
Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội ngân hàng ASEAN, Hiệp
hội các định chế tài chính phát triển Châu Á – Thái Bình Dương (ADFIAP), Hiệp hội
Ngân hàng Việt Nam.
4
1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản
phảm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp
trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư
cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó
nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ
phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư
sân bay Quốc tế Long Thành…
BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm dịch vụ
ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự án, chương
trình lớn của Đất nước.
Các đơn vị thành viên:
Công ty chứng khoán BIDV (BSC)
Công ty bảo hiểm BIDV (BIC)
Công ty cho thuê tài chính I
Công ty cho thuê tài chính II
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV (BAMC)
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC)
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Campuchia (IDCC)
Công ty trách nhiệm hữu hạn quốc tế BIDV tại Hồng Kông (BIDVI)
- Các đơn vị liên doanh:
Ngân hàng liên doanh (VID – Public Bank)
Ngân hàng liên doanh Lào Việt (LVB)
Ngân hàng liên doanh Việt Nga (RVB)
Công ty quản lý đầu tư BIDV – Vietnam Partner (BVIM)
Công ty liên doanh tháp ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV
TOWER)
Công ty liên doanh bảo hiểm Lào Việt (LVI)
Công ty liên doanh bảo hiểm Campuchia – Việt Nam (CVI)
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV
- Giai đoạn 1957 – 1980: Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân
hàng Kiến thiết Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam –
được thành lập với qui mô ban đầu gồm 11 chi nhánh, 200 nhân viên với nhiệm vụ chủ
5
yếu là cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh
vực kinh tế, xã hội.
- Giai đoạn 1981 – 1989: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc ngân hàg nhà nước Việt Nam với
nhiệm vụ là cấp phát, cho vay và quản lý vốn dầu tư xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch nhà
nước tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
- Giai đoạn 1990 – 1994: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được
đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với nhiệm vụ được thay
đổi về cơ bản: Ngoài việc tiếp nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu
nhà nước thì BIDV đã thực hiện huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư
phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây
lắp phục vụ đầu tư phát triển.
- Giai đoạn từ 1995 – 2000: BIDV được phép kinh doanh đa năng tổng hợp
như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư và phát triển đất nước. Đây
là thời kỳ BIDV đã khẳng định được vị trí, vai trò là ngân hàng thương mại hàng đầu tại
Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với danh hiệu đơn vị
Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
- Giai đoạn từ 2001 đến nay: BIDV đã triển khai đồng bộ Đề án cơ cấu lại
được chính phủ phê duyệt và dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do
Ngân hàng thế giới tài trợ tiến tới phát triển thành một ngân hàng đa năng hàng đầu của
Việt Nam hoạt động ngang tầm với các ngân hàng khu vực.
- Những thành tựu: Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV
nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba;
Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ
đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…
1.5. Văn hóa Doanh nghiệp
Đối với khách hàng, đối tác: BIDV luôn nỗ lực để xây dựng mối quan hệ hợp tác
tin cậy và lâu dài, cùng chia sẻ lợi ích, thực hiện đầy đủ các cam kết đã được thống nhất.
Đối với cộng đồng xã hội: BIDV dành sự quan tâm và chủ động tham gia có trách
nhiệm các chương trình, hoạt động xã hội, cống hiến cho lợi ích và sự phát triển của cộng
đồng.
6
Đối với người lao động: Với quan điểm “Mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế cạnh
tranh”, BIDV cam kết tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo cơ hội làm việc và
phát triển nghề nghiệp bình đẳng, đồng thời thúc đẩy năng lực và niềm đam mê, gắn bó
trong mỗi người lao động.
1.6. Thương hiệu BIDV
Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của
cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.
Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong
những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu
tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu mạnh… và nhiều giải
thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước.
Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 50
năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển Đất nước.
7
2. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG TỚI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - BIDV
2.1. Cơ hội
- Sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính
- Hội nhập quốc tế ngành ngân hàng góp phần mở rộng thị trường, nâng cao chất
lượng dịch vụ.
