Bài học thực tế và những giải pháp hạn chế Chi phí đại diện cua công ty đa quôc gia

Mục lục Giới thiệu . 3 I. Những vấn đề chung về chi phí đại diện 7 1. Nguồn gốc của chi phí đại diện Công ty đa quốc gia 7 2. Sự tách biệt quyền quản lý - kiểm soát và những tổn thất . 10 do phân quyền (agency costs) II. Bài học thực tế và những giải pháp hạn chế Chi phí đại diện 12 1. Hậu quả của phát sinh chi phí đại diện 12 2. Bài học thực tế và hậu quả do không quản lý, giám sát chi phí đại diện 13 3. Giải pháp hạn chế chi phí đại diện . 13 4. Những đề xuất khác nhằm hạn chế chi phí đại diện .17 5. Bàn thêm về chi phí đại diện 17 Giới thiệu Trong một nền kinh tế đầy biến động và phức tạp, quy mô của doanh nghiệp càng lớn và sự cạnh tranh càng gay gắt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn tìm tòi và phát triển một cơ cấu tổ chức hoàn thiện và hợp lý. Ở đó vai trò của người quản trị là cực kỳ quan trọng và quyết định mức độ tồn tại và phát triển của công ty. Không phải ngẫu nhiên mà trong các công ty lớn, sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý là điều hết sức cần thiết. Có một số nguyên nhân dẫn tới điều này và tất cả cũng đều nhằm mục đích giúp cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Thứ nhất, đôi khi việc điều hành trực tiếp của các chủ doanh nghiệp trở nên thiếu khả thi và không hiệu quả. Việc điều hành những doanh nghiệp có quy mô lớn và phức tạp đòi hỏi những kỹ năng phẩm chất mà không phải nhà đầu tư nào cũng có được. Thực tế đó dẫn tới sự tách biệt giữa quyền quản lý và quyền kiểm soát. Những người có vốn nhưng không có khả năng quản lý đầu tư vào các doanh nghiệp và trở thành ông chủ. Các ông chủ này sẽ thuê những chuyên gia có đủ năng lực đến điều hành doanh nghiệp của mình. Những người này có chuyên môn (và thường có kinh nghiệm về lĩnh vực mà họ đảm nhận) nên sẽ được người chủ giao quyền quản lý. Thứ hai, việc phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý cho phép chia nhỏ quyền sở hữu theo những phần vốn góp bằng nhau và từ đó sự thay đổi chuyển nhượng quyền sở hữu sẽ không gây phiền phức đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc công ty thuê những người quản lý chuyên nghiệp để điều hành công ty của mình theo hướng hiệu quả nhất nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu ban đầu của các chủ sở hữu. Tuy nhiên, sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý cũng làm nảy sinh những nguy cơ khiến cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không ở mức tối ưu, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư; đó là khi mục tiêu của các chủ sở hữu và người quản lý không giống nhau. Trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhà quản lý, cả hai đều muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình, tuy nhiên điều kiện để tối đa hóa lợi ích của hai bên không giống nhau. Nhà đầu tư muốn tối đa hóa lợi ích của mình thông qua việc tăng giá trị doanh nghiệp, còn lợi ích cuả nhà quản lý thường gắn với thu nhập nhận được. Vì thế, nhà quản lý có thể tìm kiếm một sự điều hành nhàn nhã hơn, ít khốc liệt hơn hoặc theo lối sống xa hoa hay đưa ra những quyết định có thể mang tính bảo thủ và không làm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Do nhà quản lý là người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp nên họ có thể thực hiện được hành vi hay quyết định nhằm tối đa hóa cho lợi ích cá nhân mình nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư. Chủ sở hữu là người chủ còn các nhà quản lý chuyên nghiệp là người đại diện cho họ. Nhà quản lý có thể đi ngược với ý muốn tối đa hóa giá trị doanh nghiệp của người chủ, họ rút khỏi công việc này và tìm cách thu vén lợi ích cho bản thân để làm giàu. Ví dụ, nhà quản lý có thể không nỗ lực với khả năng cao nhất của mình, do đó làm giảm hiệu quả họat động của doanh nghiệp; nhà quản lý có thể không quyết định đầu tư nguồn lực vào một dự án có khả năng sinh lời cao trong tương lai vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận trong ngắn hạn (nếu thu nhập của nhà quản lý được xác định dựa trên kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn); thậm chí nhà quản lý có thể báo cáo không trung thực về tình hình họat động của doanh nghiệp nhằm đạt mức lợi nhuận kế hoạch. Những hành vi như vậy của nhà quản lý sẽ làm tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư. Có thể minh chứng cho điều này là vụ bê bối làm cho một số tập đòan kinh tế ở Mỹ bị phá sản như Enron, Typo tuy diễn ra với hình thức, quy mô, cách thức, địa điểm khác nhau nhưng đều cùng một nguyên nhân bản chất. Đó là việc người điều hành lợi dụng nhiệm vụ được các cổ đông giao phó để hành động vì mục đích tư lợi cá nhân, gây hiệu quả nghiêm trọng đến lợi ích của doanh nghiệp. Chẳng hạn như vụ việc chủ tịch Jeffrey Skilling và Andrew Fastow- phụ trách đối ngoại của Enron đã cấu kết với hơn chục thành viên hội đồng quản trị và hãng kiểm toán Athur Andersen để bưng bít và tung hỏa mù đối với chính quyền trước những vụ làm ăn phi pháp ở Enron. Điều này khiến số người mua cổ phiếu của công ty cao kỷ lục nhưng thực chất là giá trị cổ phiếu đã được nâng lên “ảo” để qua mặt các cổ đông, và sau đó là việc công ty tuyên bố phá sản làm nhiều nhà đầu tư điêu đứng. Còn Fastow sau việc làm giả số liệu đã bỏ túi hàng triệu đôla cho bản thân và gia đình. Mặc dù ý thức được điều này nhưng không dễ để nhà đầu tư có thể kiểm soát được, bởi trên thực tế tồn tại thông tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư và nhà quản lý. Nhà quản lý có những thông tin mà nhà đầu tư không thể có hoặc không muốn có do chi phí để thu thập các thông tin đó là quá cao. Ví dụ, nhà quản lý có thể biết được mức độ nỗ lực của mình trong khi nhà đầu tư không biết được hoặc biết nhưng không hiểu được đầy đủ. Do tình trạng thông tin bất cân xứng này mà nhà quản lý có cơ hội để thực hiện các hành vi không trung thực như trên mà không sợ bị trừng phạt.

doc21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5491 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài học thực tế và những giải pháp hạn chế Chi phí đại diện cua công ty đa quôc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Khoa Kinh tế - Luật Bài thuyết trình môn QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA Nhóm thực hiện PHẠM THỊ KIM CHUYÊN K064020243 TRẦN THANH MAI ANH K064020233 TRẦN THỊ THU HÀ K064020254 VÕ THỊ TRÀ MY K064020291 NGUYỄN THỊ TRƯỜNGNGUYÊN K064020304 HUỲNH PHƯỚC THƯƠNG K064020249 TRẦN VĂNTHƠ K064020337 NGUYỄN NGỌC THƯỜNG K064020250 TRẦN VIỆT HUY K064020267 LÊ TOÀN THỊNH K064020332 NGUYỄN THỊ THÚYQUYÊN K064020316 VÕ THANH THỦY K064020340 PHẠM THỊ NGỌC THƯ K064020347 Mục lục Giới thiệu………………………………………………………………. …………… 3 I. Những vấn đề chung về chi phí đại diện ……………………………………………7 1. Nguồn gốc của chi phí đại diện Công ty đa quốc gia……………………………. . 7 2. Sự tách biệt quyền quản lý - kiểm soát và những tổn thất .