LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Cũng như các nước đang phát triển khác, đầu tư công không những tạo động lực quan
trọng cho phát triển kinh tế Việt Nam mà còn tạo ra nền tảng kết cấu hạ tầng kinh tế cơ bản
để tạo điều kiện cho đầu tư tư nhân phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của
quá trình phát triển, chính phủ lẫn chính quyền địa phương luôn đối mặt giữa nhu cầu đầu
tư và nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư. Mặt khác, Việt Nam đang đối mặt với tình
trạng thâm hụt triền miên và nguồn vốn ODA không còn lãi suất ưu đãi như trước. Vì thế,
hình thức hợp tác nhà nước tư nhân trong đầu tư công được hình thành nhằm giải quyết
vấn đề thiếu hụt này đang trở nên cần thiết và phù hợp với bối cảnh Việt Nam nói chung
và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Vì vậy, xuất phát từ thực tiễn, em đã chọn đề tài:
“Áp dụng hình thức hợp tác Nhà nước - Tư nhân trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại
Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và Kiến nghị”
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng hình thức PPP trong đầu tư cơ sở hạ tầng tại TP.HCM nhằm đề ra
giải pháp góp phần thúc đẩy áp dụng hình thức PPP trong đầu tư công.
Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên nền tảng lý luận về PPP đã hình thành trên thế giới để đối chiếu, ứng dụng
vào Việt Nam
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp
Sử dụng minh họa, sự kiện trong thực tiễn để minh chứng vấn đề cần nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đầu tư công và hình thức hợp tác nhà nước - tư nhân
Chương 2: Thực trạng áp dụng hình thức hợp tác nhà nước tư nhân trong đầu tư cơ sở hạ
tầng tại TP.HCM
Chương 3: Những kiến nghị góp phần áp dụng thành công hình thức hợp tác nhà nước tư
nhân trong đầu tư cơ sở hạ tầng tại TP.HCM
Đóng góp của đề tài
Hình thức hợp tác nhà nước tư nhân trong đầu tư công tuy là mô hình được áp dụng nhiều
ở các nước trên thế giới nhưng là mô hình mới đối với Việt Nam nhất là về cơ chế tài
chính, kỹ thuật, cơ chế chia sẻ rủi ro, phí sử dụng . Đề tài góp phần bổ sung những vấn
đề mang tính lý luận về mối quan hệ hợp tác nhà nước tư nhân trong đầu tư công. Từ đó,
tác giả xem xét và đưa ra các đánh giá về lý luận lẫn thực tiễn khi áp dụng hình thức hợp
tác nhà nước tư nhân trên địa bàn TP.HCM. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những kiến nghị
góp phần áp dụng thành công hình thức này trong đầu tư cơ sở hạ tầng.
Hướng phát triển của đề tài
Phân tích các tác động kinh tế- xã hội cũng như tài chính của một số dự án PPP cụ thể ở
những lĩnh vực giao thông đô thị, nước sạch, xử lý rác thải để có cách nhìn toàn diện về
những mặt được và chưa được khi áp dụng mô hình này. Từ đó, bài học kinh nghiệm ở
TP.HCM khi áp dụng PPP được chia sẻ để hỗ trợ cho các dự án PPP sau này được xúc
tiến và thực hiện tốt hơn trên các địa phương khác ở Việt Nam.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
AFD Cơ quan phát triển Pháp
BOO Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh
BOT Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
CBO Tổ chức cộng đồng
CSHT Cơ sở hạ tầng
DBFO Thiết kế - Xây dựng - Cấp vốn - Kinh doanh
GTVT Giao thông vận tải
NGO Tổ chức phi Chính Phủ
HIFU Quỹ đầu tư phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
OBA Hỗ trợ dựa vào kết quả hoạt động
OCR Nguồn vốn thông thường
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
PIU Đơn vị thực hiện dự án
PPIAF Quỹ tư vấn Cơ sở hạ tầng Nhà nước - Tư nhân
PPP Mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân
PSP Sự tham gia của khu vực tư
TCTXDCTGT Tổng công ty xây dựng công trình giao thông
TPGT Thu phí giao thông
WB Ngân hàng thế giới
MPI Trung tâm hỗ trợ đấu thầu
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Các phương án cơ bản được thực hiện trong BOT . 16
Bảng 2. Đầu tư vào các dự án CSHT có sự tham gia của khu vực tư tại các NICs theo lĩnh
vực và theo khu vực từ năm 1995 - 2004 23
Bảng 3. Dự báo vốn đầu tư trên địa bàn thành phố năm 2006 - 2010 25
Bảng 4. Dự báo cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn TP năm 2006 - 2010 26
Bảng 5. Các dự án PPP đã thực hiện trên địa bàn thành phố . 28
Bảng 6. Các dự án có nhu cầu đầu tư trong thời gian tới . 31
Hình 1. Cấu trúc hợp đồng quản lý . 12
Hình 2. Cấu trúc hợp đồng cho thuê . 13
Hình 3. Cấu trúc hợp đồng nhượng quyền . 14
Hình 4. Cấu trúc hợp đồng BOT . 15
Hình 5. Cấu trúc hợp đồng liên doanh 17
Hình 6. Cầu Phú Mỹ 33
Hình 7. Nhà máy nước Thủ Đức 33
Đồ thị 1. Các cam kết đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng có sự tham gia của khu vực tư
nhân ở các nước đang phát triển theo lĩnh vực, 1990-2005 . 22
50 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3037 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Áp dụng hình thức hợp tác Nhà nước - Tư nhân trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và Kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân là một trong những vấn đề gây nhiều
tranh luận nhất trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi đầu tư. Một khía cạnh được đề cập
nhiều là tác động “chèn lấn” của khu vực công. Theo cách lập luận này, đầu tư công sẽ
24
cạnh tranh với đầu tư tư nhân về nguồn vốn, ngoại tệ, hay các tài nguyên khác. Do dó
nguồn vốn và tài nguyên dành cho đầu tư tư nhân giảm đi, hay làm tăng giá các yếu tố
này. Hiệu quả là nhiều dự án đầu tư tư nhân không còn tìm được vốn thực hiện, hay các
chi phí tăng làm một số dự án không còn có lợi. Đầu tư công cũng có thể cạnh tranh với
đầu tư tư nhân trên phương diện sản phẩm nếu các dự án đầu tư công cũng nhằm vào
cùng các ngành mà đầu tư tư nhân có thể hoạt động. Tất cả các tác động này cuối cùng
làm giảm đầu tư tư nhân.
Nhưng đầu tư công không phải hoàn toàn làm hại cho đầu tư tư nhân, nhiều ý kiến nhấn
mạnh đến khía cạnh hỗ trợ của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân. Trên phương diện này,
đầu tư công sẽ có tác động thu hút đối với đầu tư khu vực tư nhân, có thể nói là tác động
“vốn mồi”. Khía cạnh hỗ trợ này đặc biệt đúng khi đầu tư công nhắm vào các dự án cơ sở
hạ tầng, các dịch vụ công cộng. Cải thiện trong cơ sở hạ tầng và dịch vụ công sẽ làm giảm
chi phí của các dự án đầu tư tư nhân hay làm cho nhiều dự án đầu tư tư nhân trở nên khả
thi. Các đầu tư loại này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư tư nhân.
Cho dù hỗ trợ cho đầu tư tư nhân trên phương diện mục tiêu đầu tư, các dự án công cũng
có thể cạnh tranh với đầu tư tư nhân trên phương diện nguồn vốn, ngoại tệ, tài nguyên…
Trong trường hợp này không thể kết luận trước về tác động tổng hợp vì điều này còn tùy
ảnh hưởng hỗ trợ mạnh hay yếu. Mặc khác, nếu các dự án đầu tư công có thể tận dụng các
nguồn vốn đặc biệt, ví dụ như vay từ các dự án tài trợ phát triển của các tổ chức quốc tế,
thì có nhiều khả năng các dự án đầu tư công sẽ có tác động thu hút đầu tư tư nhân.
Mặc khác, nếu xét ở khía cạnh quản lý dự án, thì dự án do tư nhân thực hiện tỏ ra hiệu quả
hơn so với các dự án công. Đối tác tư nhân có thể là các nhà đầu tư có chuyên môn về tài
chính, hoặc kỹ thuật liên quan. Vì vậy, họ có khả năng sử dụng chuyên môn về thương
mại, quản lý, điều hành và sáng tạo của mình để để vận hành hoạt động kinh doanh một
cách hiệu quả.
