Áp dụng pháp luật trong xét sử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội - Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá

Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng ADPL trong hoạt động xét xử người chưa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu một số chuyên đề khác, trong việc giảng dạy, học tập liên quan đến hoạt động xét xử nói chung, xét xử người chưa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Mặt khác nội dung của luận văn có thể sử dụng nhằm xây dựng kỹ năng nghề nghiệp, thao tác nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác xét xử trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

pdf8 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2507 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét sử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội - Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Áp dụng pháp luật trong xét sử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội - Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá Lê Xuân Anh Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước pháp luật Mã số 60 38 01 01 Người hướng dẫn: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Pháp luật Việt Nam; Xét xử sơ thẩm; Người chưa thành niên phạm tội; Tòa án. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh thiếu niên là nguồn nhân lưc̣ tương lai của đất nước, có vai trò quan trọng, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Vấn đề chăm sóc , giáo dục thế hệ trẻ và phòng ngừa, ngăn chăṇ ng ười chưa thành niên pha ̣m tôị là môṭ viêc̣ làm không chỉ có ở Viêṭ Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới cũng đặc biệt quan tâm, nghiên cứu và thưc̣ hiêṇ. Bởi thế hê ̣trẻ là tư ơng lai của đất n ước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng v à bảo vệ tổ quốc vì một ngày mai tươi sáng, "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Vì vậy, viêc̣ bảo vê ,̣ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ là một trong những mối quan tâm hàng đầu , là vấn đề chiến lược của Đảng và Nhà nư ớc ta; Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã căn dặn : "Bồi dưỡng thế hê ̣cách maṇg cho đời sau là viêc̣ làm rất quan troṇg và cần thiết" [13]. Người chưa thành niên phạm tội là một hiện tượng thực tế, tồn tại trong tất cả các xã hội. Trong những năm qua và nhất là thời điểm hiện nay, tình trạng người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam diễn biến rất phức tạp. Việc giải quyết vấn đề người chưa thành niên phạm tội là việc làm cần thiết để giữ nghiêm ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, nhưng cũng là một vấn đề phức tạp và tế nhị. Tội phạm do người chưa thành niên gây ra đang là nỗi đau của gia đình, đồng thời là vấn đề nhức nhối của xã hội. Dưới tác động nhiều mặt của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, của xu hướng hội nhập quốc tế đời sống kinh tế, đời sống xã hội của nước nhà đã có bước phát triển vượt bậc. Song những ảnh hưởng từ mặt trái của kinh tế thị trường, từ những luồng văn hoá phẩm độc hại xâm nhập thông qua các con đường khác nhau trong quá trình mở cửa hội nhập đã có tác động tiêu cực đến tư tưởng lối sống của không ít cá nhân, trong đó có người chưa thành niên. Tình trạng người chưa thành niên phạm tội có chiều hướng gia tăng, tính chất mức độ phạm tội ngày một nghiêm trọng phức tạp. Trong thời gian qua, cùng với việc xây dựng chủ trương đường lối chính sách phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Đảng và Nhà nước ta luôn giành sự quan tâm, chăm lo về mọi mặt cho trẻ vị thành niên. Phần lớn các em đáp ứng được mong mỏi của gia đình và xã hội, sống có lý tưởng, không ngừng tu dưỡng về đạo đức, nỗ lực học tập tiếp thu kiến thức nhằm cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên ở độ tuổi chưa thành niên không chịu rèn luyện, sống buông thả, đua đòi dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giải quyết tội phạm về người chưa thành niên là không phải chỉ đơn giản là xử một vụ án, trừng phạt một tội phạm nào đó, điều quan trọng là phải tìm ra mọi cách để làm giảm bớt những hoạt động phạm pháp và tốt hơn hết là ngăn ngừa đừng để các việc sai trái ấy xảy ra, quán triệt tinh thần đó, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 đã dành nguyên một chương riêng biệt (Chương XXXII) quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên. Đây là cơ sở pháp lý để áp dụng khi xử lý đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng các quy định này đã nảy sinh nhiều vướng mắc và bất cập. Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự trong việc giải quyết các vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên, chúng tôi thấy, những người tiến hành tố tụng không những phải nắm vững các quy định của pháp luật, tuân thủ chặt chẽ các thủ tục tố tụng đặc biệt này mà còn phải có kiến thức nhất định về đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi chưa thành niên để phục vụ cho công tác xét xử đạt chất lượng cao. Thanh Hoá là một tỉnh duyên hải Bắc miền trung có diện tích đất tự nhiên lớn, điều kiện địa lý có cả đồng bằng, miền núi và trung du, là một trong những tỉnh có số lượng dân cư lớn. Trong những năm vừa qua hòa chung công cuộc đổi mới hội nhập phát triển của cả nước, tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có những bước phát triển tích cực, nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp được hình thành. Khu vực kinh tế vừa và nhỏ phát triển mạnh, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, diện mạo xã hội có nhiều thay đổi kể cả nông thôn và thành thị. Tuy nhiên mặt trái của nền kinh tế thị trường đã nảy sinh nhiều hành vi phạm tội mới, trong đó tội phạm do người chưa thành niên phạm tội gây ra có những diễn biến hết sức phức tạp, những hành vi trên không chỉ diễn ra ở thành thị mà nó đã lan rộng ra địa bàn vùng sâu vùng xa. Số lượng người chưa thành niên phạm tội năm sau cao hơn năm trước, tính chất mức độ hành vi phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó hoạt động xét xử đối với các tội phạm do người chưa thành niên gây ra còn bộc lộ những bất cập, hạn chế. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc một số vụ án bị tòa án cấp trên sửa hoặc hủy, quyền của người chưa thành niên phạm tội có lúc, có nơi chưa được tôn trọng và bảo vệ, tác dụng giáo dục, phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra bị hạn chế. Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề áp dụng pháp luật của tòa án nhân dân, áp dụng pháp luật trong xét xử hình sự, nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội, quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hoá tạo cơ sở lý luận nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong xét xử và góp phần ngăn chặn tình trạng người chưa thành niên phạm tội một cách hiệu quả. Thực trạng ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội ở Thanh Hoá cũng còn không ít những hạn chế yếu kém. Xuất phát từ những lý do trên và trước những đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, việc nghiên cứu sâu để ADPL xét xử đối với những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nói chung và áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân ở Tỉnh Thanh Hoá nói riêng là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật. Từ những lý do đó tác giả chọn đề tài: "Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá" làm luận văn thạc sỹ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến người chưa thành niên phạm tội và áp dụng pháp luật trong xét xử hình sự, xét xử người chưa thành niên phạm tội đã được một số nhà khoa học và cán bộ làm công tác thực tiễn tiến hành, công bố trong nhiều công trình khoa học. Có một số luận án tiến sỹ, luận văn thạc sĩ, một số giáo trình giảng dạy, bài viết trên tạp chí và một số sách chuyên khảo đã nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể có những công trình tiêu biểu sau đây: - Một số sách chuyên khảo và một luận án, luận văn đề cập đến áp dụng pháp luật nói chung, áp dụng pháp luật của tòa án nhân dân trong xét xử hình sự và áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội: + GS.TSKH Đào Trí Úc trong “Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật” đã đi sâu phân tích về áp dụng pháp luật và hoạt động xét xử của tòa án nhân dân. + Luận án tiến sỹ Luật học của Lê Xuân Thân về “Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay”, 2004. + Luận văn thạc sỹ Luật học của Vũ Thị Thu Quyên về “Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay”, 2003. + Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật: “Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước Pháp quyền” do TSKH Lê Cảm và TS Nguyễn Ngọc Chí đồng chủ biên. - Một số các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành của các tác giả: + Đỗ Thị Phượng: Sự cần thiết phải thành lập Tòa án Người chưa thành niên ở Việt Nam; Tạp chí Tòa án nhân dân số 21,22-11/2009. + Cao Thị Oanh: Hoàn thiện những quy định về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội; Tạp chí Luật học số 10/2007. + Nguyễn Tất Viễn: “Tòa án người chưa thành niên”, Tạp chí Vì trẻ thơ, số chuyên đề, năm 2000. + Lê Cảm: “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự", Tạp chí Kiểm sát số 2/2004. + Đặng Thanh Nga: “Khía cạnh tâm lý của tội phạm vị thành niên cần được chú ý trong điều tra truy tố và xét xử”, Tạp chí Tâm lý học số 5/2002. + Dương Tuyết Miên: “Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí Luật học số 4/2002. + Trần Văn Dũng: “Quyết định hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội”, Tạp chí Luật học số 5/2000. + Chương Minh Mạnh: “Phân loại tội phạm với việc quy định trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên”, Tạp chí Kiểm sát số 8/2002. