Áp dụng công cụ thống kê kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa

Nguyên vật liệu là 1 trong 3 yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu tạo nên thực thể sản phẩm, vì thế chất lượng nguy ên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm . Nếu việc cung cấp nguyên vật liệu không kịp thời, đầy đủ, đồng bộ và đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm thì sẽ ảnh hưởng quá trình sản xuất nói chung và nâng cao chất lượng sản phẩm nói riêng. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa cần tạo ra cho mình những cơ sở cung cấp nguy ên vật liệu ổn định, có chất lượng tốt, đảm bảo đúng thời gian tiến độ, đủ về số lượng chủng loại.

pdf59 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2771 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Áp dụng công cụ thống kê kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các số liệu một cách đơn giản bằng cách ký hiệu các đơn vị đo về các dạng sai sót, khuyết tật của sản phẩm. - Biểu đồ phân bố mật độ: thực chất là một dạng biểu đồ cột cho thấy bằng hình ảnh sự thay đổi, biến động của một tập hợp các dữ liệu theo những hình dạng nhất định. Căn cứ vào dạng phân bổ đồ thị đó người ta có những kết luận chính xác về tình hình bình thường hay bất thường của chỉ tiêu chất lượng hoặc quá trình. - Biểu đồ kiểm soát. 1.3.3.Biểu đồ kiểm soát: Biểu đồ kiểm soát biều thị dưới dạng đồ thị sự thay đổi của chỉ tiêu chất lượng để đánh giá quá trình sản xuất có ở trạng thái kiểm soát hay chấp nhận được không. Trong biểu đồ kiểm soát có các đường giới hạn kiểm soát và có ghi các giá trị thống kê đặc trưng thu thập từ các nhóm mẫu được chọn ra liên tiếp trong quá trình sản xuất. * Những đặc điểm cơ bản của biểu đồ kiểm soát:: - Có sự kết hợp giữa đồ thị và các đường kiểm soát. Các đường kiểm soát là các đường giới hạn trên và giới hạn dưới thể hiện khoảng sai lệch cao và thấp nhất mà các giá trị chất lượng còn nằm trong sự kiểm soát. - Đường tâm thể hiện giá trị bình quân của các dữ liệu thu thập được. - Đồ thị là đường thể hiện các điểm phản ánh các số liệu bình quân trong từng nhóm mẫu hoặc độ phân tán, hoặc giá trị của từng chỉ tiêu chất lượng cho biết tình hình biến động của quá trình. Thông tin về hiện trạng quá trình sản xuất nhận được nhờ quan trắc một mẫu từ quá trình. Các giá trị đặc trưng của mẫu như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, số khuyết tật… được ghi lên đồ thị. Vị trí các điểm này sẽ cho biết khả năng và trạng thái của quá trình. Cp là chỉ số khả năng quá trình phản ánh độ rộng của các thông số thực tế so với thông số thiết kế của quá trình. Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 21 6 LTLUTLC p   Trong đó: + UTL: Giá trị đo thực tế lớn nhất + LTL: Giá trị đo thực tế nhỏ nhất +  : Độ lệch chuẩn của quá trình n xxi n i     1 2)(  Cp > 1,33: Quá trình có khả năng kiểm soát 1≤ Cp ≤ 1,33: Quá trình có khẳ năng kiểm soát chặt chẽ Cp < 1: Quá trình không có khả năng kiểm soát . Tác dụng của biểu đồ kiểm soát là cho biết những biến động của quá trình trong suốt thời gian hoạt động và xu thế biến đổi của nó, qua đó có thể xác định được những nguyên nhân gây ra sự bất thường để có những biện pháp xử lý nhằm khôi phục quá trình về trạng thái chấp nhận được hoặc giữ quá trình ở trạng thái mới tốt hơn. * Các loại biểu đồ kiểm soát: Theo đặc trưng thống kê dùng để theo dõi, biểu đồ kiểm soát phân thành hai loại tổng quát: định tính và định lượng. Biểu đồ định lượng áp dụng cho các đặc trưng đo được trên thang chia liên tục: - Biểu đồ giá trị trung bình ( X) - Biểu đồ Mêdian ( x ) - Biểu đồ độ lệch chuẩn (s) Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 22 - Biểu đồ biến động giá trị quan trắc chỉ tiêu chất lượng (R) - Biểu đồ giá trị đo riêng ( X) Trong thực tế, các loại biểu đồ này hay được kết hợp với nhau thành các loại biểu đồ ( X -R), (X – s),… Biểu đồ định tính thường được áp dụng cho các giá trị rời rạc thu được bằng đếm hoặc ghi nhận: - Biểu đồ tỉ lệ khuyết tật ( P ) - Biểu đồ sản phẩm khuyết tật trong mẫu (n p ) - Biểu đồ số khuyết tật (c) - Biểu đồ số khuyết tật trên mọi sản phẩm (u) * Khi lập biểu đồ kiểm soát cần xác định rõ: - Chỉ tiêu đặc trưng cần kiểm tra, đó phải là những chỉ tiêu quan trọng dễ đo, dễ can thiệp. - Loại biểu đồ thích hợp - Giá trị trung bình của đặc trưng chất lượng kiểm tra - Độ dài trung bình của loạt mẫu kiểm tra cho đến khi phải điều chỉnh quá trình. - Giới hạn điều chỉnh * Tiến trình xây dựng biểu đồ kiểm soát: Tiến trình xây dựng biểu đồ kiểm soát được thực hiện qua các bước sau: Thu thập số liệu 1 Lập bảng tính toán dữ liệu nếu cần Tính các giá trị đường tâm, đường giới hạn trên và giới hạn dưới Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 23 Không bình thường Bình thường Hình 1.3.3.1: Các bước xây dựng biểu đồ kiểm soát * Biểu đồ kiểm soát được nhận xét theo quy tắc sau: Quá trình sản xuất ở trạng thái không bình thường khi: - 1 hoặc nhiều điểm vượt ra khỏi phạm vi hai đường giới hạn trên và giới hạn dưới của biểu đồ. - 8 điểm liên tiếp ở 1 bên của đường tâm (dạng ở một bên đường tâm). - 8 điểm liên tiếp có xu thế tăng giảm liên tục ( dạng xu thế ). - 2 trong 3 điểm liên tiếp nằm trên vùng A. - 4 trong 5 điểm liên tiếp nằm trên vùng B. Đường UCL Vùng A:  Vùng B:  Vùng C:  Vẽ biểu đồ kiểm soát 4 Vượt ra khỏi giá trị giới hạn trên 6 Xây dựng biểu đồ mới 8 Tìm nguyên nhân khắc phục Biện luận biểu đồ và nhận xét tình trạng quá trình Vượt ra khỏi giá trị giới hạn dưới Dùng biểu đồ đó làm chuẩn để kiểm soát quá trình 6 Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 24 Đường tâm Đường LCL Vùng C:  Vùng B:  Vùng A:  Phần thứ hai THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CỦA XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH GIẦY NIỆM NGHĨA 2.1. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH GIẦY NIỆM NGHĨA : - Tên đơn vị: Xí nghiệp liên doanh Giầy Niệm Nghĩa. - Tên giao dịch: Sholega. - Địa chỉ: 56 Đinh Nhu - Quận Lê Chân - Hải Phòng. Xí nghiệp liên doanh Giầy Niệm Nghĩa là một xí nghiệp được liên doanh giữa Công ty Da giầy Hải Phòng và Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng theo Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 25 hợp đồng hợp tác liên doanh về sản xuất gia công ngày 10/07/1993 và công văn số 785/CV- UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Với tổng số vốn góp ban đầu là 7.779 triệu đồng ( trong đó Công ty Da giầy Hải Phòng chiếm 53%, Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng chiếm 47%). Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là nhận gia công các loại giầy dép cho đối tác Đài Loan. Là một xí nghiệp trực thuộc hai Công ty song về cơ bản Xí nghiệp chịu sự quản lý chính của Công ty Da giầy Hải Phòng, Xí nghiệp không có con dấu riêng, mọi hoạt động đều phụ thuộc vào Công ty Da giầy Hải Phòng. Cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan vỡ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Ngành da giầy Hải Phòng cũng không thoát khỏi tình trạng chung của các doanh nghiệp lúc bấy giờ: đứng trước nguy cơ tan rã, mọi hoạt động chỉ cầm chừng, lượng lao động dôi dư lớn…Đứng trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Công ty Da giầy Hải Phòng đã tìm cho mính hướng đi mới kêu gọi đối tác đầu tư Đài Loan gia công xuất khẩu giầy dép, đồng thời mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác trong cùng thành phố. Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa đã ra đời trong hoàn cảnh đó. Chính thức thành lập từ ngày 01/08/1993 cùng với sự lớn mạnh không ngừng của Công ty Da giầy Hải Phòng đến nay Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa cũng đã dần hoàn thiện và phát triển về mọi mặt. Trải qua hơn mười năm xây dựng và phát triển từ chỗ ban đầu chỉ có vài trăm ngàn công nhân với một dây chuyền sản xuất đền nay Xí nghiệp đã có gần 1000 công nhân với bốn dây chuyển sản xuất hoàn chỉnh. Cùng với sự phát triển chung của ngành da giầy Hải Phòng hàng năm Xí nghiệp đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghệ trong toàn ngành và giúp các đơn vị khác trong thành phố cùng phát ì… Đặc biệt giải quyết có hiệu quả về mặt lao động cho hàng ngàn lao động phổ thông trong thành phố cũng như các tỉnh lân cận. 2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP: * Mặt hàng sản phẩm sản xuất: Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 26 Phụ nữ thường có nhu cầu rất lớn về những sản phẩm quần áo, giầy dép,… hơn hẳn so với đàn ông. Nhận thức được điều này, Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa chủ yếu tập trung vào sản xuất những sản phẩm giầy dành cho nữ với nhiều chủng loại và mẫu mã phong phú, đặc biệt là những sản phẩm giầy da, giầy giả da rất được những khách hàng tiêu dùng nữ ưa chuộng và tin dùng. Dưới đây là bảng kê một số sản phẩm giầy chủ yếu của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa. Bảng 2.2.1: BẢNG KÊ SỐ LƯỢNG CÁC MẶT HÀNG CỦA XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH GIẦY NIỆM NGHĨA Đơn vị: đôi Năm Loại giầy 2002 2003 2004 2005 2006 1. Giầy da nữ 380.000 490.000 655.000 677.000 720.000 2. Giầy giả da nữ 215.000 260.000 334.000 386.000 429.000 3. Giầy vải nữ 108.000 136.000 190.000 245.000 290.000 Tổng 703.000 886.000 1.179.000 1.308.000 1.439.000 Nguồn: Phòng quản lý tổng hợp Số lượng sản phẩm sản xuất của Xí nghiệp ngày càng tăng từ năm 2002 đến năm 2006, trong đó giầy da nữ chiếm tỉ trọng lớn (50%) sản lượng giầy sản xuất của toàn Xí nghiệp điều đó thể hiện hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của Xí nghiệp và sản phẩm giầy da nữ là sản phẩm khá được ưa chuộng trên thị trường. * Tình hình tiêu thụ sản phẩm: Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa là một Xí nghiệp được liên doanh giữa Công ty Da giầy Hải Phòng và Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là nhận gia công sản xuất các loại giầy dép cho đối tác Đài Loan, bởi vậy thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm là ở thị trường Đài Loan. Ngoài ra, Xí nghiệp cũng xuất khẩu sản phẩm giầy sang một số nước châu Á khác như Malaysia, Inđônêsia, Thái Lan,… Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 27 Bảng 2.2.2: BẢNG KÊ SỐ LƯỢNG GIẦY XUẤT KHẨU Đơn vị: đôi Năm Nước NK 2004 2005 2006 Đài Loan 500.000 590.000 650.000 Malaysia 210.000 265.000 220.000 Inđônêsia 145.000 170.000 210.000 Thái Lan 110.000 120.000 180.000 Nguồn: Phòng quản lý tổng hợp Qua bảng kê số lượng giầy xuất khẩu ta thấy số lượng sản phẩm xuất khẩu các năm sau cao hơn năm trước. Như vậy, sản phẩm giầy của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa đã đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng quốc tế. Ngoài ra, sản phẩm giầy nữ của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa cũng được phân phối trong nước thông qua các kênh phân phối tại các tỉnh thành phố như: Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Quảng Ninh,…Tuy nhiên việc tiêu thụ trong nước chiếm tỉ trọng nhỏ. Khách hàng trong nước chỉ bao gồm các cá nhân và hộ gia đình. * Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh: Những năm gần đây, cũng như nhiều doanh nghiệp khác việc thu hút lao động trong ngành da giầy gặp khá nhiều khó khăn do có quá nhiều nhà máy gia công sản xuất giầy dép khác xuất hiện trên địa bàn Hải Phòng nên việc sản xuất của Xí nghiệp gặp phải những khó khăn nhất định. Khi không tuyển được lao động thì những đơn hàng từ phía đối tác sẽ không thể được thực hiện vì vậy rất khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp tục tìm đơn đặt hàng ở lần tiếp theo khi mà việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành da giầy ngày càng khốc liệt. Hơn nữa việc gia công sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào đơn hàng của phía đối tác và theo thời vụ nên Xí nghiệp nhiều khi không chủ động trong sản xuất. Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 28 Song với sự quản lý điều hành của Ban lãnh đạo Công ty Da giầy Hải Phòng, ban lãnh đạo Xí nghiệp, Xí nghiệp đã khắc phục được những khó khăn, tìm kiếm cho mình phương thức quản lý sản xuất mới phù hợp với hoàn cảnh thực tại. Sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên Xí nghiệp được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau: Bảng 2.2.3: BẢNG CHỈ TIÊU DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA XÍ NGHIỆP Đơn vị: đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Doan h thu 19.507.931.53 2 20.700.683.53 1 22.830.605.49 1 22.756.859.76 2 23.956.789.45 6 Lợi nhuận 234.491.194 358.681.061 594.822.456 478.695.039 356.758.782 Nộp ngân sách 75.037.182 114.777.939 190.343.185 134.034.611 99.892.459 Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Qua bảng tổng hợp, ta thấy doanh thu của Xí nghiệp tăng khá đều đặn, duy chỉ có năm 2005 doanh thu có giảm chút ít so vơi năm 2004. Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đã duy trì khá ổn định, không có nhiều biến động, cho thấy sự quản lý và hoạt động có hiệu quả của Ban lãnh đạo Xí nghiệp cũng như của toàn Xí nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận có xu hướng giảm đáng kể từ năm 2004 đến năm 2006 do sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường da giầy và Xí nghiệp đã mất đi những đối tác Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 29 làm ăn lớn do thiếu lao động sản xuất, không kịp sản xuất đáp ứng đơn đặt hàng của đối tác. 2.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM: 2.3.1.Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa: Tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp sản xuất đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất toàn bộ mọi hoạt động sản xuất được tiến hành liên tục, nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt công tác quản lý và tiêu thụ thành phẩm…Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là bộ máy lao động gián tiếp phải gọn nhẹ, đáp ứng được yêu cầu quản lý có như vậy mới tiết kiệm được chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm giảm chi phí, tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thực hiện các quyết định của Nhà nước về sắp xếp lại lực lượng lao động đồng thời cũng để phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế thị trường, bộ máy quản lý của Xí nghiệp luôn được bố trí một cách phù hợp với nghề nghiệp, cấp bậc của từng người, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc. Mô hình bộ máy quản lý của Xí nghiệp được tổ chức theo cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến được thể hiện ở sơ đồ sau: Giám đốc Phó giám đốc Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 30 Đội bảo vệ PX cơ điện Bộ phận KCS Tổ mẫu PX bồi chặt PX sản xuất đế PX may mũ giầy PX hoàn chỉnh Kho nguyên liệu Kho bán thành phẩm Kho thành phẩm Hình 2.3.1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa * Giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lý, có nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm trước các cơ quan cấp trên về tình hình quản lý sử dụng vốn tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. * Phó Giám đốc: thực hiện nhiệm vụ được giao về mặt kinh doanh như tìm hiểu, mở rộng quan hệ với đối tác Đài Loan, xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh và biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tham mưu giúp việc cho Giám đốc, đồng thời quản lý các phòng ban trong Xí nghiệp giúp Giám đốc, điều hành công việc tại Xí nghiệp khi Giám đốc đi vắng. * Phòng tài vụ: chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Xí nghiệp và Ban lãnh đạo Công ty trong công tác thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và thông tin kinh tế trong Xí nghiệp. Thực hiện công tác kế toán và tài chính thông qua tiền tệ giúp Giám Phòng xuất nhập khẩu Phòng kế toán tài vụ Phòng quản lý tổng hợp Định mức Y tế Tạp vụ môi trườn Tiền lươn g Thống kê Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 31 đốc quản lý chặt chẽ việc sử dụng tiền vốn trong sản xuất kinh doanh, thực hiện các chỉ tiêu được giao, đảm bảo việc bảo toàn và phát triển vốn của Xí nghiệp. * Phòng xuất nhập khẩu: thực hiện việc làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu, xuất khẩu hàng. Phối kết hợp với đối tác Đài Loan thực hiện các lệnh xuất hàng theo đúng chỉ lệnh, kiểm tra về mặt số lượng nguyên vật liệu nhập kho cũng như thành phẩm xuất kho. * Phòng quản lý tổng hợp: có nhiệm vụ tổ chức các công việc có liên quan đến tổ chức lao động, nhân sự ( tiếp nhận, tuyển dụng lao động ). Làm nhiệm vụ quản lý hành chính, văn thư, công văn, giấy tờ và thủ tục hành chính, mua sắm trang thiết bị văn phòng… Quản lý bộ phận làm lương, định mức, thống kê, y tế. * Phòng KCS: là bộ phận nghiệp vụ giúp Giám đốc quản lý chất lượng sản phẩm, kịp thời xử lý, ngăn chặn những sản phẩm sai, hỏng trong dây chuyền sản xuất và sản phẩm trước khi nhập kho. * Đội bảo vệ: chịu trách nhiệm về công tác bảo vệ an ninh, vật tư,… * Phân xưởng bồi vải, chặt, pha cắt: có nhiệm vụ pha cắt nguyên liệu, chặt thành các chi tiết của thành phẩm. * Phân xưởng đế: có nhiệm vụ dập phun sơn, mài đế, tạo ráp hoặc bọc, đóng các loại đế giầy. * Phân xưởng may: có nhiệm vụ nhận từ các chi tiết thành phẩm từ phân xưởng pha cắt chuyển sang sau đó thực hiện các thao tác từ thủ công đến máy may để hình thành nên phần mũ giầy. * Phân xưởng hoàn chỉnh: nhận mũ giầy, đế giầy đã được lắp giáp rồi thực hiện các công đoạn còn lại, hoàn thiện tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh để nhập kho. * Phân xưởng cơ điện: chịu trách nhiệm theo dõi hệ thống điện, nước, máy móc thiết bị trong toàn Xí nghiệp. Thực hiện bảo dưỡng, bảo trì hệ thống điện nước, máy móc thiết bị của Xí nghiệp. * Kho nguyên liệu: chịu trách nhiệm nhập nguyên vật liệu và xuất nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của Xí nghiệp. Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 32 * Kho bán thành phẩm: chịu trách nhiệm nhập các sản phẩm dở và xuất sang phân xưởng hoàn chỉnh để hoàn thiện sản phẩm. * Kho thành phẩm: nhập kho các thành phẩm và xuất hàng xuất khẩu. 2.3.2. Lao động: Lao động luôn là vấn đề được chú trọng trong Xí nghiệp. Trong bất cứ thời điểm nào, Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa cũng luôn xác định con người là yếu tố quyết định đến sự thành đạt của Xí nghiệp bởi vậy luôn có những chủ trương chính sách quan tâm tới người lao động như chính sách về tiền lương, tiền thưởng, nghỉ ốm, chế độ bảo hiểm, lễ tết,…cũng như các chính sách về đào tạo chuyên môn, tay nghề cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật. Tuy nhiên hiện nay do khó khăn chung trong ngành da giầy trong việc thu hút lao động, số lao động trong Xí nghiệp có xu hướng giảm, làm ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Bởi vậy, Xí nghiệp cần phải cố gắng hơn nữa trong việc thu hút lao động. Cơ cấu lao động của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.3.2.1: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP Đơn vị: người Năm Phân loại 2002 2003 2004 2005 2006 Trực tiếp 1154 998 1136 965 928 Gián tiếp 96 102 64 55 52 Tổng 1.250 1.100 1.200 1.020 980 Phòng: Quản lý tổng hợp Thực hiện theo luật lao động, việc sử dụng lao động như sau: Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 