HIỆN TRẠNG ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM VÀ BIỆN PHÁP
1. Thị trường điện Việt Nam
Lịch cắt điện là một mục được đặt trang trọng trên trang nhất của các trang web Công ty Điện lực ở Hà nội, Sài gòn và nhiều địa phương khác. Trong khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) liên tục khẳng định chỉ cắt điện sinh hoạt, không ít doanh nghiệp khắp nơi đã lên tiếng chỉ trích EVN là nói sai sự thật. Tình trạng thiếu điện ở VN nghiêm trọng tới mức nhiều người bắt đầu ví von rằng sau 20 phát triển kinh tế thì Việt Nam lại quay lại tình trạng phải liên tục cắt điện như thời còn bao cấp. Theo EVN, việc thiếu điện là do tốc độ tăng trưởng tiêu dùng quá nhanh. Việc đổ thừa cho người tiêu dùng ít nhiều đã khiến dư luận phẫn nộ. Trên thực tế thì thì không phải EVN nói sai. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của nhu cầu dùng điện trung bình đạt khoảng 15% một năm. So với năm 2004, nhu cầu tiêu dùng điện năm 2010 sẽ gấp tăng gấp đôi, tới năm 2015 sẽ tăng gấp 3 và tới năm 2020 sẽ tăng gấp 5,5 lần. Tốc độ này có thể cao hơn nếu tăng trưởng kinh tế trong dài hạn có triển vọng tốt.
các bài giảng:
-độc quyền
-đồ thị độc quyền
-hàng hóa công
-tính hiệu quả và thất bại của thị trường độc quyền
gợi ý đề thi
.
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3305 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Kinh tế công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1 : TÍNH HIỆU QUẢ VÀ SỰ THẤT BẠI
CỦA THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH
CHỈ TIÊU
CÁC TRẠNG THÁI TÔ CHỨC SẢN XUẤT
(a)
(b)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
Lợi ích của cá nhân A (UA)
5
6
6
5
4
3
2
1
0
10
9
8
7
Lợi ích của cá nhân B (UB)
3
3
4
5
6
7
8
9
10
0
1
2
3
Lợi ích chung (U)
8
9
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
Trạng thái tổ chức sản xuất nào đạt hiệu quả PARETO ? Giải thích
THAM KHẢO MỘT VÍ DỤ THỰC TIỂN CỦA SV NGHIÊN CỨU
TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được chuyển đổi thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN từ năm 2006 theo Quyết định số 48/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. EVN kinh doanh đa ngành. Trong đó, sản xuất, kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực là ngành nghề kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo. Mục tiêu hoạt động của EVN thể hiện rõ qua 3 tiêu chí: Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; Giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Điện lực Quốc gia. Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối; Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. Hiện nay, EVN có 11 công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng, trong đó, có 3 công ty điện lực vùng và 8 công ty điện lực tỉnh, thành phố. Lĩnh vực truyền tải cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Tổng Công ty Truyền tải Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty Truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban Quản lý dự án (Ban Quản lý dự án miền Bắc, Trung, Nam). Bên cạnh đó, lĩnh vực cơ khí điện lực và viễn thông công cộng ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường. Những cái tên như: Công ty CP Cơ khí Điện lực, Công ty CP Chế tạo Thiết bị Điện Đông Anh… hay EVNTelecom đã trở nên quen thuộc, đáp ứng một phần nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm cơ khí và dịch vụ viễn thông công cộng. Ngoài các lĩnh vực chính kể trên, cũng không ngừng phát huy thế mạnh của mình trên các lĩnh vực như: Tư vấn; nghiên cứu – đào tạo, tài chính – ngân hàng… Đây sẽ là những thế mạnh khác giúp EVN phát triển vững mạnh và toàn diện hơn. Nhằm định hướng cho quá trình phát triển ngành điện Việt Nam, ngày 5 tháng 10 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 176/2004/QĐ-TTG phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020. Theo đó, mục tiêu phát triển của ngành Điện Việt Nam trong thời gian tới là: sử dụng tốt các nguồn thuỷ năng, khí và than để phát triển cân đối nguồn điện; xây dựng các cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực Tây Nam; xúc tiến nghiên cứu, xây dựng thuỷ điện Sơn La; nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử; đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới phân phối điện quốc gia; đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi; tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực. Dựa trên những mục tiêu phát triển đưa ra, chiến lược hoạt động của EVN trong thời gian tới là kinh doanh đa ngành, đa sở hữu, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; trong đó, các ngành sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng, cơ khí điện lực vẫn là những ngành kinh doanh chính, làm nòng cốt để ngành công nghiệp điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
HIỆN TRẠNG ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM VÀ BIỆN PHÁP
Thị trường điện Việt Nam
Lịch cắt điện là một mục được đặt trang trọng trên trang nhất của các trang web Công ty Điện lực ở Hà nội, Sài gòn và nhiều địa phương khác. Trong khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) liên tục khẳng định chỉ cắt điện sinh hoạt, không ít doanh nghiệp khắp nơi đã lên tiếng chỉ trích EVN là nói sai sự thật. Tình trạng thiếu điện ở VN nghiêm trọng tới mức nhiều người bắt đầu ví von rằng sau 20 phát triển kinh tế thì Việt Nam lại quay lại tình trạng phải liên tục cắt điện như thời còn bao cấp. Theo EVN, việc thiếu điện là do tốc độ tăng trưởng tiêu dùng quá nhanh. Việc đổ thừa cho người tiêu dùng ít nhiều đã khiến dư luận phẫn nộ. Trên thực tế thì thì không phải EVN nói sai. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của nhu cầu dùng điện trung bình đạt khoảng 15% một năm. So với năm 2004, nhu cầu tiêu dùng điện năm 2010 sẽ gấp tăng gấp đôi, tới năm 2015 sẽ tăng gấp 3 và tới năm 2020 sẽ tăng gấp 5,5 lần. Tốc độ này có thể cao hơn nếu tăng trưởng kinh tế trong dài hạn có triển vọng tốt.
