Bài cá nhân 1 Tố tụng dân sự - Đề số 15
Anh Hồng và chị Thủy kết hôn tháng 12/1998, trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn. Thời gian đầu của thời kì hôn nhân, vợ chồng chung sống hạnh phúc. Khoảng cuối năm 1999, vợ chồng có mâu thuẫn, do anh Hồng nghi vợ mình ngoại tình. Đến tháng 12 năm 2005, chị Thủy sinh con. Tháng 1/2007, anh Hồng làm đơn xin ly hôn và chia tài sản chung với chị Thủy nhưng chị Thủy không đồng ý ly hôn. Theo tài liệu trong hồ sơ thì thời gian sống chung anh chị có vay của ông C số tiền là 100 triệu đồng. Nay ông C cũng đề nghị ra Tòa buộc anh Hồng và chị Thủy trả số nợ trên khi giải quyết việc li hôn, phân chia tài sản chung của vợ chồng. Tháng 6/2007, Tòa án sơ thẩm đã xử ly hôn và giao con chung cho chị Thủy nuôi, buộc anh Hồng phải cấp dưỡng nuôi con; tài sản chung của vợ chồng được chia đôi theo quy định của pháp luật; phần vay nợ của ông C được Tòa án tách riêng ra giải quyết riêng bằng vụ án đòi nợ.
Hỏi:
a. Theo anh/ chị , tòa án có thể giải quyết yêu cầu li hôn, chia tài sản vợ chồng và giải quyết yêu cầu đòi nợ trong cùng một vụ án không? Tại sao?
b. Giả sử chị Thủy đang nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi thì anh Hồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc li hôn không?
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3298 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài cá nhân 1 Tố tụng dân sự - Đề số 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số 1: Anh Hồng và chị Thủy kết hôn tháng 12/1998, trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn. Thời gian đầu của thời kì hôn nhân, vợ chồng chung sống hạnh phúc. Khoảng cuối năm 1999, vợ chồng có mâu thuẫn, do anh Hồng nghi vợ mình ngoại tình. Đến tháng 12 năm 2005, chị Thủy sinh con. Tháng 1/2007, anh Hồng làm đơn xin ly hôn và chia tài sản chung với chị Thủy nhưng chị Thủy không đồng ý ly hôn. Theo tài liệu trong hồ sơ thì thời gian sống chung anh chị có vay của ông C số tiền là 100 triệu đồng. Nay ông C cũng đề nghị ra Tòa buộc anh Hồng và chị Thủy trả số nợ trên khi giải quyết việc li hôn, phân chia tài sản chung của vợ chồng. Tháng 6/2007, Tòa án sơ thẩm đã xử ly hôn và giao con chung cho chị Thủy nuôi, buộc anh Hồng phải cấp dưỡng nuôi con; tài sản chung của vợ chồng được chia đôi theo quy định của pháp luật; phần vay nợ của ông C được Tòa án tách riêng ra giải quyết riêng bằng vụ án đòi nợ.
Hỏi:
a. Theo anh/ chị , tòa án có thể giải quyết yêu cầu li hôn, chia tài sản vợ chồng và giải quyết yêu cầu đòi nợ trong cùng một vụ án không? Tại sao?
b. Giả sử chị Thủy đang nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi thì anh Hồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc li hôn không?
BÀI LÀM
a. Theo anh/ chị, Tòa án có thể giải quyết yêu cầu li hôn, chia tài sản vợ chồng và giải quyết yêu cầu đòi nợ trong cùng một vụ án không? Tại sao?
Theo tôi, Tòa án có thể giải quyết yêu cầu li hôn, chia tài sản vợ chồng và giải quyết yêu cầu đòi nợ trong cùng một vụ án. Vì:
Theo khoản 1 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định :
" Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn."
Tức là Tòa án phải giải quyết các vấn đề về quan hệ hôn nhân, quan hệ con cái và quan hệ tài sản trong một vụ án ly hôn.
Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình thì “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung”
Khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng anh Hồng và chị Thủy theo nguyên tắc đã được chia đôi theo quy định của pháp luật. Mặt khác, số nợ 100 triệu đồng mà anh Hồng và chị Thủy vay ông C là khoản nợ hình thành trong thời kì hôn nhân do vậy hai người phải có nghĩa vụ chung đối với khoản nợ khi li hôn, tức khoản nợ cũng được áp dụng theo nguyên tắc giống như chia tài sản chung. Theo khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết."
Đối với các khoản nợ đang có tranh chấp là khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân, pháp luật xác định đó là nghĩa vụ chung của hai vợ chồng, cả hai vợ chồng có trách nhiệm liên đới trả nợ. Theo đó, mỗi người phải có nghĩa vụ thanh toán một nửa số nợ cho người cho vay, trừ trường hợp hai người và người đó có thỏa thuận khác. Khi giải quyết ly hôn, nếu một hoặc cả hai bên có yêu cầu giải quyết vấn đề nợ chung, hoặc các chủ nợ có đơn yêu cầu giải quyết việc trả nợ, thì tòa án sẽ kết hợp giải quyết vấn đề nợ chung trong cùng một vụ án. Khoản nợ đó gắn liền với hôn nhân của vợ chồng nên nó là nghĩa vụ chung về tài sản của hai vợ chồng, do vậy khoản nợ được kết hợp giải quyết với việc giải quyết ly hôn, chia tài sản. Trong tình huống này, ông C có yêu cầu anh Hồng và chị Thủy trả số nợ 100 triệu đồng khi li hôn, nên có thể giải quyết yêu cầu của ông C trong cùng một vụ án li hôn.
b. Giả sử chị Thủy đang nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi thì anh Hồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc li hôn không?
Trong trường hợp này anh Hồng không có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc li hôn khi chị Thủy đang nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi.
Khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
" Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn."
Tức là khi người vợ đang có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi ( 1 tuổi) thì người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn, chỉ người vợ có quyền yêu cầu xin ly hôn hoặc cả hai bên thuận tình ly hôn. Điều này để đảm bảo quyền lợi của người mẹ và trẻ em. Anh Hồng không có quyền yêu cầu ly hôn, chỉ có chị Thủy có quyền yêu cầu ly hôn hoặc cả anh Hồng và chị Thủy thuận tình ly hôn thì mới được giải quyết ly hôn.
Nhưng trong trường hợp này, người chồng vẫn yêu cầu xin li hôn thì giải quyết như sau: - Trong trường hợp chưa thụ lý vụ án thì Toà án áp dụng điểm 1 Điều 36 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trả lại đơn kiện cho người nộp đơn. - Trong trường hợp đã thụ lý vụ án thì Toà án cần giải thích cho người nộp đơn biết là họ chưa có quyền yêu cầu xin ly hôn. Nếu người nộp đơn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Nếu người nộp đơn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và quyết định bác yêu cầu xin ly hôn của họ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004
2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
3. Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội - NXB Tư pháp.
4. website:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài cá nhân 1 ttds ( dành cho k33) - đề số 15.doc