……………………….. 10 do phân quyền (agency costs) II. Bài học thực tế và những giải pháp hạn chế Chi phí đại diện………………………12 Hậu quả của phát sinh chi phí đại diện……………………………………12 Bài học thực tế và hậu quả do không quản lý, giám sát chi phí đại diện…13 Giải pháp hạn chế chi phí đại diện …………………………………………………. 13 Những đề xuất khác nhằm hạn chế chi phí đại diện………………………………….....17 Bàn thêm về chi phí đại diện……………………………………………………………17 Giới thiệu Trong một nền kinh tế đầy biến động và phức tạp, quy mô của doanh nghiệp càng lớn và sự cạnh tranh càng gay gắt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn tìm tòi và phát triển một cơ cấu tổ chức hoàn thiện và hợp lý. Ở đó vai trò của người quản trị là cực kỳ quan trọng và quyết định mức độ tồn tại và phát triển của công ty. Không phải ngẫu nhiên mà trong các công ty lớn, sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý là điều hết sức cần thiết. Có một số nguyên nhân dẫn tới điều này và tất cả cũng đều nhằm mục đích giúp cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Thứ nhất, đôi khi việc điều hành trực tiếp của các chủ doanh nghiệp trở nên thiếu khả thi và không hiệu quả. Việc điều hành những doanh nghiệp có quy mô lớn và phức tạp đòi hỏi những kỹ năng phẩm chất mà không phải nhà đầu tư nào cũng có được. Thực tế đó dẫn tới sự tách biệt giữa quyền quản lý và quyền kiểm soát. Những người có vốn nhưng không có khả năng quản lý đầu tư vào các doanh nghiệp và trở thành ông chủ. Các ông chủ này sẽ thuê những chuyên gia có đủ năng lực đến điều hành doanh nghiệp của mình. Những người này có chuyên môn (và thường có kinh nghiệm về lĩnh vực mà họ đảm nhận) nên sẽ được người chủ giao quyền quản lý. Thứ hai, việc phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý cho phép chia nhỏ quyền sở hữu theo những phần vốn góp bằng nhau và từ đó sự thay đổi chuyển nhượng quyền sở hữu sẽ không gây phiền phức đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc công ty thuê những người quản lý chuyên nghiệp để điều hành công ty của mình theo hướng hiệu quả nhất nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu ban đầu của các chủ sở hữu. Tuy nhiên, sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý cũng làm nảy sinh những nguy cơ khiến cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không ở mức tối ưu, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư; đó là khi mục tiêu của các chủ sở hữu và người quản lý không giống nhau. Trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhà quản lý, cả hai đều muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình, tuy nhiên điều kiện để tối đa hóa lợi ích của hai bên không giống nhau. Nhà đầu tư muốn tối đa hóa lợi ích của mình thông qua việc tăng giá trị doanh nghiệp, còn lợi ích cuả nhà quản lý thường gắn với thu nhập nhận được. Vì thế, nhà quản lý có thể tìm kiếm một sự điều hành nhàn nhã hơn, ít khốc liệt hơn hoặc theo lối sống xa hoa…hay đưa ra những quyết định có thể mang tính bảo thủ và không làm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Do nhà quản lý là người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp nên họ có thể thực hiện được hành vi hay quyết định nhằm tối đa hóa cho lợi ích cá nhân mình nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư. Chủ sở hữu là người chủ còn các nhà quản lý chuyên nghiệp là người đại diện cho họ. Nhà quản lý có thể đi ngược với ý muốn tối đa hóa giá trị doanh nghiệp của người chủ, họ rút khỏi