Ba vụ việc về việc tuyên bố một người là đã chết

LỜI NÓI ĐẦU Cá nhân là chủ thể thường xuyên, quan trọng, chủ yếu và phổ biến nhất của quan hệ pháp luật dân sự. Có thể nói cá nhân tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật dân sự, dù có là các quan hệ pháp luật dân sự của pháp nhân, tổ hợp tác hay hộ gia đình cũng phải thông qua hành vi của cá nhân. Chính vì vậy việc nghiên cứu về năng lực pháp luật dân sự - một trong những điều kiện tiên quyết để một cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự luôn là cần thiết. Theo khoản 3, Điều 14 BLDS thì “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. “Cái chết” chính là sự kiện pháp lý chấm dứt tư cách chủ thể của một cá nhân. Thông thường thì cái chết được xác định một cách đích xác và theo quy định của pháp luật thì phải khai tử theo Điều 30 BLDS. Nhưng bên cạnh đó có những trường hợp khác mà ta không thể xác nhận được các nhân đó còn sống hay đã chết vì nhiều lý do như chiến tranh, tai nạn, Và đối với cá nhân thì ngoài những quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì còn có quyền, lợi ích của những người liên quan. Chính vì để bảo vệ những quyền này nên pháp luật đã quy định những điều kiện, trình tự để tạm dừng hoặc chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân và một trong những hình thức đó là “Tuyên bố chết”. Và để hiểu rõ hơn về vấn đề này, dưới đây là ba vụ việc có thật về việc tuyên bố một người là đã chết. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 NỘI DUNG . 1 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 1 1. Các trường hợp tuyên bố một người là đã chết. 1 2. Hậu quả của quyết định tuyên bố một cá nhân là đã chết. 2 3. Quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một cá nhân là đã chết và hậu quả của sự hủy bỏ đó. 2 II. BA VỤ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI ĐÃ CHẾT. 3 1. Vụ việc thứ nhất. 3 1.1 Tóm tắt vụ việc. 3 Về lệ phí: Bà Phạm Thị Kim Loan phải chịu lệ phí giải quyết việc dân sự theo qui định của pháp luật. 4 1.2 Các yếu tố của vụ việc. 4 1.3 Cơ quan giải quyết vụ việc. 4 1.3 Quyết định của Tòa án. 4 1.4 Nhận xét của nhóm: 5 2. Vụ việc thứ hai. 7 2.1 Tóm tắt vụ việc. 7 2.2 các yếu tố của vụ việc. 7 2.3 cơ quan giải quyết vụ việc. 7 2.4 Nhận định của nhóm và phương hướng giải quyết của nhóm. 7 3. Vụ việc thứ ba. 10 3.1 Tóm tắt vụ việc. 10 3.2 Các yếu tố của vụ việc. 10 3.3 Cơ quan giải quyết vụ việc. 11 3.4 Quyết định của tòa án. 11 3.5 Nhận xét của nhóm. 12 III. NHẬN XÉT VỀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐIỀU KIỆN, HẬU QUẢ TUYÊN BỐ MỘT CÁ NHÂN LÀ ĐÃ CHẾT VÀ GIẢI PHÁP HOÁN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH ĐÓ. 13 1. Nhận xét các quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện hậu quả tuyên bố một cá nhân đã chết. 13 2. Giải pháp hoàn thiện những qui định đó. 14 KẾT LUẬN 15

doc17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6275 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ba vụ việc về việc tuyên bố một người là đã chết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Cá nhân là chủ thể thường xuyên, quan trọng, chủ yếu và phổ biến nhất của quan hệ pháp luật dân sự. Có thể nói cá nhân tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật dân sự, dù có là các quan hệ pháp luật dân sự của pháp nhân, tổ hợp tác hay hộ gia đình cũng phải thông qua hành vi của cá nhân. Chính vì vậy việc nghiên cứu về năng lực pháp luật dân sự - một trong những điều kiện tiên quyết để một cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự luôn là cần thiết. Theo khoản 3, Điều 14 BLDS thì “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. “Cái chết” chính là sự kiện pháp lý chấm dứt tư cách chủ thể của một cá nhân. Thông thường thì cái chết được xác định một cách đích xác và theo quy định của pháp luật thì phải khai tử theo Điều 30 BLDS. Nhưng bên cạnh đó có những trường hợp khác mà ta không thể xác nhận được các nhân đó còn sống hay đã chết vì nhiều lý do như chiến tranh, tai nạn,… Và đối với cá nhân thì ngoài những quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì còn có quyền, lợi ích của những người liên quan. Chính vì để bảo vệ những quyền này nên pháp luật đã quy định những điều kiện, trình tự để tạm dừng hoặc chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân và một trong những hình thức đó là “Tuyên bố chết”. Và để hiểu rõ hơn về vấn đề này, dưới đây là ba vụ việc có thật về việc tuyên bố một người là đã chết. