Do thời gian làm đồ án có hạn trong tháng 6/2011 vì vậy đây là tháng cuối
của sơ kết 6 tháng vì vậy các cán bộ trong đối tượng khảo sát thường xuyên đi
công tác chuẩn bị cho báo cáo kết quả sơ kết 6 tháng đầu năm và tham gia các
sự kiện của các đơn vị thành viên.
Chính vì vậy kế hoạch định khảo sát phỏng vấn 5 trưởng phòng nhưng do
các trưởng phòng thường xuyên đi công tác vì vậy chỉ phỏng vấn được 2 người:
ông Bùi quốc Việt – trưởng phòng thị trường kinh doanh và ông Phạm Văn
Năng - Trưởng phòng Kế hoạch Thống kế Lao động tiền lương Tổng Công ty
Đối với ban tổng giám đốc và hội đồng thành viên: kếhoạch khảo sát 3
người nhưng thực tế khảo sát phỏng vấn được 2 người là ông Lâm Chí Quang –
Tổng giám đốc và ông Trần Ngọc Hà – Chủ tịch hội đồng thành viên.
75 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3662 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Áp dụng mô hình Delta Project để hoàn thiện Chiến lược phát triển Tổng Công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh bị trượt do ướt, các sản phẩm máy gặt đập liên hợp Trung quốc khi vào miền
Tây Nam bộ không đảm bảo việc hoạt động liên tục gần như 24 giờ trong mùa vụ
do không thích hợp và không đảm bảo độ bền… Một số cơ cấu máy công tác nước
ngoài không thích nghi với cơ tính đất yếu của Việt nam…..
6.2.2. Sứ mệnh
Tiếp tục sứ mệnh sản xuất máy nông nghiệp phục vụ công cuộc công
nghiệp hóa , hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn của chính phủ
Việt nam hiện nay.
6.2.3. Cơ cấu ngành
Ngành Máy Động lực và máy nông nghiệp hiện có cơ cấu chủ yếu là lắp
ráp CKD với linh kiện nhập khẩu, trừ Tổng công ty máy Động lực và máy nông
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia 28
nghiệp là có sản xuất dạng công nghiệp, chế tạo các chi tiết động cơ, máy nông
nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân Hai Ngọ tại thành phố Hồ Chí Minh sản xuất máy
xay xát.Ngoài các doanh nghiệp tư nhân lắp ráp và nhập khẩu chủ yếu máy nông
nghiệp Trung quốc, hiện còn có doanh nghiệp công ty THHH Kubota Việt nam là
doanh nghiệp 100% vốn của Nhật bản đầu tư làm máy kéo 4 bánh và máy gặt đập
liên hợp nhưng mới ở giai đoạn 1 là lắp ráp CKD từ linh kiện 100% nhập khẩu.
Với cơ cấu ngành như trên thì sản xuất động cơ, máy nông nghiệp có tính
công nghiệp hầu như chỉ duy nhất có 1 đơn vị là Tổng công ty VEAM nhưng sự
cạnh tranh về kinh doanh máy nông nghiệp thì rất lớn bởi nhiều doanh nghiệp
nhập khẩu lắp ráp kể cả nhập nguyên chiếc và nhập máy cũ về bán tại thị trường
Việt nam với giá cạnh tranh. Với lợi thế chủ động về công nghệ sản xuất, thiết
kế sản phẩm, Tổng công ty VEAM cần vươn lên chiếm thị phần số 1 về máy
nông nghiệp tại Việt nam bằng mục tiêu chiếm 40% thị phần vào năm 2015.
6.2.4. Xác định vị trí cạnh tranh
Mở rộng thị trường tại các địa bàn trọng điểm như miền Tây Nam bộ
bằng việc kết hợp với các Trung tâm khuyến nông và Hội Nông dân các tỉnh
miền Tây mở các hội thao diễn máy nông nghiệp, trình diễn các máy nông
nghiệp của VEAM, đào tạo, kết hợp ngân hàng Liên Việt cho vay vốn mua máy
nông nghiệp tại miển Tây Nam bộ. Ngoài thị trường chính là Tây Nam Bộ thì
việc chiếm lĩnh các địa bàn truyền thống tại Bắc Trung bộ như Nghệ An…cũng
vô cùng quan trọng để đẩy lùi các đối thủ cạnh tranh.
Song song với việc mở rộng thị phần nội địa, thì việc củng cố phát triển
các địa bàn xuất khẩu trọng điểm tại Philippine, Malaysia, Srilanca..và mở rộng
các địa bàn xuất khẩu mới như Myanmar, Indonexia cũng vô cùng quan trọng
nhằm tăng sản lượng hạ giá thành. Một mảng thị trường xuất khẩu mới có khả
năng khai thác là việc kết hợp với các nhà sản xuất máy nông nghiệp có uy tín
tại các nước như Hàn quốc, Nhật bản để sản xuất, lắp ráp hoặc kinh doanh các
mẫu mã máy nông nghiệp phù hợp thị trường hoặc kết hợp sản xuất dạng OEM
cho các công ty Hàn quốc để xuất khẩu, tăng thị phần và sản lượng bán.
6.2.5. Lịch trình kế hoạch kinh doanh chiến lược
Xem biểu đồ lịch trình theo biểu đồ GATT ở phần sau.
6.2.6. Đổi mới, cải tiến
Thay đổi công nghệ sản xuất, phân công hợp tác cùng cải tiến mẫu mã
phù hợp từng thị trường trọng điểm để tăng thị phần. Ngoài ra Tổng Công ty
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia 29
VEAM còn cần phải tích cực đổi mới công tác thị trường, kinh doanh bằng việc
thay đổi cách làm và nhân sự, tăng cường các đại lý, phòng trưng bày sản phẩm tại
miền Tây Nam bộ và sử dụng đơn vị thành viên tại miền Tây đảm nhận công tác thị
trường cho các sản phẩm của các đơn vị thành viên phía Bắc thâm nhập thị trường
miền Nam.
6.2.7. Hiệu quả hoạt động
Chúng ta biết rằng có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động
nhưng để trở thành Tập đoàn máy nông nghiệp số 1 thì cần chú trọng hiệu quả
hoạt động theo chỉ tiêu thị phần và số lượng bán hàng với các sản phẩm máy
nông nghiệp do đó đồ án đề xuất mục tiêu tăng thị phần từ 25% lên 40% vào
năm 2015
6.2.8. Khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu trong nước là các tổ hợp dịch vụ nông nghiệp và các
hộ nông dân có diện tích đất lớn tại miền Tây Nam bộ, Bắc Trung bộ. Khách hàng
mục tiêu xuất khẩu: Thị trường Indonexia, Myanmar, Philippine,Malaysia,
Srilanca. Trong giai đoạn 2011-2015 một cơ hội lớn cho việc xuất khẩu là khả
năng kết hợp với các nhà sản xuất, cung ứng máy nông nghiệp Hàn Quốc trong
việc sản xuất và xuất khẩu các cụm máy nông nghiệp dạng OEM theo đơn đặt
hàng của Hàn Quốc trong tình hình các công ty Hàn Quốc rút khỏi Trung Quốc
do chất lượng kém và khó khăn về nguồn nhân công tăng giá cao tại Trung Quốc.
6.2.9. Phân tích và xây dựng bản đồ Chiến lược (SM) cho Tổng Công
ty VEAM.