- Tiềm năng tăng trưởng kinh tế Việt Nam và nhu cầu vốn và tín dụng, các dịch vụ
ngân hàng hiện đại gia tăng.
- Các thị trường và dịch vụ còn bỏ ngỏ, cạnh tranh thấp: Ngân hàng đầu tư, Quản lý
tài sản, Sản phẩm tài chính phái sinh.
- Quá trình tự do hóa đang diễn ra với lĩnh vực tài chính theo các khuôn khổ đa
phương và song phương cho phép các ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường dưới các
hình thức khác nhau, kể cả thành lập đối tác chiến lược giữa các ngân hàng trong và
ngoài nước, do đó thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, nguồn nhân lực và tài chính cho
lĩnh vực ngân hàng.
- Do tỷ lệ sử dụng dịch vụ ngân hàng vẫn thấp, các ngân hàng có tiềm năng to lớn
để cung cấp dịch vụ này. Bên cạnh đó, cải cách kinh tế và quá trình mở cửa sẽ giúp mở
rộng hơn nữa thị trường tiềm năng này thông qua việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế và
thu nhập của người dân.
- Thương mại điện tử ngày một phát triển.
- Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là dịch vụ viễn thông tạo điều kiện cho dịch vụ ngân hàng
phát triển.
- Nhu cầu và thị hiếu của các doanh nghiệp ngày nay thanh toán lương qua thẻ ngân
hàng.
- Thuân lợi từ quy định tăng vốn điều lệ các ngân hàng lên 3000 tỷ.
- Lực lượng lao động trẻ, dồi dào, chất lượng cao từ các trường đại học ngành tài
chính ngân hàng.
2.2. Rủi ro
- Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các NHTMCP trong nước và các NHTM
100% vốn nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
- Các chính sách và quy định pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng còn thiếu
đồng bộ.
8
- Mức lạm phát cao, niềm tin vào đồng tiền suy giảm, ít người lựa chọn đầu tư VNĐ
dài hạn.
- Công nghệ thay đổi, phát triển nhanh đòi hỏi ngân hàng phải chạy đua về kiến
thức trình độ kĩ thuật, con người để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Khách hàng không trung thành do chi phí chuyển đổi thấp, cuộc chạy đua lãi suất
giữa các ngân hàng.
- Sự gia nhập ngành của các ngân hàng nước ngoài với kinh nghiệm và tiềm lực tài
chính mạnh.
- Thanh toán bằng thẻ chưa phổ biến rộng rãi tại các khu mua sắm, nhà hàng, siêu
thị, cửa hàng…
2.3. Điểm mạnh
BIDV có tiềm năng lớn và đang chứng tỏ những ưu thế cạnh tranh tuyệt đối so với
các đối thủ trong nước với những thế mạnh:
- Uy tín thương hiệu được tích tụ qua nhiều năm.
- Mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn quốc. Số lượng phòng giao dịch của BIDV
tăng nhanh trong những năm gần đây. Với tốc độ tăng trung bình khoảng gần 20%/năm.
Điều đó đã chứng tỏ BIDV rất tích cực trong việc mở rộng địa bàn hoạt động của mình.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực, kinh nghiệm.
- Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin hiện đại.
- Có quan hệ khách hàng truyền thống lâu năm với hệ thống khách hàng lớn.
- Duy trì được cơ cấu tài sản hợp lý.
- Các chỉ số tài chính có khả năng được cải thiện mạnh khi các biện pháp quản lý rủi
ro được áp dụng đầy đủ.
- Khả năng tăng trưởng nhờ vào lợi thế về quy mô trong cả hoạt động huy động vốn
và tín dụng.
2.4. Điểm yếu
- Chính vì có quy mô lớn, khách hàng dàn trải, do đó chưa có được phân đoạn
khách hàng tốt, chưa xác định rõ khách hàng chiến lược.
- Chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế chưa cao.
- Marketing chưa được chú trọng đầu tư đúng mức, nên chưa khai thác được thương
hiệu từ các phương tiện thông tin đại chúng.
9
- Năng lực quản trị rủi ro chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
- Nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế đang bị suy giảm bởi các thế lực
cạnh tranh.
- Sản phẩm không nhiều và đa dạng như các ngân hàng TMCP.
- Hoạt động quản trị điều hành còn nhiều hạn chế.
- Các yêu cầu tín dụng phải thực hiện theo nhiệm vụ chính trị, xã hội.
- Qui mô lớn nên chậm thay đổi và thích nghi với biến động thị trường.
- Còn non kém thiếu kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi thành ngân hàng bán
lẻ.
10
3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - BIDV
3.1. Sản phẩm (Products)
Đối với danh mục sản phẩm - dịch vụ bán lẻ tính đến hiện tại có số lượng lớn vào
khoảng hơn 48 sản phẩm dịch vụ khác nhau, được chia thành các nhóm sản phẩm dịch vụ
như sau:
Nhóm các sản phẩm thẻ
Nhóm các sản phẩm tiết kiệm – huy động vốn
Nhóm các sản phẩm - dịch vụ thanh toán, chuyển tiền
Nhóm các sản phẩm - dịch vụ tín dụng cá nhân
Hiện nay BIDV đang hoàn thiện và đưa ra quy trình xây dựng chiến lược và kế
hoạch thực hiện để đưa một sản phẩm mới ra thị trường. Đồng thời vấn đề quản lý danh
mục sản phẩm - dịch vụ, hướng phát triển về số lượng cũng như chủng loại sản phẩm
dịch vụ cung cấp đang là vấn đề mà các nhà quản trị BIDV quan tâm.
Xây dựng cơ chế chính sách, gói sản phẩm chuyên biệt cho khách hàng lớn, xác
định các chính sách ưu đãi, các sản phẩm mới nhằm đáp ứng trọn gói nhu cầu của khách
hàng doanh nghiệp; giảm bớt tính phức tạp của quy trình thủ tục… để từ đó nâng cao
năng lực cạnh tranh.
Tập trung nghiên cứu và phát triển dịch vụ mới, tạo sự khác biệt và vượt trội chất
lượng sản phẩm dịch vụ, xác định thị trường mục tiêu, tăng cường công tác dịch vụ thẻ,
tiếp tục hoàn thiện nâng cao chất lượng, tạo tiện ích mới cho sản phẩm hiện có, hoàn
thiện các văn bản qui định chế độ qui trình nghiệp vụ, xây dựng dịch vụ ngân hàng qua
điện thoại giải đáp thắc mắc và tư vấn cho khách hàng về sản phẩm.
3.2. Giá (Price)
Hiện tại, BIDV chưa có một quy trình định giá sản phẩm, dịch vụ chuẩn cho các
sản phẩm dịch vụ của mình. Các mức giá được định cho các sản phẩm, dịch vụ được tính
toán dựa trên việc xem xét:
Chu kỳ sống của sản phẩm dịch vụ đó trên thị trường
Khách hàng mục tiêu mà sản phẩm dịch vụ đó phục vụ( thông thường quan tâm
nhiều đến mức thu nhập của các khách hàng vì đây cũng là tiêu chí BIDV dùng để
phân đoạn khách hàng mục tiêu)
Mức giá của các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành áp dụng. Cụ thể là của các
ngân hàng trong hệ thống ngân hàng. Đây là một cơ sở quan trọng khi định giá vì
thực tế là các sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng Việt Nam không có sự khác
biệt nhiều, phần lớn là giống nhau, các tiện ích đem lại cho người sử dụng gần như
nhau…Từ đó cạnh tranh về giá cũng là những chiến lược mà các ngân hàng hay sử
dụng.Vì thế có thể thấy hiện nay, BIDV đang áp dụng các mức giá linh hoạt cho
các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, mức giá này nhìn chung so với các
ngân hàng khác trong hệ thống là không có sự khác biệt nhiều hay không áp dụng
chiến lược cạnh tranh về giá.