Bảng 1: Tăng trưởng nhu cầu dùng điện ở VN
Nguồn: Ngân hàng Thế giới
Cũng theo EVN, lý do quan trọng thứ 2 là việc Chính phủ VN (CP) không cho phép tăng giá điện. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, giá điện đã tăng từ mức 600 đồng một KWh hồi năm 1997 lên tới mức hiện tại là 860 đồng một KWh. Như vậy trung bình giá điện chỉ tăng có 43% trong hơn 10 năm. Nếu điều chỉnh theo lạm phát thì giá điện thực tế thậm chí đã giảm. EVN cho rằng do không thể tăng giá điện, họ không có đủ nguồn lực để đầu tư xây dựng năng lực phát điện mới. Và như thế, lỗi thiếu điện chung quy lại là tại CP. Việc thiếu hàng hóa trong một nền kinh tế thường không phải là lỗi của doanh nghiệp. Trong trường hợp này cũng vậy. Lỗi thiếu điện phải được nhìn từ phía quản lý điều hành ngành điện của CP. Nhưng CP đã sai ở chỗ nào? Việc thiếu điện hiện nay gợi nhớ cho chúng ta thời kỳ thiếu gạo những năm 80. Rõ ràng Việt Nam hồi đó không thiếu khả năng sản xuất gạo, cũng như bây giờ chúng ta không thiếu khả năng sản xuất điện. Vấn đề là động cơ để sản xuất, động cơ chỉ tồn tại trong những cơ chế thích hợp bởi chính phủ đã không tạo ra một cơ chế thích hợp để ngành điện phát triển.
Biện pháp hành chính, độc quyền và hiệu quả
Các công ty luôn tìm cách để tư lợi. Đó là mục đích tối cao của họ. Vì tư lợi là bản chất của các doanh nghiệp. Việc của chính phủ là tạo ra cơ chế để hoạt động tư lợi của họ song hành, hay ít ra cũng không đi ngược lại lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên đây là một việc khó khăn. Và vì vậy, đôi khi các chính phủ phải dùng đến biện pháp quản lý hành chính. Tuy nhiên, các biện pháp hành chính thường dẫn tới những méo mó và khiến các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Trường hợp của EVN cũng không khác. EVN là tập đoàn có độc quyền kinh doanh điện. Nó sở hữu hệ thống đường dây tải điện trên cả nước, hệ thống các công ty bán lẻ như Công ty Điện lực Hà Nội hay Công ty Điện lực TP HCM. EVN cũng sở hữu khoảng 85% năng lực sản xuất điện toàn quốc (số còn lại do các nhà sản xuất điện độc lập IPPs cung cấp). EVN mua điện của các IPPs này qua các hợp đồng dài hạn. Nó có ưu thế thể ép giá các nhà cung ứng độc lập vì nó là người mua duy nhất. Nó cũng không gặp tổn hại gì nếu hoạt động không hiệu quả. Trên thực tế, nó ít có động cơ phải hoạt động hiệu quả hơn trừ phi Chính phủ ép buộc nó phải làm. Một ví dụ về phi hiệu quả là thất thoát trên đường truyền và trong phân phối của ngành điện là 12,2% năm 2004 (theo số liệu của World Bank), 11,02% năm 2006 ở mức cao so với các nước trong khu vực. Con số giảm khiêm tốn từ năm 2004 tới năm 2006 là do sức ép của thủ tướng CP yêu cầu ngành điện phải cắt giảm thất thoát xuống dưới mức 8%. Tuy nhiên, EVN thường khẳng định là khó lòng có thể giảm xuống thấp hơn. Gần như độc quyền trên thị trường bán buôn, độc quyền bán lẻ và đường giây tải, EVN không có lý do gì phải làm hài lòng khách hàng. Người dùng điện hoặc phải tìm đến với nó, hoặc tự sản xuất điện. Là một nhà độc quyền, EVN sẽ liên tăng muốn tăng giá, tối thiểu cũng tới mức làm cung – cầu cân bằng. Nói cách khác, nếu nó sản xuất được 10 MW, nó sẽ tăng giá tới mức mà nhu cầu dùng điện chỉ còn đúng 10 MW. Thậm chí nó có thể đóng cửa một số nhà máy điện không hiệu quả để tiếp tục giảm nguồn cung điện xuống và gây sức ép tăng giá lên hơn nữa.Bằng chứng là hầu như không