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 1. Các trường hợp tuyên bố một người là đã chết. Việc tuyên bố một người là đã chết được quy định cụ thể tại điều 81 BLDS 2005. Theo đó, tòa án có thể tuyên bố một người là đã chết trong bốn trường hợp sau: - Sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức là người đó còn sống. Trong trường hợp này việc tuyên bố một người bị mất tích tạm dừng năng lực chủ thể của họ được diễn ra theo hướng chấm dứt tư cách chủ thể của người đó. Sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật mà không cần đòi hỏi thêm một thủ tục thông báo nào (của tòa án cũng như người có quyền, lợi ích liên quan) toàn án có thể tuyên bố người đó đã chết. - Biệt tích đã năm năm liên trở lên và không có tin tức là còn sống hay đã chêt. Khi một người biệt tích thì phải áp dụng các quy định về thông báo, tìm kiếm giống như trường hợp tìm kiếm người mất tích. Sau hai năm có thể tuyên bố mất tích, sau năm năm có thể tuyên bố là đã chết. Nếu có tuyên bố mất tích thì phải áp dụng quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 81 BLDS, nếu không tuyên bố mất tích thì biệt tích năm năm liền trở nên tòa án có thể tuyên bố một người là đã chết. Thời hạn năm năm được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 BLDS. - Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. Điểm b, khoản 1, ĐIều 81 BLDS không quy định phải thông báo tìm kiếm trong trường hợp biệt tích trong chiến tranh. Ngày chiến tranh kết thúc có thể quy định khác nhau: Ngày chiến thắng, ngày tuyên bố chấm dứt chiến tranh, ngày kí hiệp định đình chiến, hòa bình, ngày tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh,… tùy theo từng hoàn cảnh và các cuộc chiến tranh cụ thể mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, hoặc được xác định theo thông lệ quốc tế. - Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm kể từ ngày chấm dứt các sự kiện đó mà không có tin tức là còn sống. Người bị tuyên bố là đã chết phải ở trong số người bị tai nạn Tòa án sẽ xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết trong từng trường hợp cụ thể đã được nêu ở trên. 2. Hậu quả của quyết định tuyên bố một cá nhân là đã chết. Việc tuyên bố một người đã chết sẽ gây ra những hậu quả pháp lý sau - Tư cách chủ thể của người bị ra quyết định tuyên bố chết chấm dứt hoàn toàn. - Quan hệ nhân thân: Quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết. - Quan hệ tài sản: Được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người bị tuyên bố là đã chết được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. 3. Quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một cá nhân là đã chết và hậu quả của sự hủy bỏ đó. Quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đối với một cá nhân thì đó chỉ là một cái chết mang tính “suy đoán pháp lí” . Do đó, sự suy đoán này có thể chính xác hoặc không chính xác. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Hậu quả pháp lý của quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết: Thứ nhất, tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là đã chết được trở lại tình trạng ban đầu như khi họ còn sống. Thứ hai, quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết nhưng bên cạnh đó còn có một số trường hợp riêng sau: - Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được tòa án cho ly hôn theo quy định tại Khoản 2, Điều 78 của BLDS 2005 thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Nếu người bị tuyên bố là đã chết trở về mà muốn xác lậ lại quan hệ vợ chồng đối với vợ hoặc chồng được tòa án cho ly hôn sẽ phải làm thủ tục đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật. - Vợ hoặc chồng của người tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật. Thứ ba, về quan hệ tài sản: người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản. Trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả lại toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. II. BA VỤ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI ĐÃ CHẾT. 1. Vụ việc thứ nhất. 1.1 Tóm tắt vụ việc. Ông Nguyễn Minh Thái giữ chức vụ Phó Trưởng văn phòng chi nhanh hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam tại Malaysia từ năm 1995 đến năm 1999. Sau khi hết nhiệm kỳ công tác Tổng công ty đã yêu cầu Ông Thái về cơ quan để bàn giao công việc và giải quết một số thủ tục hành chính