Đề bài: xây dựng một tình huống về thừa kế phù hợp với những kết quả phân chia di sản mà tòa án đã quyết định dưới đây:
Chia di sản của A:
Ông Lê Văn A sinh năm 1957, trú tại xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Năm 1969 ông kết hôn với bà Trần Thị B, sinh năm 1958, cùng quê. Sau một thời gian chung sống, năm 1970 bà B sinh đứa con đầu lòng đặt tên là C. Một năm sau, hai ông bà có thêm hai người con sinh đôi nữa là D và E. Năm 1973, ông A và bà B có thêm người con thứ 4 là K. Đến năm 1978, ông bà sinh thêm một người con nữa đặt tên là M, nhưng thật không may M lại mắc bệnh bại liệt, không có khả năng lao động.
Nhận thấy thời gian đó nhu cầu thị trường về đồ thủ công mĩ nghệ khá lớn, ông A và bà B quyết định bỏ hết số tiền dành dụm mà 2 ông bà có được từ lúc kết hôn để mở xưởng sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ. Do có chút khéo tay, lại có duyên làm ăn nên xưởng sản xuất của ông A và bà B càng ngày càng ăn nên làm ra. Đến năm 2005, số tài sản chung của ông bà đã là 960.000.000 đồng. Trong lúc đó, một người chú ruột của ông A định cư bên Mĩ qua đời và có để lại cho ông A một số di sản là 80.000.000 đồng. Số tiền này đã được ông A gửi vào ngân hàng và đứng tên mình.
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3754 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dân sự 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: xây dựng một tình huống về thừa kế phù hợp với những kết quả phân chia di sản mà tòa án đã quyết định dưới đây:
Chia di sản của A:
A = 960.000.000 đ : 2 = 480.000.000 đ
A = 560.000.000 đ – 10.000.000 đ = 550.000.000 đ
M = B = 550.000.000đ : 6 x 2/3 = 61.111.000đ
C = D = E = K = 427.778.000đ : 4 = 106.944.000đ
BÀI LÀM
Ông Lê Văn A sinh năm 1957, trú tại xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Năm 1969 ông kết hôn với bà Trần Thị B, sinh năm 1958, cùng quê. Sau một thời gian chung sống, năm 1970 bà B sinh đứa con đầu lòng đặt tên là C. Một năm sau, hai ông bà có thêm hai người con sinh đôi nữa là D và E. Năm 1973, ông A và bà B có thêm người con thứ 4 là K. Đến năm 1978, ông bà sinh thêm một người con nữa đặt tên là M, nhưng thật không may M lại mắc bệnh bại liệt, không có khả năng lao động.
Nhận thấy thời gian đó nhu cầu thị trường về đồ thủ công mĩ nghệ khá lớn, ông A và bà B quyết định bỏ hết số tiền dành dụm mà 2 ông bà có được từ lúc kết hôn để mở xưởng sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ. Do có chút khéo tay, lại có duyên làm ăn nên xưởng sản xuất của ông A và bà B càng ngày càng ăn nên làm ra. Đến năm 2005, số tài sản chung của ông bà đã là 960.000.000 đồng. Trong lúc đó, một người chú ruột của ông A định cư bên Mĩ qua đời và có để lại cho ông A một số di sản là 80.000.000 đồng. Số tiền này đã được ông A gửi vào ngân hàng và đứng tên mình.
Cũng trong thời gian này, ông A phát hiện mình bị bệnh ung thư phổi. Sau một thời gian chữa trị nhưng không qua khỏi, năm 2005 ông A qua đời. Trước khi qua đời, ông A đã lập di chúc với nội dung như sau:
Tài sản của ông A sẽ được để lại cho 4 người con là C, D, E và K.
Riêng bà B và M sẽ không được hưởng một phần tài sản nào trong số đó.
Bất ngờ với di chúc mà chồng để lại, bà A đã đệ đơn lên Tòa đòi chia lại tài sản.
Sau khi tiếp nhận đơn của bà B, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã tiến hành xác minh, tìm hiểu. Tại phiên tòa xử ngày 27/6/2005, Tòa án đã đưa ra quyết định :
Tính đến thời điểm ông A qua đời thì số tài sản chung hợp nhất của ông A và bà B là 960.000.000 đồng. Theo như nguyên tắc, thì lúc ông chết, tài sản của 2 người sẽ được chia đôi. Như vậy, số tài sản của ông A để lại khi qua đời sẽ là :
A= 960.000.000 : 2 = 480.000.000 đồng.
Ông A được hưởng di sản thừa kế từ người chú ruột là 80.000.000 đồng nhưng số tài sản này ông A đã gửi vào ngân hàng và đứng tên mình nên đây không phải là số tài sản chung hợp nhất giữa ông A và bà B mà là tài sản riêng của ông A. Như vậy, số tài sản mà ông A có được sẽ là:
A = 480.000.000 đồng + 80.000.000 đồng = 960.000.000 đồng
Theo quy định tại Điều 683 về “thứ tự ưu tiên thanh toán” thì một phần số tài sản của ông A sẽ được dùng vào việc lo chi phí mai táng cho ông. Chi phí đó hết 10.000.000 đồng. Vậy số tài sản thực tế mà ông A để lại sẽ là :
A = 560.000.000 đồng – 10.000.000 đồng = 550.000.000 đồng
Theo quy định của Điều 669 – Bộ luật dân sự năm 2005 về “người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc” thì :
“ Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.
Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”
Vậy theo quy định trên thì bà B và M vẫn có quyền được hưởng di sản theo quy định của pháp luật. Theo đó, số tài sản mà bà B và M nhận được là:
M = B = 550.000.000 đồng : 6 x 2/3 = 61.111.000 đồng.
Theo đúng ý chí mà ông A để lại trong di chúc thì số tài sản còn lại của ông A sẽ được chia đều cho 4 người con còn lại là C, D, E, K như sau :
C = D = E = K = 427.778.000 đồng : 4 = 106.944.000 đồng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
------- ***-------
Giáo trình “Luật dân sự Việt Nam” – Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân Hà Nội năm 2006.
Bộ Luật Dân sự - Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài dân sự 1.doc