11
Trong ngành kinh doanh ngân hàng hiện nay, do quy định về lãi suất của Chính
phủ đối với các ngân hàng không có nhiều sự khác biệt do đó việc cạnh tranh bằng chênh
lệch giá giữa các ngân hàng hầu như không có. Để có được lợi thế so với đối thủ thì
BIDV nên chú trọng xây dựng các ưu đãi khác cho khách hàng.
3.3. Phân phối (Place)
Mạng lưới là một cấu phần quan trọng trong chiến lược phát triển của các ngân
hàng hiện đại. Một mạng lưới rộng lớn, hoạt động an toàn hiệu quả là sự trở ngại cho đối
thủ cạnh tranh trong mô hình ngân hàng hiện đại. Mạng lưới rộng lớn mang lại cho ngân
hàng thị trường, thị phần rộng lớn, hình ảnh của ngân hàng ngày càng được khách hàng
biết đến và vị thế của ngân hàng ngày càng được khẳng định.
Kênh phân phối cho các sản phẩm của ngân hàng bán lẻ của BIDV chủ yếu qua
các kênh chính sau đây:
Kênh phân phối có sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng: bao gồm hệ thống chi
nhánh, sở giao dịch và các quỹ tiết kiệm của BIDV.
Kênh phân phối điện tử: bao gồm hệ thống ATM, hệ thống thanh toán POS, và hệ
thống thanh toán hiện đại
Đối với kênh phân phối có sự tiếp xúc trực tiếp: hiện nay BIDV có 108 chi nhánh
và mục tiêu là đến năm 2012 sẽ tăng lên là 280 chi nhánh và 45 quỹ tiết kiệm. Đối với
kênh phân phối điện tử: tính đến 1/2009 toàn hệ thống BIDV có 996 cái đứng thứ 3 trong
hệ thống các ngân hàng. Tổng số POS tại Việt Nam là 27000 cái. Kế hoạch đến năm
2012, POS tăng lên 45000 cái tập trung vào các chức năng thanh toán.
Tuy nhiên, hiện nay số lượng máy ATM nhiều nhưng chỉ mới phát huy được các
tính năng cơ bản chưa tích hợp và thực hiện được nhiều lợi ích của máy. Cuối năm 2008,
BIDV có thực hiện triển khai thêm một tính năng của máy ATM là thanh toán điện thoại
nhưng chưa được thành công phần nhiều ở lý do quy trình và kỹ thuật.
Mạng lưới của BIDV hiện nay chủ yếu ở các thành phố lớn và máy ATM của ngân
hàng cũng chưa phân bố nhiều như các ngân hàng khác gây bất lợi cho người sử dụng.
Mặc dù, nhiều ngươi muốn sử dụng dịch vụ của ngân hàng nhưng khi đi qua các tỉnh
khác thì gặp phải khó khăn khi tìm chi nhánh hay máy ATM của ngân hàng. BIDV nên
tiếp tục mở rộng mạng lưới của mình qua các tỉnh để tăng lượng khách hàng sử dụng,
tăng số lượng máy ATM.
Đồng thời, ngân hàng nên đầu tư thêm các tính năng thanh toán ở các của hàng ăn
uống, siêu thị, các trung tâm thương mại để tạo thuận lợi cho người sử dụng. Tuy nhiên,
việc gia tăng mạng lưới cũng đồng nghĩa với việc gia tăng chi phí. Do đó, mở rộng đồng
thời với nâng cao hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh, phòng giao dịch là điều hết sức
cần thiết. Bên cạnh mở rộng mạng lưới, cần phải cân bằng với sự phát triển cũng như
nguồn lực của ngân hàng và cũng cần phải cân bằng với việc ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin tiếp cận khách hàng. Các chi nhánh, phòng giao dịch mới cần phải được
hiện đại hóa về cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực.