Qua quá trình phân tích ở trên chúng ta có thể rút ra một số điểm chính để
phân tích và xây dựng bản đồ Chiến lược (SM) cho Tổng Công ty VEAM dựa
trên 4 nội dung cơ bản về mặt Tài Chính; về mặt khách hàng; về nội tại và về
khả năng học hỏi và phát triển. Ở trên chúng ta đã phân tích và thấy được các
điểm mạnh về Tài chính của Tổng Công ty VEAM trong việc duy trì lợi nhuận,
tăng trưởng doanh thu hàng năm…. Tuy nhiên để quản lý và phân bổ nguồn tài
chính hợp lý và tránh thất thoát đòi hỏi phải có kế hoạch tài chính và mục tiêu,
mục đích rõ ràng thì mới đảm bảo việc duy trì và phát triển tiềm lực tài chính.
Về mặt khách hàng như đã phân tích ở các phần trên cho thấy việc phấn
đấu tăng thị phần để cạnh tranh là mục tiêu hàng đầu để duy trì và phát triển đạt
được sứ mệnh và tầm nhìn của Tổng Công ty VEAM. Để đạt được điều này cần
xác định các khách hàng mục tiêu cũng như tăng tính năng mới cho sản phẩm,
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia 30
tăng thời gian bảo hành và các dịch vụ khác. Tổng Công ty VEAM cần theo
phương châm cạnh tranh về chất lượng, tiện ích sử dụng phù hợp của sản phẩm
theo thị trường, khả năng cung cấp dịch vụ sau bán hàng nhanh, kịp thời.
Về mặt nội tại như đã phân tích ở các phần trên cho thấy việc không ngừng
đổi mới quản lý và nâng cao năng lực làm công tác thị trường, kinh doanh là cần
thiết để đảm bảo đạt các mục tiêu Chiến lược trong giai đoạn mới. Phân tích các
đối thủ cạnh tranh cho thấy Tổng Công ty VEAM khó có khả năng cạnh tranh về
giá rẻ với các sản phẩm của Trung Quốc vì vậy cần xác định quy trình quản lý
hoạt động sản xuất có giá cả phù hợp chất lượng và tiện ích sản phẩm. Công tác
quản lý khách hàng cũng cần có sự phân nhóm khách hàng để có các sản phẩm
phù hợp với nhu cầu và sự đặt hàng của khách hàng mục tiêu. Quá trình cải tiến
là không ngừng để đổi mới công nghệ, giảm giá thành nâng cao chất lượng bằng
việc thiết kế, cải tiến sản phẩm, phân công hợp tác sản xuất giữa các đơn vị
thành viên.
Về khả năng học hỏi và phát triển: Tổng Công ty VEAM thông qua các đối
tác lien doanh nước ngoài mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để cử các cán bộ, kỹ
sư đi đào tạo tại các công ty nước ngoài có mô hình sản xuất tương tự. Ngoài ra
Tổng Công ty VEAM còn xem xét một số mô hình quản lý sản xuất tiêu biểu
trong Tổng Công ty để tổ chức cho các đơn vị đến tham quan học tập. Đối với
một số công ty có các dây chuyền sản xuất lớn hiện đại với công nghệ mới,
Tổng Công ty VEAM xem xét việc tuyển dụng và thuê các chuyên gia nước
ngoài giỏi vào làm việc nhằm chuyển giao công nghệ và đào tạo tại chỗ về quản
lý chất lượng, quản lý sản xuất.
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia 31
Hình 6. Bản đồ Chiến lược cho Tổng Công ty VEAM giai đoạn 2011-2015:
VỀ MẶT
TÀI CHÍNH
VỀ KHÁCH HÀNG
VỀ NỘI TẠI
- Tăng lợi nhuận từ
dịch vụ và phụ tùng
Duy trì lợi nhuận 18%-
25% /vốn
- Tăng chất lượng sản
phẩm , cải tiến mẫu
- Liên kết ngân hàng
cho khách vay tiền
- Tăng thu nhập theo
việc thưởng thành tích
công việc và phúc lợi
- Doanh thu tăng
trưởng trunh bình hàng
năm 15%-20%
- Phân bổ vốn từ quỹ đầu tư VEAM cho các dây
chuyền đúc, rèn,máy CNC cho máy nông nghiệp
-Hỗ trợ vốn lưu động cho sx máy nông nghiệp
-
-Mở rộng các sản phẩm mới:máy kéo 4 bánh tử
30 HP đến 50HP;máy cấy lúa, máy kéo OEM
Thêm tính năng mới của
s/phẩm, bảo hành,d.vụ
Tăng thị phần và
khách hàng mục tiêu
Các tổ hợp dịch
vụ,các đối tác nước
ngoài hợp tác OEM
Đảm bảo thỏa mãn dịch
vụ phụ tùng nhanh
chóng,
Quy trình quản lý
hoạt động
-Giấ phù hợp với chất lượng và
tiện ích sản phẩm
- Phân phối qua đại lý tại tùng
vùng, miền.Có hỗ trợ vay
vốn,chiết khấu thanh toán
Quy trình quản lý
khách hàng
- Lựa chọn và phân đoạn
khách hàng mục tộ nông
dân,các dự án,khách iêu gồm
tổ hợp,hhàng nước ngoài đặt
hàng OEM, đại lý nước ngôài
Quá trình cải tiến
đổi mới công nghệ,phân công
hợp tác sản xuất;Thiết kế sản
phẩm phù hợp từng thị
trường;Sản xuất SP mới như
máy kéo 4 bánh đến 50HP,máy
cấy lúa
Quy trình điều tiết và
xã hội
-Luôn đảm bảo cung ứng máy và
phụ tùng đủ theo mùa vụ
- Ủng hộ các quỹ về thiên
tai,địch hoạ các vùng nông
nghiệp
Từng bước chuyên
môn hóa cao và mở
rộng các tính năng và
sản phẩm mới
Gửi cán bộ đi đào đạo
nước ngoài, đào tạo
chéo giữa các đơn vị
trong VEAM
Thiết lập hệ thống
thông tin kỹ thuật,
công nghệ giữa các
đơn vị trong VEAM
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia 1
Đề xuất Mô hình Tam giác Delta (DPM) cho chiến lược của VEAM giai
đoạn 2011-2015
Hệ thống khóa chặt
VEAM
Giải pháp khách hàng toàn cầu
BỐN QUAN ĐIẺM KHÁC
Mặt tài chính
- Tăng vốn chủ sở hữu
- Tạo lợi nhuận cao
tập trung vốn đầu tư công nghệ
Khách hàng
- Dịch vụ cho từng khách
hàng tập trung khách hàng
chính ,xuất khẩu OEM
Quá trình nội bộ
Tập trung chủ yếu
trong đơn vị thành viên
Thay đổi nhân sự cấp cao
Học hỏi tăng trưởng
Nâng cao năng lực cán bộ
lãnh đạo và kỹ thuật.Hợp tác
cùng ngành trong ngoài nước
Hình 7: Mô hình Delta Project đề xuất hoàn thiện cho Chiến lược của
VEAM giai đoạn 2011-2015
Sứ mệnh: cơ giới hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn;trở thành nhà sản
xuất và kinh doanh máy nông nghiệp đứng đầu tại Việt Nam và ASEAN
Xác định vị trí cạnh tranh
- Thị trường tại miền Tây Nam bộ;Bắc Trung Bộ.Xuất
khẩu: Indonexia, Myanmar. Cạnh tranh chất lượng
xuất khẩu OEM sang Hàn Quốc
Cơ cấu ngành:Nhiều đối thủ cạnh tranh;Công ty Nam
Tiến;Công ty Thanh Phong;Công ty Nam
Cường;Công ty lắp máy miền Nam;Công ty Vicontrat
Lĩnh vực kinh doanh:Động cơ, máy kéo 2 bánh, 4 bánh;Máy
xay xát gạo, bơm nước, hộp số thủy;Máy phát điện, chế biến
nông sản (sắn);Máy gặt đập liên hợp,bơm thuốc trừ sâu;Dịch vụ
sửa chữa,phụ tùng máy nông nghiệp, chế tạo theo đơn đặt hàng
;Kinh doanh XNK máy nông nghiệp
Đổi mới cải tiến: Thiết kế chế tạo mới động cơ xuất khẩu;
thiết kế chế tạo máykéo 2 bánh mới chất lượng cao xuất
cụm OEM cho Hàn quốc;sản xuất lắp ráp máy kéo 4 bánh
đến 50 HP,đầu tư công nghệ mới làm bánh răng,hộp số,
Hiệu quả vận hành:Lấy tiêu chí không cạnh tranh theogiá rẻ
mà cạnh tranh theo dịch vụ khách hàng, bảohành;Tăng tỷ lệ
thị phần tại thị trường chính là miền Tây Nam bộ;tăng sản
lượng các mẫu mã có khả năng cạnh tranh,tăng,khẩu khẩu
Xác định khách hàng mục tiêu:Các tổ hợp dịch vụ nông thôn miền bắc;Hộ
gia đình, tổ dịch vụ miền Tây Nam Bộ;Hộ gia đình, tổ dịch vụ bắc Trung bộ:
Nghệ An;Thị trường xuất khẩu: Indonexia,Myanmar,Hàn Quốc (OEM)
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia 33
6.3. Kế hoạch hành động và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn
thiện Chiến lược của Tổng Công ty VEAM.