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ lý luận chung vấn đề nhà nước và pháp luật về việc áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội của tòa án nhân dân nói chung và của tòa án nhân dân các cấp ở tỉnh Thanh Hoá nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Về đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau - Những vấn đề lý luận về ADPL nói chung và ADPL trong hoạt động xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội nói riêng. - Thực tiễn ADPL trong hoạt động xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội ở Thanh Hoá. - Những tồn tại và nguyên nhân phát sinh tồn tại của việc ADPL trong hoạt động xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội. - Những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng ADPL trong hoạt động xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội. * Về phạm vi nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở lý luận về ADPL trong hoạt động xét xử luận văn chủ yếu đi sâu nghiên cứu thực tiễn ADPL trong hoạt động xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội của Ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hoá từ năm 2009-2014. 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Về mục đích: Mục đích nghiên cứu cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội; Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo ADPL đúng đắn trong xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay. Về nhiệm vụ: - Phân tích cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật và áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử người chưa thành niên phạm tội của tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hoá như xây dựng khái niệm, nêu lên các đặc điểm và làm rõ quy trình ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội. - Đánh giá những thành tựu và hạn chế về ADPL trong hoạt động xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội của tòa án nhân dân. - Nêu lên những quan điểm và đề xuất những giải pháp có tính khả thi đảm bảo ADPL trong hoạt động xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội của tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật: các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường pháp chế trong đấu tranh phòng chống tội phạm, xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhất là quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp trong Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49- NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của Triết học Mác- Lênin, kết hợp các phương pháp: thực tiễn, tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích. 6. Ý nghĩa của luận văn Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng ADPL trong hoạt động xét xử người chưa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu một số chuyên đề khác, trong việc giảng dạy, học tập liên quan đến hoạt động xét xử nói chung, xét xử người chưa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Mặt khác nội dung của luận văn có thể sử dụng nhằm xây dựng kỹ năng nghề nghiệp, thao tác nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác xét xử trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung luận văn gồm 3 chương. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Chính Trị (2002), Nghị quyết số 08 -NQ/TW ngày 2 tháng 1 năm 2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội. 3. Bộ Tư pháp – Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb Tư pháp, Hà Nội. 4. Chính phủ (2013), Nghị định số 111/2013NĐ-CP ngày 30/9/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Hà Nội. 5. Trần Văn Dũng (2000), “Quyết định hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội”, Tạp chí Luật học, (5). 6. Lương Duy (1993), “Những vi phạm tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội”, Đặc san pháp luật, (6). 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành trung ương khóa IX, NXB Chính Trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Nguyễn Đình Gấm (2002), “Nguyên nhân tâm lý xã hội của tội phạm vị thành niên”, Tạp chí Tâm lý học, (5). 13. Hồ Chí Minh (1969), Di chúc. 14. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 về việc khi quyết định hình phạt tù đối với NCTN phạm tội, Hà Nội. 15. Liên hợp quốc (1990), Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái (1997), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đinh Xuân Nam (2008), “Thực trạng và giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (21). 18. Đỗ Thị Phượng, Bùi Đức Lợi (2005), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, Đề tài nghiên cứu cấp trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 19. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 20. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội. 21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Hà Nội. 22. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Bộ luật tố tụng hình sự 2003 sửa đổi, bổ sung 2009, Hà Nội. 23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp, Hà Nội. 25. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2013, Hà Nội. 26. Trịnh Đình Thể (2006), Áp dụng chính sách hình sự đối với người chưa thành nhiên phạm tội, Hà Nội. 27. Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động xét xử hàng năm từ năm 2009 đến năm 2013, Thanh Hóa. 28. Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 29. Vụ pháp chế hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp (2010), Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050004391_2278.pdf