Áp dụng công nghệ tnông tin vào dạy học môn Hán Nôm

Ứng dụng CNTT vào dạy-học và nghiên cứu môn Hán Nôm là một xu thế tất yếu của thời đại. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu CNTT không ngừng xây dựng, thiết kế phần mềm Hán Nôm để phục vụ việc dạy-học và nghiên cứu Hán Nôm. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện dạy học, nội dung từng bài học, đối tượng nghiên cứu cụ thể mà chúng ta có phương pháp ứng dụng CNTT với các mức độ và hình thức khác nhau sao cho khoa học và hiệu quả. (It si an inevitble tendency today to apply informatics technology (IT) to education and research related to Chino-Vietnamese. It si because to this that IT researchers continuously create Chino-Vietnamese softwaers for education and research on the language. However, a method to apply IT in this case should be chosen in accordance to conditions of a class, its contents and, in the case of a research work, to object the research is aimed at. The extent and manner of application chosen should help bring the best result.)

pdf13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3542 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng công nghệ tnông tin vào dạy học môn Hán Nôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Connexions module: m28800 1 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY-HỌC VÀ NGHIÊN CỨU MÔN HÁN NÔM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC (APPLICATION OF INFORMATICS TECHNOLOGY TO EDUCATION AND RESEARCH RELATED TO CHINO-VIETNAMESE AT UNIVERSITIES)∗ Nguyễn Hoàng Thân This work is produced by The Connexions Project and licensed under the Creative Commons Attribution License † Tóm tắt nội dung Ứng dụng CNTT vào dạy-học và nghiên cứu môn Hán Nôm là một xu thế tất yếu của thời đại. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu CNTT không ngừng xây dựng, thiết kế phần mềm Hán Nôm để phục vụ việc dạy-học và nghiên cứu Hán Nôm. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện dạy học, nội dung từng bài học, đối tượng nghiên cứu cụ thể mà chúng ta có phương pháp ứng dụng CNTT với các mức độ và hình thức khác nhau sao cho khoa học và hiệu quả. (It si an inevitble tendency today to apply informatics technology (IT) to education and research related to Chino-Vietnamese. It si because to this that IT researchers continuously create Chino-Vietnamese softwaers for education and research on the language. However, a method to apply IT in this case should be chosen in accordance to conditions of a class, its contents and, in the case of a research work, to object the research is aimed at. The extent and manner of application chosen should help bring the best result.) ∗Version 1.1: Jul 9, 2009 10:05 pm GMT-5 † Connexions module: m28800 2 1 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY-HỌC 2 VÀ NGHIÊN CỨU MÔN HÁN NÔM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC Phan Anh Dũng (TT CNTT TT-Huế)-Nguyễn Hoàng Thân (ĐH Đà Nẵng) 3 I. Giáo dục mới Việt Nam gắn liền với công nghệ thông tin 4 I.1. Đổi mới phương pháp giáo dục bằng công nghệ thông tin1Ở đây chúng tôi dùng từ công nghệ thông tin với nghĩa rộng, bao gồm thiết bị kĩ thuật, chương trình phần mềm, v.v. . . Song, trong đề tài này vẫn nhấn mạnh hệ thống các chương trình phần mềm. - xu thế của thời đại2Chúng tôi mượn tên bài báo của Lưu Lâm đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 20/2002, tr.4-6.. Từ thập niên 90 của thế kỉ trước, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI. Ngoài ra, UNESCO còn dự báo: công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thế kỉ XXI. Trước tình hình công nghệ thông tin với giáo dục trên thế giới như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam trong Nghị quyết TW2, khóa VIII đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học”.1 Nghị quyết TW2, khóa VIII nêu trên đã được cụ thể hóa bằng Chỉ thị 58-CT/TW (17/10/2000) của Bộ Chính trị, nội dung Chỉ thị có đoạn: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ nhu cầu học của toàn xã hội.”2 Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có Chỉ thị 29/CT-BộGD&ĐT về “Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành GD - ĐT giai đoạn 2001 - 2005”. Như vậy, ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục là một xu thế mới của nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai lâu dài. 5 I.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy-học và nghiên cứu môn Hán Nôm là một tất yếu khách quan trong xu thế giáo dục hiện nay Ngày xưa, ông cha ta chủ yếu học tập theo lối văn chương cử tử. Nội dung học tập và nghiên cứu thu hẹp trong phạm vi tư tưởng, triết lí, nhân sinh quan... Phương pháp dạy học một chiều. Người học hoàn toàn thụ động. Tất cả mọi người đều lấy phương thức học thuộc lòng hoặc thực hiện theo lời thầy là chính. Do vậy trong quá trình dạy và học, người thầy giảng giải rất nhiều, thời gian học tập rất dài (thập niên đăng hỏa - 10 năm đèn sách), số lượng người chiếm lĩnh tri thức không nhiều. Nhưng trong xã hội hiện nay, với sự bùng nổ thông tin, con người càng phải học tập nhiều môn khoa học hơn. Vai trò của người thầy chỉ là làm nhiệm vụ hướng dẫn người học tự đi tìm và lĩnh hội tri thức. Vấn đề này lại gây khó khăn cho người dạy và học Hán Nôm. Bởi vì môn này đòi hỏi người dạy phải giảng giải nhiều, thế nhưng quĩ thời gian thì lại rất ít. Điều đó tạo nên một mâu thuẫn mà chúng ta cần phải giải quyết tốt để đảm bảo quá trình dạy-học. Như vậy đòi hỏi người dạy và người học phải sử dụng một số 1Trích dẫn lại từ Kỉ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học với sự tham gia của thiết bị kĩ thuật”, ĐHSP, Huế, 4/2004, trang 11. 