6.3.1. Kế hoạch thị trường, khách hàng mục tiêu:
Nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng thì Tổng Công ty VEAM
cần tăng cường thiết kế và chế tạo bổ sung tính năng mới của sản phẩm, tăng
thời gian bảo hành, khả năng cung cấp phụ tùng nhanh chóng. Ngoài ra người
nông dân là đối tượng có thu nhập thấp, ít tiền vì vậy khi mua máy nông nghiệp
họ cần có sự hỗ trợ về nguồn vốn vay cũng như hỗ trợ lãi suất vay. Chính vì vậy
để bán được máy nông nghiệp, Tổng Công ty VEAM cần phải liên kết với các
ngân hàng nhằm hỗ trợ vốn vay cho nông dân. Chuyển hướng tập trung vào các
thị trường chính trong nước là miền Tây Nam bộ và thị trường truyền thống bắc
Trung bộ là đúng hướng. Cần triển khai tìm đại lý và khảo sát thị trường xuất
khẩu sang Indonexia và Myanmar là nơi có nhu cầu máy kéo, máy nông nghiệp
lớn cũng như hợp tác với các hãng máy nông nghiệp lớn của Hàn quốc như
Tongyang, Daedong để sản xuất OEM xuất khẩu máy kéo 2 bánh theo đơn đặt
hàng của các hãng này để tăng sản lượng, giảm giá thành.
6.3.2. Kế hoạch tài chính:
Hiện tại Tổng Công ty VEAM chưa xây dựng được Kế hoạch tài chính
bài bản do việc xây dựng lực lượng cán bộ tài chính chưa đủ mạnh.Cần bổ sung
bộ phận riêng cho kế toán quản trị.Xây dựng kế hoạch tài chính chi tiết có phân
bổ các nguồn lực đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ vốn lưu động cho sản xuất máy
nông nghiệp của VEAM. Mục tiêu của tài chính là duy trì lợi nhuận và tăng thu
nhập, lợi nhuận từ dịch vụ, phụ tùng thay thế.
6.3.3. Kế hoạch đầu tư:
- Đã có kế hoạch đầu tư dài hạn từ 2010-2015.Trong các năm gần đây đã
đầu tư xây dựng một số nhà máy mới và đầu tư công nghiệp phụ trợ tạo chuyên
môn hóa trong sản xuất máy nông nghiệp như đúc, rèn phôi..Một số công trình
đầu tư đã tạo dựng được tên tuổi cho thương hiệu VEAM.Tuy nhiên kế hoạch
đầu tư một số dự án bị kéo dài không đúng kế hoạch gây mất cơ hội. Chính vì
vậy cần tăng cường kế hoạch giám sát và quản lý tiến độ đầu tư.
6.3.4. Kế hoạch sản xuất:
Kế hoạch sản xuất: chưa bám sát với kế hoạch thị trường khiến một số
trường hợp gây mất cân bằng giữa sản xuất và bán hàng.Cần chấn chỉnh công
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia 34
tác kế hoạch sản xuất dựa vào dự báo thị trường chính xác.Tăng cường sự tham
gia của cán bộ kế hoạch vào các chương trình khảo sát đánh giá thị trường.
6.3.5. Giải pháp về định vị sản phẩm
Như đã trình bày ở trên hiện tại định vị sản phẩm của VEAM nằm giữa
sản phẩm tốt nhất và giải pháp khách hàng toàn diện.Do đặc điểm kinh doanh
máy nông nghiệp là phải khảo sát thị trường từng vùng đất khác nhau để lựa
chọn sản phẩm phù hợp nếu không sẽ không sử dụng được máy do cơ tính đất
khác nhau, diện tích khác nhau, đường xá đi lại khác nhau. Chính vì vậy cần
định vị lại sản phẩm theo hướng chọn giải pháp khách hàng toàn diện.
6.3.6. Giải pháp về tổ chức phân công sản xuất
Cần đẩy mạnh hơn nữa việc phân công sản xuất chuyên môn hóa giữa các
đơn vị trong Tổng công ty để nâng cao sản lượng và chất lượng máy nông
nghiệp, đặc biệt xóa bỏ tình trạng các doanh nghiệp cơ khí sản xuất khép kín và
có đủ từ khâu tạo phôi, gia công cơ khí, lắp ráp. Tổng công ty sắp xếp và phân
công bố trí tại phía Nam chỉ có 1 đơn vị chuyên cấp phôi đúc cho các đơn vị
thành viên. Tương tự như vậy Tổng Công ty bố trí tại phía Bắc chỉ có 1 đơn vị
chuyên cấp phôi đúc gang cho các đơn vị thành viên và 1 đơn vị chuyên đúc kim
loại màu và bố trí tạo phôi rèn tại 1 đơn vị cho toàn tổng công ty. Tổng Công ty
Tập trung đầu tư một dây chuyền chuyên cung cấp bánh răng tại phía Nam và
một dây chuyền cung cấp bánh răng, trục tại phía bắc.
6.3.7. Giải pháp đầu tư.
Tập trung đầu tư công nghệ mới trong đúc để giảm tỷ lệ phế phẩm, nâng
cao chất lượng vật đúc.Đầu tư công nghệ rèn phôi mới để giảm lượng dư gia
công, tiết kiệm vật tư, chi phí gia công cơ. Tổng Công ty chủ trương đầu tư tạo
nên các dây chuyền chủ lực nhằm tăng chất lượng và đẩy sản lượng sản xuất
động cơ, máy kéo bằng các dự án đầu tư bài bản, đủ tiềm lực sản xuất tạo các
sản phẩm cạnh tranh về số lượng, chất lượng trên thị trường, tạo sự khác biệt về
công nghệ đầu tư.Đầu tư kết hợp nhận chuyển giao công nghệ từ các nhà sản
xuất máy nông nghiệp tiên tiến trên thế giới như các hãng máy nông nghiệp Hàn
Quốc là Daedong Industry Co.Ltd hay Tongyan Corporation.