12
Ngoài ra, BIDV cần củng cố và mở rộng mạng lưới chi nhánh ở nước ngoài, mở
rộng quan hệ với các ngân hàng trên thế giới, tăng cường số lượng ngân hàng đại lý.
Tăng số lượng ngân hàng đại lý sẽ giúp cho BIDV tăng uy tín của mình đối với khách
hàng trong nước cũng như với khách hàng và các ngân hàng khác trên thế giới. Việt Nam
chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng may mặc, lúa gạo, thủy hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ.
3.4. Xúc tiến (Promotion)
Đây được xem là các công cụ quan trọng và là mảng có nhiều hoạt động marketing
nhất của BIDV. Trong đó, được thực hiện nhiều nhất là truyền thông bao gồm các mảng
chính: PR, quảng cáo và khuyến mại. Đó được xem là những công cụ quan trọng và có
hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày nay và trong chiến lược
xây dựng thương hiệu ngân hàng.
Cần tăng cường các hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm của ngân hàng, tạo
hình ảnh thân thiện đối với khách hàng. Bên cạnh các hoạt động quảng cáo ngân hàng
nên thực hiện cùng với các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng sử dụng dịch
vụ của mình cung cấp. Thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng để thúc đẩy mối
quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, để giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh của
ngân hàng.
Ngân hàng cần phát triển hệ thống truyền thông đa kênh để có thể tiếp cận, thuyết
phục được ngày càng nhiều khách hàng ở các độ tuổi khác nhau. Đặc biệt chú trọng
Marketing online vì chi phí thấp hơn Marketing truyền thống mà hiệu quả. Theo thống kê
của Cimigo số lượng người dùng Internet của Việt Nam năm 2010 là 28 triệu dân và tốc
độ tăng trưởng cao:
Ngoài ra, nội dung hướng dẫn, giải đáp các dịch vụ trên website của ngân hàng
phải thực sự dễ hiểu, giao diện rõ ràng, mạch lạc để giúp khách hàng nhanh chóng tra cứu
được dịch vụ họ cần, tránh tình trạng sau một hồi tìm kiếm không xong, khách hàng phải
bỏ sang trang web của ngân hàng khác có thiết kế dễ hiểu hơn.
13
Bên cạnh đó, giữa lúc Mobile Banking ngày càng có xu thế phát triển mạnh, số
lượng khách hàng hiện tại cũng như tiềm năng của ngân hàng sử dụng thiết bị di động
thông minh như iPhone, iPad, HTC… để giao dịch ngày càng nhiều, thì việc chú trọng
tung ra các tiện ích hỗ trợ qua thiết bị SmartPhone, PDA cũng cần được chú trọng phát
triển. Đáng chú ý hơn, việc tuyên truyền, giới thiệu dịch vụ cũng cần được đẩy mạnh để
khách hàng thấy được doanh nghiệp có nhiều tiện ích công nghệ cao thiết thực.
Các ngân hàng bán lẻ cũng nên mở rộng tiếp xúc, tư vấn với khách hàng thông qua
nhiều kênh như: Chat Voice, qua SMS hoặc thậm chí là mở cả tài khoản mạng xã hội như
Facebook để có thể nhanh chóng lắng nghe ý kiến góp ý, trao đổi của khách hàng về dịch
vụ của mình, để trên cơ sở đó chấn chỉnh đường hướng trong chiến lược phát triển dịch
vụ.
3.5. Con người (People)
Cán bộ, nhân viên là khâu quyết định hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngân hàng. Kết quả này phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ của cán bộ
ngân hàng, đó cũng là những vấn đề mà khách hàng phàn nàn nhiều nhất và mong muốn
nhiều nhất từ ngân hàng. Do vậy, để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
ngân hàng và tạo được hình ảnh thân thiện trong lòng khách hàng thì việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên chính là một giải pháp rất quan trọng, có giá trị trong
mọi giai đoạn phát triển của BIDV. Thực hiện giải pháp này, BIDV nên tập trung trên các
phương diện sau:
Xây dựng đội ngũ nhân viên không chỉ am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ mà còn
nâng cao kĩ năng giao tiếp của nhân viên đối với khách hàng. Các nhân viên giao dịch
cần tạo được ấn tượng tốt và sự tin tưởng của khách hàng đối với dịch vụ mà họ sử dụng.