2Trích dẫn lại từ Kỉ yếu hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng dạy và học trong trường phổ thông nhờ sự hỗ trợ của thiết bị và phần mềm dạy học”, ĐHSP, HCM, 11/2005, trang 9. Connexions module: m28800 3 phương tiện khác để hỗ trợ. Trong số đó là vận dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ vào quá trình dạy và học. Thông qua ứng dụng công nghệ thông tin này, chúng ta có thể rút ngắn thời gian dạy học văn bản. Từ đó chúng ta có nhiều thời gian hơn cho việc giảng dạy, bình giảng, phân tích nội dung bên trong của tác phẩm như triết lí, tư tưởng, giá trị nhân sinh quan... Chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo được mục tiêu dạy-học Hán Nôm trước đây cũng như hiện nay. Trên đây là hai lí do cốt lõi quan trọng nhất trong số nhiều lí do khác. Nó đã thúc đẩy chúng tôi thường xuyên suy nghĩ nhiều lần và liên tục trong quá trình dạy-học và nghiên cứu môn Hán Nôm. Do vậy, chúng tôi quyết định chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu của mình, nhằm tạo hiệu quả cho việc dạy-học và nghiên cứu môn Hán Nôm. 6 II. Lịch sử quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy-học và nghiên cứu Hán Nôm 7 II.1. Lịch sử quá trình nghiên cứu về vấn đề công nghệ thông tin trong dạy-học và nghiên cứu Hán Nôm Ở Trung Quốc, vào thập niên 80 của thế kỉ XX, người ta đã thấy được vai trò quan trọng của máy vi tính đối với chữ Hán. Do chữ Hán khó học, khó phổ cập cho nên trong lịch sử Trung Quốc, đã có thời kì mà một số người cho rằng cần phải bỏ chữ Hán thay bằng kí tự latinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục, truyền bá tri thức khoa học. Nhưng rất may, vi tính đã cứu vớt chữ Hán, giúp chữ Hán tồn tại, giúp Trung Quốc vừa có thể bảo lưu chữ viết truyền thống, vừa vẫn có thể hòa nhập với sự phát triển của thế giới. Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ trước, chúng ta cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực Hán Nôm, đi tiên phong có lẽ là Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Năm 1994, Hội đồng Nghiệm thu cấp Nhà nước đã tiến hành hội nghị nghiệm thu đề tài khoa học “Bước đầu ứng dụng Tin học để bảo vệ và khai thác di sản thư tịch cổ Việt Nam” (Tin học Hán Nôm) do nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện. Cũng trong năm này, chữ Nôm của dân tộc đã được đi vào bộ mã quốc tế (mang mã TCVN 5773 - 1993). Kể từ đó cho đến nay, trên Tạp chí Hán Nôm đã đăng tải nhiều bài nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Hán Nôm, như: Để chữ Nôm Việt Nam cũng có mặt trong “Bảng mã chuẩn quốc tế” UNICODE và ISO (Ngô Thế Long, 1993), Chữ của cha ông ta đi vào bộ nhớ quốc tế (Phác Can, 1994), Chữ Nôm và công nghệ thông tin (Nguyễn Quang Hồng, 1995), Giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam và hội nhập cùng văn hóa khu vực nhờ công nghệ thông tin (Ngô Thế Long, 1995), Tạo chữ Nôm trên máy tính (Đỗ Nguyên Đương, 1996), Ứng dụng công nghệ thông tin tin học trong công tác lưu trữ, quản lí và nghiên cứu khai thác tư liệu Hán Nôm (Trịnh Khắc Mạnh, 1999), Hán Nôm vào thiên niên kỉ mới (Đinh Khắc Thuân, 2001), Chữ Nôm trên đường hội nhập với khu vực và thế giới (Nguyễn Quang Hồng, 2002), Một số vấn đề và khía cạnh nghiên cứu chũ Nôm (Nguyễn Quang Hồng, 2004), Dự án cho một trạm mạng về văn bản Hán Việt (Alexandre Lê, 2005). Một số sách tham khảo về công nghệ thông tin trong lĩnh vực Hán Nôm cũng được xuất bản như Phương pháp nhập chữ Hán Thương Hiệt (1998)3, Vi tính chữ Hán dành cho người Việt (2000)4, v.v.. Ngoài ra, bộ môn Hán Nôm, khoa Ngữ văn, khoa Văn học của các trường đại học cũng đã tổ chức một số hội thảo bàn về dạy-học và nghiên cứu Hán Nôm, trong đó có vấn đề công nghệ thông tin với Hán Nôm. Năm 1997, Bộ môn Hán Nôm thuộc Khoa Văn học - Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQG Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “25 năm ngành Hán Nôm”, có một số báo cáo liên quan đến công nghệ thông tin với Hán Nôm như: Góp một suy nghĩ nhỏ về phương pháp đào tạo ngành học Hán Nôm trước yêu cầu của thời đại (Phạm Vân Dung)5, Mấy nhận xét về công nghệ xử lí đa văn tự trên máy tính (Ngô Thế Long)6, Vài suy 3Nguyễn Hữu Tài, Phương pháp nhập chữ Thương Hiệt, Nxb Thống kê, 1998 4Lê Quí Ngưu, Vi tính chữ Hán dành cho người Việt, Nxb Thuận hóa, 2000 5Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG Hà Nội, Những vấn đề về Hán Nôm học, tập 1, Nxb ĐHQGHN, H., 2002, trang 148 6Sđd như trên, trang 158 Connexions module: m28800 4 nghĩ về việc đào tạo cử nhân Hán Nôm (Cao Tự Thanh)7. Năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu và Giảng dạy Hán Nôm thuộc Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Nghiên cứu, giảng dạy Hán Nôm trong nhà trường đại học và cao đẳng sư phạm”, cũng có một số báo cáo bàn về công nghệ thông tin với Hán Nôm như: Một số ý kiến về việc nghiên cứu và giảng dạy, học tập ngữ văn Hán Nôm trong các nhà trường đại học và cao đẳng sư phạm (Nguyễn Xuân Diện), Suy nghĩ về việc vận dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học môn Hán Nôm trong nhà trường hiện nay (Đỗ Phương Lâm), Một vài suy nghĩ về việc vận dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học môn Hán Nôm trong nhà trường hiện nay (Nguyễn Hoàng Thân), Phần mềm chuyển đổi giữa lịch âm và lịch dương của Việt Nam và Trung Quốc - một công cụ tiện lợi cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập (Lê Thành Lân - Nguyễn Gia Đăng - Trần Ngọc Dũng - Lê Quốc Thái). Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm đã hai lần tổ chức hội thảo quốc tế về chữ Nôm (2004 tại Hà Nội, 2006 tại Huế), đều có chuyên đề “Công nghệ thông tin với chữ Nôm” - một trong số bốn hoặc năm chuyên đề khoa học của mỗi lần hội thảo. Hội thảo năm 2004 có một số bài nghiên cứu chữ Nôm với công nghệ thông tin của các nhà nghiên cứu như: Ts Ngô Trung Việt (Viện Công nghệ thông tin) - Ngô Thanh Nhàn (Viện các khoa học Toán Courant, Đại học New York) với Một cách nhìn về tương lai của chữ Nôm, Tống Phước Khai (HanoSotf) với Phương pháp đọc phiên thiết và Chữ Nôm và hệ phần mềm HaNoSoft (dành cho hệ MS Windows 2000 và XP), Phan Anh Dũng (HueSoft, Công ty Sách - Thiết bị Trường học Thừa Thiên - Huế) với Một số kết quả ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nghiên cứu chữ Nôm và Hiển thị các kí tự Unicode DBCS với Visual Basic, Nhóm Nôm Na (Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm, Hà Nội) với Qui trình Nôm Na, Giúp đọc Nôm và Hán Việt và chữ Nôm trên mạng, Tống Phước Khải & Lê Anh Minh với Hệ phần mềm HaNoSoft, Wong - Kevin Kin Foon (Nhật) với Tiến đến hệ bàn phím Hán Nôm đa năng: Thử bàn về khả năng sử dụng phương pháp 4 góc, Furuya Tokio - Yatagai Tsuneo - Sachihiro (Mojikyo) với Thế giới chữ Nôm và Viện Văn tự kính, Chu Tuyết Lan với Số hóa để bảo quản và khai thác di sản Hán Nôm Việt Nam: thách thức và triển vọng. Trong hội thảo năm 2006, một số bài báo cáo trình bày về công nghệ thông tin với chữ Hán Nôm như: Đưa chữ Hán - Nôm vào thiết bị cầm tay của Phan Anh Dũng - Dương Văn Việt - Hoàng Thị Ngọc Dung (Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế), Xây dựng cơ sở tri thức chữ nhiều bậc đệ qui và kho thành tố cơ bản của chữ Nôm của Ngô Thanh Giang - Tô Trọng Đức (Nhóm Nôm Na - Hà Nội), Phần mềm chuyển đổi lịch Việt Nam và Trung Quốc - một công cụ tiện lợi cho việc nghiên cứu chữ Nôm của Lê Thành Lân (Viện Công nghệ thông tin) - Nguyễn Gia Đăng (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Ba vấn đề số hóa văn bản học của Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Thanh Nhàn (Đại học New York) - Ngô Trung Việt (Viện Công nghệ thông tin), Phương hướng mới cho tự điển chữ Nôm của Nguyễn Hữu Vinh (Industrial Technology Research Institute, Hsin Chu, Taiwan) Về lĩnh vực làm phần mềm ứng dụng CNTT cho Hán Nôm ban đầu xuất phát từ sự phổ biến phần mềm gõ chữ Hán Song Kiều (TwinBridge), nhiều người đã vận dụng khả năng vẽ thêm font mới của nó để tạo chữ Nôm và khả năng tạo Thâu nhập pháp (IME) tự định nghĩa của Song Kiều để tạo các bộ gõ chữ Hán theo âm Hán Việt, và phát triển thành việc chế bản sách chữ Nôm. Sau đó đã phát triển các phần mềm hoàn chỉnh hơn, ngoài chức năng gõ chữ còn có các công cụ khác như từ điển tra cứu .v.v. như phần mềm Việt Hán Nôm của Phan Anh Dũng, Hanosoft của Tống Phước Khải, bộ gõ chữ Nôm của Trần Uyên Thi (viện Việt học, ở Mỹ), phần mềm chuyển đổi âm dương lịch của GS Lê Thành Lân (viện CNTT). . . Ngoài phần mềm, các trang WEB tra cứu Hán Nôm cũng đã góp phần tích cực vào việc cung cấp các thông tin tư liệu, tuyên truyền và phổ biến chữ Nôm: www.nomfoundation.org8 của Hội bảo tồn di sản chữ Nôm www.hannosoft.com9 của nhóm HanNomsoft, www.huesoft.com.vn/Hannom10 của Trung tâm Công nghệ thông tin Thừa Thiên Huế , www.viethoc.org11 của Hội Việt học ở Mỹ. Song sự kiện có ý nghĩa nhất là Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã khai trương Website của Viện: vào giữa tháng 3 năm nay - đánh dấu sự thành công lớn của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Hán Nôm. 7Sđd như trên, trang 219 8 9 10 11 12 Connexions module: m28800 5 8 II.2. Lịch sử quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy-học và nghiên cứu Hán Nôm Trong phần này, chúng tôi trình bày bao hàm cả hai nội dung là lịch sử quá trình xây dựng, thiết kế công nghệ thông tin (phần mềm) về lĩnh vực dạy-học, nghiên cứu Hán Nôm và lịch sử quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy-học, nghiên cứu Hán Nôm. Do vậy, trong quá trình trình bày, có nhiều chỗ đan xen giữa các vấn đề. Đó cũng là điều tất nhiên, bởi vì mọi sáng tạo khoa học kĩ thuật đều nhằm phục vụ cho cuộc sống. Công nghệ thông tin về lĩnh vực Hán Nôm được xây dựng, thiết kế cũng nhằm phục vụ cho lĩnh vực Hán Nôm, hay nói cách khác, khi có công nghệ thông tin về lĩnh vực Hán Nôm, ngay lập tức chúng sẽ được con người ứng dụng vào lĩnh vực Hán Nôm. Tuy nhiên, trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày nhiều hơn về lịch sử quá trình xây dựng, thiết kế công nghệ thông tin về lĩnh vực Hán Nôm. Năm 1998, Lê Anh Minh đã thành công với phần mềm Song Kiều 4.0. Với phần mềm này, người làm công tác Hán Nôm có thể thâu nhập chữ Hán vào máy tính; có thể khôi phục, chế bản hoặc chế bản lại các văn bản Hán Nôm. Thực ra, trước đó vài năm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm cũng đã nghiên cứu xây dựng phần mềm này để “vẽ” chữ Nôm. Sau này, Lê Quí Ngưu đã dựa trên phần mềm Song Kiều 4.0 của Lê Anh Minh để xây dựng phần mềm LQN thâu nhập pháp 3.0, có công năng: Gõ chữ Việt ra chữ Hán, tích hợp chạy trên nền chương trình Twin-Bridge (Song Kiều) 4.x/5.0 hay CPNT 2.0. Các phiên bản Twin-Bridge có thể cài đặt trên Traditional Chinese Windows (phồn thể), Simplified Chinese Windows (giản thể) hoặc Windows tiếng Anh... LQN Thâu nhập pháp 3.0 (nâng cấp từ LQN Thâu nhập pháp 2.0) được chia làm 2 phần: Univers 1 dùng để gõ theo cách đánh Telex, Univers 2 dùng để gõ theo cách đánh VNI. (Dẫn theo Đồng thời ông xuất bản cuốn sách Vi tính chữ Hán dành cho người Việt nhằm hướng dẫn cách sử dụng phần mềm này. Bắt đầu từ năm 2000, Tống Phước Khải đã thiết kế xây dựng phần mềm Hanokey 1.0, đến năm 2003 hoàn thành phần mềm Hannokey 2.0. Hai phần mềm này chủ yếu dùng để gõ chữ Hán và một ít chữ Nôm (Hanokey 2.0). Trong khoảng thời gian này, ông còn thiết kế phần mềm Hano Converter 1.0: Giúp thực hiện các chuyển đổi trên văn bản Hán: Từ văn bản Hán phồn thể sang văn bản âm Hán Việt. Từ văn bản Hán giản thể sang văn bản âm Hán Việt. Từ văn bản Hán phồn thể sang văn bản Hán giản thể. Từ văn bản giản thể sang văn bản Hán phồn thể. (Dẫn theo Năm 2004, ông tiếp tục thành công với phần mềm Hanosoft Tool. Hanosoft Tool là bộ phần mềm tổng hợp các công cụ tiện ích Hán-Nôm, dành cho những người học tập và nghiên cứu chữ Hán theo cách phát âm của các ngôn ngữ Việt Nam, Trung Quốc (phổ thông), Hàn Quốc (Hanja) và Nhật Bản (Kanji). Phần mềm này nối tiếp các phiên bản đã được phổ biến trước đây. Ngoài ra, ông còn thiết kế phần mềm Từ điển Hán-Việt Việt-Hán 1.0, cung câ´p cho ngươ`i sư dung nhiê`u ca´ch kha´c nhau đê tra chư˜ Ha´n như: Tra theo bô thu . Tra theo tô ng sô´ ne´t bu´t. Tra trưc tiê´p trên văn ba n Word hoăc Website. (Dẫn theo Từ năm 2002, Phan Anh Dũng đã thiết kế phần mềm Việt Hán Nôm 2002, ban đầu là phần mềm Việt Hán Nôm 2002 phiên bản 1.0, sau nâng cấp thành phiên bản 1.1, 1.2 và hiện nay là phiên bản 2.0. Công dụng của phần mềm này như sau: 1. Hỗ trợ nhập chữ Hán và chữ Nôm vào văn bản, trước mắt cung cấp hai font Unicode chữ Nôm cơ bản (bao gồm cả chữ Hán) là chữ Nôm Minh và chữ Nôm Khải, tạm đủ để chế bản một số tác phẩm Nôm kinh điển. 2. Tra cứu chữ Hán và Nôm nhờ ba từ điển tích hợp: Từ điển Hán Việt (bản Thiều Chửu có tăng cường và bổ sung), Từ điển Việt Hán, Từ điển Nôm - Quốc ngữ (cơ sở là Bảng tra chữ Nôm của NXB Khoa học Xã hội 1977). Dự kiến sẽ bổ sung thêm một số từ điển nữa. 3. Xem các trang Web có chữ Hán trên mạng hay trên đĩa, và hỗ trợ phiên âm Hán Việt tự động để đọc các trang đó. Connexions module: m28800 6 Ngoài ra, trong phần mềm này còn có nhiều tác phẩm chữ Hán, chữ Nôm kinh điển của Trung Quốc và Việt Nam dưới dạng sách điện tử, nhằm giúp người dùng tự học chữ Hán, chữ Nôm. Đặc biệt, người xem có thể nhờ chương trình phiên tự động ra âm Hán Việt và tra nghĩa trực tiếp ngay khi đọc. (Dẫn theo ) Nhóm Phan Anh Dũng còn đưa từ điển Hán Việt vào điện thoại di động (có thể xem và tải ở www.samsungmobilegames.com.vn14 ), đưa từ điển Việt-Hán Việt và từ điển Nôm vào pocket PC (PDA - thiết bị hỗ trợ thông minh). Ở nước ngoài, nhóm Việt Kiều ở Mỹ, tập hợp bởi Viện Việt học, cũng có nhiều đóng góp tích cực như bộ từ điển Hán Việt Thiều Chửu (có cả phiên bản trên PC lẫn pocket PC) của Đặng Thế Kiệt, từ điển Nôm Trích dẫn trực tuyến của Nguyễn Hữu Vinh, bộ gõ chữ Nôm của Trần Uyên Thi- Alexand Le v.v. Gần đây, trong năm 2005, Công ty cổ phần Tin học Lạc Việt (Lạc Việt Computing Corp) đã thành công với phần mềm Từ điển điện tử Trung-Việt Việt-Trung (Lạc Việt mtdCVH2005). Phần mềm này, ngoài công năng như những từ điển khác của công ty Lạc Việt ra, còn có những công năng đặc thù riêng của ngôn ngữ tiếng Trung. Đây là phần mềm rất thiết thực cho những ai là người Việt Nam học tập và làm công tác Hán ngữ. Ngoài những phần mềm Hán Nôm trong nước ra, chúng tôi còn biết một số phần mềm Hán Nôm khác của nước ngoài như phần mềm Jinshan ciba (Kim Sơn từ bá), Jinshan kuaiyi (Kim Sơn tốc dịch) của . Những phần mềm này được nhiều người trên thế giới sử dụng khi học tập và nghiên cứu về Hán ngữ. Ngoài ra, sẽ thật thiếu sót nếu không kể tới công sức của nhiều người, nhiều tổ chức bỏ ra để làm font chữ Nôm. Ai cũng thấy giá trị giáo dục hơn hẳn của những dòng chữ in sáng sủa ngay ngắn trong các tài liệu giảng dạy, trong các cuốn sách chữ Nôm chế bản điện tử với so với những nét chữ nguệch ngoạc cẩu thả trên các bản viết tay. Ban đầu có bộ font DynaLab của Đài Loan và font Moyikio của Nhật vẽ giúp Việt Nam, về sau có bộ font HanNom 3.1 A&B của Chân Nguyên Đỗ Quốc Bảo và các ni sư ở Thiền viện Viên Chiếu, font Chu Nom Khai & Chu Nom Minh của nhóm Phan Anh Dũng và gần đây là font Nomna Tong của nhóm Nôm Na. Tiểu kết: Hán Nôm hiện được thế giới xem là di sản quí báu, được nhiều nhà nghiên cứu của các quốc gia quan tâm. Trên hơn 10 năm nay, ở trong nước cũng như ngoài nước, có nhiều nhà công nghệ thông tin liên tục xây dựng, thiết kế những phần mềm về lĩnh vực Hán Nôm, nhằm phục vụ cho việc bảo tồn và khai thác di sản Hán Nôm. Tùy ở từng mức độ và nội dung công việc khác nhau mà người ta ứng dụng công nghệ thông tin khác nhau, hình thức ứng dụng khác nhau. Nhưng nhìn chung, hiện nay chúng ta ứng dụng công nghệ thông tin về lĩnh vực Hán Nôm chủ yếu ở việc dạy-học và nghiên cứu Hán Nôm (bao gồm cả lưu trữ tài liệu, xử lí tài liệu và công bố tài liệu). 8.1 III. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy-học và nghiên cứu môn Hán Nôm 8.2 III.1. Giới thiệu sơ lược một số khái niệm kỹ thuật cơ sở III.1.1 Thâu nhập pháp Tiếng Anh là Input Method Editor viết tắt IME có thể gọi nôm na là “bộ gõ”, đây là phần cơ bản nhất của tất cả các ứng dụng CNTT đa ngữ chứ không chỉ trong Hán Nôm. Bộ gõ cho chữ Hán-Nôm phức tạp hơn bộ gõ tiếng Việt nhiều, bộ gõ tiếng Việt phức tạp phần lớn chỉ do từ xưa Việt Nam chưa có ý thức chuẩn hóa, đưa ra quá nhiều bộ mã font và nhiều kiểu gõ vô ích, trong khi tính phức tạp của chữ Hán - Nôm lại là đặc trưng vốn có của các hệ thống chữ viết tượng hình. Chữ Việt kể cả chữ viết hoa, có thể bỏ lọt vào bảng mã ASCII 256 kí tự (có chiếm mất một số kí tự điều khiển) trong khi chữ Hán-Nôm có tới hàng vạn ký tự, ngay cả các nhà chuyên môn Hán Nôm cũng không thể nhớ hết tự dạng, âm đọc của chúng chứ chưa nói tới ý nghĩa, việc nhập chúng vào văn bản quả là nhiệm vụ phức tạp đối với những người mới học. Đây cũng là những bài học đầu tiên, mục tiêu đầu tiên mà đề tài này muốn truyền đạt tới người học. 13 14 15 Connexions module: m28800 7 Các thâu nhập pháp đều có phần cốt lõi là một tự điển ghi lại các đặc trưng của chữ như âm đọc (các IME gõ theo âm), bộ thủ và số nét (IME gõ bút hoạch), mã Thương Hiệt (IME Thương Hiệt), hay mã tứ giác, và nhiều kiểu mã khác. . . Gõ chữ theo một IME nào đó chẳng qua là đánh âm đọc hay các mã hiệu khác và để cho máy tính tìm kiếm trong tự điển IME ra các chữ có âm đọc hay mã hiệu đó (thường có rất nhiều chữ đồng âm, đồng mã), để người dùng chọn nhập vào văn bản bằng bàn phím hay chuột. Người thành thạo thường phải biết vận dụng nhuần nhuyễn các kiểu gõ này để hỗ trợ cho nhau, ví dụ khi nhìn được mặt chữ mà quên âm đọc thì phải biết chuyển sang gõ Bút hoạch hay Thương Hiệt là các kiểu gõ theo tự dạng. IME là một lĩnh vực nghiên cứu lớn của những người chuyên sâu về các ngôn ngữ tượng hình (có các trang WEB riêng về lĩnh vực này). 