có năm nào EVN không đề nghị CP cho tăng giá. Tháng 5, 1997, EVN yêu cầu CP cho tăng giá thêm 13%. Tháng 6, 1998, EVN đòi tăng giá 32% từ 689 đồng/kw lên 910 đồng/kw. Tháng 9, 1999, EVN lại đòi tăng giá thêm 6% cho khu vực hộ gia đình và 10-12% cho công nghiệp. Tháng 7, 2000 tăng 10%. Tháng 10, 2002 tăng 12-13%. Cuối 2003 tăng 5.4% Giá điện người tiêu dùng VN hiện phải trả thuộc vào hàng cao nhất trên thế giới trong khi thu nhập bình quân đầu người của chúng ta hiện nay chỉ vào khoảng 400 USD/năm, tức vào hàng những nước có thu nhập đầu người thấp nhất thế giới. Ngành điện nêu lý do hết sức hợp lý là vì nhu cầu phát triển kinh tế nên phải nâng cấp hệ thống điện và xây thêm nhà máy điện, có nhu cầu rất lớn về vốn, và không có giải pháp nào hơn là nâng giá điện.Báo Người Đại Biểu Nhân Dân số ra ngày 4-8-2003 viết: “Các nhà kinh tế quốc tế khẳng định rằng giá bán điện ở VN cho các doanh nghiệp ở Hà Nội, TP.HCM (vào thời điểm cuối tháng 12-2-2002) là 7 US cent/kWh, bằng những nơi cao nhất khu vực như Singapore, Thượng Hải, trong khi đó giá ở Bangkok chỉ là 4 US xent, tại Manila 3,9 US cent, tại Jakarta 2,7 US cent/kWh. Ngành điện hiện là ngành có thu nhập cao nhất trong 18 ngành kinh tế có thu nhập cao nhất: mức thu nhập bình quân 2.035.700 đồng/người/tháng. Ở đây có thói ngông nghênh của sự cậy thế độc quyền, thói quen chỉ biết lợi ích cục bộ. Nếu muốn có nguồn vốn để đầu tư thì ngành điện phải tính toán chi phí đầu vào hợp lý, cắt giảm cho phí, hoặc phát hành trái phiếu để huy động vốn hoặc phải vay tiền nhân dân và trả lãi suất cho khoản vay đó, chứ không thể làm một việc dễ dàng là nâng giá điện vào khoản chênh lệch đó người dân phải gánh chịu. Hoạt động thiếu hiệu quả và liên tục đòi đăng giá này không phải là lỗi của EVN. Chúng là sản phẩm tất yếu của độc quyền. Một nhà độc quyền thì không phải là ông già Noel: anh ta sẽ bòn rút khách hàng tới tận xương trừ khi anh ta bị ngăn cấm làm điều đó. Nhưng ngay cả khi bị cấm, một nhà độc quyền vẫn có thể tìm ra cách để tư lợi cho mình. Phương pháp cổ truyền là đẩy chi phí lên cao bằng nhiều cách, trong đó có việc tăng lương cho nhân viên lên cao hơn hẳn mặt bằng chung hoặc thường xuyên bỏ tiền vào các khoản chi phù phiếm. Việt Nam đang thiếu điện nghiêm trọng, và sẽ còn tiếp tục thiếu điện nghiêm trọng. Đây là một thực tế. Việc xây dựng năng lực cung ứng điện đủ đáp ứng với nhu cầu đòi hỏi nguồn tài chính khổng lồ. Riêng trong giai đoạn 2005-2010 cần khoảng 3 tỉ USD. Giai đoạn 2005-2020 sẽ cần tối thiểu 13.5 tỉ USD. EVN không thể tự đầu tư nguồn tài chính này trừ khi nó được phép tăng giá bán điện tùy tiện. EVN cũng không thể sử dụng nguồn tiền đi vay. Theo như tính toán của World Bank,việc tài trợ thuần túy bằng nguồn tiền vay sẽ khiến tỉ lệ nợ-trên-vốn của EVN quá cao. Do đó, đối với các nguồn cung cấp tín dụng quốc tế, cho EVN vay trở nên rủi ro quá mức chịu đựng. Việc này khiến việc vay mượn về lâu dài là không khả thi. Việc CP VN đứng ra bảo lãnh các nguồn vay cho EVN có lẽ cũng không khả thi, nhất là trước viễn cảnh kinh tế không có nhiều điểm sáng như hiện nay. Lối ra khỏi ma trận này là mở cửa thị trường điện. CP cũng đã tính đến con đường này và đã phác thảo ra một lộ trình dài hạn để thực hiện, bao gồm 4 bước:
Cho phép tư nhân và quốc tế đầu tư sản xuất điện. EVN mua điện của các IPPs này qua các hợp đồng dài hạn (đang thực hiện).
