Bài học kì pháp luật cộng đồng Asean: Bình luận về cơ chế, ý nghĩa và vai trò của hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN

Bình luận về cơ chế, ý nghĩa và vai trò của hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN. Bài làm Thương mại dịch vụ (trade in services) là khái niệm dùng để chỉ các hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ. Theo qui định tại Khoản 2 Điều 2 Hiệp định GATS các hoạt động thương mại dịch vụ trong phạm vi quốc tế được thực hiện theo 4 phương thức sau: - Cung cấp dịch vụ qua biên giới; - Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài; - Hiện diện thương mại; - Hiện diện thể nhân. Nhận thức được vai trò của thương mại dịch vụ đối với sự phát triển của ASEAN, các nhà lãnh đạo ASEAN đã tiến hành những nỗ lực đầu tiên nhằm đảm bảo sự tự do của thương mại dịch vụ trong khu vực bằng việc kí kết Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) vào ngày 15/12/1995 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần 5 tại Băng Cốc, Thái Lan. Một trong những biện pháp nhằm tạo thuận lợi cho sự tự do hóa thương mại dịch vụ trong khu vực chính là sự công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên

docx2 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5476 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài học kì pháp luật cộng đồng Asean: Bình luận về cơ chế, ý nghĩa và vai trò của hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm Thương mại dịch vụ (trade in services) là khái niệm dùng để chỉ các hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ. Theo qui định tại Khoản 2 Điều 2 Hiệp định GATS các hoạt động thương mại dịch vụ trong phạm vi quốc tế được thực hiện theo 4 phương thức sau: Cung cấp dịch vụ qua biên giới; Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài; Hiện diện thương mại; Hiện diện thể nhân. Nhận thức được vai trò của thương mại dịch vụ đối với sự phát triển của ASEAN, các nhà lãnh đạo ASEAN đã tiến hành những nỗ lực đầu tiên nhằm đảm bảo sự tự do của thương mại dịch vụ trong khu vực bằng việc kí kết Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) vào ngày 15/12/1995 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần 5 tại Băng Cốc, Thái Lan. Một trong những biện pháp nhằm tạo thuận lợi cho sự tự do hóa thương mại dịch vụ trong khu vực chính là sự công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên. Tại Điều 5 của Hiệp định đã qui định: “1. Mỗi Quốc gia Thành viên có thể công nhận trình độ giáo dục hoặc kinh nghiệm nhận được, các yêu cầu đã được thoả mãn, hoặc các giấy chứng nhận hoặc giấy phép đã được cấp tại một Quốc gia Thành viên khác, để sử dụng cho mục đích cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận nhà cung cấp dịch vụ. Việc công nhận như vậy có thể dựa trên cơ sở một hiệp định hoặc thoả thuận với Quốc gia Thành viên có liên quan, hoặc có thể được thực hiện trên cơ sở tự quyết. 2. Không có bất kỳ điểm nào trong Khoản 1 được hiểu là yêu cầu bất kỳ một Quốc gia Thành viên phải chấp nhận hoặc phải tham gia các hiệp định và thoả thuận công nhận lẫn nhau như vậy.” Có thể thấy, Công nhận lẫn nhau được thực hiện theo cơ chế tự nguyện, tự quyết và thỏa thuận. Mỗi quốc gia có quyền công nhận hoặc không công nhận trình độ học vấn, kinh nghiệm các yêu cầu được đáp ứng, và giấy phép hoặc chứng chỉ được cấp bởi các nước ASEAN khác tại nước mình căn cứ vào sự công nhận đó có ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, truyền thống văn hóa, đạo đức của nước mình hay không? Bởi vậy, để được công nhận chứng chỉ nghề nghiệp và cấp giấy phép hành nghề người nộp đơn phải tuân thủ những điều kiện nhất định. Khi đáp ứng được các điều kiện này người nộp đơn sẽ được cấp giấy phép hành nghề và được tiến hành cung cấp dịch vụ, đồng thời phải tuân thủ đầy đủ các qui định pháp luật của quốc gia nơi người đó được cấp phép. Cơ chế tự nguyện, tự quyết và thỏa thuận trong công nhận lẫn nhau đảm bảo được quyền tự quyết của quốc gia, bảo vệ được quyền và lợi ích của quốc gia, và thể hiện sự tôn trọng của các quốc gia với nhau, không có sự ép buộc Thành viên phải chấp nhận hoặc phải tham gia các hiệp định và thoả thuận công nhận lẫn nhau. Hiệp định khung về thừa nhận lẫn nhau được ký kết trên cơ sở thừa nhận mục tiêu của Hiệp định khung về dịch vụ giữa các nước ASEAN (AFAS), nó có vai trò nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, tính đa dạng, khả năng sản xuất, và cung cấp dịch vụ trong và ngoài ASEAN, xóa bỏ các giới hạn về thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN; và tự do hóa thương mại dịch vụ bằng cách mở rộng phạm vi tự do hoá vượt ra khỏi phạm vi các nước ASEAN theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) với mục đích công nhận một khu vực thương mại dịch vụ tự do. Với qui định về Công nhận lẫn nhau đã tạo cơ sở pháp lý nền tảng cho việc thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ của ASEAN, thúc đẩy các nước kí kết nhằm công nhận chứng chỉ của các nhà cung cấp dịch vụ, xóa bỏ rào cản thương mại dịch vụ trong khu vực ASEAN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBài học kì pháp luật cộng đồng Asean- Bình luận về cơ chế, ý nghĩa và vai trò của hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN.docx