liên quan nhưng ông Thái không về và bỏ đi đâu không rõ từ năm 1999 đến nay, không có liên lạc và tin tức gì về ông Thái. Tại công văn số 784/cv/A18(P3) ngày 19/2/2009 của Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công An xác định Ông Thái nhập cảnh Việt Nam ngày 7/6/1999 đến ngày 24/6/1999 xuất cảnh và chưa thấy nhập cảnh trở lại Việt Nam. Công an phường Bồ Đề là nơi cư trú cuối cùng của ông Thái xác nhận Ông Thái hiện không có tại địa phương và không có tin gì về ông Thái. Bà Phạm Thị Kim Loan là vợ Ông Nguyễn Minh Thái trình bày: Bà và ông Thái kết hôn từ 11/1/1983. Quá trình chung sống ông bà có tài sản chung và có nhưng không có con chung. Từ năm 1999 đến nay bà không liên lạc và không có tin tức gì về ông Thái. Mặc dù đã áp dụng đày đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Đăng báo tìm kiếm trên báo Nhân Dân vào các ngày 22,23,24 tháng 8 năm 2009,và trên đài truyền hình Việt Nam ngày 26,27,28 tháng 8 năm 2009,nhưng không có tin tức gì xác thực ông Thái còn sống hay đã chết.Vì thế bà Phạm Thị Kim Loan đã gửi đơn yêu cầu Toà án nhân dân quận Long Biên tuyên bố ông Nguyễn Minh Thái là đã chết. Về lệ phí: Bà Phạm Thị Kim Loan phải chịu lệ phí giải quyết việc dân sự theo qui định của pháp luật. 1.2 Các yếu tố của vụ việc Nơi xảy ra vụ việc: Vụ việc xảy ra tại phường Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội. Người yêu cầu tuyên bố một người là đã chết: Bà Phạm Thị Kim Loan,sinh năm 1940 – Nghề nghiệp giáo viên. Người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết: Ông Nguyễn Minh Thái – sinh 19/8/1938 Nơi cư trú cuối cùng của ông Thái : 114 Tổ 20 Ngách 158/21 Nguyễn Sơn – Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Phạm Thị Kim Loan. Trú tại 114 Tổ 20 Ngách 158/21 Nguyến Sơn - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội. Quan hệ với người bị tuyên bố là đã chết: vợ. 1.3 Cơ quan giải quyết vụ việc. Vụ việc đã được tòa án nhân dân quận Đống Đa giải quyết, với thành phần phiên họp sơ thẩm gồm: Chủ tọa phiên họp: Bà Dương Tuyết Mai – Thẩm phán. Đại diện viện kiểm sát quận Long Biên: Bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Kiểm sát viên. Thư ký phiên họp: Bà Nguyễn Thị Thanh Hà – Thư ký Tòa án. 1.3 Quyết định của Tòa án. Tòa án nhân dân quận Long Biên mở phiên họp sơ thẩm công khai để giải quyết vụ việc dân sự thụ lí số 07/2009 TLST – VDS ngày 01 tháng 12 năm 2009 về việc yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, theo quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự số 216 ngày 19/08/2009. Áp dụng khoản 3 điều 26, Điều 311,313,315,316,317,335,336,337 và Điều 127 bộ luật tố tụng dân sự. Căn cứ vào Điều 39 của pháp lệnh án phí lệ phí tòa án. Tòa án quyết định 1. Chấp nhận yêu cầu của bà Nguyễn Thị Kim Loan về việc Yêu cầu tuyên bố Ông Nguyễn Minh Thái đã chết. 2. Tuyên bố ông Nguyễn Minh Thái. Sinh 19/8/1938 nơi cư trú cuối cùng số 114 Tổ 20 ngách 158/21 Nguyễn Sơn – Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội là đã chết,ngày quyết định này có hiệu lực. 3. Quan hệ hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của ông Nguyễn Minh Thái được giải quyết như đối với người đã chết. 4. Quan hệ tài sản của ông Nguyễn Minh Thái được giải quyết như đối với người đã chết, tài sản của ông Nguyễn Minh Thái được giải quyết theo pháp luật về thừa kế. 5 Về lệ phí: bà Nguyễn Thị Kim Loan phải chịu 200.000đ lệ phí giải quyết việc dân sự.Bà Nguyễn Thị Kim Loan đã nộp tiền tạm ứng lệ phí theo biên lai số 007786 ngày 30/11/2009 tại chi cục thi hành án dân sự quận Long Biên nay chuyển thành lệ phí. 6. Quyết định này có thể bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm theo quy định của pháp luật của pháp luật tố tụng dân sự Quyết định này được niêm yết công khai tại nơi cư trú cuối cùng của ông Nguyễn Minh Thái là số 114 Tổ 20 Nguyễn Sơn – Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội,và tại trụ sở ủy ban nhân dân phường Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết. 1.4 Nhận xét của nhóm: Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết. Theo khoản 2 Điều 35,khoản 2 Điều 55 bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 :Toà án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú,bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó,yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết. Trong vụ việc này,nơi cư trú cuối cùng của ông Nguyễn Minh Thái là số 114 Tổ 20 Nguyễn Sơn – Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội và nơi cư trú của bà Nguyễn Thị Kim Loan – người yêu cầu tuyên bố một người là đã chết: số 114 Tổ 20 Nguyễn Sơn – Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội.Cho nên trường hợp này toà án nhân dân quận Long Biên có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Thứ hai, về việc chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố ông Nguyễn Minh Thái là đã chết,áp dụng điềm d) Khoản 1 Điều 81,Bộ luật sự năm 2005.Theo biên bản tự khai của bà Nguyễn Thị Kim Loan thì chồng bà bỏ nhà đi mất tích từ khoảng tháng 6/1999.