Tự do hóa một phần thị trường bán buôn: để các IPPs tự do canh tranh với nhau, trong khi EVN giữ vị thế độc quyền trên thị trường bán lẻ (lộ trình 2010-2014 của Bộ Công Nghiệp). Giai đoạn này thị trường bán buôn có nhiều người bán nhưng chỉ có 1 người mua. Trong hai giai đoạn này, có nhiều người bán buôn nhưng chỉ có một người mua (EVN) để bán lại trên thị trường bán lẻ. Ở giai đoạn 1, từng người bán buôn ký hợp đồng với EVN, các hợp đồng này độc lập với nhau và giá cả được xác định kín giữa 2 bên. Trong giai đoạn 2, những người bán buôn phải cạnh tranh trực tiếp với nhau để bán cho EVN. Giá cả được xác định theo mức thị trường, công khai và chỉ có 1 giá duy nhất cân bằng cung – cầu.
Tự do hóa hoàn toàn thị trường bán buôn thông qua việc phá thế độc quyền bán lẻ của EVN (thí dụ thông qua việc xé nhỏ tổng công ty này) và cho phép các người mua lớn (thí dụ các khu công nghiệp lớn) có thể mua điện trực tiếp từ người bán buôn. Khi giai đoạn này kết thúc, thị trường bán buôn sẽ có nhiều người bán và nhiều người mua. Theo lộ trình của Bộ Công nghiệp, giai đoạn này sẽ được thực hiện trong thời gian 2014-2022.
Giai đoạn cuối cùng là tự do hóa cả thị trường bán lẻ điện. Khi giai đoạn này được thực hiện, người mua điện nhỏ cũng có quyền lựa chọn mua điện của các công ty bán lẻ khác nhau. Giai đoạn này sẽ được thực hiện sau 2022- cũng theo lộ trình của Bộ Công nghiệp.
Một thị trường điện hiện đại hoạt động hiệu quả sẽ tạo môi trường cạnh tranh tích cực giữa các công ty sản xuất điện, giữa các nhà bán lẻ và giữa các công ty cung cấp đường giây tải. Việc cạnh tranh sẽ khiến các doanh nghiệp này liên tục phải tìm cách cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và có những kế hoạch dài hạn thích hợp. Một thị trường điện hiệu quả cũng tạo ra cơ chế ngăn cản các doanh nghiệp sử dụng sức mạnh thị trường để gây sức ép tăng giá nhằm trục lợi bằng sự tổn thất của người tiêu dùng. Chính phủ Việt Nam hi vọng việc tự do hóa thị trường sẽ tạo động lực cho giới đầu tư tư nhân và quốc tế tham gia sản xuất điện. Tuy nhiên, đây không phải là một kết quả tất yếu. Như đã đề cập ở phần trên, nếu không được thực hiện tốt thì việc tự do hóa thị trường điện sẽ tạo ra những bẫy giá cả nguy hiểm cho người mua và không chắc sẽ giải quyết được tình trạng khan hiếm điện. Việc tái cơ cấu lại thị trường điện, vì thế, là một việc khó khăn, có nhiều rủi ro và đòi hỏi các nhà quản lý và hoạch định chính sách phải có kiến thức tốt (hoặc được tư vấn tốt) về thị trường điện hiện đại và cách xây dựng nó.
Biểu đồ 1: Lộ trình cải cách thị trường điện ở VN
Kết luận:
Việt Nam trong những năm gần đây luôn ở tình trạng khan hiếm điện. Việc này là việc dễ thấy trước vì nhu cầu tiêu dùng điện của VN tăng nhanh và tương đối ổn định. Khác với xăng dầu là cái có thể nhập khẩu tùy ý để cân bằng cung cầu, điện là mặt hàng đặc biệt và VN phải dựa chủ yếu vào năng lực sản xuất điện trong nước. Bằng việc giữ ngành điện trong tình trạng độc quyền và quản lý giá cả, CP đã đẩy EVN vào tình trạng kinh doanh không hiệu quả và không có động lực phát triển năng lực sản xuất mới để đáp ứng nhu cầu, và không có động lực để hoạch định chiến lược dài hạn. Những vấn đề này không phải là lỗi của EVN – với tư cách là một tập đoàn kinh doanh. Chúng là sản phẩm tất yếu của độc quyền. Để giải được bài toán điện, con đường duy nhất là tái cấu trúc thị trường điện. Tuy nhiên, đây là con đường khó khăn và có nhiều rủi ro. Có lẽ vì vậy mà CP đang muốn giữ một nhịp độ cải cách chậm. Điều này cũng đồng nghĩa việc khan hiếm điện và các hệ quả bất lợi của nó đến sản xuất và sinh hoạt sẽ không thể được khắc phục trong trung hạn.
