Bài 2: Môn luật hình sự - Module 1

Đề bài: A và B thống nhất ý định trộm cắp tài sản nhà ông C. A hẹn B tối ngày 13 tháng 01 năm 2009 sẽ đi lấy tài sản. Khi A đến chỗ hẹn chờ mãi không thấy B nên bỏ về nhà đi ngủ. Đêm hôm đó tuy không có A nhưng B vẫn vào nhà ông C lấy được số tài sản trị giá 3500000 đồng. Hành vi của A có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hay không? Tại sao?Nếu A và B mới chỉ đến chỗ hẹn đã bị bắt thì có phải chịu TNHS không? Tại sao?

docx3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 2: Môn luật hình sự - Module 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: A và B thống nhất ý định trộm cắp tài sản nhà ông C. A hẹn B tối ngày 13 tháng 01 năm 2009 sẽ đi lấy tài sản. Khi A đến chỗ hẹn chờ mãi không thấy B nên bỏ về nhà đi ngủ. Đêm hôm đó tuy không có A nhưng B vẫn vào nhà ông C lấy được số tài sản trị giá 3500000 đồng. Hành vi của A có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hay không? Tại sao? Trong đề bài có đưa ra dữ kiện là “ A và B thống nhất ý định trộm cắp tài sản nhà ông C” và “ A hẹn B tối ngày 13 tháng 01 năm 2009 sẽ đi lấy tài sản” như vậy, trong tình huống này A là người đề ra âm mưu, kế hoạch trộm cắp tài sản nhà ông C. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 20 BLHS có thể kết luận A là người tổ chức trong nhóm đồng phạm, cũng đồng thời là người thực hành. Với vai trò là người tổ chức, đồng thời là người thực hành trong nhóm đồng phạm, hành vi bỏ về nhà đi ngủ mà không tiếp tục trộm cắp tài sản nhà ông C của A không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Trong nhóm đồng phạm, đối với người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức, việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải được thực hiện trước khi người thực hành bắt tay vào việc thực hiện tội phạm và phải có những hành động tích cực làm mất tác dụng của những hành vi trước đó của mình, để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm. A bỏ về nhà nhưng không có bất cứ hành động tích cực nào làm mất tác dụng của hành vi đề ra âm mưu, kế hoạch trước đó của mình. Ở đây B tuy không tới đúng giờ nhưng vẫn lẻn vào nhà ông C lấy cắp 3.500.000 đồng. Hành vi của B đã đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS. Như vậy, có thể khẳng định lại rằng hành vi của A không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Nếu A và B mới chỉ đến chỗ hẹn đã bị bắt thì có phải chịu TNHS không? Tại sao? Nếu A và B mới chỉ tới chỗ hẹn mà đã bị bắt. Căn cứ quy định tại Điều 17 BLHS có thể kết luận hành vi của A và B mới chỉ ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, A và B gặp nhau tại chỗ hẹn chỉ có thể coi là hành vi “ tạo ra những điều kiện cần thiết” để thực hiện tội phạm. Đúng theo kế hoạch, A và B đến chỗ hẹn vào ngày 13 tháng 01 năm 2009. Như vậy vấn đề TNHS của A và B sẽ được giải quyết dựa trên quy định tại Điều 17 BLHS năm 1999, Điều 138 BLHS năm 1999 và Mục 1 Nghị quyết số 01/2000/NQ – HĐTP ngày 04 tháng 08 năm 2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. Điều 17 BLHS năm 1999 quy định: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.” Theo điểm a Mục 1 Nghị quyết số 01/2000/NQ – HĐTP: “… chØ ®­îc xÐt xö mét ng­êi chuÈn bÞ ph¹m mét téi nµo ®ã khi cã ®Çy ®ñ c¨n cø chøng minh r»ng téi ph¹m mµ hä chuÈn bÞ thùc hiÖn lµ téi ph¹m do cè ý vµ lµ téi ph¹m rÊt nghiªm träng hoÆc téi ph¹m ®Æc biÖt nghiªm träng. Trong tr­êng hîp qua nghiªn cøu hå s¬ nÕu thÊy cã ®Çy ®ñ c¨n cø chøng minh r»ng hä chuÈn bÞ thùc hiÖn mét téi ph¹m, nh­ng ch­a cã ®ñ c¨n cø ®Ó x¸c ®Þnh ®­îc téi ph¹m mµ hä ®Þnh thùc hiÖn lµ téi Ýt nghiªm träng, téi nghiªm träng, téi rÊt nghiªm träng hoÆc téi ®Æc biÖt nghiªm träng, th× ra quyÕt ®Þnh tr¶ hå s¬ cho ViÖn kiÓm s¸t yªu cÇu ®iÒu tra bæ sung lµm râ ®ã cã ph¶i lµ téi rÊt nghiªm träng hoÆc téi ®Æc biÖt nghiªm träng hay kh«ng. Trong tr­êng hîp ViÖn kiÓm s¸t kh«ng ®iÒu tra bæ sung hoÆc qua ®iÒu tra bæ sung vÉn kh«ng lµm râ ®­îc nªn vÉn gi÷ nguyªn c¸o tr¹ng, th× ph¶i më phiªn toµ xÐt xö theo thñ tôc chung; nÕu t¹i phiªn toµ còng kh«ng thÓ x¸c ®Þnh ®­îc téi ph¹m mµ hä ®Þnh thùc hiÖn lµ lo¹i téi ph¹m nµo, th× ¸p dông kho¶n 2 §iÒu 89 Bé luËt tè tông h×nh sù n¨m 1988, §iÒu 17 Bé luËt h×nh sù n¨m 1999 tuyªn bè bÞ c¸o kh«ng ph¶i chÞu tr¸ch nhiÖm h×nh sù vÒ hµnh vi chuÈn bÞ téi ph¹m mµ hä ®· bÞ truy tè.” Như vậy trong trường hợp này nếu không chứng minh được A và B phạm tội theo khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 138 “th× ¸p dông ®iÓm 2 §iÒu 89 Bé luËt tè tông h×nh sù n¨m 1988, §iÒu 17 Bé luËt h×nh sù n¨m 1999 tuyªn bè” A và B không phải chịu trách nhiệm Hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản mà họ bị truy tố. Ngược lại nếu chứng minh được A và B phạm tội theo khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 138 thì A và B phải chịu TNHS về hành vi chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBài cá nhân tuần 2 môn luật hình sự module 1.docx
Luận văn liên quan