25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HÌNH THỨC HỢP TÁC NHÀ
NƯỚC - TƯ NHÂN TRONG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
2.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng tại thành phố Hồ Chí Minh
Nhu cầu về cơ sở hạ tầng tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trở nên cấp thiết bởi lẽ:
Tăng trưởng kinh tế , nguồn vốn FDI tăng mạnh qua các năm
Dân số thành phố tăng mạnh, mỗi năm tăng 10%
Ngày càng hình thành nhiều khu đô thị mới…
Chính vì thế đã tạo nên áp lực cho Thành phố phải đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở vật
chất, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
2.2. Huy động vốn đầu tư phát triển địa bàn thành phố giai đọan 2006-2010
Do nhu cầu điều chỉnh cơ cấu kinh tế, tăng đầu tư cho các ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại
và nhu cầu đầu tư vào các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị ngày càng cần vốn nhiều hơn, thời
gian hoàn vốn lâu hơn, do đó ICOR sẽ tăng. Hệ số ICOR tính cho toàn giai đoạn là 3,1.
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển thành phố giai đoạn 2006-2010 là như sau:
Bảng 3: Vốn đầu tư trên địa bàn TP.HCM 2006-2010
Chỉ tiêu
Tỷ lệ đầu tư/GDP
(%)
Tỷ đồng
(giá 2005)
Tỷ USD
(giá 2005)
Vốn đầu tư 37,2 434.500 27,2
Nguồn: Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM 5 năm 2006-2010; Nhóm
nghiên cứu Đề tài nghiên cứu Viện Kinh tế
Với hệ số ICOR 3,1; để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP là 12%/năm thì tỷ lệ đầu tư trên
GDP là 37,2%. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2006-2010 ước là 27,2 tỷ USD; trung bình
năm là 5,45 tỷ USD. Dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư là như sau:
26
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn TP.HCM đến năm 2010
Chỉ tiêu
Cơ
cấu
(%)
Tổng vốn đầu tư
giai đoạn 2006-2010 (tỷ
USD)
Bình quân
(tỷ USD/năm)
1. Vốn ngân sách 15 4,1 0,8
2. Doanh nghiệp Nhà nước 15 4,1 0,8
3. Tư nhân 47 12,8 2,6
4. FDI và ODA 23 6,3 1,3
Nguồn: Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM 5 năm 2006 -2010; Nhóm
nghiên cứu Đề tài nghiên cứu Viện Kinh tế
Ghi chú: Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên và công ty cổ phần có 50% vốn Nhà nước trở lên.
Theo cơ cấu trên, tỷ lệ đầu tư từ ngân sách bằng so với giai đoạn trước, chiếm khoảng
15% trên tổng đầu tư xã hội trên địa bàn. Đầu tư từ ngân sách thành phố tiếp tục tăng lên
là do thành phố được Trung ương phân cấp nhiều hơn về ngân sách và việc khai thác các
nguồn vốn khác từ đất, phát hành trái phiếu. Tỷ lệ đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước sẽ
giảm (những năm gần đây khoảng 18% trên tổng đầu tư) còn khoảng 15% trên tổng đầu
tư. Lý do giảm là do quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước như cổ phần hóa, bán
và do tỷ suất lợi nhuận thấp của khu vực này. Tỷ lệ đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân và
đầu tư của dân cư tăng lên (những năm gần đây khoảng 44%-45% trên tổng đầu tư), ước
khoảng 47%. Đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân tăng lên là do sự thông thoáng của
Luật Doanh nghiệp nói riêng, môi trường kinh doanh được cải thiện nói chung và tác
động của xã hội hóa đầu tư. Đầu tư của dân cư sẽ tăng lên đáng kể, nhất là nhu cầu đầu tư
xây dựng nhà ở. Sau cùng, tỷ lệ đầu tư của khu vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)
và vốn viện trợ phát triển (ODA) cao hơn giai đoạn trước, dự kiến là 23% do tình hình
đầu tư nước ngoài sẽ được cải thiện, các dự án đầu tư quy mô lớn được triển khai thực
hiện trong giai đoạn này.
27
2.3. Xu thế mới trong đầu tư cơ sở hạ tầng
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam chi khoảng 8 đến 9% GDP cho
đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Lượng vốn này phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ODA. Trong
giai đoạn 2010 - 2020, nguồn vốn cơ sở hạ tầng dự kiến ước vào khoảng 70,8 tỷ USD,
chiếm 11 - 12 % GDP hằng năm.
Ông Tống Quốc Đạt, Phó vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị (Bộ Kế hoạch và Đầu
tư) phân tích, chỉ tính riêng nhu cầu vốn đầu tư cho kết cầu hạ tầng giao thông vận tải đến
năm 2020, trung bình mỗi năm nước ta cần gần 118.000 tỷ đồng, tương đương với 7,4 tỷ
USD.
Trong khi đó, nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông mỗi năm chỉ vào khoảng 2-
3 tỷ USD, tương đương 20 - 30% nhu cầu. Thêm nữa, hiện gần 40% tổng đầu tư cho cơ sở
hạ tầng đều từ nguồn quốc tế tài trợ.
Trong khi đó, “nguồn vốn từ các nhà đầu tư tư nhân cho cơ sở hạ tầng có thể lên tới 2,5 tỷ
USD mỗi năm nếu khai thác một cách triệt để”, ông Nguyễn Khắc Thân, Phó tổng giám
đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ước tính.
Ông Vũ Quang Hội, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Bitexco cũng cho rằng tiềm
năng của khu vực tư nhân tham gia phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam là rất lớn. Trong
hơn 20 năm qua, khối tư nhân đã góp mặt với quy mô ngày càng lớn trong lĩnh vực xây
dựng hạ tầng.
Theo ông Đạt, những khó khăn về vốn sẽ càng “cấp bách” hơn khi Việt Nam sắp hết hạn
hưởng các nguồn tài trợ ưu đãi. Vì vậy, mô hình PPP sẽ thực sự mở ra những cơ hội cho
sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong thời gian tới.
Thêm vào đó, “khi đã gia nhập WTO, Việt Nam buộc phải có các quy định phù hợp với
các điều ước quốc tế và điều này sẽ tạo điều kiện để đẩy mạnh PPP”, ông Cao Viết Sinh,
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
PPP cũng góp phần khắc phục những nhược điểm về đầu tư của Chính phủ như thiếu
minh bạch trong đấu thầu, quá trình thực hiện dự án thường bị kéo dài, bảo dưỡng công
trình không chuyên nghiệp, thiếu kinh phí dẫn đến mau xuống cấp, hiệu quả sử dụng thấp
gây lãng phí cho ngân sách...
28
2.4. Các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác Nhà nước – Tư nhân tại TP.HCM
trong thời gian qua
Các dự án hợp tác Nhà nước - Tư nhân theo hợp đồng BOT, BOO tiêu biểu tại thành phố
trong thời gian qua :
Bảng 5: Các dự án thực hiện
Dự án Thời gian thực hiện
1. BOT Cầu Ông Thìn dài 285 m, quốc lộ 50
Huyện Bình Chánh
Từ 1998 đến 6/2001
2. BOT Nâng cấp đường cao tốc quốc lộ 1A
An Sương - An Lạc
Năm 2004
3. BOT Cầu đường Bình Triệu II, Quận Bình
Thạnh, Thủ Đức. (do Cienco 5 thực hiện)
2/2001 đến 2006
4. BOT Cầu Bình Triệu II và Dự án nâng cấp
Cầu Bình Triệu cũ (do CII thực hiện)
Dự kiến hoàn thành năm 2012 (đối
với cầu Bình Triệu cũ vào 9/2010)
5. BOT Cầu Phú Mỹ 2005 đến 9/2009
6. BOT Cầu Rạch Chiếc Tháng 9/2009 dự kiến hoàn thành
2013
7. BOT Mở rộng Xa lộ Hà Nội Dự kiến hoàn thành năm 2012
8. BOO Nước Kênh Đông Dự kiến hoàn thành 12/2010
9. BOO Nước Thủ Đức Năm 2004 đến 5/2009
Tổng hợp từ : www.cii.com.vn
29
2.4.1. Thành công của các dự án
Hoạt động hiệu quả
Dự án BOT “Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn An Sương - An Lạc” đã đầu tư hoàn
thành bàn giao đưa vào sử dụng từ ngày 25/12/2004 và triển khai thu phí từ ngày
01/01/2005. Công tác thu phí trong 02 năm 2005, 2006 đã đạt được những kết quả khả
quan như báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt
Công nghệ tiên tiến, thời gian hoàn thành sớm hơn dự kiến, công trình đưa
ngay vào sử dụng
Thành công nhất đó là dự án BOT Cầu Phú Mỹ, dự án này sử dụng vốn của nước ngoài
nên vốn lúc nào cũng được cấp đầy đủ, các nhà thầu thi công khối lượng bao nhiêu và có
yêu cầu chi trả sẽ được đáp ứng chỉ trong vòng 2 đến 3 ngày. Điều này khác xa so với đa
phần các dự án giao thông khác, khi các nhà thầu muốn thanh toán khối lượng có khi phải
đợi dài hàng tháng trời. Còn về phần nhà thầu thì Dự án BOT cầu Phú Mỹ hoàn toàn là do
các nhà thầu của nước ngoài như Pháp, Đức, Australia,… thi công nên rất chuyên nghiệp
và năng lực tốt, do vậy trong quá trình triển khai dự án rất thuận lợi.