33 + Ngày làm việc: 253 ngày/năm. + Ngày nghỉ ( lễ, cuối tuần ): 112 ngày/ năm. + Ngày làm việc 8h Đối với lao động trực tiếp làm việc theo ca sản xuất. Đối với lao động gián tiếp làm việc theo thời gian và công việc. 2.3.3. Đặc điểm về dây chuyền công nghệ và máy móc thiết bị: * Công nghệ sản xuất giầy: Xí nghiệp gia công sản xuất trên cơ sở nguyên vật liệu da thật, giả da… qua các công đoạn chặt, cắt, in lưới, may thành mũ giầy. Bán thành phẩm đế được nhập khẩu, Xí nghiệp không tự sản xuất đế mà chỉ gia công các công đoạn mài, tạo ráp, bọc gót, bọc viền. Bán thành phẩm đế và mũ giầy sau khi đã qua các công đoạn gò, dán, ghép để tạo thành đôi hoàn chỉnh được nhập kho thành phẩm chờ xuất. Quy trình công nghệ sản xuất giầy được thể hiện qua sơ đồ sau: Nhập kho thành phẩm Kho nguyên liệu Phân xưởng đế Phân xưởng bồi, chặt Phân xưởng hoàn chỉnh Phân xưởng may Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 34 Hình 2.3.3.1: Sơ đồ quy trình sản xuất giầy của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa Nguyên vật liệu gồm vải, giả da hoặc da và bán thành phẩm đế được đưa đến phân xưởng đế và phân xưởng chặt, pha cắt, bồi. + Tại phân xưởng bồi: - Vải bồi, da và giả da được bồi thành từng lớp tuỳ theo yêu cầu của từng mã. - Chặt chi tiết bán thành phẩm. - Kiểm tra chất lượng, màu sắc và chuyển sang tổ lạng đục. - Ghim, xếp bán thành phẩm vào rổ giao cho phân xưởng may. - Một số chi tiết lót đế được chặt theo dưỡng và đưa vào phân xưởng đế. + Tại phân xưởng đế: - Gia công mài đế. - Bọc gót, bọc viền, dán đế, đánh bóng. - Sau đó chuyển sang phân xưởng hoàn chỉnh. + Tại phân xưởng may: - Phụ thuộc vào yêu cầu của từng mã hàng, cần phải có những chi tiết in trên mũ giầy và tổ in lưới của Xí nghiệp thực hiện. - Chuẩn bị lưới in và mực in sau đó thực hiện các thao tác in. - Các chi tiết in xong được chuyển sang các tổ may thủ công. Công đoạn may được thực hiện như sau: định vị các chi tiết lại với nhau, sau đó may dính các chi tiết vào mũ giầy theo bảng hướng dẫn kỹ thuật, tỉa xén các phần thừa. - Kiểm tra chất lượng mã giầy theo phân loại số, đóng túi rồi chuyển sang cho phân xưởng hoàn chỉnh. + Tại phân xưởng hoàn chỉnh: - Soạn form thích hợp theo hướng dẫn kỹ thuật cùng kích cỡ với mũ giầy sản xuất. Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 35 - Chà phần gò đế có độ bám của keo, các phần đệm EVA nếu có, xỏ dây định hình mũ giầy. Bôi keo vào các đường chân gò và các mặt lót đế. Sau đó làm sạch đế và mũ, thoa các chất xử lý thích hợp cho từng loại nguyên liệu, làm khô trong các thùng sấy nhiệt. Bôi keo, dán đế, ép đế theo định vị, làm nguội qua hệ thống làm lạnh, tháo phom may phần đế vào giầy, đóng gói, hoàn tất sản phẩm, nhập kho. Tất cả các công đoạn trên sau khi hoàn thành công đoạn đều được kiểm tra chất lượng (KCS). Nếu đạt tiêu chuẩn mới được hoàn thiện tiếp ở công đoạn tiếp theo. Tại phân xưởng hoàn chỉnh, sản phẩm sau khi hoàn chỉnh cũng phải qua công đoạn KCS mới được đưa vào nhập kho thành phẩm. * Máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị là bộ phận quan trọng trong tài sản cố định của các doanh nghiệp. Nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp.Trình độ máy móc thiết bị có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến tỷ lệ phế phẩm, phế liệu trong sản xuất. Máy móc thiết bị hiện đại thì sản phẩm làm ra ít bị sai hang, giảm tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu trong sản xuất, tăng tỷ lệ thu hồi chất có ích trong nguyên liệu do đó sẽ giảm chi phí nguyên vật liệu. Nhận thức được tầm quan trọng của máy móc, trang thiết bị Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa trong những năm qua đã rất chú trọng vào việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, tiên tiến, số lượng máy móc thiết bị của Xí nghiệp hiện nay tương đối nhiều, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều máy móc thiết bị cũ, lạc hậu. Tình hình máy móc thiết bị của Xí nghiệp được thể hiện ở bảng sau: Bảng2.3.3.1: TÌNH HÌNH MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH GIẦY NIỆM NGHĨA Đơn vị: máy Phân xưởng Loại máy Số lượng Nước sản xuất Phân xưởng bồi, cắt Máy bồi vải 5 Nhật Máy cuộn vải 2 Đài Loan Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 36 Máy lạng da 11 Hàn Quốc Máy cắt 25 Hàn Quốc Máy ép cao tần 5 Đài Loan Phân xưởng may Máy khâu các loại 640 Hàn Quốc, Nhật Máy gấp mép 7 Hàn Quốc Máy sang chỉ 4 Hàn Quốc Máy vắt sổ 10 Hàn Quốc Máy cán ôzê 18 Hàn Quốc Máy là mũi giầy 1 Hàn Quốc Máy cắt chun 1 Hàn Quốc Máy đùn viền 2 Hàn Quốc Phân xưởng hoàn chỉnh Máy ép 20 Hàn Quốc Máy chiết (mũi, gót) 19 Hàn Quốc Máy mài 9 Nhật Máy bồi 5 Đài Loan Máy cắt mắt xốp 1 Nhật Máy sấy nhiệt 3 Hàn Quốc Máy làm lạnh 2 Nhật Bản Nguồn: Phòng quản lý tổng hợp 2.3.4. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu: Sản phẩm giầy có kết cấu phức tạp nên để sản xuất một đôi giầy cần rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Mặt khác mỗi loại giầy thì chi tiết cấu tạo khác nhau đòi hỏi những loại nguyên liệu khác nhau. Nguyên vật liệu của Xí nghiệp phần lớn được mua trong nước (80%), còn lại được nhập khẩu từ nước ngoài (20%). Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 37 Căn cứ vào vai trò tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm thì nguyên vật liệu được sử dụng trong Xí nghiệp chia làm 2 loại: * Nguyên vật liệu chính: - Vải các loại ( vải mộc, vải đã nhuộm hoặc tẩy trắng, vải bạt, vải có hoă văn, vải kẻ…) - Chỉ: chỉ kaki, chỉ thưa, chỉ in hoa, chỉ các mầu,… - Mút: mút xốp cao su, mút xương cá. - Da - Phin: phin lót, phin trắng, phin hồng đào, phin xanh, phin thưa, phin in hoa. - PVC các loại. - Các loại khoá. - Dây giầy: Dây bông dẹt, dây xoắn. - Bạt: 3*3 hồng đào, 3*3 vàng, 3*3 xanh khô. * Nguyên vật liệu phụ: - Keo: Keo Newtex, keo Latex, keo A300. - Dầu hoá chất. - Băng dính. - Túi nilon. - Hộp giầy. 2.4. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỐNG KÊ ĐỂ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH GIẦY NIỆM NGHĨA: 2.4.1. Tỷ lệ sai hỏng và lý do quyết định mặt hàng theo dõi chất lượng sản phẩm: Do nguyên nhiên liệu không đảm bảo, trình độ và ý thức của người lao động còn thấp,… có thể dẫn đến những sản phẩm không đáp ứng được chất lượng quy định. Những sản phẩm sai hỏng đó là một trong những yếu tố làm tăng chi phí sản xuất cho doanh nghiệp vì khi sản phẩm bị sai hỏng cần phải được sửa chữa và làm lại dẫn đến tăng chi phí nguyên vật liệu, tốn thời gian. Bởi vậy, việc theo dõi và kiểm tra chất Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 38 lượng sản phẩm là rất quan trọng nhằm làm giảm tỷ lệ sản phẩm sai hỏng, tăng hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp. Đối với Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa , mặt hàng giầy da nữ là mặt hàng chủ chốt của Xí nghiệp, có đóng góp tỷ trọng lớn vào doanh thu của Xí nghiệp. Bởi vậy, những sai lỗi của mặt hàng này sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu của Xí nghiệp . Thêm vào đó, sản phẩm giầy da nữ thường được khách hàng đánh giá rất khắt khe, một lỗi nhỏ trên sản phẩm cũng không được thị trường chấp nhận. Bởi vậy, cần lựa chọn mặt hàng này để theo dõi chất lượng sản phẩm. Tình hình chất lượng sản phẩm giầy da nữ của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.4.1.1: TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM GIẦY DA NỮ CỦA XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH GIẦY NIỆM NGHĨA Đơn vị: % Năm Loại giầy 2002 2003 2004 2005 2006 A 99,93 99,95 99,92 99,92 99,89 B 0,07 0,05 0,08 0,08 0,11 Nguồn: Phòng quản lý tổng hợp Trong đó: Sản phẩm loại A là những đôi giầy mà không mắc lỗi nặng nào, chỉ mắc tối đa 2 lỗi nhẹ. Sản phẩm loại B là những đôi giầy mắc 1 lỗi nặng và tối đa 2 lỗi nhẹ. ( Các lỗi nặng, nhẹ được thống kê tại bảng 2.4.3.1) Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 39 Hình 2.4.1.1: Biểu đồ tỷ lệ sản phẩm loại B của giầy da nữ Qua biểu đồ thấy được, tỷ lệ sản phẩm loại B là loại sản phẩm có chất lượng còn kém của giầy da nữ tăng lên từ năm 2003 đến năm 2006, tăng từ 0,05% đến 0,11%. Như vậy, tình hình nâng cao chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp chưa được thực hiện tốt. Với số lượng sản phẩm khuyết tật đó ta sẽ chọn mặt hàng giầy da nữ làm mặt hàng để theo dõi chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp. 2.4.2. Quy trình kiểm tra chất lượng ở phân xưởng May: * Căn cứ để kiểm tra: - Căn cứ vào quy trình công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng của từng đơn đặt hàng. - Căn cứ vào mẫu đơn của khách hàng. - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất. * Các bước kiểm tra: - Kiểm tra các hoạ tiết được in: các chi tiết được in phải đúng mẫu, đúng mầu, mầu in không bị nhoè. - Vạch trì chính xác, đúng mẫu bằng bút bi bạc hay bút bi mầu tuỳ theo từng mã. - Kiểm tra việc dán lót: dán lót đúng kích cỡ, dán chìa ra 1mm để khi may không bị trượt. - Kiểm tra việc quét keo dán: quét keo dán các chi tiết phải mỏng, đều, để khô 3-5 phút, dán không để nhăn, phồng, đúng vạch chì, đúng chốt dán dính các chi tiết. - Đường may phải luột, lỗ kim nhỏ, không bỏ mũi. 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 2002 2003 2004 2005 2006 % Năm Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 40 - Máy 1 kim ( dùng kim 16-18mm), mật độ mũi chỉ 11 mũi/3cm với chỉ 3 ly. - Máy 2 kim ( dùng kim 18-21mm), mật độ mũi chỉ 8-9 mũi/3cm, chỉ 6 ly. 2.4.3. Quy trình kiểm tra chất lượng giầy thành phẩm: * Nguyên tắc kiểm tra: - Khi kiểm tra phải có một chiếc giầy làm mẫu đối chứng, chiếc giầy này được các nhận có chất lượng tốt từ khách hàng. Kiểm tra viên phải sử dụng bảng quy cách kỹ thuật của sản phẩm trong mỗi lần kiểm tra. - Mẫu giầy được lấy theo thùng, kiểm tra viên đọc kích cỡ và số lô sản xuất để biết về loại giầy đang kiểm tra. - Sau khi được kiểm tra viên đánh giá, toàn bộ số giầy được sắp xếp chia thành 3 loại: giầy có lỗi nặng, giầy có lỗi nhẹ và giầy không có lỗi. Các dạng lỗi và cách phân loại được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.4.3.1: CÁC LOẠI LỖI STT Các lỗi Lỗi nặng Lỗi nhẹ 1 Chất lượng da - Da có vết sần, vết nhăn - Da bị rộp hoặc bong ở phần mép - Da có vết ố - Da bị vết cắt ở phần mũ giầy X X X X 2 Chất lượng hoạ tiết in - Màu bị loang, nhoè - Màu không khớp với mẫu - Màu bị lệch trong cùng một đôi hoặc một chiếc. X X X 3 Độ bám dính tồi ở các mối liên kết X Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 41 - Đế ngoài và đế giữa - Đế ngoài và mũ giầy - Đế giữa với mũ giầy - Đế với mũ giầy tại điểm cong nhô ra - Đế với mũ giầy tại điểm cong lõm vào - Đế với mũ giầy tại phần gót (Các lỗi thuộc về phần gót đều được xem là lỗi nặng) X X X X X 4 Đường may - May lệch - Bị bung chỉ - Sùi chỉ - Nhảy mũi >= 2 mũi < 2 mũi - Độ dài mũi chỉ < 2mm - Độ căng mũi chỉ không đạt: + Qua căng dễ đứt + Quá chùng + Chùng vừa phải - Thừa chỉ cuối đường may + < 5mm + >= 5mm - Đường may hậu bị lệch nhiều + Hơi lệch - Đường may nẹp ô lê bị lệch >= 3mm < 3mm X X X X X X X X X X X X X X X Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 42 - Đường may nẹp gót bị lệch hoặc bị cong >= 3mm < 3mm - Sửa đường may để lộ lỗ kim hoặc may chồng X X X 5 Lót mặt - Quá dài hoặc quá ngắn so với đế >= 3mm < 3mm - Bị nhăn gấp ở phần mũi - Đường cong ở thân bị hở lệch - Bị dính dầu hoặc các vết bẩn - Độ sai lệch màu trên lót mặt dễ nhận thấy - Độ sai lệch màu trên lót mặt ở mức độ nhẹ X X X X X X X 6 Đế trong - Lệch vị trí - Vải lót không bám vào - Những lỗi khó nhận thấy và không làm ảnh hưởng đến người dùng. X X X 7 Đế ngoài - Bị lệch hoặc cong >= 3mm - Bị lệch hoặc cong < 3mm X X 8 Chiều cao gót - Sai quy định so với mẫu: + Dễ nhận thấy và >= 3mm + Dễ nhận thấy và < 3mm X X Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 43 - Chiều cao của miếng nẹp gót cao sai lệch vị trí: >= 4mm < 4mm X X 9 Gò mũi - Mũi giầy lệch so với tiêu chuẩn >= 3mm < 3mm - Những vết nhăn khuyết lộ rõ ở mũi giầy - Những vết gấp làm mất thẩm mỹ đôi giầy X X X X 10 Gò hậu - Gò lệch khỏi đường trung tâm >= 4mm < 4mm X X 11 Gò mang - Bị gấp, nhăn ở phần cong lõm mang trong dễ nhìn thấy - Bị nhăn nhẹ hơn X X 12 Đường mài cạnh trên mũ giầy - Đường mài bị lộ >= 1,5mm từ rìa mũ giầy lên hoặc vết mài sâu - Vết mài bị lộ < 1,5mm nhưng chỉnh sửa được - Vết mài làm mất tính thẩm mỹ của giầy X X X 13 Các vật liệu đóng vào gót giầy - Đinh hoặc tán bị mất X Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 44 - Đinh tán đóng quá khác nhau - Đinh tán bị long ra - Miếng đọn gót bị mất X X X 14 Các lỗi khác - Dây giầy sai kích thước quy định - Lỗ xỏ dây giầy bị xót - Nút tán rivê bị long - Ôdê móc bị sắc cạnh X X X X Những đôi giầy không thuộc 2 loại A và B sẽ phải tái sản xuất ở quy trình sau. * Công cụ kiểm tra: - Thước dây - Thước đo kỹ thuật - Khuôn đế * Quy trình kiểm tra thành phẩm: - Kiểm tra phần mũ giầy và phần đế + Kiểm tra các chi tiết của mũ giầy: hoạ tiết trang trí, những miếng may đáp, viền. + Kiểm tra và so sánh độ đậm nhạt của mũ giầy và đế. + Kiểm tra hình dáng đế. + Kiểm tra đường may và các lỗi kỹ thuật khác. + Kiểm tra độ hở, lệch của đế so với mũ giầy, kiểm tra đường ghép đế với mũ. - Kiểm tra phía sau: + Kiểm tra những đường chỉ may hậu, miếng đáp hậu, chiều cao hậu, độ lệch hậu. + Kiểm tra các vết sước. + Kiểm tra đường may và các lỗi kỹ thuật khác. Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 45 - Kiểm tra phần mang và lót giầy: kiểm tra ở bên trong giầy, các đường may gia cố và các đường may kỹ thuật. - Kiểm tra chiều cao gót giầy: kiểm tra chênh lệch gót bằng thước đo. - Kiểm tra toàn bộ giầy: + Kiểm tra đúng đôi + Kiểm tra kích thước, mầu, cỡ và so sánh với nội dung ghi trên nhãn và tiêu chuẩn đặt hàng. 2.4.4. Xây dựng biểu đồ kiểm soát (X - R): Đo chiều cao gót giầy với 25 mẫu, mỗi mẫu có cỡ n = 5. Kết quả đo được cho ở bảng sau: Với n X X n i i  1 Đơn vị: cm STT X1 X2 X3 X4 X5 Xi R 1 4,2 4,0 4,5 4,3 5,6 4,52 1,6 2 3,8 3,4 5,2 4,5 5,1 4,4 1,8 3 5,3 4,5 4,8 5,1 4,7 4,88 0,8 4 5,9 5,5 5,3 3,7 3,9 4,86 2,2 5 4,1 5,2 3,5 4,9 5,3 4,6 1,8 6 4,4 5,9 4,6 4,2 5,4 4,9 1,7 7 3,2 3,3 3,7 4,0 5,4 3,92 2,2 8 3,5 4,9 3,0 3,6 5,8 4,16 2,8 9 3,2 5,9 5,1 5,3 4,5 4,8 2,7 10 3,7 3,6 4,7 5,2 4,2 4,28 1,6 11 5,5 5,1 5,8 4,9 4,3 5,12 1,5 12 5,0 4,6 4,4 5,3 3,8 4,62 1,5 13 4,3 5,3 3,7 3,1 5,5 4,38 2,4 14 5,7 5,2 4,8 4,9 3,3 4,78 2,4 15 5,4 4,1 5,3 5,5 5,8 5,22 1,7 16 5,2 3,3 4,5 4,3 5,6 4,58 2,3 Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 46 17 5,8 4,8 5,0 5,3 5,6 5,3 1 18 3,0 3,5 4,1 4,2 3,1 3,58 1,2 19 3,7 5,5 3,4 5,1 4,4 4,42 2,1 20 4,0 4,5 4,6 4,2 4,2 4,3 0,6 21 4,3 5,4 3,9 5,9 3,1 4,52 2,8 22 5,1 5,4 3,8 3,7 4,1 4,42 1,7 23 4,0 3,6 3,5 5,7 5,9 4,54 2,3 24 3,2 5,7 5,8 4,4 3,4 4,5 2,6 25 5,6 4,1 3,2 3,0 4,3 4,04 2,6 Tổng 113,64 47,9 Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ 47 Có : 546,4 25 64,113 25 1    k X X i i 916,1 25 9,471    k R R n i i Vì n = 5, ta có : D4 = 2,114 ; D3 = 0 ; A2 = 0,577 * Biểu đồ X : - Giới hạn trên: UCL = 4,543 + 0,577 x 1,916 = 5,648 - Giới hạn dưới: LCL = 4,543 - 0,577 x 1,916 = 3,437 ViÖn §H Më HN B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô 48 Hình 2.4.4.2: Biểu đồ kiểm soát dạng thuộc tính R Nhìn vào biểu đồ ta thấy quá trình diễn ra bình thường, ổn định và nằm trong giới hạn kiểm soát. Như vậy, quá trình sản xuất tiếp tục được thực hiện. Phần thứ ba 0 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 ViÖn §H Më HN B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô 49 CÁC ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP 3.1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP : 3.1.1. Những mặt đạt được: Với hơn 10 năm hoạt động, Xí nghiệp đã có trong tay những công nhân lành nghề và dày kinh nghiệm làm ra những sản phẩm da giầy đẹp có chất lượng, bởi vậy sản phẩm của Xí nghiệp đã có những thị trường khá ổn định. Xí nghiệp cũng đang thành công trong việc nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm để sản phẩm đến gần hơn nữa với thị trường trong nước và tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện một cách cẩn thận và nghiêm túc ở nhiều cấp trong Xí nghiệp từ các phân xưởng sản xuất đến các bộ phận KCS ở các phân xưởng và đến tổ KCS của toàn Xí nghiệp. Hơn thế việc kiểm tra chất lượng còn được thực hiện theo từng khâu của quá trình sản xuất từ khâu kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, công đoạn chế tạo phôi giầy cho đến công đoạn cuối cùng là đóng gói và xuất kho thành phẩm, nhờ đó có thể dễ dàng phát hiện những sai lỗi và có biện pháp xử lý kịp thời. Hệ thống thông tin về chất lượng trong Xí nghiệp thông qua các báo cáo chi tiết về quá trình kiểm tra chất lượng trong các khâu đã phản ánh kịp thời các thông tin làm cơ sở hoạt động trong công tác quản lý chất lượng. Hệ thống thông tin đã thông suốt trong toàn Xí nghiệp đảm bảo sự liên lạc giữa các phòng ban. Công tác tổ chức của Xí nghiệp tương đối hợp lý, bộ máy quản lý sản xuất gọn nhẹ, kiêm nhiệm các nhiệm vụ chuyên môn hoá cao bởi vậy đảm bảo sản xuất sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn chất lượng. Hơn thế, cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao giúp cho việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Hiện nay Xí nghiệp đang sử dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của Q - Base, đây là một thuận lợi quan trọng giúp Xí nghiệp tạo được niềm tin cho khách hàng và mở rộng thị trường. ViÖn §H Më HN B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô 50 3.1.2. Một số hạn chế: Hệ thống quản lý chất lượng của Xí nghiệp vẫn thiên về công tác kiểm tra chất lượng, đấy mới chỉ là một bộ phận nhỏ của công tác quản lý chất lượng được nêu ra trong hệ thống quản lý chất lượng. Qua đó thể hiện sự nhận thức chưa đầy đủ về hệ thống quản lý chất lượng hiện đại dựa trên phương pháp quản lý chất lượng đồng bộ. Cách tiếp cận về quản lý chất lượng vẫn còn bó hẹp trong khâu sản xuất, coi chất lượng sản phẩm là trách nhiệm của các phân xưởng, của người lao động trực tiếp và đặc biệt là phòng KCS, bởi vậy hiệu quả của quản lý chất lượng chưa cao. Hiện nay, tình hình lao động trong Xí nghiệp đang bị thiếu so với các đơn đặt hàng. Bởi vậy, để kịp tiến độ sản xuất đôi khi lao động làm việc qua gấp gáp và cẩu thả làm chất lượng sản phẩm không được đảm bảo, đôi khi phải tốn thời gian để sửa chữa những sai lỗi hoặc làm lại sản phẩm. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu của Xí nghiệp còn cẩu thả, thiếu đồng bộ. Nguyên vật liệu khi mua về được tổ KCS kiểm tra chặt chẽ, đánh dấu, kí hiệu, nhưng khi xuất kho chuyển tới các phân xưởng sản xuất thì việc kiểm tra nguyên vật liệu chỉ do công nhân đi lĩnh đảm nhận, việc kiểm tra chủ yếu thực hiện bằng cảm quan. Cán bộ kho chỉ có trách nhiệm thống kê số lượng nhập, xuất, tồn, không có cán bộ KCS kiểm tra thường trực. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP : 3.2.1.Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng: Hoàn thiện bộ máy quản lý chất lượng bao gồm việc hoàn thiện các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, cơ cấu lại bộ máy quản lý chất lượng và xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2000 theo những quan điểm hiện đại. Để hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng đòi hỏi: - Ban lãnh đạo mà trước tiên là Giám đốc Xí nghiệp phải gương mẫu hơn nữa trong công tác quản lý chất lượng, trực tiếp tham gia vào các hoạt động, phong trào quản lý chất lượng trong Xí nghiệp. Phải xây dựng được chính sách chất lượng sát thực ViÖn §H Më HN B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô 51 với điều kiện hiện tại của Xí nghiệp và đáp ứng được xu hướng của thị trường. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban, từng cấp cấp tiến công việc. - Các phòng ban và các cá nhân thực hiện nhiệm vụ của mình một cách nghiêm túc dưới sự kiểm tra, kiểm soát của người quản lý. - Việc kiểm tra, theo dõi chất lượng phải được tiến hành chặt chẽ, nếu có khó khăn sai sót phải tiến hành điều chỉnh ngay. Tăng cường vai trò của tổ trưởng tổ sản xuất, các tổ trưởng sản xuất thực hiện báo cáo thường kỳ việc hoạt động với bộ phận quản lý chất lượng. 3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện chính sách chất lượng: Trong những năm qua, Xí nghiệp đã cố gắng khắc phục tình trạng kém chất lượng để làm cho chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo được thế cạnh tranh cao. Tuy nhiên, so với yêu cầu ngày càng cao của sản xuất và tiêu dùng, chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp nhìn chung vẫn thấp. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do Xí nghiệp còn thiếu chính sách chất lượng. Chính sách chất lượng mở đầu cho việc xây dựng hệ thống chất lượng, cho việc triển khai công tác quản lý chất lượng ở công ty đạt hiệu quả cao. Mặt khác, chính sách chất lượng giúp cải thiện các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức cung ứng vật tư, qua đó người tiêu dùng hiểu rõ hơn về công ty, từ đó lựa chọn sản phẩm cho phù hợp với mình. Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách chất lượng trong Xí nghiệp buộc ban lãnh đạo phải tập trung suy nghĩ sâu sắc và toàn diện đối với chất lượng sản phẩm của mình, đánh giá được chỗ mạnh, yếu so với đối thủ và nắm bắt rõ hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Chính sách chất lượng trong Xí nghiệp phải nêu được những vấn đề sau: - Chính sách mô tả được thực trạng về công nghệ, nhân lực, vốn, nguyên liệu, thực trạng về chất lượng sản phẩm của công ty, so sánh chất lượng của công ty với đối thủ cạnh tranh để tìm ra điểm mạnh, yếu. - Chính sách chất lượng dự đoán tình hình thị trường và tính cấp bách của công tác chất lượng đối với sự sống còn của công ty. ViÖn §H Më HN B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô 52 - Xây dựng quy chế chất lượng và phương thức kiểm tra chất lượng : Thể hiện rõ quyền hạn cũng như mối quan hệ của các cá nhân, bộ phận liên quan. Chất lượng sản phẩm nâng cao đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý chất lượng tốt, tổ chức khoa học đúng đắn, hài hoà, đồng bộ mới giúp cho các hoạt động diễn ra nhịp nhàng, cân đối tránh chồng chéo, lãng phí về nhân lực, vật lực. Đồng thời không chỉ coi trọng khâu kiểm tra sản phẩm cuối cùng mà công tác kiểm tra chất lượng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình công nghệ trong chế tạo sản phẩm. Ngoài lực lượng KCS chuyên trách của từng khâu, công ty cần tăng cường vai trò quản lý, tinh thần trách nhiệm và chịu trách nhiệm vật chất đối với từng tổ trưởng sản xuất.Trong công tác kiểm tra chất lượng phải lấy con người làm yếu tố trọng tâm, lấy phòng ngừa làm chính với phương châm “ Làm đúng ngay từ đầu”, “ Không có phế phẩm”. 3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng của quá trình sản xuất: Để hạn chế tối đa những sai lỗi có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, Xí nghiệp cần tăng cường công tác kiểm tra chất lượng ở mọi khâu, mọi công đoạn. Cán bộ của phòng kỹ thuật, của bộ phận KCS phải luôn có mặt ở phân xưởng, ngoài trời trực tiếp kiểm tra. Xí nghiệp cần phải phân rõ trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ đối với từng công đoạn của quá trình sản xuất và cử cán bộ kiểm tra trực tiếp ở từng công đoạn. Việc kiểm tra cần phải gắn liền với vịêc giải quyết các yếu tố đẫn đến sự sai hỏng của sản phẩm. Nếu cán bộ được phân công không có khả năng giải quyết thì phải thông tin ngay đến phòng KCS. Tránh việc phân công bộ phận thì có quá nhiều cán bộ kiểm tra, bộ phận thì chẳng có ai kiểm tra và giải quyết khi có các trục trặc xảy ra. 3.2.3.Đầu tư đổi mới công nghệ : Cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, các nhân tố máy móc thiết bị, công nghệ ngày càng trở nên quan trọng giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trình độ chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào công nghệ và trình độ máy móc thiết bị. Việc áp dụng những công nghệ, máy móc thiết bị phù hợp sẽ nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. ViÖn §H Më HN B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô 53 3.2.4. Đảm bảo và nâng cao chất lượng nguyên vật liệu đầu vào: Nguyên vật liệu là 1 trong 3 yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu tạo nên thực thể sản phẩm, vì thế chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm . Nếu việc cung cấp nguyên vật liệu không kịp thời, đầy đủ, đồng bộ và đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm thì sẽ ảnh hưởng quá trình sản xuất nói chung và nâng cao chất lượng sản phẩm nói riêng. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa cần tạo ra cho mình những cơ sở cung cấp nguyên vật liệu ổn định, có chất lượng tốt, đảm bảo đúng thời gian tiến độ, đủ về số lượng chủng loại. Muốn vậy, việc mua và sử dụng nguyên vật liệu cần phải được thực hiện đồng bộ với những nội dung sau: - Kiểm soát mua hàng. - Tiếp nhận và bảo quản nguyên vật liệu, thường xuyên tiến hành kiểm tra nguyên vật liệu trong kho. - Theo dõi việc sử dụng nguyên vật liệu. - Thu hồi phế liệu, phế phẩm. 3.2.5. Xây dựng hệ thống thông tin về chất lượng: Cần thiết phải xây dựng một hệ thống thông tin về chất lượng đồng bộ trong doanh nghiệp nhằm thực hiện việc kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm được dễ dàng, thông suốt và hiệu quả hơn. Đây là một hệ thống được thành lập để thu thập số liệu, xử lý số liệu nhằm phục vụ cho việc đưa ra quyết định cuối cùng. Việc xây dựng hệ thống thông tin về chất lượng thể hiện một phương thức quản lý khoa học của doanh nghiệp. Để xây dựng hệ thống thông tin về chất lượng trong doanh nghiệp cần thực