Đến ngày 19/8/2009 bà Loan làm thủ tục tuyên bố chồng mình đã chết. Trong thời gian đó bà Loan áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo,tìm kiếm theo qui định của pháp luật tố tụng dân sự,cụ thể bà Loan đã đăng tin trên các phương tiện thông tin đại chúng,báo đài trung ương…Nhưng không có tin tức gì của ông Nguyễn Minh Thái.Như vậy,theo điểm d) Khoản 1 Điều 81,thì việc tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chấp nhận đơn của bà Nguyễn Thị Kim Loan tuyên bố ông Nguyễn Minh Thái đã chết là đúng với qui định của pháp luật. Thứ ba,về việc tuyên bố ông Thái là đã chết.Tại quyết định giải quyết việc dân sự số 07/2009/TLST-VDS ngày 1 tháng 12 năm 2009.Theo công an phường Bồ Đề các đương sự thì ông Thái không trở về địa phương,cũng không có tin tức xác thực là ông Thái còn sống trong suốt thời gian từ năm 1999 cho đến nay.Do đó việc tòa án chấp nhận đơn của yêu cầu tuyên bố ông Nguyễn Minh Thái là đã chết phù hợp với qui định tại điểm a Khoản 1 Điều 81 Bộ luật dân sự năm 2005. Áp dụng Điều 313 bộ luật tố tụng dân sự,ở đây Tòa án cũng đã triệu tập đầy đủ thành phần tham gia xét xử: Thấm phán – chủ tọa phiên họp: Bà Dương Tuyết Mai. Đại diện viện kiểm sát nhân dân quận Long Biên Kiểm sát viên: Bà Nguyễn Thị Thanh Hương. Thư kí tòa án ghi biên bản phiên họp: Bà Nguyễn Thị Thanh Hà. Áp dụng Điều 82 Bộ luật Dân sự thì việc tòa án quyết định về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của ông Thái như vậy là đúng pháp luật Áp dụng Điều 316,317 bộ luật tố tụng dân sự, gia đình ông Thái có quyền kháng cáo trong thời hạn 7 ngày theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2004. Áp dụng Điều 154 bộ luật tố tụng dân sự năm 2004,quyết định này được niêm yết cong khai tại nơi cư trú cuối cùng của ông Nguyễn Minh Thái là tại trụ sở Ủy ban Nhân dân phường Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết. Thứ tư,về việc nộp án phí.Theo khoản 2,Điều 130,bộ luật tố tụng dân sự, Điều 39 pháp lệnh án phí,lệ phí Tòa án,bà Loan đã tuân thủ đúng theo thủ tục,nộp tiền tạm ứng lệ phí là 200.000đ để giải quyết việc dân sự sơ thẩm tại biên lai số 007786 ngày của thi hành án quận Long Biên. Như vậy,có thể thấy rõ trong vụ án này,Toà án nhân dân Quận Long Biên đã giải quyết theo đúng qui định của pháp luật. 2. Vụ việc thứ hai 2.1 Tóm tắt vụ việc. Anh Hoàng Văn Nghĩa trú quán tại huyện Phù Ninh, Phú Thọ đi xuất khẩu lao động ở Trung Quốc từ tháng 8 năm 1997 đến tháng 12 năm 2009. Trong thời gian đi làm việc ở nước ngoài, do điều kiện công việc nên anh không có thư từ hay liên lạc về với gia đình ở quê. Vì vậy, tháng 7 năm 2005, vợ anh là chị Trần Như Nguyệt đã gửi đơn lên tòa yêu cầu tòa tuyên bố là anh đã chết để có điều kiện hợp pháp xin li hôn, thừa kế căn nhà mà anh chị đang ở. Tòa án chấp nhận yêu cẩu của chị Nguyệt. Được biết rằng anh Nghĩa và chị Nguyệt chưa có con và bố mẹ anh Nghĩa đều đã mất. Căn nhà của anh Nghĩa được bố mẹ anh để lại cho anh mà có di chúc được công chứng xác thực của Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh và chuyển quyền sử dụng đất sang tên anh từ trước khi anh lập gia đình. Tháng 6 năm 2006 chị kết hôn với anh Đặng Thanh Tính và chuyển về sống cùng với anh Tính tại căn nhà của anh Nghĩa. Trước sự việc này, anh Nghĩa đã gửi thư đến trang web luatonline.com để được xin tư vấn giải quyết. Dưới đây là câu hỏi băn khoăn của anh Nghĩa được đăng trên trang web ngày 10 tháng 02 năm 2010: “Tôi đi làm việc tại Trung Quốc 12 năm, do hoàn cảnh nên không thể viết thư hay liên lạc về với gia đình. Khi trở về thì được biết Tòa án đã cho phép vợ tôi li hôn với tôi và kết hôn với người khác. Hiện nay căn nhà ở huyện Phù Ninh, Phú Thọ có sổ đỏ mang tên tôi cũng đã bị chuyển sang cho người khác. Nay tôi xin hỏi, quan hệ giữa tôi và vợ tôi sẽ ra sao và tôi có được lấy lại căn nhà của mình không?” 