Giải ngân vốn kịp thời
Một điểm đặc biệt nữa của cầu Phú Mỹ mà không phải dự án BOT giao thông nào cũng
đạt được là đây là công trình đúng nghĩa của một dự án theo hình thức PPP, bởi hầu hết
vốn huy động xây dựng công trình đều là vốn vay của Pháp, Đức mà không sử dụng vốn
ngân sách. Điều này khác xa các dự án BOT khác đang triển khai do đa phần các dự án
này mặc dù là BOT nhưng chưa thực sự là triển khai đúng nghĩa BOT.
Các nhà đầu tư tư nhân phải bỏ tất cả tiền để thực hiện, kể cả tiền để đền bù giải phóng
mặt bằng. Trong lúc cơ chế, hành lang pháp lý cho các dự án BOT chưa rõ ràng, còn
nhiều điểm chưa hợp lý, hầu hết các dự án BOT chậm tiến độ thì việc triển khai hiệu quả
công trình cầu Phú Mỹ thật sự là điểm nhấn tích cực.
30
2.4.2. Vướng mắc của các dự án
Đã có không ít dự án BOT gặp trục trặc, thậm chí là thất bại.
Xác định doanh thu và chi phí chưa thực tế
Ngay từ khi lập dự án BOT xây dựng cầu Ông Thìn dài 285m trên quốc lộ 50 (huyện
Bình Chánh, TP.HCM) do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5
(TCTXDCTGT 5) của Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, nhiều người đã biết sẽ bị lỗ
nặng.
Dù vậy, dự án vẫn được triển khai xây dựng vào tháng 11-1999 và hoàn thành vào tháng
6-2001. TPGT bắt đầu từ tháng 9-2001 và dự kiến kết thúc vào năm 2013. Đúng như dự
báo, việc TPGT ở cầu Ông Thìn không bảo đảm lợi nhuận, nên TCTXDCTGT 5 kiến
nghị và được Bộ GTVT mua lại với số tiền 31,2 tỷ đồng và từ 1-1-2006 chấm dứt TPGT
ở cầu Ông Thìn.
Sai lầm trong quy hoạch và công tác dự báo:
Dự án BOT xây dựng cầu đường Bình Triệu II (Quận Bình Thạnh và Thủ Đức,
TP.HCM) cũng do TCTXDCTGT 5 làm chủ đầu tư. Công trình được khởi công vào tháng
2-2001 và hoàn thành vào tháng 9-2003. Trong khi đang thi công và tiến hành giải tỏa mở
rộng quốc lộ 13 (đoạn từ ngã tư Bình Phước đến ngã tư Bình Lợi) lên 32m theo hồ sơ
thiết kế đã được phê duyệt thì UBND TP có chủ trương mới: tiếp tục mở rộng từ 32m lên
53m vì thấy cần mở rộng đường để sau này xây dựng tuyến metro ở giữa đường. Điều này
làm tiến độ thi công dự án bị khựng lại, TCTXDCTGT 5 “điêu đứng” do vốn đầu tư tăng
quá cao.
Thêm vào đó, ngay lúc thi công TCTXDCTGT 5 đã hụt vốn, phần giải tỏa mặt đường
rộng 32m đã đưa tổng mức đầu tư tăng lên 1.223 tỷ đồng, gấp gần bốn lần so với kinh phí
đã được duyệt là 341 tỷ đồng. Nguyên nhân là do quá trình lập dự án và làm thủ tục bị
kéo dài tới ba năm, trong khi đó giá thị trường nhà đất có biến động tăng cao.
31
Khuôn khổ thể chế chưa đồng bộ:
Nghị định 108/2009/NĐ-CP thay cho Nghị định số 78/2007, đây là văn bản hướng dẫn thi
hành hình thức BOT và các thỏa thuận tương tự, văn bản này vẫn chưa quy định rõ về
quyền hạn, trách nhiệm, rủi ro mà các đối tác phải chia sẻ. Nhiều nhà đầu tư e ngại vì nghị
định dễ thay đổi theo hướng có lợi cho Nhà nước, cho nên vẫn chưa có nhiều dự án PPP.
2.5. Các dự án có nhu cầu kêu gọi đầu tư:
Danh mục dự án đầu tư có nhu cầu kêu gọi đầu tư của Sở Giao thông - Công chính
TP.HCM
Bảng 6: Các dự án có nhu cầu đầu tư trong thời gian tới
Stt Tên dự án Thông tin tổng quan
1 Dự án bãi đậu xe ngầm
- Địa điểm : Số 116 đường Nguyễn
Du, Quận 1
- Tổng mức dự kiến (tỷ đồng) : 300
- Hình thức đầu tư dự kiến : BOT
2
Dự án đường từ Ngã ba An Lạc - Nút
giao thông đường Nguyễn Văn Linh
(Vành đai 2)
- Địa điểm : Huyện Bình Chánh,
Quận 8, Quận 7
- Tổng mức dự kiến (tỷ đồng) :
2.300
- Hình thức đầu tư (dự kiến) : BT
hoặc BOT
3
Đường trên cao-tuyến số 2(từ tuyến số 1
theo Tô Hiến Thành-Lữ Gia-Bình Thới-
Đường số 3-Vành đai II)
- Địa điểm : Q10, Q11,
Huyện Bình Chánh
- Tổng mức dự kiến (tỷ đồng) :
2.260
- Hình thức đầu tư (dự kiến) : BOT
4 Đường trên cao - tuyến số 3 (từ tuyến số - Địa điềm : Q10, Q5, Q7
32
2 Tô Hiến Thành - Lê Hồng Phong - Lý
Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - trục Bắc
Nam - Nguyễn Văn Linh)
- Tổng mức dự kiến (tỷ đồng) :
1.875
- Hình thức đầu tư (dự kiến) : BOT
5
Đường trên cao - tuyến số 4 (Nút giao
Bình Phước Quốc lộ 13 vượt sông Sài
Gòn - đường Vườn Lài - cắt qua Chu
Văn An vào tuyến số 1)
- Địa điểm :Q10, Q5, Q7
- Tổng mức dự kiến (tỷ đồng) :
2.400
- Hình thức đầu tư (dự kiến) : BOT
6
Dự án xây dựng tuyến metro số 6 (từ
Âu Cơ - Lũy Bán Bích)
- Địa điểm : Q. Tân Phú, Q6
- Tổng mức dự kiến (tỷ đồng) :
8.640
- Hình thức đầu tư (dự kiến) : BOT
7
Dự án xây dựng tuyến metro số 5 (từ
cầu Sài Gòn - BX Cần Giuộc)
- Địa điểm : Q.Bình Tân, Q.Phú
Nhuận, Q.Tân Bình, Q11, Q5, Q8
- Tổng mức dự kiến (tỷ đồng) :
24.000
Hình thức đầu tư (dự kiến) : BOT
8
Tuyến số 1 (Tramway): từ Bến Thành-
dọc theo Đại lộ Đông Tây-Bến xe Miền
Tây
- Địa điểm : Q1, Q5, Q6
- Tổng mức dự kiến (tỷ đồng) :
1.500
- Hình thức đầu tư (dự kiến) : BT
hoặc BOT
9
Tuyến số 2 (Tramway): từ đường
Nguyễn Văn Linh – Tân Thuận – Quận
2
- Địa điểm : Q7, Huyện Nhà Bè, Q2
- Tổng mức dự kiến (tỷ đồng) :
2.240
- Hình thức đầu tư (dự kiến) :
33
BT hoặc BOT
10
Xe điện trên cao (Monorail): Công viên
phầm mềm Quang Trung đường Quang
trung –ngã 6 Gò Vấp
- Địa điểm : Q.Gò vấp, Q12
- Tổng mức dự kiến (tỷ đồng) :
BT hoặc BOT
11
Dự án xây dựng công viên Safari Sài
Gòn
- Địa điểm : Huyện Củ Chi
- Tổng mức dự kiến (tỷ đồng) :
5.000
- Hình thức đầu tư (dự kiến) : BT
12
Dự án VSMT lưu vực rạch cầu Sơn, cầu
Bông, rạch Lăng, Văn Thánh
- Địa điểm : Q.Bình Thạnh
- Tổng mức dự kiến (tỷ đồng) :
4.000
- Hình thức đầu tư (dự kiến) : BT
13
Dự án XD nhà máy xử lý nước thải Lưu
vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè
- Địa điểm :Q.Bình Thạnh
- Tổng mức dự kiến (tỷ đồng) :
800
- Hình thức đầu tư (dự kiến) : BOT
Nguồn: Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh.