8.2.1 III.1.2. Font chữ và việc mã hóa Có IME cũng không làm được việc gì cả nếu không có font chữ, việc học chữ Hán-Nôm phụ thuộc rất nhiều vào việc nhận dạng chữ, nhận dạng bộ thủ, đếm số nét. Các giáo án điện tử với các Font chữ Hán-Nôm hiển thị cỡ lớn trên màn hình quả là rất đắc dụng cho các bài học vỡ lòng. Có font chữ mới có thể chế bản, in ấn các sách báo văn thơ Hán-Nôm, đưa chữ Hán-Nôm lên mạng Internet. . . đó là những chỗ người học sẽ học được nhiều hơn cả bài giảng. Về vấn đề mã hóa, hiện chữ Hán có hai bộ mã chính là GB giản thể 7.039 chữ dùng ở TQ, và BIG5 phồn thể 13.051 chữ dùng ở Hồng Kông, Đài Loan. Cần chú ý: chúng vốn không phải là mã Unicode, nhưng đã được khai báo tương ứng 1 đối 1 với mã Unicode, được Microsoft và các hãng làm Browser hỗ trợ, nên có thể dùng Font Unicode đọc được các trang WEB dùng mã này. Chữ Nhật bản, Hàn quốc và cả chữ Nôm Việt thì đã được đăng ký là Unicode ngay từ đầu, nên nói tới mã một chữ tức là mã Unicode. Vấn đề chuyển mã các văn bản chữ Hán-Nôm cũng cần được đưa vào trong các bài giảng, nhưng ở mức chuyên sâu, khi sinh viên đã có các kiến thức cơ bản về vi tính và ứng dụng công nghệ thông tin. Các bộ mã Trung-Nhật-Hàn nói trên đã được đưa vào khu vực CJK trong mặt phẳng mã hóa Unicode cơ sở (2byte, Base Plane-0), nhưng còn hàng vạn chữ mở rộng khác trong đó có chữ Nôm Việt không thể bỏ lọt trong khu vực 2byte (65536 kí tự) nên hiện tại Unicode đã được mở rộng tới 17 Plane, mỗi Plane có 65536 kí tự. Chữ thuần Nôm phần lớn nằm ở Plane 2 (là mặt phẳng thứ 3, vì Base Plane tính là mặt phẳng 0), kí tự ở các Plane lớn hơn 0 có mã lớn hơn 2 byte, được biểu diễn bằng hai kí tự 2byte, nằm trong một khu vực đặc biệt của Base Plane, người ta gọi là kỹ thuật surogate, để hiển thị được chúng trong văn bản, phải dùng các phần mềm hỗ trợ cơ chế surrogate. Mặc dù số lượng chữ Nôm đưa vào Unicode đã khá nhiều, nhưng vẫn còn nhiều chữ “lạ” hay chữ địa phương chưa có trong các font Unicode Nôm, nên vấn đề vẽ thêm chữ khi cần để đưa vào văn bản cũng là một nhiệm vụ quan trọng với nhà nghiên cứu chuyên sâu. Thông thường nhất là dùng công cụ vẽ Font của phần mềm Song Kiều vẽ và chuyển thành hình Meta File (*.WMF) chèn vào văn bản, ngoài ra có các phần mềm vẽ trên font TTF Unicode nhưng vượt khỏi giới hạn nghiên cứu của công trình này. Về các font chữ Nôm hiện phổ biến hiện nay đã liệt kê ở cuối chương I, còn font chữ Hán thì có rất nhiều, giáo viên cần hướng dẫn người học lựa chọn cài các font chữ cơ bản tùy theo công việc là học tập, nghiên cứu hay chế bản sách, tránh làm nặng máy. III.1.3. Các công cụ bổ sung - Quan trọng nhất phải kể tới các phần mềm từ điển, có IME và Font chữ rồi cũng phải có từ điển tra cứu thì mới có thể đánh đúng chữ thích hợp vào văn bản, nhất là với các bộ gõ theo âm vốn có rất nhiều chữ đồng âm. Vì vậy các phần mềm gõ chữ Hán Nôm thường đi kèm theo từ điển tra cứu, như Song Kiều, Hanosoft, Viet Han Nom. . . Trong đó Viet Han Nom có lẽ có ưu thế hơn cả vì kết hợp IME với từ điển nên tra được nghĩa ngay khi đang đánh chữ. - Tiện ích tu sửa lại từ điển thâu nhập pháp: rất cần nhất là với chữ Nôm để đưa vào các chữ mới, âm đọc mới, đặc biệt các chữ Nôm do người dùng vẽ thêm nếu không có chức năng này thì rất khó lấy ra dùng. - Các tiện ích chuyển mã văn bản cũng là phần thường có trong các phần mềm hỗ trợ Hán - Nôm. - Công cụ vẽ font để thêm chữ mới thì phức tạp hơn IME và từ điển, đó thường là một chương trình khá lớn, chạy riêng, và thường chỉ có trong các bộ phần mềm lớn. Connexions module: m28800 8 - Công cụ tra chữ trên màn hình kiểu Click’n see : các bộ từ điển của Trung Quốc như Kim Sơn từ bá đều có, bộ Việt Hán Nôm mới cũng đã có (nhưng chưa được công bố). - Công cụ phiên dịch: công cụ phiên âm Hán Việt rất có ích vì người mới học hay “hoảng” khi nhìn thấy những con chữ rậm rạp nhiều nét, trong khi với máy tính thì nó cũng chỉ là một kí tự bình thường, có mã số xác định, nên có thể nhận dạng và phiên âm khá dễ dàng. Việc dịch nghĩa thì khó hơn, hiện chưa thấy nơi nào làm, chủ yếu vì chưa có nhu cầu bức thiết, chứ cũng không khó hơn bộ dịch Anh-Việt đã có (EVTran2.0). 8.3 III.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy-học môn Hán Nôm Theo lí luận của giáo dục học, quá trình dạy-học gồm có 3 yếu tố cơ bản. Đó là tài liệu dạy-học, hoạt động dạy-học, đánh giá kết quả dạy-học. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy-học là ứng dụng công nghệ thông tin vào trong 3 yếu tố trên, tức là ứng dụng công nghệ thông tin vào tài liệu dạy-học (biên soạn tài liệu), hoạt động dạy-học (bao hàm trình bày bài giảng và tiếp nhận bài giảng), đánh giá kết quả dạy-học (thi kiểm tra). 9 III.2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin vào biên soạn giáo trình điện tử Chúng ta có thể thực hiện việc biên soạn giáo trình (bao gồm giáo trình, bài giảng, giáo án, tài liệu tham khảo...) bằng các hình thức: - Ứng dụng Web, Powerpoint, liên kết trong Word, Acrobat, Microsoft Reader, v.v.. - Scan, quay phim, chụp ảnh các văn bản Hán Nôm (như sắc phong, văn bia, gia phả; câu đối, hoành phi, bức trướng...) để đưa vào giáo trình điện tử. - Biên soạn giáo trình điện tử xong, chúng ta có thể ghi ra đĩa CD để cung cấp cho giảng viên và sinh viên. 10 III.22. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trình bày bài giảng Trong quá trình trình bày bài giảng, chúng ta tùy theo từng nội dung bài học cụ thể mà ứng dụng công nghệ thông tin với những mức độ và hình thức khác nhau. Nhìn chung, chúng ta có thể trình bày bài giảng bằng máy vi tính (trình diễn show slide: text, âm thanh, hình ảnh, video clip. . .); dùng đèn chiếu, micro-loa, tia chiếu lazer... Hiện nay, các trường đại học phần lớn đều đã trang bị phòng học multimedia, thư viện điện tử (máy tính có nối mạng), hệ thống mạng nội bộ, v.v.., giảng viên có thể đưa tài liệu của mình lên mạng (nội bộ) để sinh viên tìm đọc, trao đổi, thảo luận. 11 III.23. Ứng dụng công nghệ thông tin vào thi kiểm tra Ngoài hình thức thi viết (luận) như trước đây đã từng thực hiện ra, chúng ta có thể bổ sung thêm hình thức thi trắc nghiệm bằng cách soạn hệ thống đề thi trắc nghiệm với phần mềm Soạn giáo án đề thi trắc nghiệm do Công ti TNHH Phát triển Tin học NC biên soạn. Trong một đề thi, nếu chúng ta kết hợp cả đề thi tự luận và đề thi trắc nghiệm thì càng có thể đánh giá một cách khách quan bài làm của người học, tiết kiệm thời gian đánh giá kết quả, người dạy dành thời gian đó vào việc nghiên cứu. 11.1 III.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiên cứu môn Hán Nôm Trong lĩnh vực nghiên cứu Hán Nôm, người làm nhiệm vụ nghiên cứu cần nhất là dữ liệu, tài liệu Hán Nôm gốc, cơ sở tài liệu ban đầu. Ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiên cứu môn Hán Nôm là chủ yếu ở việc xây dựng kho tư liệu điện tử môn Hán Nôm. Do vậy, trong phần này chúng tôi tập trung đi sâu trình bày vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng kho tư liệu điện tử môn Hán Nôm. Song, có nhiều Connexions module: m28800 9 chỗ chúng tôi vẫn trình bày xen lẫn với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy-học môn Hán Nôm, bởi vì giữa dạy-học và nghiên cứu có mối quan hệ thống nhất và biện chứng với nhau. 12 III.3.1. Lí do xây dựng kho tư liệu điện tử môn Hán Nôm Theo chúng tôi nghĩ, người dạy môn Hán Nôm cần phải xây dựng kho tư liệu điện tử môn Hán Nôm với hai lí do sau: Thứ nhất, việc xây dựng kho tư liệu là một việc rất quan trọng đối với tất cả mọi người, vì đó là “bột” để chúng ta gột nên “hồ”, là cái “cũ” mà chúng ta cần nắm rõ để có cơ sở biết cái “mới” (ôn cố nhi tri tân - Khổng Tử). Ví dụ ở Việt Nam chúng ta có nhà bác học như Lê Quí Đôn, ông thường ghi chép lại những thông tin trên một phiếu nhỏ, tập hợp lại cất vào trong túi gấm, khi cần có thể lấy ra sử dụng, nhờ vậy mà ông đã nghiên cứu và trước tác được rất nhiều tài liệu có giá trị16. Trước đây, chúng ta cũng có thói quen lập phiếu tư liệu bằng giấy như vậy, nhưng việc lưu trữ thường không tiện hoặc khi cần tra lại thông tin mà chúng ta đã lưu trữ, thì thường tốn rất nhiều thời gian. Ngược lại, hiện nay, chúng ta ngoài cách lập phiếu tư liệu bằng giấy ra, còn có thể ứng dụng các phần mềm vi tính để xây dựng kho tư liệu điện tử cá nhân, sử dụng nhanh chóng và thuận tiện. Thứ hai, như trên đã trình bày, khối lượng chương trình môn Hán Nôm ở đại học, chương trình môn văn học trung đại và nội dung giảng dạy từ Hán Việt ở trường phổ thông hiện nay được tăng lên rất nhiều. Do vậy đòi hỏi giảng viên phải trang bị cho sinh viên chuyên ngành Ngữ văn nhiều tri thức về Hán Nôm. Mà việc truyền thụ nhiều tri thức Hán Nôm ấy yêu cầu người dạy phải có một “kho” Hán Nôm phong phú. Vì vậy, xây dựng một “kho” tư liệu điện tử môn Hán Nôm là hết sức cần thiết. 13 III.3.2. Một số phương pháp xây dựng kho tư liệu điện tử môn Hán Nôm 13.1 III.3.2.1. Lưu trữ và cài đặt các phần mềm Hán Nôm có sẵn Hiện nay có hai phần mềm Hán Nôm tương đối được nhiều người sử dụng đó là phần mềm Việt Hán Nôm 2002 phiên bản 1.1 (hoặc 1.2, 2.0) của Phan Anh Dũng (Huế) và phần mềm HaNosoft của nhóm Lê Anh Minh và Tống Phước Khải (Hồ Chí Minh). Phần mềm Việt Hán Nôm 2002 (phiên bản 1.1, 1.2 hoặc 2.0) cho phép chúng ta tra đánh/gõ và tra được cả nghĩa của chữ Hán, chữ Nôm và tiếng Việt, phiên chuyển - đọc âm Hán Việt, âm chữ Nôm; phần mềm HaNosoft cho phép chúng ta đánh/gõ, tra nghĩa của chữ Hán và phiên chuyển âm Hán Việt, phiên âm quốc tế. Như vậy khi cần tra chữ hoặc tra nghĩa của chữ Hán hoặc chữ Nôm chúng ta có thể sử dụng những phần mềm này. Nếu ai đã sử dụng hai phần mềm này rồi ắt sẽ biết cách sử dụng, nhưng những ai chưa sử dụng qua hai phần mềm này có thể tải trên mạng về sử dụng thử ( ) 13.2 III.3.2.2. Nhập tất cả các văn bản Hán Nôm Chúng ta nhập tất cả các văn bản Hán Nôm (bao gồm nguyên tác, phiên âm, dịch nghĩa) mà ta có điều kiện thu thập vào máy tính. Trường hợp này, chúng ta sẽ có hai cách để nhập tài liệu: Thứ nhất, chúng ta nhập tài liệu vào máy tính cá nhân từ những nguồn tài liệu có sẵn như các trang Web, đĩa CD, phần mềm Hán Nôm, v.v.. Ví dụ tác phẩm Ngục trung nhật kí của Hồ Chí Minh chúng ta có thể thu thập về từ trang Web hoặc phần mềm Việt Hán Nôm 2002 phiên bản 1.1 (1.2, 2.0), tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du từ trang Web , những tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường phổ thông từ đĩa CD (đề tài nghiên cứu cấp Bộ) của PGS.TS. Nguyễn Phong Nam, v.v.. Thứ hai, chúng ta nhập vào máy tính cá nhân những tài liệu Hán Nôm cần thiết bằng cách tự gõ lại toàn bộ văn bản, hoặc scan, quay phim, chụp ảnh những văn bản Hán Nôm cần thiết. Trường hợp này, lúc 16Xem thêm Đinh Công Vĩ, Phương pháp làm sử của Lê Quí Đôn, Nxb KHXH, H., 1994 17 18 19 Connexions module: m28800 10 đầu chúng ta cảm thấy tốn thời gian và công sức, nhưng chúng ta cứ tích tiểu thành đại thì dần dần chúng ta cũng sẽ có một kho tư liệu cần thiết với khối lượng đồ sộ. Khi cần tìm một thông tin (ví dụ một từ) nào đó, chúng ta dùng lệnh Ctrl+F (nếu biết chính xác địa chỉ file chứa văn bản Hán Nôm, đối với file *.pdf (Arobat) ngoài dùng lệnh Ctrl+F ra còn có thể dùng lệnh Ctrl+Shift+F); hoặc lệnh Search trong Window (nếu không nhớ kĩ file chứa văn bản Hán Nôm) để tìm từ này. Sau đây là một số ví dụ. Ví dụ 1: Khi chuẩn bị giáo án để giảng dạy bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, chúng ta cần phải chuẩn bị nội dung giáo án là giảng giải từng từ có trong bài thơ này. Như từ “hoành” (3223) trong câu “Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu” (3223 5C4E 393E 3B33 3366 3476 3D29), chúng ta muốn giảng kĩ và sâu từ này thì cần phải sử dụng nhiều ví dụ dẫn chứng (đặc