hiện: - Thành lập tổ KCS chuyên trách về công nghệ thông tin để nạp số liệu một cách khoa học và dễ hiểu. - Xây dựng và mở rộng trang web nội bộ để phục vụ cho việc quản lý nói chung và việc quản lý chất lượng và theo dõi biểu đồ kiểm soát nói riêng. ViÖn §H Më HN B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô 54 - Các phòng ban phải thường xuyên nạp số liệu thống kê lên trang web nội bộ để toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp có thể nắm bắt được tình hình chất lượng sản phẩm để có những quyết định kịp thời và có những biện pháp điều chỉnh kịp thời nếu phát hiện có sai hỏng. 3.2.6. Tăng cường áp dụng công cụ thống kê để kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Xí nghiệp: Sử dụng công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng là điều kiện cơ bản đảm bảo quản lý chất lượng có căn cứ thực tế và khoa học khi ra quyết định trong quản lý chất lượng. Kiểm soát chất lượng bằng thống kê cho phép hoạt động một cách nhất quán hơn và thực hiện đúng những mục tiêu đề ra. Bởi vậy, việc tăng cường áp dụng công cụ thống kê để kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Xí nghiệp là vô cùng quan trọng. Muốn vậy, Xí nghiệp cần phải thực hiện: - Đào tạo cho các cán bộ KCS có sự hiểu biết tỉ mỉ về công cụ thống kê. - Nối mạng nội bộ và quản lý chất lượng sản phẩm trên PC. - Thành lập tổ KCS chuyên trách về công nghệ thông tin để thực hiện việc nạp các số liệu và xây dựng biểu đồ kiểm soát. - Áp dụng công nghệ thông tin để xây dựng biểu đồ kiểm soát thể hiện được những biến động của quá trình trong suốt thời gian hoạt động và xu thế biến đổi của nó nhằm xác định được những nguyên nhân gây ra sự bất thường để có những biện pháp xử lý khôi phục quá trình về trạng thái chấp nhận được hoặc giữ quá trình ở trạng thái mới tốt hơn. ViÖn §H Më HN B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô 55 KẾT LUẬN Một lần nữa phải khẳng định chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với một doanh nghiệp. Đặc biệt là trong thời đại bùng nổ về kinh tế và hội nhập với quá trình toàn cầu hoá ngay nay và khi nước ta vừa gia nhập vào WTO, việc phải đối mặt với ngày càng nhiều hàng ngoại chất lượng cao với giá cả phải chăng trên thị trường Việt Nam khiến các doanh nghiệp trong nước càng phải để tâm hơn đến việc đảm bảo và nâng cao chất lượng cho sản phẩm của mình. Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa Hải Phòng cũng luôn nhận thức được điều nay và không ngừng nỗ lực tăng cường công tác quản lý chất lượng, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình một mặt nhằm thu hút được nhiều hơn những đối tác nước ngoài, một mặt tiếp cận xa hơn với thị trường trong nước. ViÖn §H Më HN B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô 56 Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa, em đã được sự quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ rất lớn từ Giám đốc và các cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. Đặc biệt, để hoàn thành đề tài thực tập này, em đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy Hoàng Trọng Thanh. Em xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức. Nhà xuất bản lao động - xã hội 2005. Chủ biên: GS-TS Nguyễn Đình Phan . 2. Quản trị chất lượng đồng bộ Okaland- NXB thống kê 1997. 3. Báo cáo quá trình xây dựng và phát triển của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa. 4. Báo cáo tổng kết năm 2002 - 2006 của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa ViÖn §H Më HN B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô 57 MỤC LỤC Trang Lời mở đầu ………………………………………………………………. 1 Phần thứ nhất: Lý luận cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng... 3 1.1. Những vấn đề cơ bản về chất lượng ………………………………… 3 1.1.1. Khái niệm chất lượng ………………………………………… 3 1.1.2. Các thuộc tính chất lượng sản phẩm …………………………. 3 1.1.3. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm …………………………... 4 1.2. Quản lý chất lượng ………………………………………………….. 6 1.2.1. Khái niệm về quản lý chất lượng ...…………………………… 6 1.2.2. Vai trò của quản lý chất lượng ……………………………….. 7 1.2.3. Chức năng của quản lý chất lượng …………………………… 8 1.2.4. Nội dung quản lý chất lượng trong doanh nghiệp ……………. 9 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp …………………………………………………………….. 13 1.2.6. Những nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm ……………... 17 1.3. Công cụ thống kê trong quản lý chất lượng sản phẩm ……………… 19 1.3.1. Vai trò của việc sử dụng công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng sản phẩm …………………………………………………….. 19 1.3.2. Một số công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng ………... 19 1.3.3. Biểu đồ kiểm soát ……………………………………………. 20 Phần thứ hai: Thực trạng áp dụng công cụ thống kê kiểm soát chất lượng của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa ……………………. 25 2.1. Giới thiệu về Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa ………………. 25 2.2. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp ……………. 26 2.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm …… 29 2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa …………………………………………………………………….. 29 ViÖn §H Më HN B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô 58 2.3.2. Lao động ……………………………………………………... 32 2.3.3. Đặc điểm về dây chuyền công nghệ và máy móc thiết bị ……. 33 2.3.4. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu …………………………… 37 2.4. Thực trạng áp dụng thống kê để kiểm soát chất lượng tại Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa …………………………………………….. 38 2.4.1. Tỷ lệ sai hỏng và lý do quyết định mặt hàng theo dõi chất lượng sản phẩm ………………………………………………………….. 38 2.4.2. Quy trình kiểm tra chất lượng ở phân xưởng may …………… 40 2.4.3. Quy trình kiểm tra chất lượng giầy thành phẩm ……………... 40 2.4.4. Xây dựng biểu đồ kiểm soát X -R …………………………… 45 Phần thứ ba: Các đánh giá và giải pháp ……………………………… 49 3.1. Đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm tại Xí nghiệp giầy Niệm Nghĩa …………………………………………………………………….. 49 3.1.1. Những mặt đạt được …………………………………………. 49 3.1.2 Một số hạn chế ……………………………………………….. 50 3.2. Một số giải pháp …………………………………………………….. 50 Kết luận ………………………………………………………………….. 56 Tài liệu tham khảo ……………………………………………………….. 57 ViÖn §H Më HN B¸o c¸o thùc tËp nghiÖp vô 59

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqt1_98_9278.pdf
Luận văn liên quan