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia 35
Bảng 8. Kế hoạch hành động và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện Chiến lược của Tổng Công ty VEAM
Mục tiêu Lịch trình biểu đồ GATT
Bản đồ chiến
luợc
Mục tiêu chiến lược
Thước
đo
Hiện
tại
Tương
lai
Kế hoạch hành động
2011 2011 2012 2013 2014 2015
-Duy trì lợi nhuận từ 18%-25%/vốn chủ sở hữu % 18 25 -Liên kết ngân hàng Liên Việt vay vốn
Tài chính
-Tăng thu nhập, lợi nhuận dịch vụ, phụ tùng % 25 40
-Tăng cường công nghiệp phụ trợ sản
xuất phụ tùng, dịch vụ sửa chữa
Thêm tính năng mới của sản phẩm, tăng t/gian
bảo hành, hỗ trợ dịch vụ vay vốn cho k/hàng
%
15 50
-Tăng tính năng sử dụng,tháo lắp
dễ,tăng thời gian bảo hành.
-Tăng lượng vay vốn hỗ trợ mua máy
Tăng thị phần, tăng khách hàng mục tiêu % 21 40 -Thị phần tăng 40% tại VN.
Tổ hợp dịch vụ, đối tác mục tiêu OEM % 5 30
-Khách hàng mục tiêu là tổ dịch vụ
nông thôn, khách đặt hàng OEM x.khẩu
Khách hàng
Đảm bảo thoả mãn dịch vụ phụ tùng % 40 80 -Cạnh tranh về dịch vụ phụ tùng,s.chữa
Qui trình quản lý hoạt động
-Giá phù hợp với chất lượng và tiện ích
-Phân phốiqua đại lý,hỗ trợ vốn vay
Qui trình quản lý khách hàng -Lựa chọn phân đoạn khách hàng
Quá trình cải tiến
-Đổi mới công nghệ,hợp tác sản xuất
-Thiết kế sản phẩm phù hợp thị trường
Quản lý nội tại
Qui trình điều tiết và xã hội
-Đảm bảo cung ứng phụ tùng
-Ủng hộ quỹ thiên tai các vùng n.nghiệp
-Từng bước chuyên môn hoá và mở rộng các
tính năng và sản phẩm mới
% 15% 40%
-Chuyên môn hoá phôi đúc,rèn
-Chuyên môn hoá sx bánh răng,trục
-Gửi cán bộ đi đào tạo nước ngoài,đào tạo chéo
giữa các đơn vị thành viên VEAM
% 10% 30%
-Đào tạo qua đối tác chuyển giao công
nghệ;đào tạo 5S,kỹ thuật giữa các đ.vị
-Thiết lập hệ thống thông tin kỹ thuật,công nghệ
giữa các đơn vị thành viên VEAM
-Trao đổi thông tin công nghệ đúc,gia
công cơ khí
Học hỏi và phát
triển
-Trao đổi thông tin quản lý, điều hành giữa các
đơn vị,tạo môi trường thông tin mở
-Thông tin quản lý, chiến lược,quản lý
cấp T.Cty cho các đơn vị thành
viên.Ứng dụng phần mềm quản lý
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia 36
Bảng 9: Kế hoạch đầu tư 2011 - 2015
Chỉ tiêu định lượng
Lịch tiến độ cho từng
năm (biểu đồ GANT)
Kế
hoạch
đầu tư
Mục
tiêu
Thướ
c đo
2011
2012 -
2014
2015
Kế hoạch hành
động
2011
2012 -
2014
2015
Dây
chuyền
rèn phôi
Giảm
tiêu hao
vật tư
Giảm
tỷ lệ
%
5% 15% 20%
Công nghệ máy
búa thuỷ lực,rèn
khuôn kín
Dây
chuyền
bánh
răng
Tăng %
thị phần
xuất
khẩu
%
28% 32% 40%
Công nghệ,
thiết bị mới đạt
độ chính xác
cao
Nhà máy
SX máy
kéo 2
bánh
Tăng thị
phần và
xuất
khẩu
% 2% 5% 10%
Đầu tư mới
nâng sản
lượng,chats
lượng
Nhà máy
sx động
cơ Diesel
Hợp tác
phân
công
nâng sản
lượng,
chất
lượng
Tăng
sản
lượng
%
2% 5% 10%
- Đầu tư các dây
chuyền gia công
chính máy
CNC, hợp tác
cung cấp phụ
tùng trong các
đơn vị thành
viên
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia 37
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu các vấn đề quản trị chiến lược thuộc đồ án này thông qua
mô hình Delta Project và bản đồ Chiến lược đối với việc hoạch định chiến lược phát triển của
Tổng Công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), tôi rút ra được các
nhận xét và kết luận như sau:
- Về cơ bản định hướng Chiến lược phát triển của Tổng Công ty VEAM đã có và
luôn bám theo định hướng và sứ mệnh sản xuất máy nông nghiệp phục vụ cơ giới hoá nông
nghiệp và phát triển nông thôn từ 20 năm nay.
- Là một Tổng Công ty Nhà nước với nhiệm vụ sản xuất máy nông nghiệp tức là
Tổng Công ty VEAM xác định được vai trò là người phục vụ nông nghiệp - một lĩnh vực khó
khăn cả về tiềm lực tài chính lẫn nhận thức hạn chế của người mua, người sử dụng và khó
khăn trong việc thích nghi với các vùng đất khác nhau đối với các tính năng của máy nông
nghiệp. Chính vì vậy vấn đề căn bản khó khăn nhất đối với Tổng Công ty VEAM là phải có
sự lãnh đạo kiên định cũng như tầm nhìn xuyên suốt về tư tưởng cho các cán bộ từ cấp cao
đến nhân viên về sứ mệnh và nhiệm vụ để có thể tạo ra sức mạnh đoàn kết và sự đồng lòng
hành trình cùng người nông dân lúc thuận lợi cũng như khó khăn.
- Xuất phát từ hiện thực đó thì việc hoàn thiện Chiến lược là nhằm tạo nên sự tập
trung về định vị theo hướng giải pháp khách hàng toàn diện vì chúng ta phải biết khách hàng
của chúng ta là ai, biết lắng nghe khách hang để lien tục thay đổi từ cải tiến sản phẩm phù hợp
đến dịch vụ khách hàng như đào tạo, thao diễn, hướng dẫn sử dụng máy , tạo nguồn vốn vay
mua máy với hỗ trợ lãi suất từ Chính phủ, các tổ chức ngân hàng, chính quyền địa phương..
- Xác định khách hàng mục tiêu để tập trung đẩy mạnh tăng thị phần cạnh tranh với
các đối thủ nhập máy từ Trung Quốc giá rẻ cũng là bước hoàn thiện cải tiến để tạo sức mạnh
tập trung không phân tán trong công tác thị trường kinh doanh. Đổi mới quan điểm nhìn nhận
khách hang mục tiêu có hướng tới thị trường xuất khẩu trọng điểm và hợp tác với các nhà sản
xuất máy nông nghiệp tại Hàn quốc để sản xuất dạng OEM xuất khẩu cụm máy nông nghiệp
hoặc phụ tùng máy nông nghiệp cũng là giải pháp nhằm tăng sản lượng, khả năng chuyên
môn hoá, hạ giá thành và nâng tầm giá trị và chất lượng sản phẩm.
- Không ngừng thay đổi, hoàn thiện, học hỏi , đào tạo kỹ năng quản lý, đội ngũ kỹ
thuật và thị trường giỏi là các bước cần làm để hoàn thiện Chiến lược.
- Việc kiểm soát chiến lược cũng là một chìa khoá then chốt cho sự thành công đòi
hỏi khả năng và tầm quản lý của lãnh đạo cấp cao VEAM phải thay đổi và đáp ứng trong
Chiến lược phát triển 2011-2015.