IV. CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
ĐIỆN LỰCVÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
1. Vì sao cần xây dựng và áp dụng mô hình quản lý thị trường điện lực phù hợp
Tất cả mọi doanh nghiệp đều kinh doanh với mục đích có lãi, đó là một chân lý không thể phủ nhận. Nhưng kinh doanh thì phải tuân thủ quy luật thị trường, các doanh nghiệp đều phải làm ăn theo quy luật thị trường và phải chịu sự cạnh tranh khắc nghiệt của quy luật thị trường. Do vậy, để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh điện năng của ngành Điện Việt Nam, nhóm chúng tôi xin giới thiệu một số mô hình quản lý thị trường điện lực của các nước trên thế giới, từ đó đưa ra mô hình quản lý thị trường điện lực có thể áp dụng tại Việt Nam, đồng thời nêu lên một số ý kiến tham khảo nhằm hoàn thiện công tác quản lý thị trường điện lực Việt Nam.
Quá trình kinh doanh điện năng bao gồm 3 khâu liên hoàn: Sản xuất - Truyền tải - Phân phối điện năng xảy ra đồng thời (ngay tức khắc), từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ không qua một khâu thương mại trung gian nào. Điện năng được sản xuất ra khi đủ khả năng tiêu thụ vì đặc điểm của hệ thống điện là ở bất kỳ thời điểm nào cũng có sự cân bằng giữa công suất phát ra và công suất tiêu thụ (không để tồn đọng).
2. Các mô hình tổ chức kinh doanh điện năng
Cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và quản lý, kết hợp với sự phát triển của một số học thuyết kinh tế mới đã tạo điều kiện để nhiều công ty điện lực nghiên cứu xây dựng, phát triển các mô hình kinh doanh mới thay thế cho mô hình truyền thống trước đây, như mô hình truyền tải hộ, mô hình thị trường phát điện cạnh tranh, mô hình thị trường điện cạnh tranh bán buôn và bán lẻ,... Tuy nhiên, nhìn từ góc độ cạnh tranh của thị trường có thể phân chia thành bốn loại mô hình thị trường điện cơ bản đang được áp dụng tại các nước trên thế giới hiện nay như sau:
Mô hình thị trường điện độc quyền: Là mô hình chỉ có một công ty nắm giữ toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh điện năng từ sản xuất, truyền tải đến phân phối cho khách hàng tiêu thụ.
(a)Ngành dọc (b) Phân phối bán lẻ riêng
Phát điện
Bán buôn/Truyền tải
Công ty phân phối
Khách hàng
Phát điện
Bán buôn/Truyền tải
Công ty phân phối
Khách hàng
Mua bán giữa các công ty
Hình 1. Mô hình thị trường điện độc quyền
Mô hình Thị trường điện cạnh tranh phát điện nhưng chỉ có một đại lý mua buôn: Là mô hình chỉ có một người mua duy nhất từ nhiều nhà máy phát điện. Toàn bộ điện năng sản xuất ra phải bán cho đại lý mua buôn và đại lý này thực hiên chức năng phân phối độc quyền cho khách hàng tiêu thụ.
IPP
Đại lý mua buôn
IPP
IPP
Công ty phân phối
Công ty phân phối
Công ty phân phối
Khách hàng
Khách hàng
Khách hàng
Hình 2. Mô hình Thị trường điện cạnh tranh phát điện có một đại lý mua buôn
Mô hình Thị trường cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn: Là mô hình mà các công ty phân phối có thể mua điện từ nhiều công ty bán buôn khác nhau tuy nhiên vẫn độc quyền trong khâu phân phối cho các khách hàng dùng điện.
IPP
Đại lý mua buôn
IPP
IPP
IPP
IPP
IPP
Đại lý mua buôn
CT PP
CT PP
CT PP
CT PP
CT PP
CT PP
KH
KH
KH
KH
KH
KH
Hình 3. Mô hình Thị trường cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn
IPP: Nhà máy điện độc lập CT PP: Công ty phân phối KH: Khách hàng
Mô hình Thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn: Là mô hình mà ở đó tất cả các khách hàng đều có quyền lựa chọn nhà cung cấp điện chứ không bắt buộc phải mua qua các nhà phân phối độc quyền. Giá cả ở đây hoàn toàn được xác định dựa trên mối quan hệ cung cầu điện năng.