2.2 các yếu tố của vụ việc. Nơi xảy ra vụ việc: huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Người yêu cầu tuyên bố một người là đã chết: Chị Trần Như Nguyệt Quan hệ với người bị tuyên bố là đã chết: vợ. Người bị tuyên bố chết: Anh Hoàng Văn Nghĩa Nguyên quán: huyện Phù Ninh, Phú Thọ Nơi thường trú cuối cùng: huyện Phù Ninh, Phú Thọ 2.3 cơ quan giải quyết vụ việc. Vụ việc vẫn đang trong thời gian chờ giải quyết 2.4 Nhận định của nhóm và phương hướng giải quyết của nhóm. Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết Vụ việc trên của anh Nghĩa là nột vụ việc khá phổ biến trong cuộc sống. Việc Tòa án đã tuyên bố một người đã mất tích hoặc đã chết rồi người đó lại trở về sẽ dẫn đến nhiều hậu quả pháp lí khác nhau trong việc giải quyết các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người đó. Đối với người mất tích các quan hệ được tạm ngưng và tài sản của người đó được ủy quyền quản lí theo quy định của pháp luật. Việc tạm dừng này có thể được tiếp tục nếu người đó trở về và tài sản được trao trả như nguyên trạng ban đầu. Còn với những người đã được tuyên bố là đã chết hậu quả pháp lí có phần phức tạp bởi các quan hệ nhân thân trước kia đã bị chấm dứt hoàn toàn như đối với người chết còn các quan hệ tài sản có thể được chuyển giao, không còn giữ nguyên thực trạng ban đầu. Tuy nhiên để khôi phục lại được các quyền nhân thân và tài sản của một người bị tuyên bố là đã chết thì phải phải khôi phục lại tư cách chủ thể của người đó bằng quyết hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết. Đối với trường hợp của anh Nghĩa cũng vậy, muốn xác đinh lại quan hệ giữa anh và chị Nguyệt hay có được nhận lại tài sản của mình hay không thì phải được khôi phục lại tư cách chủ thể của anh, tức là phải khôi phục lại năng lực pháp luật dân sự của công dân để anh có đầy đủ tư cách tham gia vào các quan hệ khác của pháp luật. Anh Nghĩa đi xuất khẩu lao động với thời gian là 12 năm liên tiếp và không hề có liên lạc, đến năm 2005 tức là 8 năm sau khi anh đi, Chị Nguyệt không nhận được bất cứ thông tin nào từ anh xác thực là anh còn sống vì vậy đã yêu cầu Tòa án ra quyết định rằng anh Nghĩa đã chết. Yêu cầu của chị Nguyệt hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về điều kiện tuyên bố một người đã chết theo điểm d, khoản 1 Điều 81 BLDS: “biệt tích năm năm liền trở lên và không có thông tin xác thực là còn sống…”. Như vậy vào thời điểm đó, cùng với quyết định tuyên bố là anh Nghĩa đã chết, thủ tục xin li hôn của chị Nguyệt cùng với việc chị được nhận thừa kế căn nhà là hoàn toàn hợp pháp (anh Nghĩa không còn ba mẹ đẻ và không có con nên chị Nguyệt được hưởng trọn vẹn phần tài sản của anh theo hàng thừa kế thứ nhất quy định tại Điều 676 BLDS). Chính vì các điều kiện li hôn và thừa kế hợp pháp nên đi kèm với nó là việc chị tái hôn và chuyển quyền sử dụng đất cho người khác cũng là những hành vi hợp pháp. Nhưng đến năm 2009, anh Nghĩa trở về thì quan hệ của anh và vợ đã chấm dứt cùng theo đó là tài sản của anh cũng không còn. Như vậy trong trường hợp này anh Nghĩa phải có yêu cầu với Tòa án nhân dân huyện Phù Ninh khôi phục lại tư cách chủ thể của anh, các quyền và lợi ích hợp pháp của anh theo khoản 1 Điều 83 BLDS: “Khi một người bị tuyên bố là đã chết trờ về hoặc có thông tin xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Khôi phục quan hệ nhân thân. Quyết định của Tòa án sẽ khôi phục lại các quan hệ nhân thân cơ bản của anh Nghĩa như tư cách của một công dân, các quyền cơ bản của con người, được hưởng sự bảo hộ về danh sự, tính mạng… Tuy nhiên, không phải tất cả các quan hệ nhân thân đều được khôi phục lại bởi lẽ trong quãng thời gian mà anh bị tuyên bố là đã chết rất nhiều quan hệ của anh đã thay đổi, có nhiều quan hệ đã chấm dứt để xác lập một quan hệ khác không thể khôi phục lại như lúc trước khi anh ra đi vì vậy với những quan hệ được xác lập hợp pháp tại thời điểm một người bị tuyên bố là đã chết thì vẫn được pháp luật công nhận, vẫn có hiệu lực như bình thường khi người đó trở về. Năm 2005, chị Nguyệt đã xin li hôn với anh, Tòa án chấp nhận yêu cầu đó của chị, như vậy quan hệ hôn nhân của anh Nghĩa với chị Nguyệt đã kết thúc khi có quyết định chính thức của Tóa án. Song nếu như không có sự kiện chi Nguyệt kết hôn với anh Tính vào năm 2006 thì lúc anh Nghĩa trở về nếu hai bên có yêu cầu xin tái hôn thì yêu cầu đó hoàn toàn hợp pháp và được