biệt là trường hợp hình dung từ chuyển sang làm động từ). Khi đó chúng ta dùng lệnh Ctrl+F (nếu biết chính xác địa chỉ file chứa văn bản Hán Nôm), hoặc lệnh Search trong Window (nếu không nhớ kĩ file chứa văn bản Hán Nôm) để tìm từ này. Trước hết chúng ta phải giảng từ đó là tính từ, có nghĩa là “ngang”, trái nghĩa với từ “tung” (dọc) trong những từ (ngữ) hoặc câu sau: trục hoành (trong toán học), hợp tung liên hoành (kế sách thời Chiến Quốc), tung hoành trời đất, “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân” ([U+6A6B] 3B33 306C 5668 685F 4265 4D46 3F48 - Một dãy Hoành sơn có thể xây dựng cơ đồ cho muôn đời), sau đó chúng ta giảng từ này được sử dụng với nghĩa động từ là “cầm ngang” như trong những câu sau: “Hoành qua đương hổ dị/ Đối diện bà vương nan” (3223 5879 6144 3857 3057 / 5574 4C4C 474C 3226 4671 - Cầm ngang ngọn giáo chống cọp dễ, đối mặt với vua Bà khó), “Ỷ lan hoành ngọc địch” (50614D73[U+6A6B]364C452B - Đăng Bảo Đài sơn - Trần Nhân Tông), “Ảnh hoành thủy diện băng sơ bạn” (3146[U+6A6B]3F654C4C51563D69[U+6CEE] - Tảo mai - Trần Nhân Tông), “Tam thập tiên cung hoành dạ tháp” 3B303D3D4067355C[U+6A6B]4C6B5C50 (Thiên Trường phủ - Trần Nhân Tông)... Hoặc từ “giang sơn” (393E 3B33 - sông núi), chúng ta có thể trích dẫn thêm từ câu “Vạn cổ thử giang san” (685F 3845 3A21 393E 3B33 - Muôn đời nước non này) trong bài Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải. Ví dụ 2: Khi giảng dạy câu thơ “Mục đồng xuy địch dẫn ngưu qui” (4B52 4638 3F61 452B 307A 356D 5D45 - Mục đồng thổi sáo dắt trâu về) trong bài thơ Hoàng hôn của Hồ Chí Minh. Chúng ta nhớ là chủ tịch Hồ Chí Minh mượn hình ảnh này từ một bài thơ nào đó, nhưng lại không nhớ rõ là bài thơ nào, chúng ta có thể dùng lệnh tìm trong kho tư liệu cá nhân, có thể sẽ tìm được câu thơ sau “Mục đồng địch lý qui ngưu tận, bạch lộ song song phi hạ điền” (4B52 4638 452B 4E22 5D45 356D 6238,4772 3A6D 5256 5256 4874 323C 4544 - Trong tiếng sáo mục đồng lùa trâu về hết, từng đôi cò trắng bay xuống đồng) trong bài thơ Thiên trường vãn vọng của Lý Nhân Tông. Tương tự như vậy, chúng ta có thể biết được Nguyễn Du mượn câu thơ “Đào hoa y cựu tiếu đông phong” từ trong bài thơ Đường Đề đô thành nam trang của Thôi Hộ để sáng tác câu Kiều “Hoa đào năm ngoái, còn cười gió đông”. Ví dụ 3: Khi cần trích dẫn, hoặc in ấn, hoặc trình chiếu nguyên tác một đoạn của một tác phẩm hay một tác phẩm nào đó, chúng ta có thể dễ dàng thực hiện nhanh chóng và thuận tiện. Chính nhờ vào kho tư liệu đã có, chúng ta dùng lệnh tìm sẽ tìm ra được những nội dung thông tin cần thiết, làm cho chúng ta có thể hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu hoặc thiết kế giáo án bài giảng phong phú hơn. 13.3 III.3.2.3. Nhập tài liệu liên quan đến Hán Nôm Ngoài việc nhập những tài liệu Hán Nôm ra, chúng ta cũng nên thu nhập tất cả các tài liệu có liên quan đến Hán Nôm ở góc độ văn học, ngôn ngữ, lịch sử, địa lí, triết học, tư tưởng, giáo dục, văn hóa... Những mảng kiến thức này là phần bổ trợ quan trọng để chúng ta có điều kiện tự bồi dưỡng môn Hán Nôm cho bản thân. 13.4 III.3.2.4. Ứng dụng phần mềm Từ điển tiếng Việt của nhóm HG Phần mềm từ điển này được xây dựng theo hệ thống mở, người sử dụng có thể bổ sung mục từ theo nhu cầu của cá nhân. Chúng ta có thể ứng dụng phần mềm này để xây dựng kho tư liệu điện tử cá nhân về những mục từ từ các tài liệu như: Từ điển từ Hán Việt, Từ điển thành ngữ Hán Việt, Từ điển Phật giáo, Từ điển văn liệu, Từ điển từ nguyên giải nghĩa, Từ điển từ cổ tiếng Việt, Từ điển văn Nôm, Từ điển Truyện Kiều, Từ điển Lục Vân Tiên, Từ điển văn học, Từ điển văn hóa Việt Nam, Từ điển nhân vật lịch sử... Connexions module: m28800 11 Hoặc chúng ta có thể nhập các mục từ lẻ tẻ mà chúng ta thâu lượm được trong quá trình đọc tài liệu chưa thấy có trong các loại từ điển nêu trên. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nhập địa chỉ tài liệu của mục từ. Trường hợp này tương tự như trường hợp chúng ta làm thư mục tài liệu nghiên cứu. Ví dụ 1: Chúng ta xây dựng mục từ “Trần Nguyên Đán” thì chúng ta thực hiện như sau: Nhập mục từ “Trần Nguyên Đán” vào ô mục từ, nhập những thông tin địa chỉ tài liệu của mục từ “Trần Nguyên Đán” vào ô nghĩa của mục từ: 1. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên), Từ điển văn hóa Việt Nam (phần nhân vật chí), Nxb Văn hóa, 1993, trang 524 (có thể nhập thêm mã số thư viện của tài liệu); 2. Trần Văn Giáp (chủ biên), Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập 1, Nxb KHXH, 1971, trang 175; 3. Phạm văn Khoái, Giáo trình Hán văn Lí Trần, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2001, trang 229; 4. v.v.. Như vậy, khi muốn tìm hiểu về Trần Nguyên Đán, chúng ta tra mục từ “Trần Nguyên Đán” này, sẽ có một loạt địa chỉ tài liệu viết về Trần Nguyên Đán, lần theo những địa chỉ tài liệu đó chúng ta sẽ có điều kiện nghiên cứu sâu hơn về nhân vật này. Ví dụ 2: Tương tự như trên, chúng ta xây dựng mục từ “Thuật hoài” với những địa chỉ tài liệu sau: 1. Phan Văn Các (chủ biên), Giáo trình Hán Nôm, Nxb Giáo dục, 1984, trang 196; 2. Phan Hữu Nghệ, Phân tích văn bản một số tác phẩm Hán Nôm tiêu biểu, Nxb ĐHSP, 2002, trang 174; 3. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên), Thơ văn Lí Trần, Nxb KHXH, 1989, trang 562; 4. v.v.. Ví dụ 3: Nhập địa chỉ tài liệu của các điểm ngữ pháp. Tương tự như những mục từ trên, nếu có điều kiện, chúng ta cũng nên nhập địa chỉ tài liệu của các điểm ngữ pháp từ những tài liệu khác nhau, như vậy chúng ta sẽ có một thư mục ngữ pháp rất quan trọng. Ví dụ về điểm ngữ pháp của chữ “Chi” 4737, ta có những thư mục sau: 1. Phạm Tất Đắc, Văn pháp chữ Hán, Nxb KHXH, H., 1996, trang 117, 290, 755; 2. Trần Thước, Từ điển hư tự, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2004, trang 21; 3. Từ Tông Tài, Cổ đại Hán ngữ khóa bản, Nxb Đại học Ngôn ngữ văn hóa Bắc Kinh, Trung Quốc, 2000, trang 6;... Khi gặp chữ “chi” ở một văn bản nào đó mà ta không biết nghĩa và chức năng ngữ pháp của nó trong hoàn cảnh văn bản đấy, hoặc muốn tìm hiểu về đặc điểm ngữ pháp của nó, chúng ta có thể dùng lệnh tìm đến chữ đó và tìm ra địa chỉ tài liệu của nó. 13.5 III.3.2.5. Tìm kiếm và sử dụng tài liệu Hán Nôm từ nguồn khác - Truy cập những trangWeb có liên quan đến Hán Nôm. Ví dụ: www.viethoc.org21 , , www.huesoft.com.vn23 , www.hanosoft.com24 , www.guoxue.com25 , , v.v..; - Các sách điện tử như: Từ điển bách khoa toàn thư Trung Quốc, Từ điển thư pháp, Thơ Đường, Tứ thư Ngũ kinh...; - Các phần mềm từ điển Hán Nôm từ phần mềm Hán Nôm của Phan Anh Dũng, Tống Phước Khải...; - Các giáo trình điện tử Hán Nôm khác; - v.v.. 20 21 22 23 24 25 26 Connexions module: m28800 12 13.6 III.3.2.6. Lập cơ sở dữ liệu để quản lý, sử dụng tư liệu Hán Nôm Có nhiều tư liệu mà không biết cách quản lý và vận dụng thì các tư liệu đó cũng ít có giá trị với người chủ của chúng, lại càng vô nghĩa đối với người ngoài. Trên các máy cá nhân, cách đơn giản nhất là có thể dùng chính cấu trúc thư mục của hệ điều hành để tổ chức tài liệu thành các thư mục nghiêm chỉnh, có hệ thống, có tiêu đề dễ hiểu, có các file chỉ mục ghi lại đường dẫn (vị trí lưu trữ) của từng file tài liệu trong hệ thống, để có thể truy cập nhanh chóng. . . Ở mức cao hơn có thể quản lý tư liệu bằng phần mềm ACCESS, phiên bản 2000 trở lên hỗ trợ chữ Hán Nôm rất tốt, bộ gõ Viet Han Nom và bộ gõ của Viện Việt học đều cho phép gõ trong Access. Access cũng cho phép lưu trữ các file âm thanh, hình ảnh. Việc tìm kiếm truy cập tài liệu trong Access rất dễ dàng vì nó là một hệ cơ sở dữ liệu (CSDL) hoàn hảo, có thể lập trình, có các lệnh tìm kiếm và truy vấn rất mạnh. Với các cơ quan tổ chức lớn, có máy chủ và kết nối mạng thì tối ưu là tổ chức lưu trữ tư liệu trên máy chủ, sử dụng các công cụ quản lý CSDL như SQL server hay MySQL, tạo thành hệ thống thư viện điện tử hoàn chỉnh, để có thể truy cập tư liệu dễ dàng qua mạng, rất thuận lợi cho việc dạy và học, một số đơn vị CNTT đang xây dựng phần mềm riêng để quản lý việc này. Tiểu kết: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy-học và nghiên cứu môn Hán Nôm là một xu thế tất yếu của thời đại. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu công nghệ thông tin không ngừng xây dựng, thiết kế phần mềm Hán Nôm để phục vụ việc dạy-học và nghiên cứu Hán Nôm. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện dạy-học, nội dung từng bài học, đối tượng nghiên cứu cụ thể mà chúng ta có phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin với các mức độ và hình thức khác nhau sao cho một cách khoa học và hiệu quả. 13.7 IV.Kết luận Hán Nôm là di sản quí báu của dân tộc. Khi Việt Nam càng hòa nhập thế giới thì Hán Nôm càng là liều thuốc bổ để Việt Nam phòng chống hòa tan trong xu hướng gia nhập ấy. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn có chủ trương giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, mà trước hết là di sản văn hóa Hán Nôm. Những biểu hiện cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định tất cả các khối ngành khoa học xã hội và nhân văn ở bậc đại học bắt buộc phải học một số đơn vị học trình Hán Nôm nhất định, nội dung chương trình khối phổ thông được tăng cường phần văn học cổ trung đại và từ Hán Việt; ngoài ra, trong xã hội còn có nhiều ý kiến đề nghị đưa môn Hán Nôm vào chương trình giáo dục ở trường phổ thông. Những vấn đề này yêu cầu những người làm công tác Hán Nôm phải tìm ra các giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Một trong số các giải pháp đó là ứng dụng công nghệ thông tin. Ngày nay công nghệ thông tin dường như hiện diện và ảnh hưởng đến tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống của con người. Công nghệ thông tin đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống, tạo nên một cuộc sống mới - “cuộc sống số”. Trong suy nghĩ của nhiều người, hai lĩnh vực công nghệ thông tin và Hán Nôm có vẻ như trái ngược nhau, không liên quan gì với nhau, bởi vì công nghệ thông tin mang tính chất hiện đại, còn Hán Nôm mang tính chất cổ xưa. Nhưng trên thực tế, hai lĩnh vực này lại có mối quan hệ gắn bó khắng khít, bổ sung và hỗ trợ với nhau. Công nghệ thông tin vừa là phương tiện vừa là phương pháp giúp cho việc bảo tồn, gìn giữ và khai thác di sản Hán Nôm có hiệu quả; ngược lại, Hán Nôm là nền tảng đóng góp xây dựng ý tưởng phát triển công nghệ thông tin. Trong tình hình giáo dục của thế giới hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và nghiên cứu khoa học là một xu thế tất yếu khách quan. Đối với lĩnh vực Hán Nôm cũng vậy, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy-học và nghiên cứu môn Hán Nôm là phù hợp với qui luật phát triển chung của xã hội. Trong thời gian khoảng trên dưới 15 năm nay, các chuyên gia, nhà nghiên cứu ở nước ta cũng như ở các nước trên thế giới luôn không ngừng thiết kế, xây dựng, phát triển công nghệ thông tin về lĩnh vực Hán Nôm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị tinh hoa của di sản văn hóa cổ của toàn nhân loại nói chung và của dân tộc Việt Nam nói riêng. Nhìn chung, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Hán Nôm đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Nói tóm lại, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy-học và nghiên cứu môn Hán Nôm là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa và cần phải được thực hiện nhanh chóng trong giai đoạn hiện nay. Mỗi một người dạy-học nên ý thức được tác dụng và ứng dụng tốt công nghệ thông tin phục vụ dạy-học và Connexions module: m28800 13 nghiên cứu. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể thực hiện tốt mục tiêu giáo dục bậc đại học với hiệu quả cao nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfÁp dụng CNTT vào dạy học môn Hán Nôm.pdf
Luận văn liên quan