IPP
IPP
IPP
IPP
IPP
IPP
Bán lẻ
CT PP
CT PP
CT PP
CT PP
Bán lẻ
KH
KH
KH
KH
KH
KH
Lưới truyền tải,
thị trường bán buôn
Lưới phân phối,
thị trường bán lẻ
Hình 4. Mô hình Thị trường cạnh tranh hoàn toàn
Trên cơ sở nghiên cứu những mô hình thị trường điện lực được các nước trên thế giới áp dụng, thực hiện đánh giá những điều kiện cơ bản của thị trường điện lực Việt Nam hiện tại từ đó thực hiệnchủ trương của Đảng và Nhà nước trong thời gian đến theo là: “Từng bước hình thành thị trường điện cạnh tranh trong nước, đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Nhà nước chỉ giữ độc quyền khâu truyền tải điện, xây dựng và vận hành các nhà máy thuỷ điện lớn, các nhà máy điện nguyên tử”.
3. Mô hình thị trường điện lực Việt Nam
Qua tham khảo một số mô hình quản lý kinh doanh điện năng của các nước trên thế giới gắn liền với việc xem xét thực trạng mô hình quản lý độc quyền nhà nước cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh ngành Điện Việt Nam. Với những định hướng phát triển của ngành Điện trong thời gian tới cần thiết phải xây dựng một mô hình quản lý phù hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển thị trường điện lực và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có thể xem xét biến động của từng đối tượng tham gia vào thị trường điện trong giai đoạn 2005-2010 để xây dựng mô hình hợp lý, cụ thể như sau:
- Đối với EVN: do đặc thù của ngành điện Việt Nam trong điều kiện hiện nay là mức cung khó có thể đáp ứng được cầu điện năng trong giai đoạn này. EVN cần chủ động điều tiết các nguồn phát đảm bảo cân bằng hệ thống, do vậy có thể trở thành người mua duy nhất của các nhà máy điện.
- Đối với các nhà máy điện: từng bước thực hiện cổ phần hoá các nhà máy điện, chuyển các nhà máy điện thuộc EVN thành các nhà máy điện độc lập. Các nhà máy điện chỉ bán điện trực tiếp cho EVN thông qua chào giá cạnh tranh. Tuy nhiên trong điều kiện phát triển hơn của hệ thống lưới điện, các khách hàng lớn cũng có thể mua trực tiếp từ các nhà máy điện.
- Đối với các công ty truyền tải: với bản chất là độc quyền tự nhiên, do vậy Nhà nước vẫn nắm giữ thực hiện các hoạt động truyền tải điện từ người mua duy nhất (EVN) đến các công ty điện lực.
- Đối với các công ty phân phối điện năng: thực hiện chuyển đổi trở thành đơn vị độc lập với EVN dưới hình thức Công ty mẹ - Công ty con. Do việc chuyển đổi thị trường điện thực tế không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các công ty phân phối điện do vậy vẫn giữ nguyên chức năng kinh doanh là độc quyền phân phối điện năng cho khách hàng.
- Do cần đảm bảo tính phù hợp của một số hoạt động độc quyền trong mô hình như: EVN độc quyền mua điện từ các nhà máy điện độc lập, độc quyền bán điện cho các công ty phân phối điện năng, các công ty phân phối độc quyền bán điện cho khách hàng cuối cùng do vậy cần thiết phải có một cơ quan đứng ra kiểm soát hoạt động này với tư cách hoàn toàn độc lập.
- Đối với khách hàng: Tiếp tục chịu mua điện từ một công ty phân phối điện duy nhất trong phạm vi địa lý do bởi các cơ sở hạ tầng của ngành điện trong giai đoạn này có thể chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mua điện trực tiếp từ nhà sản xuất theo mô hình của thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn. Tuy nhiên đối với các khách hàng có phụ tải lớn có thể mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện hoặc thông qua lưới truyền tải của EVN.
Từ những quan điểm trên, có thể xây dựng một mô hình quản lý thị trường điện lực Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010 như sau:
EVN
Các nhà máy điện độc lập
CT PP
Khách hàng lớn
Khách hàng
Khách hàng
Cơ quan kiểm soát
CT PP
CT PP
Hình 5. Mô hình quản lý thị trường điện lực Việt Nam
Với mong muốn cải tổ, phát hiện và khắc phục một số "lỗ hổng" trong ngành điện, Bộ Công Thương đã xây dựng đề án thiết kế tổng thể thị trường điện cạnh tranh và tái cơ cấu ngành điện. Trong đó, Bộ Công Thương đề nghị trước mắt tách khâu sản xuất - truyền tải ra khỏi tập đoàn điện lực.
4. Kết luận và kiến nghị
Dựa trên những đặc điểm tình hình hoạt động của ngành điện hiện nay để áp dụng thành công mô hình thị trường điện lực này trong thời gian tới, đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư, chất lượng và độ tin cậy điện năng… về phía Nhà nước cũng như EVN cần phải xem xét những mặt sau:
Về phía Nhà nước:
Cần ban hành kịp thời hệ thống các văn bản dưới luật liên quan hướng dẫn các hoạt động điện lực.
Phân định ranh giới giữa chức năng điều tiết và chức năng quản lý nhà nước để không bị phân tán, chồng chéo.
Tách phần hoạt động công ích ra khỏi hoạt động kinh doanh của các công ty phân phối điện.