34
2.6. Giới thiệu về hai dự án hợp tác Nhà nước - Tư nhân lớn tại TP.HCM
Hình 6: Cầu Phú Mỹ
Hình 7: Nhà máy BOO nước Thủ Đức
2.6.1. BOT Cầu Phú Mỹ
Giới thiệu về dự án
Ngày 21/07/2003, Liên doanh 5 đơn vị gồm Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty Cổ
phần Bê Tông 620 Châu Thới, Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại Thanh Danh,
Công ty Đầu tư và Phát triển Xây dựng và Công ty CII đã được UBND Thành phố công
nhận trúng thầu đầu tư dự án BOT cầu Phú Mỹ. Theo hợp đồng BOT đã được ký kết, thời
gian thu phí hoàn vốn của dự án là 26 năm, bắt đầu từ ngày 01/02/2008 đến ngày
31/01/2034. Với các thỏa thuận đã đạt được, ngoài việc được chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn
góp, Công ty CII sẽ có thêm được một khoản lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ thu phí giao
thông cho Công ty Cổ phần BOT cầu Phú Mỹ, qua đó nâng cao hiệu quả đầu tư vốn của
Công ty CII.
Cầu Phú Mỹ nối liền Quận 2 và Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời kết nối vào
đường Nguyễn Văn Linh (phía Quận 7) và đường Vành đai phía đông (phía Quận 2). Như
vậy, sau khi dự án được hoàn thành sẽ tạo thành một trục lưu thông mới nối liền từ phía
đông sang phía tây của Thành phố: Quốc lộ 1A - đường vành đai phía đông - Cầu Phú Mỹ
- đường Nguyễn Văn Linh - Quốc lộ 1A. Các phương tiện lưu thông từ miền đông sang
miền tây (và ngược lại) thay vì sử dụng tuyến Xa lộ Đại Hàn như hiện hữu sẽ sử dụng
35
tuyến đường này với nhiều thuận lợi hơn, tốc độ lưu thông nhanh hơn, đường rộng hơn, ít
băng qua các khu dân cư …
Với tổng vốn đầu tư là 1.806 tỷ đồng, Cầu Phú Mỹ sẽ được đầu tư xây dựng theo dạng
cầu dây văng dài 705m trong đó nhịp thông thuyền rộng 380m, chiều cao thông thuyền
45m, chiều rộng mặt cầu chính là 27.5m (rộng hơn mặt cầu Sài Gòn và cầu Mỹ Thuận),
hai đường dẫn đầu cầu sử dụng dầm super T dài 1.326m, rộng 26.2m, tổng chiều dài hơn
2km, bắc qua sông Sài Gòn và được xây dựng bằng công nghệ dây văng tiên tiến như cầu
Mỹ Thuận.
Dự án đã được tài trợ tín dụng từ 2 ngân hàng lớn là Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt
Nam và Ngân hàng Societe General (Cộng hòa Pháp) với tổng vốn tài trợ tín dụng tương
đương khoảng 1.436 tỷ đồng Việt Nam, phần còn lại sẽ do các bên tham gia Công ty Cổ
phần BOT cầu Phú Mỹ đóng góp.
Tiến trình của dự án
Tổng vốn đầu tư ban đầu là 1.806 tỷ đồng (tương đương 116 triệu USD), sau đó điều
chỉnh lên khoảng hơn 2.077 tỷ đồng. Công trình do nhà thầu Bilfinger Berger (Đức) làm
tổng thầu, cùng với các nhà thầu khác là Baulderstone Hornibrook (Australia), Freyssinet
International et Companie và Arcadis (Pháp) thi công. Khi thông cầu và đường dẫn, các
dòng xe từ phía Bắc đi về miền Tây không phải qua trung tâm thành phố nữa mà có thể
vào Xa lộ Hà Nội, qua cầu Phú Mỹ ra quốc lộ 1A, rút ngắn đáng kể thời gian và quãng
đường. Bên cạnh đó, cầu Phú Mỹ còn giữ vai trò kết nối hoàn thiện tuyến đường vành đai
số 2 của thành phố Hồ Chí Minh, hình thành trục giao thông kết nối các tuyến đường cao
tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu
Giây.
Được khởi công từ năm 2005, mặc dù thời gian đầu gặp rất nhiều trở ngại, tổng vốn đầu
tư bị đội lên và vốn đều là của chủ đầu tư và vốn vay nước ngoài, nhưng cho đến thời
điểm hiện nay, cầu Phú Mỹ đã đạt được những thành công vượt ngoài mong đợi. Trong
suốt quá trình thi công, dù “rơi” vào đúng những năm nặng nề nhất của bão giá VLXD,
hầu hết các dự án giao thông đều gặp khó khăn nghiêm trọng, tiến độ bị chậm rất nhiều
nhưng cầu Phú Mỹ luôn đạt tiến độ tốt hơn so với dự kiến đề ra. Minh chứng rõ nhất cho
36
điều này là việc công trình đã hợp long trước thời hạn vào tháng 5/2009 vừa qua và đã
hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 9/2009, thay vì tháng 12/2009 như kế hoạch.
2.6.2. BOO Nước Thủ Đức
Giới thiệu về dự án
Ngày 09/11/2004, Liên doanh 6 đơn vị gồm Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị Thành phố Hồ
Chí Minh (HIFU), Tổng Công ty Xây dựng số 1, Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE),
Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduchouse), Công ty Cổ phần nước và Môi
trường (WACO) và Công ty CII đã được UBND Thành phố công nhận trúng thầu đầu tư
dự án BOO nhà máy nước Thủ Đức theo quyết định số 5569/QĐ-UB. Đây là dự án được
đầu tư theo hình thức Xây dựng – Vận hành – Sở hữu (BOO) với tổng vốn đầu tư là 1.547
tỷ đồng. Dự án bao gồm các hạng mục chính:
Trạm bơm nước thô công suất 315.000 m3/ngày được đặt tại Hóa An trên sông Đồng
Nai, tỉnh Đồng Nai.
Nhà máy xử lý nước có công suất 300.000m3/ngày được đặt ở Thủ Đức, Thành phố
Hồ Chí Minh.
Tuyến ống chuyển tải nước sạch từ Nhà máy xử lý nước, băng qua sông Sài Gòn về
đến huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến ống dài 25,7Km, đường kính
2000mm.
Một số công trình phụ trợ khác
Theo hợp đồng bán sỉ nước sạch, toàn bộ nước sạch do nhà máy xử lý được sẽ được bán
cho Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn để cung cấp cho các khu dân cư, nhà máy… thuộc
Quận 7 và huyện Nhà Bè. Như vậy, toàn bộ đầu ra của Công ty Cổ phần BOO Nước Thủ
Đức đã được bao tiêu nên dự án có tính khả thi rất cao.
Công ty Cổ phần BOO Nước Thủ Đức có một số ưu điểm khác biệt mà ít có doanh nghiệp
nào có được. Đó là:
Hợp đồng mua bán sỉ nước sạch không bị giới hạn về thời gian. Do đó, đầu ra của Nhà
máy luôn luôn được đảm bảo.
Nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân Thành phố luôn có chiều hướng tăng theo
thời gian nên sản phẩm của nhà máy luôn có được nguồn tiêu thụ ổn định.
37
Dự án được đầu tư theo hình thức BOO (Xây dựng - Vận hành - Sở hữu) nên không bị
chuyển giao lại cho Nhà nước như hình thức BOT (Xây dựng - Vận hành - Chuyển
giao).
Tiến trình của dự án
Hiện tại đã hoàn thành hạn mục trạm bơm, nhà máy và trước mắt: Ngày 13/05/2009, Nhà
máy nước BOO Thủ Đức đã chính thức cấp nước giai đoạn 1 với công suất 100.000
m3/ngày, sau nhiều lần trễ hẹn và hiện nay Nhà máy đã cấp nước với công suất 150.000
m3/ngày. Đây sẽ là nguồn cung lớn giúp người dân TPHCM “đỡ khát” trong mùa khô.