BIDV nên xây dựng một quy trình tuyển dụng nhân viên khoa học, chính xác và
hợp lý nhằm tuyển dụng được những nhân viên có trình độ và phù hợp với yêu cầu công
việc.
Định kỳ tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán
bộ nhân viên về khả năng thực hiện công việc với kỹ thuật công nghệ hiện đại, khả năng
ứng xử khi tiếp xúc với khách hàng. Đồng thời, lập kế hoạch cử các cán bộ trẻ có năng
lực đi đào tạo chuyên sâu ở các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, các dịch vụ mới nhằm xây
dựng được đội ngũ chuyên gia giỏi, làm nòng cốt cho nguồn nhân lực trong tương lai.
Tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên môn, thể thao và các vấn đề xã hội
khác. Qua việc kiểm tra khả năng ứng xử của nhân viên, BIDV có thể một mặt khen
thưởng để khích lệ, mặt khác có thể rút ra những yếu kém hiện tại để có thể có biện pháp
cải thiện kịp thời. Từ đó, ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ của BIDV.
Trong chính sách đãi ngộ cán bộ cần chú trọng đến trình độ, năng lực của cán bộ
và có chính sách thoả đáng đối với những có trình độ chuyên môn cao, có nhiều đóng góp
cho ngân hàng. Có cơ chế khuyến khích vật chất đối với cán bộ trong ngân hàng như: cần
thiết có chế độ lương, thưởng khác nhau đối với những nhiệm vụ quan trọng khác nhau
để khuyến khích sự làm việc của đội đội ngũ cán bộ ngân hàng.
14
Đổi mới phong cách giao dịch, thể hiện sự văn minh lịch sự của cán bộ nhân viên
đối với khách hàng.
Nâng cao tính kỷ cương, kỷ luật của cán bộ và nhân viên trong ngân hàng.
3.6. Quy trình (Process)
Quy trình đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt
là dịch vụ ngân hàng. Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng sẽ được đánh giá cao nếu nó được
thực hiện một cách bài bản, hạn chế các vấn đề phát sinh nếu có sẽ được giải quyết nhanh
chóng. Kiểm soát chặt chẽ thông tin của khách hàng tránh những rủi ro trong quá trình
giao dịch gây rắc rối cho khách hàng và ngân hàng, đảm bảo được lòng tin của khách
hàng đối với dịch vụ mà công ty cung cấp.
Quy trình cung ứng dịch vụ cho các khách hàng cá nhân là việc hết sức quan trong
đặc biệt trong kênh phân phối có sự tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách
hàng như ở các chi nhánh. Vì vậy, quy trình này cần được xây dựng thống nhất và phải
được quản lý trong quá trình thực hiện. Quá trình này cần được quản lý bởi phòng quan
hệ khách hàng tại các chi nhánh. Vì vậy, phòng quan hệ khách hàng cần được thành lập
tại tất cả các chi nhánh. Tiêu chí phục vụ khách hàng của tất cả các chi nhánh là: “Khách
hàng cảm thấy được quan tâm”.