Do thời gian hạn hẹp nên bản đồ án còn nhiều thiếu sót song kết quả mà bản đồ án đưa
ra được về mô hình tam giác Delta và bản đồ chiến lược hoàn thiện giai đoạn 2011-2015 chắc
chắn sẽ góp một phần vào sự thành công của Tổng công ty Máy Động lực và Máy nông
nghiệp Việt nam (VEAM) trong giai đoạn 2011-2015 tới.
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Air Asia strategy Management – Delta Project,
project.
- Dare to Lead, Mike Merill, Career Press, 2004.
- Dẫn dắt sự thay đổi, John P.Kotter, NXB Lao động – xã hội, năm 2010.
- Định hướng Chiến lược phát triển của Tổng Công ty Máy Động lực và Máy
nông nghiệp giai đoạn 2001-2010.
- Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Máy Động lực và Máy nông
nghiệp Việt Nam (VEAM) được phê duyệt tại Quyết định số:4750/QĐ-BCT
ngày 13/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
- MBA dành cho lãnh đạo, Steven SilBiger, Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ
Chí Minh, 2009.
- Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nguyễn Năng Phúc, Nhà xuất bản Tài
Chính,2008.
- Kết quả phỏng vấn ông Trần Ngọc Hà – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng
Công ty VEAM.
- Kết quả phỏng vấn ông Lâm Chí Quang – Tổng giám đốc Tổng Công ty
VEAM.
- Kết quả phỏng vấn ông Bùi Quốc Việt – Trưởng phòng Thị trường kinh
doanh Tổng Công ty VEAM.
- Kết quả phỏng vấn ông Phạm Văn Năng – Trưởng phòng Kế hoạch, Thống
kê, Lao động tiền lương Tổng Công ty VEAM.
- Tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Minh Kiểu, Nhà xuất bản thống kê, 2008.
- Tài liệu học tập môn: FIN501-Tài chính doanh nghiệp & Tài chính lớp :
HELP MBA-M14, HN, 2010.
- Tài liệu học tập môn: Quản trị doanh nghiệp MGT 504 của lớp: HELP
MBA-M14,HN,2011.
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia 39
- Quy hoạch phát triển ngành máy động lực và máy nông nghiệp giai đoạn
2006-2015, tầm nhìn 2020
- Quản trị tài chính, Eugene F.Righam và Joel F.Houston – Đại học Forida,
Nhà xuất bản Cengage Learning Asia Pte Ltd, Singapore, 2009.
- Vùng lợi nhuận - The Profit Zone, Adrian J. Slywotzky & David J.
Morrison, Nhà xuất bản Thống kê, 2008.
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Phụ lục 1:
Các hình vẽ ,biểu đồ minh hoạ
Hình 1-1: Các nhiệm vụ của quản trị chiến lược
Hình 1.2: Mô hình hoạch định chiến lược cơ bản
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Hệ thống khóa chặt
Gỉai pháp khách hàng toàn cầu Sản phẩm tốt nhất
Sứ mệnh kinh doanh
Định vị cạnh tranh Cấu trúc ngành
Lịch trình chiến lược
Đổi mới Hiệu quả vận hành
Nhắm tới khánh hàng
Lịch trình chiến lược quá trình thích ứng
Ma trận tổng hợp và kết tinh
Thử nghiệm và phản hồi
Hình 1-3: Delta Project Model (DPM)
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Nguy cơ của các
đối thủ tiềm tàng
Đe dọa của sản
phẩm thay thế
Năng lực
thương
lượng của
người cung
cấp
Sự ganh đua
các công ty
hiện có
Năng lực
thương
lượng của
người mua
Hình 1-4: Năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter
Hình 1-5: Mô hình PEST (phân tích vĩ mô bên ngoài)
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Thẻ cân bằng điểm
Thẻ cân bằng điểm cung cấp khung hoạt đọng cho phép chuyển chiến lược thành các hoạt động tác nghiệp
tài chính
To succeed
financially,how
should we
appear to our
shareholders?
tầm nhìn và tiến trình KD
chiến lược để đáp ứng
Khách hàng mong đợi
Để hoàn cổ đông và
thiện tầm KH chúng
nhìn của ta cần làm gì
mình,
chúng ta học hỏi và phát triển
cần được
KH cảm để thực hiện sứ
nhận ra mệnh chúng ta cần
sao? phát triển năng
lực gì để thay đổi
cải thiện mình?
Hình 1-6: Mô hình thẻ cân bằng điểm (The Balanced Scorecard – BSC):
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Phụ lục 2: bảng khảo sát, phỏng vấn tại tổng công ty
máy động lực và máy nông nghiệp việt nam (VEAM)
1)Mục tiêu khảo sát theo 8 nội dung Delta Project model:
Theo nội dung đồ án là sử dụng mô hình delta project model để hoàn
thiện chiến lược phát triển của tổng công ty veam chúng ta cần khảo sát để làm
rõ 8 nội dung của delta project model mà các tài liệu thu thập được chưa làm rõ.
2) Đối tượng khảo sát:
Tổng công ty VEAM có sơ đồ tổ chức của một tổng công ty nhà nước
hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con theo chương trình đổi mới
doanh nghiệp của nhà nước. Đại diện chủ sở hữu là Hội đồng thành viên (5
người), tiếp đến là ban Tổng giám đốc (1 tổng giám đốc và 3 phó tổng giám đốc
tại trụ sở văn phòng tổng công ty), các phòng ban chức năng trên văn phòng
tổng công ty gồm văn phòng tổng hợp, phòng kỹ thuật và đầu tư, phòng xây
dựng cơ bản, phòng tài chính kế toán, phòng thị trường kinh doanh, phòng
nghiên cứu phát triển, phòng kế hoạch LĐTL, tiếp đến là khối các công ty 100%
của công ty mẹ là tổng công ty; công ty liên kết với vốn góp trên 50% hoặc dưới
50% của công ty mẹ; các đơn vị hạch toán phụ thuộc vào tổng công ty; các công
ty liên doanh.
Kế hoạch khảo sát:
theo sơ đồ tổ chức ở trên giai đoạn 1 chọn mẫu trong số các trưởng phòng
chức năng của tổng công ty dự tính phỏng vấn khảo sát 5 người
giai đoạn 2: chọn phỏng vấn cấp cao trong ban tổng giám đốc, hội đồng
thành viên dự tính phỏng vấn 3 người.
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
3) Thiết kế bảng hỏi:
Câu hỏi khảo sát về định hướng Chiến lược VEAM
Ngày..... tháng...6 .năm 2011
Kính gửi : Ông ………….. / Tổng Công ty VEAM
Để thực hiện khảo sát về định hướng Chiến lược của Tổng Công ty Máy
Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), kính đề nghị ông cho biết
các ý kiến của cá nhân ông về định hướng Chiến lược của VEAM hiện tại và
tương lai.
Xin trân thành cảm ơn sự cộng tác của ông
Hồ Mạnh Tuấn
Câu 1: Sứ mệnh hiện tại của VEAM là gì?
Sứ mệnh tương lai của VEAM ra sao?
Câu 2: Vị trí cạnh tranh các sản phẩm máy động lực và máy nông
nghiệp của VEAM hiện nay như thế nào?
Vị trí cạnh tranh trong5 -10 năm nữa ra sao?
Câu 3: Cơ cấu ngành máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam?
Hiện tại:
Tương lai 5 – 10 năm:
Câu 4: Lộ trình kinh doanh và các chỉ tiêu chủ yếu của sản phẩm
máy động lực và máy nông nghiệp VEAM trong 5- 10 năm tới
Câu 5: Sự đổi mới cải tiến của VEAM
Hiện tại:
Trong 5 – 10 năm tới ra sao?