Lượng nước này được bán cho Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) với đơn giá bán
sỉ là 2.284 đồng/m3. Nước được dẫn bằng hệ thống ống dẫn nước cấp 1 do dự án đầu tư,
sau đó hòa vào mạng lưới ống dẫn cấp 2, 3 của Sawaco để cấp cho từng hộ dân.
Hiện nay, dự án đang tiếp tục lắp đặt đường ống để đưa nước đến khu đô thị Phú Mỹ
Hưng, và tiếp tục lắp đặt đường ống đến cầu Bà Chiêm nâng tổng công suất phát nước lên
300.000 m3/ ngày.
2.7. Những trở ngại khi áp dụng hình thức hợp tác Nhà nước - Tư nhân trong đầu tư
công ở TP.HCM:
2.7.1. Trước hết là vấn đề lợi ích của mỗi bên: Trong bất cứ cuộc đàm phán PPP nào thì
cũng luôn có sự bảo vệ lợi ích của mỗi bên, đó là của nhà đầu tư và của Chính phủ -
người đại diện cho nhân dân. Việc tìm được tiếng nói chung trong hợp tác đầu tư Nhà
nước - Tư nhân vẫn là một bài toán khó.
Huy động vốn theo hình thức hợp tác Nhà nước - Tư nhân đang được các cơ quan chức
năng kỳ vọng sẽ là “phương thuốc” giải bài toán thiếu vốn cho công tác đầu tư XDCB
giao thông trong tương lai. Tuy nhiên, mô hình PPP cũng còn những trở ngại, đặc biệt
trong bối cảnh cơ chế chính sách và việc giải quyết hài hòa các lợi ích giữa Nhà nước -
Tư nhân là không hề dễ dàng.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn than phiền về cơ chế trong đầu tư PPP, Hiện tại, Chúng
ta vẫn chưa có một khung pháp lý và cơ chế cho hình thức PPP, chưa phân rõ lợi ích,
quyền hạn, trách nhiệm của các bên… Những cuộc đàm phán giữa các bên vẫn chưa
mang lại các kết quả khả quan nên vẫn chưa mang lại nhiều dự án. Đã có nhiều cuộc đàm
38
phán về con số cụ thể nhưng Nhà nước vẫn xem xét và chưa đưa ra ý kiến. Cho nên bài
toán “hai bên cùng có lợi” trong bài toán PPP không phải dễ dàng: Nhà nước là người đại
diện cho nhân dân đứng ra đàm phán để có thể mang về những dịch vụ tiện ích nhất
nhưng với một mức giá thấp nhất. Còn ngược lại, phía nhà đầu tư với tư cách như một
người bán hàng thì họ cũng mong muốn là làm sao bán được một mức giá càng cao càng
tốt để lợi nhuận mang về là lớn nhất.
Dự án Cầu Cỏ May do công ty tư nhân Hải Châu kết hợp với Cục Đường bộ Việt Nam
thực hiện theo hình thức BOT trên quốc lộ 51 nối TPHCM và Vũng Tàu là một ví dụ. Nhà
đầu tư tư nhân có thể tổ chức thu phí cao trong thời gian dài trên con đường này và vì vậy
nó được xem là một dự án “siêu lợi nhuận” trong ngành giao thông. Nhiều quan chức
Trung ương đã không giấu sự nuối tiếc về các điều khoản không chặt chẽ cho dự án BOT
này ngay từ giai đoạn đàm phán (dự án không được đưa ra đấu thầu xây dựng và khai
thác). Gần đây, một Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn nhắc lại trường hợp này và
chỉ ra rằng, Chính phủ đã đồng ý cho nhà đầu tư tư nhân thu phí 15.000 đồng/lượt xe
trong 15 năm và như vậy nhà đầu tư được hưởng lợi quá đáng. “Thực tế chỉ sau 5 năm là
nhà đầu tư đã hoàn được vốn, dẫn đến Nhà nước thất thu, mà người dân vẫn phải trả tiền”,
vị Thứ trưởng giải thích.
Chính vì vậy, để tìm được tiếng nói chung giữa Nhà nước và tư nhân trong mô hình PPP
chính là bài toán khó nhất hiện nay. Hơn nữa, để mô hình PPP thành công, phải có những
khung pháp lý đủ rộng vì thực tế trong suốt thời hạn của một dự án cơ sở hạ tầng, các nhà
đầu tư tư nhân phải đối mặt với nhiều rủi ro mà họ cần xem xét như: rủi ro đấu thầu, rủi ro
đàm phán, rủi ro xây dựng, rủi ro hoạt động và rủi ro từ Chính phủ.
2.7.2. Rào cản về quy định
Theo nghị định 78/2007/NĐ-CP, việc quản lý các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO
và BT sẽ được phân cấp mạnh mẽ. Thủ tướng chỉ trực tiếp quyết định phê duyệt đối với
các dự án trên 3.000 tỷ đồng. Những dự án dưới 3.000 tỷ đồng sẽ phân cấp cho Bộ trưởng
các Bộ và chủ tịch UBND các tỉnh ra quyết định cấp phép.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại dự thảo, các nhà đầu tư phải trải qua thủ tục xem xét và
quyết định khá cẩn trọng. Đối với dự án đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Bộ
Kế hoạch và Đầu tư để lấy ý kiến các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh có liên quan. Căn cứ
39
ý kiến của các cơ quan này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm tra trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định và sau đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp chứng nhận đầu
tư cho dự án.
Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư trong nước có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên,
nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Bộ, ngành hoặc UBND cấp tỉnh để lấy ý kiến các Bộ ngành liên
quan, từ đó lập báo cáo thẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Riêng với dự án đầu tư nước ngoài dưới 3.000 tỷ đồng thuộc thẩm quyền quyết định của
Bộ hoặc UBND cấp tỉnh, nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Bộ, ngành hoặc UBND cấp tỉnh để lấy
ý kiến. Sau khi có văn bản thông báo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhà đầu tư
mới được ký chính thức hợp đồng dự án với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trong khi đó các dự án sử dụng vốn đầu tư trong nước được phép triển khai ngay sau khi
được cấp có thẩm quyền quyết định mà không chờ ý kiến của Thủ tướng. Theo giải thích
của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, quy định không phải có sự phân biệt đối xử đối với dự án có
vốn đầu tư nước ngoài mà vì các dự án đầu tư nước ngoài có một số đặc thù đòi hỏi phải
đàm phán bảo lãnh của Chính phủ và các vấn đề như: nghĩa vụ cân đối ngoại tệ, áp dụng
luật nước ngoài, cơ chế giải quyết tranh chấp...
Dự thảo Nghị định cũng đề ra tỷ lệ bắt buộc về vốn tự có đối với các nhà đầu tư. Theo đó,
các nhà đầu tư phải đảm bảo vốn tự có không được thấp hơn 30% tổng vốn đầu tư, phần
còn lại có thể huy động theo tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng dự án. Tuy nhiên, Nghị
định cũng mở ra khả năng tùy thuộc vào tính chất và quy mô vốn đầu tư của dự án, tỷ lệ
này có thể thấp hơn theo thỏa thuận giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư,
nhưng không được dưới 20%.
Nghị định đầu tư theo hình thức BOT, BTO và BT là một trong những văn bản hướng dẫn
quan trọng của Luật Đầu tư 2005. Hướng dẫn này rất có ý nghĩa đối với việc thu hút đầu
tư tư nhân trong và ngoài nước vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng mà Việt Nam đang tập
trung kêu gọi. Từ trước đến nay, việc thiếu đồng bộ trong hướng dẫn quản lý các dự án
đầu tư theo các hình thức này được xem là một hạn chế cản trở việc kêu gọi đầu tư vào
lĩnh vực hạ tầng nước ta.
40
2.7.3. Đảm bảo lợi nhuận cho đầu tư tư nhân
Hiện vẫn còn nhiều trở ngại đối với tài trợ tư nhân cho cơ sở hạ tầng mà nguyên nhân là
do thiếu các dự án khả thi. Việt Nam vẫn chưa xây dựng một hệ thống đấu thầu cạnh
tranh nhằm lựa chọn nhà đầu tư tư nhân. Chính phủ chưa có hỗ trợ tài chính nhằm thúc
đẩy mối quan hệ đối tác PPP.
PPP tức là thu hút sự tham gia của tư nhân vào những lĩnh vực mà theo truyền thống là
Nhà nước phụ trách. Trong đó, mối quan hệ Nhà nước và Tư nhân là quan hệ đối tác. Nhà
nước phải chia sẻ rủi ro với tư nhân trong mô hình PPP khác với việc tư nhân hóa là
chuyển toàn bộ rủi ro cho khu vực tư nhân.