Quy định rõ cơ chế giá bán điện phù hợp.
Về phía ngành Điện:
Thực hiện đầu tư mới cũng như bảo dưỡng các công trình nguồn điện, lưới điện nhằm đảm bảo chất lượng, độ tin cậy và an toàn cung cấp điện, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của phụ tải.
Đảm bảo mức công suất dự phòng cần thiết khoảng 20-30% công suất cao điểm.
Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, đưa vào vận hành mạng viễn thông điện lực, hoàn chỉnh hệ thống điều khiển từ xa (SCADA).
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý điều độ hệ thống điện.
V. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi xóa bỏ Độc Quyền điện xây dựng thị trường điện cạnh tranh
Cuối năm 2004, Luật Điện lực được thông qua để tạo khung pháp lý cho chương trình cải cách toàn diện ngành điện lực mà trọng tâm là việc phát triển một thị trường điện cạnh tranh.
Theo Luật Điện lực, lộ trình phát triển thị trường điện ở Việt Nam được chia thành ba giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất là tạo cạnh tranh trong hoạt động phát điện. Các nhà máy điện sẽ phải cạnh tranh để bán điện cho một công ty mua điện duy nhất. Công ty này sau đó sẽ độc quyền bán điện cho các đơn vị phân phối và doanh nghiệp có lượng tiêu thụ điện lớn. Như vậy, ở giai đoạn này, không có cạnh tranh trong hoạt động mua điện của các công ty phân phối cũng như không có cạnh tranh trong việc người sử dụng cuối cùng mua điện từ bên bán lẻ. Giai đoạn thứ nhất này dự kiến sẽ diễn ra từ năm 2009 đến 2014.
Trong giai đoạn thứ hai, mô hình công ty mua điện bán điện duy nhất sẽ được thay thế bằng thì trường bán buôn (bán sỉ). Nhiều công ty phân phối điện sẽ cạnh tranh mua điện từ nhiều nhà máy phát điện theo cơ chế mở, trong đó mọi nhà máy phát điện có thể chào bán điện lên lưới quốc gia và mọi công ty phân phối có thể chào mua điện từ lưới. Như vậy, tính cạnh tranh sẽ được thiết lập trong thị trường điện bán buôn, trong khi các công ty phân phối vẫn duy trì vị thế độc quyền trong thị trường bán lẻ. Năm 2015 đến 2022 là thời gian dự kiến triển khai thị trường bán buôn cạnh tranh.
Đến giai đoạn thứ ba, dự kiến là từ 2023 trở đi, các nhà máy điện có thể cạnh tranh bán điện cho khách hàng sử dụng cuối cùng một cách trực tiếp hay gián tiếp qua công ty phân phối theo sự lựa chọn của mình. Khi đó, cạnh tranh sẽ được thiết lập ở cả hoạt động sản xuất, bán buôn và bán lẻ điện năng. Hệ thống truyền tải và điều độ, với đặc tính độc quyền tự nhiên, sẽ được vận hành dưới hình thức một công ty độc lập thuộc sở hữu nhà nước. Trên thực tế tiến trình tái cơ cấu Ngành điện vẫn thực hiện một cách chậm chạp bởi vẫn có nhiều ý kiến chưa thống nhất.
* Thuận lợi:
Khi phá thế độc quyền sẽ thúc đẩy đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia sản xuất điện. Các nhà đầu tư sẽ chọn công nghệ, nhà máy để tiết kiệm trong đầu tư làm sao giá thành đầu tư hợp lý nhất, giá bán hợp lý và lợi nhuận cao. Hơn nữa, việc tập trung nguồn vốn cho EVN thì kéo theo tiến độ xây dựng nhà máy sẽ chậm và đầu mối ấy không đủ sức gánh. Có sự cạnh tranh sẽ có sự thi đua, giảm giá thì rõ ràng có lợi cho các hộ dùng điện, người tiêu dùng.
Được sự ủng hộ của công chúng. Bởi họ tin rằng giá điện sẽ giảm khi thực hiện tái cơ cấu điện làm cho đời sống ổn định hơn.
Các nhà đầu tư sản xuất ra điện sẽ bán điện trên hệ thống điều phối quốc gia đến tận tay người tiêu dùng. Khi đó, người tiêu dùng có quyền lựa chọn nhà cung cấp nào cung cấp tốt nhất, rẻ nhất, chất lượng cao nhất.
* Khó khăn
Hiện nay có rất nhiều nhà máy sản xuất điện nhưng thực chất cung vẫn chưa đáp ứng được cầu trên thị trường. Chủ trương thu hút các doanh nghiệp ngoài EVN tham gia đầu tư nguồn điện đến nay chỉ thành công trong lĩnh vực thủy điện. Hiện cả nước có gần 200 dự án thủy điện do các doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, hầu hết chỉ là những dự án rất nhỏ, với công suất từ vài trăm kilowatt đến vài megawatt, trong khi xây dựng những nhà máy nhiệt điện công suất lớn mới là hướng giải quyết nhanh nhất cho vấn đề thiếu điện, lại không mấy được quan tâm. Nếu không kể hai nhà máy điện Phú Mỹ 2 và 3, đến nay mới có tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam) và tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV) đầu tư vào nhiệt điện. Còn các nhà đầu tư trong và ngoài nước khác thì vẫn đang do dự, mặc dù rất muốn bỏ ra hàng tỉ đô la Mỹ để xây những nhà máy điện công suất đến 2.000 - 3.000 MW.