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Câu 6: Hiệu quả hoạt động của VEAM?
Hiện tại:
Trong 5-10 năm tới?
Câu 7: Khách hàng mục tiêu của VEAM về Máy động lực và máy
nông nghiệp?
Hiện tại:
Trong 5 – 10 năm tới?
Câu 8: Định vị sản phẩm máy động lực và máy nông nghiệp VEAM
hiện nay là:
Sản phẩm tốt nhất (về giá cả, sự khác biệt)?
Có giải pháp phục vụ khách hàng tốt nhất?
Là sản phẩm được độc quyền sử dụng
Rất cám ơn sự hợp tác của ông
Tổng Công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp (VEAM)
Địa chỉ: Lô D, khu D1, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: (84-4) 6280 0802
Fax: (84-4) 6280 0809
website: www.veam.com.vn
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
4) kết quả khảo sát:
Do thời gian làm đồ án có hạn trong tháng 6/2011 vì vậy đây là tháng cuối
của sơ kết 6 tháng vì vậy các cán bộ trong đối tượng khảo sát thường xuyên đi
công tác chuẩn bị cho báo cáo kết quả sơ kết 6 tháng đầu năm và tham gia các
sự kiện của các đơn vị thành viên.
Chính vì vậy kế hoạch định khảo sát phỏng vấn 5 trưởng phòng nhưng do
các trưởng phòng thường xuyên đi công tác vì vậy chỉ phỏng vấn được 2 người:
ông Bùi quốc Việt – trưởng phòng thị trường kinh doanh và ông Phạm Văn
Năng - Trưởng phòng Kế hoạch Thống kế Lao động tiền lương Tổng Công ty
Đối với ban tổng giám đốc và hội đồng thành viên: kế hoạch khảo sát 3
người nhưng thực tế khảo sát phỏng vấn được 2 người là ông Lâm Chí Quang –
Tổng giám đốc và ông Trần Ngọc Hà – Chủ tịch hội đồng thành viên.
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Phụ lục 3: Tài liệu , số liệu liên quan đến đồ án.
1) Danh sách các công ty trong nước lắp ráp động cơ, máy
nông nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam:
Một số nhà cung cấp máy nông nghiệp tương tự sản phẩm của
VEAM tại Việt nam (nguồn: Phòng Thị trường kinh doanh Tổng Công ty
VEAM)
Tên nhà
cung cấp
Địa
điểm Sản phẩm
Sản
lượng
năm
Ghi chú
Công ty
Nam Tiến
Thanh
Trì - Hà
Nội
Động cơ một
cylinder, Máy
kéo Cao phong,
Đông phong
ĐC: 5000
MK: 3000
- 4000
Tỷ lệ máy Cao phong và Đông
phong thường là 8:2. Thị trường
tại các tỉnh Phía Bắc. Bán theo
hệ thống Đại lý
Công ty
Thanh
Phong
Thanh
Trì - Hà
Nội
Động cơ một
cylinder. Máy
kéo Cao phong
ĐC: 5000
MK: 4000
- 5000
Thị trường tại các tỉnh trong cả
nước. Bán theo hệ thống Đại lý
Công ty
Nam
Cường
Hà nội Động cơ một cylinder
Thị trường tại các tỉnh trong cả
nước. Bán theo hệ thống Đại lý
Công ty
Việt
Trung
Hải
Dương
Động cơ một
cylinder, Máy
kéo Cao phong,
Đông phong
ĐC:
10000
MK: 8000
Trước đây đã có lúc lắp đến 12
000, gần đây giảm do chuyển
lắp Ô tô.
Thị trường tại các tỉnh trong cả
nướcBán theo hệ thống Đại lý
Có khả năng nội địa hóa các chi
tiết Ghế ngồi, La răng
Công ty
lắp máy
Miền nam
Đà Nẵng
Động cơ một
cylinder, Máy
kéo Cao phong,
Đông phong
ĐC:
10000
MK: 4000
- 5000
Tỷ lệ máy Cao phong và Đông
phong thường là 8:2.
Thị trường từ miền Trung vào
đến phía Nam. Bán theo hệ
thống Đại lý
Công ty
Vicontrat
TP Hồ
Chí Minh
Động cơ một
cylinder, Máy
kéo Đông
phong
MK: 5000
Tỷ lệ máy Cao phong và Đông
phong thường là 8:2.
Thị trường tại các tỉnh Phía
Nam. Bán theo hệ thống Đại lý
Khoảng 5
nhà cung
cấp nhỏ
hơn lắp có
tính thời vụ
Hà nội
Máy kéo Cao
phong, Đông
phong
MK: 1000
Tỷ lệ máy Cao phong và Đông
phong thường là 8:2.
Thị trường tại các tỉnh Phía
Bắc. Bán theo hệ thống Đại lý
và bán trực tiếp
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Công ty Cơ khí Thái Bình trước đây cũng là nhà lắp ráp cung cấp số
lượng lớn cho các Tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình nhưng hiện nay do
chính sách chuyển đổi máy lớn nên đã giảm loại nhỏ nên không nêu ra tại đây
Điểm mạnh của các nhà cung cấp này là do chỉ nhập khẩu và lắp ráp đơn
thuần nên rất linh hoạt về số lượng, chủng loại, thời gian xuất xưởng nên tuy số
lượng lớn nhưng tồn kho ít. Các nhà cung cấp trên ngoài các cụm chính nhập
khẩu thì họ đặt hàng các cơ sở nhỏ hơn sản xuất các cụm khác như Cày, Bánh
lồng, Trang đất . . .
*Tình hình cung máy kéo 4 bánh hiện tại
Hiện nay theo khảo sát trên thị trường tính đến tháng 12/2010 có các đơn
vị kinh doanh và sản xuất lắp ráp máy kéo 4 bánh như sau:
*Máy do nhà máy Kubota Bình Dương sản xuất, lắp ráp (nhà máy
này do cty Nhật bản liên doanh với Kubota Thái Lan ).
+ Công suất dự kiến: 15.000 sản phẩm máy cày, 2000 máy gặt đập liên
hợp mỗi năm
+ Tổng vốn đầu tư: 80 triệu USD, trong đó giai đoạn 1: 11,37 triệu USD,
03/12/2009 bắt đầu đi vào sản xuất.
+ Thông số kỹ thuật và giá bán của một số loại máy 4 bánh mà Kubota
đang sản xuất
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Các sản phẩm máy kéo 4 bánh của kubota
STT Tên hàng quy cách
Mã
lực
(HP)
Giá bán lẻ
(VND)
Ghi chú
1 Kubota L302 VN 30 187 tr/chiếc Đ/Cơ 3xylanh, tay lái cơ
2 Kubota L3408 DI-
2WD
34 244 Đ/Cơ 4xylanh, một cầu
3 Kubota L3408 DI -
4WD
34 257 Đ/cơ 4xylanh, 2 cầu
4 Kubota L4508 DI-
4WD
45 317 Đ/cơ 4xylanh, 2 cầu
5 Kubota M 5000 VN 50 375 Đ/cơ 4xylanh, 2 cầu. Quý
4/2010 sẽ tung ra thị trường
6 Kubota B2420 187.852.000 Đã có xới đi kèm
7 Kubota L3408 DI-VN 35 215.600.000
Kubota L4508VN 45 264.000.000
Kubota L50 VN 295.000.000
Xới cho B2420 32.000.000
Máy xới cho L3408 DI 41.181.000
Ủi là cho L3408 DI 28.875.000
Xới cho L4508 VN 59.545.000
Ủi là cho L4508 VN 32.130.000
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Model B2420
Model L3408VN
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Model L4508 VN
Công ty TNHH KUBOTA Việt Nam bắt đầu đi vào sản xuất từ 12/2009,
trong năm 2009 tiêu thụ được 50 chiếc. Tính đến tháng 12/2010 tiêu thụ được
200 chiếc. Chủ yếu tiêu thụ ở Đông Nam Bộ và ĐBSCL.