Muốn cho tư nhân tham gia thì không thể nói lý tưởng cao xa mà phải chứng minh được
việc tư nhân tham gia là có lợi nhuận. Về phía chính quyền tiếp cận không phải trên
phương diện lợi nhuận mà là lợi ích của người dân. Do vậy, vấn đề là làm thế nào để dung
hòa được lợi nhuận và lợi ích, đó mới là thành công của mô hình hợp tác PPP.
41
CHƯƠNG III: NHỮNG KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN ÁP DỤNG THÀNH CÔNG
HÌNH THỨC HỢP TÁC NHÀ NƯỚC - TƯ NHÂN TRONG ĐẦU TƯ CƠ SỞ
HẠ TẦNG TẠI TP.HCM
Trước thực trạng cơ sở hạ tầng tại thành phố Hồ Chí Minh chưa phát triển kịp theo nhu
cầu của nền kinh tế - xã hội và đứng trước mục tiêu kế hoạch phát triển đến năm 2020 có
một kết cấu hạ tầng tiên tiến và hàng đầu trong cả nước, chúng ta cần phải tìm kiếm
những giải pháp hữu hiệu để nhanh chóng thu hút được lượng vốn lớn bên cạnh việc nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn và khắc phục được những tồn tại “kinh niên” trong hoạt động
đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh, các giải pháp cần phải tiến hành một cách đồng
bộ với nỗ lực từ nhiều phía của các cơ quan quản lý trên và dưới, trong và ngoài ngành.
3.1. Nhóm kiến nghị trước mắt:
3.1.1. Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho dự án PPP
Xây dựng môi trường pháp lý; quy định và chính sách thuận lợi là yếu tố quan trọng cho
một mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân bền vững. Ở mức độ ban đầu, cần phải có
một môi trường pháp lý có thể hỗ trợ sự tham gia của khu vực tư nhân trong các lĩnh vực
dịch vụ quan trọng. Môi trường pháp lý này cần giảm thiểu sự xuất hiện của tham nhũng
và phải đủ tin cậy để khuyến khích đầu tư và tham gia của tư nhân. Nếu môi trường luật
pháp và môi trường tư pháp không được xác định, các nhà đầu tư và những người tham
gia dự án sẽ đánh giá dự án là không thể dự đoán được và có độ rủi ro cao.
3.1.2. Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư cho phù hợp với chủ trương đa dạng hoá
nguồn vốn đầu tư công
Trước tiên ở tầm vĩ mô, cần phải xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ nhằm phát triển
bền vững cơ sở hạ tầng, bao gồm các chính sách sử dụng đất đai, phát triển kết cấu hạ
tầng, xây dựng mạng lưới giao thông vận tải công cộng, đồng thời khuyến khích khu vực
tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này.
Rà soát lại và hoàn chỉnh danh mục các dự án BOT trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có chính sách ưu đãi cụ thể (ưu đãi về thuế, về quá
trình thi công và khai thác công trình) và có chính sách hỗ trợ, giảm rủi ro cho nhà đầu tư
nhằm thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước cho các dự án này. Ngoài ra Nhà nước cần
phải nhanh chóng sửa đổi các quy chế về đầu tư theo hình thức BOT để tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp tham gia với mức vốn chủ sở hữu thấp hơn mà vẫn đảm bảo khả năng
42
thanh toán. Nhà nước tạo điều kiện cho ngành Giao thông vận tải được vay các nguồn
OCR của ADB để phát triển cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, tích cực triển khai chủ trương
nhượng quyền thu phí và tiến tới nhượng bán thương quyền để hấp dẫn các nhà đầu tư tìm
kiếm lợi nhuận.
Trong hợp đồng BOT cần quy định rõ lợi ích, quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham
gia, hiện tại đối với xây dựng cầu đường, vấn đề bảo trì thường xuyên do đơn vị nào phụ
trách vẫn chưa quy định rõ trong hợp đồng này, cụ thể là quá trình xây dựng cầu Bình
Triệu II, khi xây dựng không có tính đến quá trình bảo trì cầu dẫn đến khi có sự cố thì
không có bên nào nhận trách nhiệm giải quyết vấn đề.
3.1.3. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch
Trong quá trình lập kế hoạch, cần phải cân đối nhu cầu vốn đầu tư cho phù hợp với khả
năng cung ứng. Việc lập kế hoạch phải bám sát tình hình thực tế, tránh tình trạng kế
hoạch xa vời chỉ quan tâm đến nhu cầu đầu tư mà không chú trọng đến khả năng cân đối
của nguồn vốn. Về vấn đề này, các đơn vị kế hoạch cần phải thấy rằng, việc nâng cấp
đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông là nhu cầu chính đáng, tuy vậy trong điều
kiện nguồn lực hạn chế, cần có sự lựa chọn kỹ lưỡng đối tượng đầu tư, chỉ tập trung vào
một số dự án cấp bách cần thiết. Trong nhiều trường hợp thiếu vốn, có thể tiến hành đầu
tư từng phần, sửa chữa lớn, hoặc tăng cường công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng để kéo
dài thời gian sử dụng chờ thời cơ khi có nguồn lực đảm bảo. Cũng có thể huy động nguồn
vốn trong dân cư hoặc vốn nước ngoài thông qua việc phát hành trái phiếu công trình, kêu
gọi viện trợ.
Trong quá trình lập kế hoạch vốn đầu tư, cần tính đến các yếu tố ảnh hưởng, rủi ro có thể
xảy ra như: giá nguyên vật liệu sắt, thép, xi măng… tăng cao làm tăng chi phí đầu tư, thời
tiết làm hư hỏng các công trình cần có chi phí để khắc phục, do đối tác không tích cực
cung cấp vốn, giải ngân vốn chậm trễ ảnh hưởng đến tiến độ thi công… Nếu khâu kế
hoạch làm tốt, thì việc triển khai dự án sẽ nhanh chóng vì nguồn vốn đảm bảo suốt quá
trình thi công.
Muốn lập kế hoạch tốt, cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ kinh nghiệm, trình độ năng lực
cao, và có tầm nhìn xa, rộng đặc biệt là yêu cầu đối với việc lập kế hoạch dài hạn. Vì vậy,
công tác đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ lập kế hoạch cũng rất quan trọng. Nhà
43
nước cần tiến hành đào tạo lại và đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ lập kế hoạch ở
các cấp, các ngành để nâng cao chất lượng kế hoạch.
3.1.4. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch
Trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì quy hoạch phải đi trước một bước để
định hướng và làm căn cứ xác định địa điểm xây dựng, quy mô xây dựng…
Rút ra bài học kinh nghiệm từ dự án BOO nước Thủ Đức, công tác GPMB và quy hoạch
đường ống ngầm cần triển khai đúng tiến độ và có sự định hướng đúng đắn trong quá tình
lập dự án, tránh để những trở ngại trên ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Các quy hoạch phát triển ngành, vùng, đất đai, xây dựng… phải được cập nhật, rà soát bổ
sung thường xuyên theo hướng gắn với thực tế, bám sát nhu cầu thị trường, khai thác tốt
tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, từng ngành để phục vụ cho yêu cầu phát triển
cơ sở hạ tầng, cần phát triển đa tâm vào các vùng ven thành phố như Nhà Bè, Hóc Môn…
Muốn nâng cao chất lượng quy hoạch, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch của các Bộ, ngành, địa phương cso đủ năng lực, tiêu chuẩn quy
định. Ngoài việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần phải quy định rõ
quyền hạn và trách nhiệm của các cấp trong việc tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt các
đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đất đai…
Các quy hoạch tốt sẽ là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng định hướng phát triển kinh
tế xã hội, làm cơ chế cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút ngày
càng nhiều vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, bước đầu hình thành cơ cấu vốn đầu tư
hợp lý.
3.1.5. Nâng cao năng lực đội ngũ tư vấn, thiết kế, giám sát
Hiện tượng thiếu tư vấn lành nghề đang ở mức báo động, các công trình buộc phải chấp
nhận những tư vấn có trình độ chuyên môn hạn chế khiến chất lượng công trình không
đảm bảo và tiến độ kéo dài. Để khắc phục hiện trạng này, cần phải xây dựng một đội ngũ
tư vấn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương xứng với quyền hạn của họ. Trước tiên
cần có chính sách đãi ngộ hợp lý, tăng chi phí cho tư vấn để khuyến khích các kỹ sư có
năng lực và thâm niên cao. Bên cạnh đó, cần tăng cường đào tạo có bài bản, đào tạo theo
tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao trình độ của các kỹ sư trong nước.