Đến nay, xây dựng nhà máy điện không còn là lĩnh vực độc quyền và mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia. Tuy nhiên, nhà đầu tư lại chỉ có thể bán sản phẩm của mình cho EVN, đơn vị kiểm soát gần như toàn bộ mạng lưới truyền tải và phân phối. Đây là điểm mấu chốt làm hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực phát triển nguồn điện.
Mô hình tái cơ cấu ngành điện chưa thống nhất. Thực tế có nhiều rối rắm trong khâu này. Để hình thành thị trường điện cạnh tranh, Bộ Công thương đã đưa ra phương án tách ngay khâu phát điện, truyền tải, điều độ ra khỏi Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và EVN chỉ còn nắm giữ khâu phân phối điện. Tuy nhiên, Hiệp Hội Năng Lượng Việt Nam (VEA) không đồng tình với quan điểm này và cho rằng, không nhất thiết phải xé nhỏ EVN bằng việc chia tách các nhà máy điện thuộc EVN để giảm quyền lực của tập đoàn này. Chính phủ chỉ cần tách khâu mua bán điện và điều độ hệ thống điện quốc gia ra khỏi EVN là đủ điều kiện để hình thành một thị trường điện cạnh tranh lành mạnh.
Trong đề án trình Thủ tướng, Hiệp hội đề xuất tách khâu mua bán điện ra khỏi EVN để trở thành Tổng Công ty Mua Bán Điện Quốc Gia. Theo phân tích của cơ quan này, lúc đó, các Tổng Công ty, tập đoàn kinh tế, các nhà máy điện độc lập, trong đó có EVN chào bán điện cạnh tranh với Tổng Công ty này. Tổng Công ty mua bán điện không chịu sự chi phối mà chịu sự chỉ đạo của Chính phủ thông qua Bộ Tài chính hoặc các Bộ ngành khác liên quan. Ngoài ra, cần tách điều độ hệ thống điện ra khỏi EVN để trở thành Cty điều độ hệ thống điện quốc gia trực thuộc Chính phủ. Lúc đó, điều độ hệ thống điện hoạt động độc lập, khách quan trên cơ sở lợi ích chung của đất nước, của nhân dân. Đây là cơ sở để bước đầu tạo ra thị trường điện cạnh tranh lành mạnh. Đối với các nhà máy phát điện của EVN, VEA đề xuất tổ chức lại thành từ 3 đến 5 Tổng Công ty phát điện, nhưng vẫn thuộc EVN quản lý.
Muốn xây dựng Tổng công ty mua bán điện quốc gia hoạt động hiệu quả thì phải tách tổng công ty này ra khỏi EVN. Nói khác đi là phải xé nhỏ EVN. Tuy nhiên, việc này cũng không dễ. Nếu nhóm các nhà máy có cùng tính chất vào trong một công ty thì các công ty thủy điện sẽ có chi phí biến đổi thấp hơn nhiều so với các công ty nhiệt điện. Vì vậy, công ty nhiệt điện sẽ thất bại trong cạnh tranh. Để việc cạnh tranh sau cải cách thị trường diễn ra bình đẳng và lành mạnh thì cấu trúc chi phí của các doanh nghiệp sản xuất điện phải tương đối giống nhau. Việc chia tách này hoàn toàn không đơn giản, nhưng lại hết sức quan trọng mà nếu làm không đúng sẽ khiến quá trình cạnh tranh sau cải cách trở nên què quặt.
Tuy phải trải qua nhiều khó khăn thử thách nhưng Ngành điện cần sớm thực hiện tái cơ cấu bởi sẽ mang lại lợi ích chung cho cộng đồng va cho quốc gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bambooweb,Electricitymarket, market.html.
World Energy Council, Development of competitive electricity market in te Baltic States, 2001.
Ths.Nguyễn Thành Sơn, Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của Công ty Điện lực 3, NXB Đà Nẵng, 2005.
Nguyễn Anh Tuấn, Trần Đăng Khoa, Định hướng xây dựng thị trường điện cạnh tranh của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Tạp chí Điện và đời sống số 65, 2004.
Hội Điện lực, Nghiên cứu lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện lực Việt Nam, 2004.
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Đề án tổng thể sắp xếp đổi mới và phát triển các doanh nghiệp của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giai đoạn 2004-2010, 2004.
TS. Nguyễn Thuấn, Kinh tế công cộng, NXB Thống Kê, 2004.