Để thực hiện các yêu cầu trên BIDV cần khẩn trương triển khai các dự án tư vấn
và xúc tiến các dự án triển khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và hệ thống
Trung tâm liên lạc khách hàng (Contact Center) để tăng cường việc quản lý, phục vụ
khách hàng một cách chuyên nghiệp. BIDV cũng đang tiếp tục triển khai dự án tư vấn
xây dựng hệ thống thông tin quản lý (MIS), xúc tiến xây dựng hệ thống cổng thông tin
nội bộ (KM) phục vụ việc chia sẻ, phổ biến tri thức công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ
cho cán bộ, đồng thời xúc tiến việc xây dựng và củng cố các hệ thống CNTT phục vụ
quản lý rủi ro như các chương trình phòng chống rửa tiền, quản lý rủi ro tác nghiệp,
thông tin tín dụng. Lĩnh vực an ninh bảo mật được hết sức chú trọng với các dự án xây
dựng PKI, xác thực 2 yếu tố, tăng cường an ninh mạng… theo thông lệ khu vực và chuẩn
mực quốc tế.
3.7. Cơ sở vật chất (Physical Evidence)
Những yếu tố về cơ sở vật chất đi kèm với dịch vụ làm tăng thêm chất lượng dịch
vụ trong con mắt khách hàng có thể là các cơ sở hạ tầng như trụ sở, văn phòng giao dịch,
trung tâm dịch vụ khách hàng, trung tâm bảo hành, điểm phục vụ trang trí đẹp mắt, ấn
tượng, nổi bật với phong cách chuyên nghiệp. Hoặc các dấu hiệu chứng tỏ uy tín, chất
15
lượng dịch vụ của ngân hàng như: quy chế hoạt động, quy trình nghiệp vụ,... được các
chứng nhận khu vực và quốc tế chẳng hạn như hệ thống quản lý tiêu chuẩn ISO-9000
trong lĩnh vực ngân hàng. Do vậy chiếc thẻ, các máy móc thiết bị đi kèm cũng là những
minh chứng cụ thể cho chất lượng dịch vụ thẻ ngân hàng. BIDV cần xây dựng một hệ
thống nhận diện thương hiệu thống nhất tại các quầy giao dịch hay các chi nhánh, các
quỹ tiết kiệm trong toàn hệ thống. Hệ thống trang trí, bảng biểu, tờ rơi đồng bộ tại hệ
thống máy ATM, hệ thống máy POS.
Trang bị các máy móc công nghệ hiện đại để tiện lợi cho quá trình giao dịch của
khách hàng. Thường xuyên đầu tư các máy móc với công nghệ hiện đại tích hợp nhiều
tính năng. Sử dụng mạng Internet tốc độ cao để quá trình giao dịch thuận lợi, nhanh
chóng. Xây dựng phòng nghiên cứu, thử nghiệm các máy móc của nước ngoài để áp dụng
vào việc cung cấp sản phẩm. Tại các điểm giao dịch phải tạo được không gian chuyên
nghiệp từ trang phục của nhân viên đến các trang thiết bị để khách hàng cảm thấy yên
tâm khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
Ngoài việc đầu tư vào trang thiết bị tại phòng giao dịch, các máy ATM, hay
POS… BIDV cũng nên đầu tư thêm các thiết bị để thực hiện các tính năng giao dịch cho
khách hàng bằng các phương tiện cá nhân như: điện thoại, Ipad, Iphone… có thể tiết
kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. Đồng thời, khách hàng cũng dễ dàng kiểm soát
tài khoản cá nhân của mình và khi có vấn đề phát sinh có thể liên hệ ngay với ngân hàng
và việc giải quyết các vấn đề đó sẽ trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Hiện nay hệ thống máy ATM của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập
như: thường xuyên rớt mạng, hết tiền,… gây khó khăn cho khách hàng làm giảm lòng tin
của khách hàng. Do đó, BIDV cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra hệ thống phân
phối điện tử như: máy ATM, máy POS,… để phát hiện và lập tức khắc phục sự cố nhằm
đảm bảo các máy này luôn hoạt động 24/24 giờ. Đây là một yếu tố để thu hút và giữ chân
khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Nếu làm tốt công tác này sẽ mang lại cho
ngân hàng một lợi thế cạnh tranh vững chắc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Áp dụng 7p để giải quyết các vấn đề trong marketing của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam - bidv.pdf