44
Trước thực trạng chất lượng công tác khảo sát, thiết kế lập dự án còn nhiều tồn tại như để
nhiều đoạn đường bị sạt, lở gây ách tắc giao thông và thiết kế xây dựng đường quá cao so
với nhà dân ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống của dân… Chính quyền thành phố
cần chỉ đạo các đơn vị tư vấn khi lập dự án phải quán triệt và thực hiện mục tiêu phát triển
bền vững, làm đến đâu tốt đến đó, không để lại hậu quả về sau, bàn bạc và lắng nghe ý
kiến nhân dân, có giải pháp tối ưu để người dân được hưởng những thành quả, những tiện
ích do đối tác Nhà nước hay Tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
3.1.6. Tạo điều kiện để tư nhân vay vốn ODA
Nguồn vốn ODA có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông. Các dự án ODA đòi hỏi bên tiếp nhận phải có vốn đối ứng, có thể là tiền, quyền sử
dụng đất, lao động…Tiến độ giải ngân ODA nhanh hay chậm phụ thuộc vào sự kịp thời
của vốn đối ứng, năng lực hấp thụ của bên tiếp nhận và năng lực quản lý của đơn vị thực
hiện. Vì vậy muốn huy động cũng như sử dụng hiệu quả nguồn vốn này cần phải nhanh
chóng bố trí vốn đối ứng cho dự án, tăng cường công tác quản lý dự án, đảm bảo chất
lượng tiêu chuẩn cho khối lượng công việc đã hoàn thành. Ngoài ra còn xây dựng danh
mục các dự án cần thiết để kêu gọi vốn ODA và tiến hành đàm phán, ký kết các hiệp định
song phương và đa phương với các nước để tăng vốn cam kết tài trợ trong thời gian tới.
Trong bối cảnh thiếu hụt cơ sở hạ tầng, Chính phủ gần đây đã có chỉ đạo tạo cơ chế để
doanh nghiệp tư nhân vay vốn ODA. Động thái này đang được nhiều nhà tài trợ quan tâm.
Việt Nam là quốc gia có số lượng dự án ODA rất lớn và nếu tư nhân được tiếp cận nguồn
vốn ODA sẽ giúp các dự án sớm được hoàn tất và mang lại lợi ích cho người dân.
3.1.7. Cần có cơ quan chuyên trách
Cơ quan chuyên trách có thể thuộc Sở Kế hoạch đầu tư, hoặc thuộc Sở Tài chính đi sâu
vào nghiên cứu chính sách, cũng như là đầu mối quản lý Nhà nước, đào tạo nhân lực và tư
vấn, hỗ trợ quá trình thực hiện các dự án PPP. Cơ quan này có thể gọi là Trung tâm PPP.
Nhiệm vụ chính của Trung tâm này bao gồm: nghiên cứu chính sách liên quan đến
chương trình PPP, tiêu chuẩn hoá và cung cấp các tài liệu hướng dẫn cho các dự án thực
hiện theo hình thức PPP, xúc tiến các dự án đầu tư theo hình thức đầu tư PPP, đào tạo
nhân lực tham gia và quản lý các dự án PPP...
45
3.2. Nhóm kiến nghị lâu dài
3.2.1. Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đầu tư công
Quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong nền kinh tế thị trường luôn luôn
phải đổi mới và phát huy tính tự chủ sáng tạo ở các cấp, ngành, địa phương nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động đầu tư.
Thành phố Hồ Chí Minh đang dần đàn bỏ đi tình trạng quản lý “khép kín” trong hoạt
động đầu tư cơ sở hạ tầng, cụ thể là công trình xây dựng cơ sở hạ tầng đã giao phó bớt
cho khu vực tư, cũng như là phối hợp với khu vực tư cùng tham gia vào các dự án. Trong
thời gian tới, sự phân cấp sẽ phải đẩy mạnh, gắn trách nhiệm của các cấp khi thực hiện dự
án, nhưng cần có hành lang pháp lý rõ ràng hơn.
Thời gian thực hiện các dự án đầu tư dài kéo theo sự ảnh hưởng đến tiến độ nghiệm thu
công trình và đưa vào sử dụng, do đó có thể làm giảm hiệu quả đầu tư, thời gian thu hồi
vốn chậm. Thời gian đầu tư càng dài thì rủi ro cũng như chi phí đầu tư lại càng lớn, hơn
nữa, nó còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vốn lớn lại nằm ứ
đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến
hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng
mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch vốn đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu
vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hạn chế thấp nhất những mặt tiêu cực có
thể xảy ra trong thời kỳ đầu tư.
Cần thiết phải xây dựng và ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn làm chủ đầu tư, ban quản lý dự
án kèm theo chức năng và trách nhiệm cụ thể cho từng chức danh công việc. Ngoài ra các
tổ chức tư vấn, các nhà thầu xây dựng, các tư vấn giám sát không thuộc cùng một Bộ,
Tỉnh, Thành phố.
3.2.2. Hoàn thiện công tác đấu thầu và tăng cường quản lý đấu thầu
Trong thời gian qua, công tác đấu thầu đã bộ lộ nhiều yếu kém làm ảnh hưởng đến chất
lượng, tiến độ dự án, do quy chế đấu thầu chưa hoàn thiện và thiếu thông tin. Vì vậy các
nhà quản lý cần hoàn thiện cơ chế đấu thầu để chấm dứt tình trạng đấu thầu giá thấp, thực
hiện đầy đủ trách nhiệm tài chính giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong việc chậm giải phóng
mặt bằng, chậm thanh toán nghiệm thu… Trong quá trình chuẩn bị và tổ chức đấu thầu
46
cần xây dựng các tổ chức kinh tế - kỹ thuật cụ thể để lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực tài
chính và kỹ thuật thi công, hạn chế nhà thầu “tay trái” không có khả năng thực hiện dự án.
Ngoài ra cần có những chế tài xử lý các vi phạm trong đấu thầu như hiện tượng mua - bán
thầu, nghiêm cấm tình trạng các nhà thầu cấu kết để nhường phần thắng cho một nhà
thầu, rồi nhận lại phần việc được chia từ người thắng cuộc theo hợp đồng. Cần có những
hướng dẫn cụ thể, các văn bản pháp quy, các chế tài phải nhất quán, rõ ràng để tránh
chuyện tù mù việc mua bán đấu thầu, tránh tạo nên những kẻ hở nhằm tạo nên những tiêu
cực ngoài tầm kiểm soát.
Để đảm bảo tính công khai minh bạch trong công tác đấu thầu, Bộ Giao thông vận tải,
Chính quyền thành phố, và các nhà đầu tư cần tiến hành đấu thầu cạnh tranh rộng rãi
trong tuyển chọn nhà thầu trong xây dựng công trình; phân chia gói thầu đủ lớn, hoặc theo
cả phân đoạn để tránh tình trạng xôi đỗ, lãng phí, không đảm bảo tính tổng thể. Hình thức
đấu thầu cạnh tranh giúp thành phố lựa chọn được nhà thầu phù hợp, đủ năng lực chuyên
môn, đảm bảo được chất lượng cũng như tiến độ của dự án. Giá trị gói thầu cần được
thống nhất để vừa khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia dự thầu, vừa không quá
nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng, tính đồng bộ của hệ thống hạ tầng giao thông và gây khó
khăn cho quản lý.
Quản lý đấu thầu phải xuyên suốt quá trình từ khâu chuẩn bị đến tổ chức đấu thầu, đánh
giá hồ sơ dự thầu, lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng, tránh trường hợp nhà thầu trúng
thầu, có tên trong hợp đồng và nhà thầu thực hiện công việc là hai nhà thầu khác nhau.
Nghiêm minh xử lý các trường hợp móc nối giữa nhà quản lý, nhà thầu, nhà đầu tư làm
thất thoát vốn của Nhà nước.
Một vấn đề yếu kém nữa trong công tác đấu thầu là thiếu thông tin. Cần công khai hóa
công tác đấu thầu, thiết lập trang Web thông tin về nhà thầu và đấu thầu để theo dõi, đánh
giá hoạt động của ban quản lý dự án, nhà thầu trên phạm vi toàn quốc về nội dung tiến độ,
chất lượng. Kiên quyết đề xuất xử lý các trường hợp không đảm bảo thủ tục theo quy chế
đấu thầu hoặc các vấn đề nghi vấn trong quá trình tổ chức đấu thầu và xét thầu.