chấp thuận. Nhưng vào thời điểm hiện tại chị Nguyệt đã kết hôn với người khác, theo quy định của pháp luật thì việc kết hôn này vẫn có hiệu lực pháp luật. Điều này được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 83 BLDS: “Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định quyên bố người đó là đã chết, trừ các trường hợp sau đấy: Vợ hoặc chồng người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật; Vợ hoặc chồng người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.” Như vậy, quan hệ vợ chồng của anh Nghĩa và chị Nguyệt chấm dứt, việc xin li hôn với anh Nghĩa của chị Nguyệt và việc kết hôn của chị Nguyệt vẫn có hiệu lực như các trường hợp bình thường. Khôi phục quan hệ tài sản. Căn nhà mà anh Nghĩa thường trú trước khi anh đi Trung quốc được xác định là tài sản được hưởng thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật hôn nhân và gia đình: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân”. Như vậy, căn nhà này là tài sản riêng của anh trước thời kì hôn nhân. Khi ly hôn, tài sản này không thể phân chia mà chỉ thuộc quyền sở hữu của riêng anh Nghĩa theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Bộ luật này: “Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó”. Việc chị Nguyệt có quyền sử dụng đất mà cụ thể là căn nhà của anh Nghĩa hoàn toàn là do chị được hưởng thừa kế trọn vẹn của chồng mình chứ không từ việc phân chia tài sản trong khi li hôn. Anh Nghĩa trở về cũng với các quyết định của Tòa án sẽ được khôi phục lại tư cách chủ thể, tài sản của anh trước đó cũng sẽ được nhận lại. Khoản 3 Điểu 83 BLDS quy định: “Người được tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn…”. Từ đây có thể trả lời được băn khoăn của anh Nghĩa là anh hoàn toàn có quyền lấy lại căn nhà của mình nếu anh có yêu cầu người được thừa kế mà cụ thể là chị Nguyệt trả lại anh căn nhà. Tuy nhiên việc trả lại căn không nhất thiết phải trả bằng hiện vật mà hai bên có thể thỏa thuận giá trị của căn nhà và thực hiện nghĩa vụ hoàn trà theo đúng quy định của pháp luật. 3. Vụ việc thứ ba 3.1 Tóm tắt vụ việc Chị Nguyễn Thị Liên kết hôn với anh Trương Bá Tuấn trên cơ sở tự nguyện có đăng ký kết hôn tại UBND xã Việt Hưng – Huyện Gia Lâm – Hà Nội. ngày 20/12/1985. Sau khi kết hôn chị Liên về nhà chống tại xã Việt Hưng – Gia Lâm – Hà nội ( nay là tổ 06 – phường Việt Hưng – Quận Long Biên – Hà Nội) sống cùng với bố mẹ anh Tuấn. Vợ chồng sống chung bình thường không có mâu thuẫn gì lớn. Tháng 4 năm 2000 anh Tuấn đột nhiên bỏ nhà đi từ đó đến nay không rõ tin tức. Tháng 10 năm 2005 chị Liên đã làm thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố anh Tuấn mất tích, Tòa án nhân dân quận Long Biên đã đăng tin thông báo tìm kiếm anh Tuấn trên phương tiệng thông tin đại cúng là đài tiếng nói Việt Nam và báo Công lý từ tháng 10/2005 nhưng cũng không thấy anh Tuấn về hay có tin tức về anh Tuấn. Ngày 20/11/2005, Tòa án nhân dân quận Long Biên đã ra quyết định tuyên bố anh Tuấn là đã mất tích. Từ đó đến nay đã hơn ba năm , gia đình anh Tuấn và các người thân của anh vẫn không có tin tức gì của anh Tuấn và cũng không thấy anh Tuấn trở về. Vì vậy chị Liên đã làm đơn đề nghị Tòa án tuyên bố anh Trương Bá Tuấn là đã chết. 3.2 Các yếu tố của vụ việc. Nơi xảy ra vụ việc: Tổ 06 – Phường Việt Hưng – Quận Long Biên – Hà Nội. Người yêu cầu tuyên bố một người đẫ chết: Chị Nguyễn Thị Liên , sinh năm 1963 Trú tại: Tổ 06 – Phường Việt Hưng - Quận Long Biên – Hà Nội. Quan hệ với người bị tuyên bố chết: vợ. Người bị tuyên bố chết: Anh Trương Bà Tuấn – Sinh 1963 Nơi cư trú cuối cùng: Tổ 06 – Phường Việt Hưng – Quận Long Biên – Hà Nội. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị Cởi, 73 tuổi Anh Trương Xuân Chỉnh, sinh năm 1988 Anh Trương Xuân Chiến , sinh năm 1986 Cùng trú tại : Tổ 06 – Phương Việt Hưng – Quận Long Biên – Hà Nội. 3.3 Cơ quan giải quyết vụ việc. Vụ việc được Tòa án nhân dân quận Long Biên thụ lý. Thành phần phiên họp sơ thẩm gồm có: Chủ tọa: Bà Nguyễn Thị Nguyệt – Thẩm phán. Đại diện Viện kiểm sát quận Long Biên: bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Kiểm sát viên. Thư ký phiên họp: Ông Nguyễn Viết Tuấn – Cán bộ Tòa án. 3.4 Quyết định của tòa án Tòa án nhân dân quận Long Biên đã mở phiên họp sơ thẩm công khai để giải quyết vụ việc dân sự thụ lí số 06/2009/ TLST- VDS ngày 02 tháng 11 năm 200 về việc tuyên bố một người là đã chết, theo quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự số 29/2010/QĐ – MPH ngày 22/4/2010. Áp dụng khoản 3 điều 26, Điều 311,313,315,316,317,335,336,337 và Điều 127 bộ luật tố tụng dân sự. Căn cứ vào Điều 39 của pháp lệnh án phí lệ phí Tòa án. Tòa án quyết định: 1. Chấp nhận yêu cầu của chị Nguyễn Thị Liên về việc tuyên bố một người mất tích. 2. Tuyên bố anh Trương Bá Tuấn - Sinh năm 1963; Nơi cư trú cuối cùng : Tổ 06- phường Việt Hưng – Quận Long Biên – Hà Nội là đã chết. 3. Quan hệ hông nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của anh Trương Bá Tuấn được giải quyết như đối với người đã chết. 4. Quan hệ tài sản của ông Trương Bá Tuấn được giải quyết như đối với người đã chết, tài sản của ông Trương Bá Tuấn được giải quyết theo pháp luật về thừa kế. 5. Về lệ phí: chị Nguyễn Thị Liên phải chịu 200.000đ lệ phí giải quyết việc dân sự. Được trừ vào số tiền tạm ứng án phí 200.000đ chị đã nộp tại Chi cục thi hành án dân sự quận Long Biên theo biên lai số 7727 ngày 28/10/2009 6. Quyết định này có thể bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm theo quy định của pháp luật của pháp luật tố tụng dân sự 3.5 Nhận xét của nhóm. Thứ nhất, theo Điều 33 và điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì Tòa án nhân dân quận Long Biên đã giả quyết đúng thẩm quyền của mình bởi nơi thường trú cuối cùng của anh Tuấn thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Thứ hai, về việc tuyên bố anh Tuấn mất tích, áp dụng điều 78, bộ luật dân sự 2005. Theo biên bản tự khai của chị Liên – vợ anh Tuấn thì anh Tuần bỏ nhà đi mất tích vào khoảng tháng 4 năm 2000. Cho đến tháng 10 năm 2005 chị Liên đã làm thủ tục yêu cầu tuyên bố anh Tuấn mất tích. Trong thời gian đó thì Tòa án nhân dân quận Long Biên đã đăng tin thông báo tìm kiếm anh Tuấn trên phương tiệng thông tin đại cúng là đài tiếng nói Việt Nam và báo Công lý từ tháng 10/2005 nhưng cũng không thấy anh Tuấn về hay có tin tức về anh Tuấn. Chính vì vậy, theo Điều 78 BLDS, thì việc Tòa án nhân đân quận Long Biên chấp nhận đơn của chị Liên tuyên bố anh Tuấn mất tích là đúng với quy định của pháp luật. Thứ ba, về việc tuyên bố anh Tuấn là đã chết. Tính từ ngày quyết định tuyên bố anh Tuấn là mất tích đến nay đã hơn ba năm, nhưng theo cung cấp của công an phường Việt Hưng và các đương sự thì anh Tuấn không trở về địa phương, cũng không có tin tức các thực là anh Tuấn còn sống. Việc tòa chấp nhận đơn của chị Liên yêu cầu anh Tuấn là đã chết phù hợp với quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 81 BLDS. Và ngày chết không được định trong quyết định của Tòa án thì ngày chết của anh Tuấn sẽ là ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực. Áp dụng Điều 313 bộ luật tố tụng dân sự, ở đây tòa án cũng đã triệu tập đầy đủ thành phầm tham gia xét xử: thẩm phán, đại diện viện kiểm sát, thư kí toàn ấn ghi biên bản họp. Áp dụng Điều 82 BLDS thì việc tòa án quyết định về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của anh Tuấn như vậy là đúng pháp luật.. Áp dụng Điều 154 bộ luật tố tụng dân sự 2004, quyết định này được niêm yết công khai tại nơi cư trú cuối cùng của anh Trương Bá Tuấn là Tổ 06 – Phường Việt Hưng – Quận Long Biên – Hà Nội. Theo khoản 2, Điều 130, bộ luật tố tụng dân sự, Điều 39 pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án, chị Nguyễn Thị Liên đã tuân theo đúng thủ tục, nộp tiền tạm ứng lệ phí là 200.000đ giải quyết việc dân sự sơ thẩm tại biên lai số 7727 ngày 28/10/2009. Như vậy có thể thấy rằng trong vụ án này Tòa án nhân dân quận Long Biên đã giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. III. NHẬN XÉT VỀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐIỀU KIỆN, HẬU QUẢ TUYÊN BỐ MỘT CÁ NHÂN LÀ ĐÃ CHẾT VÀ GIẢI PHÁP HOÁN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH ĐÓ. 1. Nhận xét các quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện hậu quả tuyên bố một cá nhân đã chết. Thay thế cho BLDS 1995 thì BLDS 2005 đã đáp ứng được rất tốt những yêu cầu mới của thực tiễn cuộc sống. Các điều khoản về tuyên bố chết này đã phát huy những ưu điểm trong thực tiễn cuộc sống . Các điều khoản về tuyên bố chết này đã phát huy được những ưu điểm: - Khắc phục được nhược điểm của quy định này với sự linh hoạt theo hướng tùy vào từng trường hợp mà tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết mà trong khi BLDS 1995 không bảo vệ được quyền lợi ích chính đáng của người có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản của người bị tòa án tuyên bố chết. Bởi trên thực tế cách giải quyết của tòa án cũng có nhiều điểm khác biệt mặc dù tình tiết của các vụ việc tương đối giống nhau nhưng cách xác định về ngày chết của mỗi tòa án lại khác nhau, không thống nhất. Trong khi đó, đây là vấn đề quan trọng, có liên quan tới việc xác định thời điểm mở thừa kế, diện thừa kế, thời hiệu khởi kiện về thừa kế. - Vì cái chết của người bị tuyên bố chết chỉ là cái chết về mặt pháp lý nên họ có thể trở về. Để đảm bảo quyền và lợi ích cho họ pháp luật đã quy định về việc phục hồi quyền, lợi ích của họ trong điều 83 BLDS 2005 và bên cạnh đó nhằm bảo vệ lợi ích của người liên quan thì pháp luật cũng quy định cụ thể các trường hợp mà quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố chết sẽ không được khôi phục Nhưng ngoài những ưu điểm thì quy định về tuyên bố chết của pháp luật hiện hành vẫn có khuyết điểm mà đó là: Tại khoản 1 Điều 83 thì có quy định cho người bị tuyên bố là đã chết khi trở về có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố chết. Nhưng với việc quy định như vậy thì sẽ có vướng mắc về tư cách chủ thể tham gia tố tụng. Bởi khi một người bị tuyên bố là đã chết thì tư cách chủ thể dưới góc độ pháp luật dân sự là đã chấm dứt thì dưới tố tụng dân sự cũng không thể tồn tại để có thể tham gia vào tố tụng được. 2. Giải pháp hoàn thiện những qui định đó. Từ những nhận xét trên đây có thể thấy rằng BLDS Việt Nam vẫn cần phải có những bước hoàn thiện hơn. Sau đấy là một số giải pháp hoàn thiện cho vấn đề điều kiện và hậu quả của việc tuyên bố một người là đã chết: Thứ nhất, về phạm vi của chủ thể có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người là đã chết. Luật cần quy định cụ thể cá cá nhân, cơ quan nhà nước hay tổ chức nào có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người nào đã chết. Có nhiều người không có người thân, sống một mình khi mà họ mất tích không có người nào yêu cầu thì vấn đề của họ sẽ nằm ngoài sự quản lí của Nhà nước, đối với những người như vậy cần có một cơ quan tổ chức nào đó đứng ra yêu cầu Toà án tuyên bố chết đối với họ để giải quyết các vấn đề về tài sản như đất đai nhà cửa, cơ quan tổ chức đó có thể là uỷ ban nhân dân nơi người đó cư trú, hoặc các tổ chức xã hội, cơ quan làm việc của người đó. Thứ hai , sau khi một người được tuyên bố chết cần được thông báo trên các phương tiện truyền thông nhằm hai mục đích: đó là đảm bảo việc tuyên bố chết đối với người đó là chính xác và khách quan, tức là khi mà việc tuyên bố đó đã có hiệu lực pháp luật cái chết pháp lí được thừa nhận mà người đó vẫn còn sống thì sẽ có quyền yêu cầu toà án huỷ bỏ quyết định đó, đảm bảo cho quyền lợi của mình, ngoài ra việc tuyên bố chết đối với một người nào đó thì cũng là căn cứ để giải quyết các quyền và lợi ích liên quan can các chủ thể khác theo quy định can pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của họ thì trước hết họ cần được biết thông tin về sự kiện người đó đã được toà tuyên bố chết. Thứ ba, trước khi sửa đổi , bổ sung hay ra quyết định mới thì các nhà làm luật phải xem xét kỹ thực tiễn, những vướng mắc còn tồn tại khi giải quyết các vụ việc của Tòa án để đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất KẾT LUẬN Sau khi tìm hiểu 3 vụ việc có thật liên quan đến sự kiện tuyên bố một cá nhân là đã chết, chúng ta có thể nhận thấy vấn đề này tương đối đa dạng đa dạng và phức tạp. Giải quyết một vụ việc liên quan đến sự kiện tuyên bố một cá nhân là đã chết đòi hỏi những quyết định chi tiết, chính xác trong luật dân sự; cách giải quyết đúng đắn, phù hợp với những quy định của pháp luật và tình hình thực tế của Tòa án. Trên đây là kết quả bài tập nhóm tháng 1 của nhóm chúng em. Kết quả này có được dựa trên những hiểu biết của từng cá nhân trong nhóm cùng với việc tham khảo thêm một số nguồn tài liệu khác nên không thể tránh khỏi những sự hạn chế và sai sót. Mong thầy cô và các bạn đóng góp ý để bài làm của chúng em hoàn chỉnh hơn. Chúng em xin trân thành cảm ơn thầy cô và các bạn. MỤC LỤC Tài Liệu Tham Khảo Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn. Nguyễn Mạnh Bách, Luật dân sự Việt Nam lược khảo, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2004. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I và II, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập dân sự- ba vụ việc về việc tuyên bố một người là đã chết.doc
Luận văn liên quan