Ưu điểm:
‐ Giá cả hơi cao tuy nhiên phù hợp với nông dân ĐBSCL
‐ Mẫu mã đa dạng và chất lượng tốt.
Nhược điểm:
‐ Máy canh tác đắt.
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
‐ Do có tỷ lệ nội địa hóa thấp chủ yếu lắp cụm CBU nên không được hỗ
trợ vay vốntừ Chính Phủ.
‐ Sản phẩm của hãng NEW HOLLAND
Lịch sử của thương hiệu New Holland là sự kết hợp của bốn thương hiệu
Máy kéo nông nghiệp hàng đầu thế giới với nhau: Ford, Fiat Trattori, Claeys và
New Holland.
New Holland có mặt tại 170 quốc gia trên toàn thế giới. Các trụ sở nằm ở
Turin, Italy. New Holland được đại diện với các chi nhánh ở Bắc Mỹ, với các
văn phòng tại Mỹ ở New Holland, Pennsylvania và Racine, Wisconsin, ở Nam
Mỹ tại Curitiba, Brazil. Tại châu Âu New Holland bao gồm các thị trường chính
với các chi nhánh ở Basildon, Anh; Copenhagen, Đan Mạch; Heilbronn, Đức;
Madrid, Tây Ban Nha; Modena, Italy, Paris, Pháp; Plock, Ba Lan; St Valentin,
Áo; Zedelgem, Bỉ. Sản phẩm máy kéo New Holland tại Việt Nam được nhập
khẩu bởi công ty CICA Việt Nam là đại diện độc quyền nhập khẩu và phân phối
thiết bị máy nông nghiệp Ford New Holland tại thị trường Việt Nam.Công ty
CICA Việt Nam có địa chỉ tại 102A-B CỐNG QUỲNH, P. PHẠM NGŨ LÃO,
QUẬN 1, HCM,(xem trang Website:
Công ty CICA là công ty 100% vốn nước ngoài, thuộc quyền sở hữu của
tập đoàn SIME DARBY GROUP (MALAYSIA) - Một tập đoàn đa quốc gia
hàng đầu tại Malaysia và là một trong top 5 tập đoàn lớn nhất khu vực Đông
Nam Á . SIME DARBY GROUP (MALAYSIA) được thành lập từ 1910, có
trên 25.000 nhân viên làm việc trong 300 công ty tại 20 quốc gia, là một tập
đoàn đa ngành nghề về: Sản xuất và thương mại thiết bị máy móc công nghiệp
nặng, đồn điền trồng trọt, đầu tư kinh doanh bất động sản, kỹ thuật dầu khí. Tập
đoàn có doanh thu vượt 6 Tỉ Đô la Mỹ năm 2007.
CICA VIETNAM LTD là phân phối có uỷ quyền chính thức của các
hãng sản xuất máy móc thiết bị và phụ tùng có danh tiếng trên thế giới và khu
vực như :
• TERBERG TRACTORS MALAYSIA - TERMINAL TRACTOR (
Liên doanh của TRACTORS Malaysia và TERBERG Holland): Xe đầu kéo
chuyên dùng trong cảng
• NEW HOLLAND - AGRICULTURE TRACTORS ( Là một thương
hiệu lớn trong lĩnh vực thiết bị máy móc dành cho nông nghiệp của tập đoàn
FIAT): Máy kéo nông nghiệp (Máy cày), Máy gặt đập liên hợp, ...
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
• PERKINS - GENERATOR ( Là một thương hiệu lớn của Châu Âu
trong lĩnh vực sản xuất động cơ dành cho máy phát điện ): Cung cấp tổ máy phát
điện sử dụng động cơ PERKINS được sản xuất 100% tại Malaysia
• ATLAS COPCO (Thụy Điển): Máy nén khí di động, Máy khoan nổ
mìn phá đá thuỷ lực, khí lực và khoan xoay cầu
• RENAULT TRUCKS (Pháp): Xe tải sử dụng trên các công trường,
hầm mỏ, xe cứu hoả, xe xi-téc chở xăng dầu, nước hoặc hoá chất ...
• OMEGA - REACHSTACKER (Úc): Xe gắp Container
• CMG - Compact Motor Grader (Mỹ): Xe làm đường chuyên dùng
Thị Trường: Văn phòng, trung trâm kiểm tra và xử lý kỹ thuật của CICA
VIETNAM được bố trí tại các vị trí chiến lược tại Việt Nam (Hà Nội, TP.Hồ
Chí Minh, Quãng Ninh, Đà Nẵng).
Đội ngũ nhân viên và kinh nghiệm chuyên môn của công ty
CICA: Đội ngũ nhân viên Kinh doanh và kỹ thuật của CICA VIETNAM được
đưa đi đào tạo chuyên môn sản phẩm, huấn luyện sửa chữa thiết bị, cập nhật các
thông tin về sự thay đổi công nghệ theo các chương trình đào tạo thường xuyên
của Hãng sản xuất tại nước ngoài.
Năng lực tài chính: CICA VIETNAM được sự cộng tác và hỗ trợ của
các ngân hàng quốc tế: MAY BANK, STANDARD CHARTERED BANK
trong tất cả hoạt động kinh doanh của công ty tại Việt Nam
Bảng: Các loại máy kéo NEWHOLAND
STT Sản phẩm
Công
suất (HP)
Giá bán Ghi chú
TC28R 10.500
TC38R (4WD) 13.000
TC40R 11.000
TC55R 12.000
TC75R 16.000
TC100R 21.000
Nhập khẩu vào Việt Nam từ 2004 đến nay đã tiêu thụ được 500 máy chủ
yếu ở Đông Nam Bộ và ĐBSCL
Ưu điểm: chất lượng tốt, mẫu mã đẹp
Nhược điểm: không bán máy canh tác, không cung cấp phụ tùng thay thế.
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Model TC38R
Model TT40
Model TT55
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Model TL100
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Hãng John Deere
STT Sản phẩm
Công
suất (HP)
Giá bán Ghi chú
1 John Deere 5204 11.850 USD
2 John Deere 5310 12.900 USD
3 MTZ-800 (Belarus) 285 triệu
‐ Máy do các Doanh nghiệp tư nhân nhập khẩu từ Trung Quốc (chủ yếu
là loại máy nhỏ công suất 40HP trở xuống động cơ từ 2 đến 3 xy lanh phục vụ
nhu cầu các tỉnh phía bắc ). Số lượng không nhiều .
‐ Máy kéo 4 bánh do Công ty MK&MNN sản xuất là loại máy công suất
nhỏ lắp động cơ 1 xy lanh hiện đang bán thị trường các tỉnh phía Bắc và một số
tỉnh miền Trung nhưng số lượng cũng không đáng kể.
2) Quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động của Tổng Công ty VEAM
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 3367/QĐ-BCT
Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
Về việc chuyển Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp
sang hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG th−¬ng
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của
Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty
nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình
thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của
Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Căn cứ Công văn số 2104/TTg-ĐMDN ngày 04 tháng 11 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
thuộc Bộ Công Thương giai đoạn 2009-2010;
Căn cứ Công văn số 1019/TTg-ĐMDN ngày 15 tháng 6 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Tổng công ty Máy động lực và Máy nông
nghiệp sang hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chuyển Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp sang
hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con.