47
3.2.3. Xúc tiến việc tìm kiếm các nguồn vốn và phương thức huy động vốn để bố
sung và hỗ trợ cho vốn Ngân sách
Trước thực trạng nhiều dự án không thể triển khai được vì nguồn vốn ngân sách quá hạn
hẹp. Do vậy, bên cần tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cần tiềm kiếm những dự án
bổ sung khác để cung cấp cho những dự án còn dở dang hoặc bị đình hoãn do không bố
trí được nguồn vốn. Đây là giải pháp hữu hiệu vừa đẩy nhanh tiến độ cho các dự án vừa
nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng. Vì các nguồn vốn có tính thương mại luôn đòi hỏi
lĩnh vực đầu tư phải đem lại lợi nhuận và người đi vay cần phải sử dụng vốn hợp lý để
hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho người cho vay đúng thời hạn.
Phương thức huy động vốn đầu tư theo hình thức BOT tỏ ra rất hiệu quả đối với lĩnh vực
xây dựng cơ sở hạ tầng. Song việc thu hút nguồn vốn thông qua phương thức này còn rất
ít so với tiềm năng trong dân cư và nước ngoài. Muốn huy động được các nguồn vốn
trong và ngoài nước, trước hết phải xây dựng danh mục các dự án BOT, BT để kêu gọi
đầu tư. Các dự án này muốn hấp dẫn các thành phần kinh tế tham gia cần phải mang tính
kinh tế cao, nghĩa là nhanh chóng thu phí hoàn vốn và hưởng lợi nhuận hợp lý trước khi
chuyển giao cho Nhà nước (BOT). Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư có thể nhượng bán
quyền thu phí đường, cầu, phà…nếu không muốn kinh doanh. Các cơ quan Nhà nước cần
cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến dự án cho nhà đầu tư như quy hoạch phát
triển kinh tế, quy hoạch giao thông trong thời gian dài, những dự án có ảnh hưởng đến dự
án BOT trong tương lai; lưu lượng xe trong một ngày một đêm; nhịp độ tăng trưởng lưu
lượng; các thông tin về tài chính như thuế, lãi suất ưu đãi đầu tư, tuyển dụng lao
động…để nhà đầu tư có thể tính toán chính xác tính khả thi của dự án.
Ngoài phương thức trên, Nhà nước có thể vay vốn thông qua phát hành trái phiếu công
trình, Trái phiếu chính phủ để xây dựng Cơ sở hạ tầng. Đây là hình thức góp vốn gián tiếp
của tư nhân và nước ngoài. Muốn huy động vốn bằng hình thức này thì lãi suất trái phiếu
phải hấp dẫn người mua nhưng không gây gánh nặng nợ nần cho ngân sách Nhà nước.
Trong thời gian tới cần phát hành nhiều loại trái phiếu với kỳ hạn khác nhau, lãi suất khác
nhau, và kèm theo những ưu đãi cần thiết hướng đến nhiều đối tượng có vốn nhàn rỗi và
những nhà đầu tư tài chính. Bên cạnh đó cần phổ biến rộng rãi thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng để mọi người có thể nắm bắt được ưư điểm của việc mua trái phiếu.
48
Trong những năm tới cần phải tìm kiếm nhiều hình thức huy động vốn trong và ngoài
nước để đáp ứng nhu cầu đâu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng cao. Một số hình thức
có thể thực hiện là: đổi đất lấy công trình, đầu tư theo phong trào (có nghĩa là nhân dân
đóng góp công sức, nguyên vật liệu, tiền bạc để xây dựng đường xá, cầu cống trong khu
dân cư…).
3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ở tất cả các ngành, các cấp
Để chống thất thoát lãng phí, nâng cao chất lượng công trình và đẩy nhanh tiến độ dự án
cần phải tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng ngành Giao
thông vận tải. Trước tiên, cần kiện toàn và hoàn thiện tổ chức thanh tra tại các ngành, các
cấp; tập trung thanh tra đầu tư xây dựng áp dụng đồng bộ các biện pháp chống dàn trải,
thất thoát kết hợp với đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm; Kiên quyết
xử lý nghiêm minh các tập thể và cá nhân sai phạm.
Ngoài ra, công tác giám sát và công tác đánh giá hoạt động đầu tư phải được tiến hành
xuyên suốt từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư đến khâu chuẩn bị đầu tư, đánh giá trong
quá trình thực hiện đầu tư và đánh giá quá trình khai thác và vận hành dự án, thậm chí
đánh giá ở khâu hậu dự án. Không phê duyệt dự án đầu tư nếu chưa làm rõ hiệu quả và
đảm bảo tính khả thi của nguồn vốn, không được thi công khi chưa có quyết định đầu tư,
chưa có thiết kế và quyết định được phê duyệt.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, công khai,
minh bạch nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các sai phạm trước, trong, và sau khi thực
hiện dự án. Việc giám sát cộng đồng cũng sẽ được chú trọng hơn với chủ trương: tất cả
công trình giao thông vận tải đều được báo cáo gửi đến Hội đồng nhân dân địa phương,
các đoàn đại biểu Quốc hội để biết và tổ chức giám sát.
49
KẾT LUẬN
Với nhu cầu đầu tư giai đoạn tới rất lớn nhưng nguồn lực Nhà nước có hạn, Thành
phố cần có những cơ chế, chính sách hợp lý để các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu
tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng bằng các hình thức thích hợp để góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội, rút ngắn tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Thành phố.
Bên cạnh đầu tư từ các khu vực ngoài quốc doanh, khu vực nước ngoài, đầu tư công đã và
đang đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội thành phố cụ thể là dự án cầu Phú
Mỹ, hầm vượt Thủ Thiêm... Tuy nhiên, nhiều dự án có hiệu quả đầu tư chưa cao, do nhiều
hạn chế về nguồn vốn, công tác quy hoạch, năng lực bộ máy cơ quan nhà nước còn yếu
kém do không có động lực thúc đẩy và cơ chế giám sát đủ mạnh; quy định về cách thức
thẩm định, lựa chọn dự án công còn đơn giản chưa định lượng được lợi ích kinh tế - xã
hội; các chế tài xử lý vi phạm không đủ mạnh; cơ chế quản lý kinh phí cho đầu tư chưa
phù hợp… Đây chính là những nguyên nhân gây ra các trở ngại trong giai đoạn vừa qua.
Mô hình hợp tác Nhà nước - Tư nhân tỏ ra thật sự hiệu quả trong đầu tư công, nhất là
trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Với mô hình này, Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân cùng
hợp tác và chia sẻ rủi ro trong quá trình đầu tư xây dựng và vận hành dự án. Để thực hiện
nhiều mô hình PPP hơn nữa, trước hết chúng ta cần có một khung pháp lý đủ rộng, công
tác chuẩn bị lập kế hoạch, xúc tiến đầu tư…thật tốt.
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng phát triển châu Á – ADB (tháng 11/2008), Public Private Partnership
(PPP) Handbook.
2. Ts. Nguyễn Hồng Thắng, Ts. Nguyễn Thị Huyền (năm 2010), Thẩm định dự án
đầu tư khu vực công, Nhà xuất bản Thống Kê.
3. PGS. Trần Đức Dục (2000), Một số vấn đề cơ bản về kinh tế đầu tư Quy hoạch và
quản lý Cơ sở hạ tầng, Nhà xuất bản Xây Dựng.
4. Nguyễn Hoàng Anh (2008), Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí
Minh: vấn đề và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ kinh tế.
5. Vneconomy (10/10/2006), Hợp tác công - tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng: Hy
vọng mới!, www.vneconomy.com.vn
6. Báo cáo 12 năm hoạt động Quỹ Đầu tư HIFU (1997-2009).
7. Gia Linh (19/09/2008), Hợp tác Nhà nước – Tư nhân trong phát triển hạ tầng:
Thiếu quy định phù hợp, dddn.com.vn/phapluatkinhdoanh
8. Từ Nguyên Vneconomy (15/09/2008), Hợp tác đầu tư Nhà nước - Tư nhân: "Vẫn
vướng lợi ích", www.vneconomy.com.vn
9. Lieven Jacquemyn – Giám đốc khu vực tài chính DN, KPMG Singapore; Nasir
PKM Abdul – Counsel of Lovells LL, Hoạt động PPP tại Việt Nam: Chờ hành
lang pháp lý.
10. TS. Nguyễn Thị Huyền, Hình thức hợp tác công tư góp phần giải quyết nhu cầu
vốn cho cơ sở hạ tầng, Tạp chí Công nghệ Ngân Hàng, 05/2009.
11. Vũ Quang Lãm, Hợp tác công tư – Lời giải cho bài toán huy động vốn đầu tư hạ
tầng của thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Economic Development, 06/2009.
12. Một số website:
Diem_nhan_cua_phuong_thuc_BOT_trong_giao_thong/
www.cii.com.vn …
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Áp dụng hình thức hợp tác Nhà nước - Tư nhân trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và Kiến nghị.pdf