Công ty mẹ được thành lập trên cơ sở các phòng ban Tổng công ty và các
đơn vị hạch toán phụ thuộc. Công ty mẹ - Tổng công ty Máy động lực và Máy
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
nông nghiệp Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công ty mẹ) là công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng, điều lệ tổ chức và
hoạt động, có chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật, được mở
tài khoản tại các ngân hàng và kho bạc nhà nước; có trách nhiệm kế thừa các quyền
và nghĩa vụ pháp lý của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp; trực tiếp
thực hiện các hoạt động sản xuất - kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con,
công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại Tổng
công ty và vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết.
1. Công ty mẹ có:
a) Tên gọi tiếng Việt: Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp
Việt Nam;
b) Tên tiếng Anh:Vietnam Engine and Agricultural Machinery
Corporation;
c) Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VEAM;
d) Trụ sở chính: Lô D, khu D1, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội;
đ) Vốn điều lệ của Công ty mẹ: 2.372.348.812.298 đồng (Hai ngàn ba
trăm bảy mươi hai tỷ, ba trăm bốn mươi tám triệu, tám trăm mười hai ngàn, hai
trăm chín mươi tám đồng)
2. Cơ cấu quản lý của Công ty mẹ gồm: Hội đồng thành viên, Tổng giám
đốc, Kiểm soát viên, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp
việc.
3. Đại diện Chủ sở hữu Công ty mẹ: Bộ Công Thương, số 54 phố Hai Bà
Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
4. Đại diện trực tiếp Chủ sở hữu: Hội đồng thành viên Công ty mẹ - Tổng
công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam. Hội đồng thành viên thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của Đại diện Chủ sở hữu tại Công ty mẹ theo quy
định của pháp luật.
5. Quyền và nghĩa vụ của Công ty mẹ; tổ chức, quản lý Công ty mẹ; quan
hệ giữa Công ty mẹ với các công ty con, công ty liên kết; quan hệ giữa Công ty
mẹ với Bộ Công Thương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định
trong Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ.
6. Ngành nghề kinh doanh của Công ty mẹ:
- Sản xuất kinh doanh, dịch vụ và xuất khẩu trực tiếp các loại máy động
lực, thiết bị máy móc phục vụ cho các ngành nông lâm ngư nghiệp và các
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
ngành kinh tế; ô tô xe máy, các phương tiện vận tải và phụ tùng thay thế, chi tiết
và các cụm chi tiết đồng bộ, các loại vật tư, dụng cụ, tiến hành các hoạt động
kinh doanh khác theo pháp luật và thực hiện các nghĩa vụ khác do nhà nước
giao; tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ và công nhân phục vụ cho hoạt động của ngành và Tổng công ty;
- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm gang thép, hợp kim màu; xây dựng
dân dụng và công nghiệp;
- Khai thác, chế biến kinh doanh quặng các loại;
- Quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước trong phạm vi vốn được giao;
- Kinh doanh phục vụ khách sạn;
- Kinh doanh nhà nghỉ, điều dưỡng, trung tâm hội nghị;
- Kinh doanh bất động sản;
- Dịch vụ tư vấn, quản lý, quảng cáo, đấu giá bất động sản;
- Kinh doanh dịch vụ nhà hàng;
- Kinh doanh phát triển nhà;
- Kinh doanh các mặt hàng hóa chất (trừ các chất độc hại mạnh);
- Kinh doanh hạt nhựa các loại;
- Chế biến nông sản, lâm sản, hải sản;
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
7. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ tại thời điểm thành lập:
- Chi nhánh Tổng công ty tại Nghệ An (Nhà máy chế biến tinh bột sắn
Yên Thành, Khách sạn Cửa Lò);
- Chi nhánh Tổng công ty tại Bắc Kạn (Nhà máy Luyện gang Bắc Kạn);
- Chi nhánh Tổng công ty tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Công ty Đúc số 1;
- Nhà máy Ôtô VEAM.
8. Các đơn vị do Công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ, bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ công
ty nhà nước:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Diesel Sông Công;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Máy kéo và Máy
nông nghiệp;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Cơ khí Trần
Hưng Đạo;
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Động cơ và Máy
nông nghiệp Miền Nam.
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ trực tiếp
đầu tư:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ khí Mê Linh.
c) Viện nghiên cứu hoạt động theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày
05/09/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ
chức khoa học công nghệ công lập:
- Viện Công nghệ;
- Viện Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp.
9. Các công ty con là công ty cổ phần do Công ty mẹ góp trên 50 % vốn
điều lệ tại thời điểm thành lập:
- Công ty cổ phần Cơ khí Chính xác số 1;
- Công ty cổ phần Cơ khí Cổ Loa;
- Công ty cổ phần Cơ khí Phổ Yên;
- Công ty cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ;
- Công ty cổ phần Phụ tùng máy số 1;
- Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại VEAM.
10. Các công ty liên kết do Công ty mẹ góp dưới 50% vốn điều lệ tại thời
điểm thành lập:
- Công ty cổ phần Nakyco;
- Công ty cổ phần Cơ khí Vinh;
- Công ty cổ phần Cơ khí An Giang;
- Công ty liên doanh Toyota Việt Nam;
- Công ty liên doanh Honda Việt Nam;
- Công ty liên doanh Kumba;
- Công ty liên doanh Ôtô Mekong;
- Công ty VEAM-KOREA;
- Công ty cổ phần VEAM Tây Hồ;
- Công ty cổ phần Chứng khoán ARTEX;
- Công ty cổ phần Matexim Hải Phòng.
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Điều 2. Hội đồng thành viên Công ty mẹ có trách nhiệm:
1. Xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ trình Bộ Công
Thương phê duyệt. Chỉ đạo tổ chức đăng ký kinh doanh, chỉ đạo thực hiện việc
chuyển đổi theo quy định của pháp luật.
2. Xây dựng Đề án iều chỉnh bổ sung vốn iều lệ theo quy ịnh tại Nghị ịnh số
25/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Xây dựng lộ trình cổ phần hoá toàn Tổng công ty sau năm 2010, báo
cáo Bộ Công Thương để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng
thuộc Bộ, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty Máy động lực và
Máy nông nghiệp; Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc Công ty
mẹ - Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam và Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG - Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Chỉ ạo ĐM và PTDN;
- Các Bộ: KH&ĐT, TC, LĐ-TB&XH, Nội vụ;
- Ngân hàng Nhà nước VN;
- Kho bạc Nhà nước;
- UBND tp. Hà Nội;
- Bộ trưởng;
- Các /c Thứ trưởng;
- Ban ĐM và PTDN Bộ;
- Công oàn Công Thương VN;
- Website Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, TCCB.
Đỗ Hữu Hào
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
3) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VEAM
GIÁ TRỊ TỔNG SẢN LƯỢNG
(TỶ ĐỒNG)
-
500.0
1000.0
1500.0
2000.0
2500.0
3000.0
TH 2008 TH 2009 TH 9 Tháng
2010
KH 2010 TH 2010
1466.0
1854.0 1709.0
2600.0 2600.0
Tăng
26,5%
(so 2008)
Tăng
40,2%
(so 2009)
TỔNG DOANH THU (TỶ ĐỒNG)
5986.0
4996.0
4651.0
5800.0 6060.0
TH 2008 TH 2009 TH 9 THÁNG 2010 KH 2010 TH 2010
Đạt
84,7 %
(so 2008)
Tăng
21,3 %
(so 2009)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ho_manh_tuan_2475.pdf