công việc này và tìm cách thu vén lợi ích cho bản thân để làm giàu. Ví dụ, nhà quản lý có thể không nỗ lực với khả năng cao nhất của mình, do đó làm giảm hiệu quả họat động của doanh nghiệp; nhà quản lý có thể không quyết định đầu tư nguồn lực vào một dự án có khả năng sinh lời cao trong tương lai vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận trong ngắn hạn (nếu thu nhập của nhà quản lý được xác định dựa trên kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn); thậm chí nhà quản lý có thể báo cáo không trung thực về tình hình họat động của doanh nghiệp nhằm đạt mức lợi nhuận kế hoạch. Những hành vi như vậy của nhà quản lý sẽ làm tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư. Có thể minh chứng cho điều này là vụ bê bối làm cho một số tập đòan kinh tế ở Mỹ bị phá sản như Enron, Typo…tuy diễn ra với hình thức, quy mô, cách thức, địa điểm khác nhau nhưng đều cùng một nguyên nhân bản chất. Đó là việc người điều hành lợi dụng nhiệm vụ được các cổ đông giao phó để hành động vì mục đích tư lợi cá nhân, gây hiệu quả nghiêm trọng đến lợi ích của doanh nghiệp. Chẳng hạn như vụ việc chủ tịch Jeffrey Skilling và Andrew Fastow- phụ trách đối ngoại của Enron đã cấu kết với hơn chục thành viên hội đồng quản trị và hãng kiểm toán Athur Andersen để bưng bít và tung hỏa mù đối với chính quyền trước những vụ làm ăn phi pháp ở Enron. Điều này khiến số người mua cổ phiếu của công ty cao kỷ lục nhưng thực chất là giá trị cổ phiếu đã được nâng lên “ảo” để qua mặt các cổ đông, và sau đó là việc công ty tuyên bố phá sản làm nhiều nhà đầu tư điêu đứng. Còn Fastow sau việc làm giả số liệu đã bỏ túi hàng triệu đôla cho bản thân và gia đình. Mặc dù ý thức được điều này nhưng không dễ để nhà đầu tư có thể kiểm soát được, bởi trên thực tế tồn tại thông tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư và nhà quản lý. Nhà quản lý có những thông tin mà nhà đầu tư không thể có hoặc không muốn có do chi phí để thu thập các thông tin đó là quá cao. Ví dụ, nhà quản lý có thể biết được mức độ nỗ lực của mình trong khi nhà đầu tư không biết được hoặc biết nhưng không hiểu được đầy đủ. Do tình trạng thông tin bất cân xứng này mà nhà quản lý có cơ hội để thực hiện các hành vi không trung thực như trên mà không sợ bị trừng phạt. I. Những vấn đề chung về chi phí đại diện. Sơ lược về một số khái niệm: Thông tin bất cân xứng (asymmetrical information hoặc information asymmetry) Trong kinh tế học nói chung, tình trạng thông tin bất cân xứng phát sinh khi trong một giao dịch, một trong các bên tham gia có nhiều thông tin hơn hoặc có thông tin tốt hơn (các) bên còn lại. Mô hình thông tin bất cân xứng trong kinh tế học giả định rằng có ít nhất một bên tham gia giao dịch phải có thông tin ở mức độ tốt hơn (các) bên còn lại. Hoặc cũng có thể là trường hợp một bên tham gia có khả năng áp đặt, tác động hoặc phản ứng lại một hay một số điều khoản bị phá vỡ trong thỏa thuận mà (các) bên còn lại không có năng lực đó. Thông tin bất cân xứng là nguồn gốc hình thành hai vấn đề "Rủi ro đạo đức" và "Lựa chọn đối nghịch". Rủi ro đạo đức (moral hazard), xét trên góc độ kinh tế học, là khái niệm phản ánh khả năng việc tái phân bổ rủi ro (chẳng hạn như trong hợp đồng bảo hiểm - rủi ro được chuyển từ người được bảo hiểm sang người nhận bảo hiểm - công ty bảo hiểm) sẽ làm thay đổi hành vi của người tham gia hoặc có liên quan. Chẳng hạn khi một người sở hữu xe hơi và mua bảo hiểm cho xe của mình khi bị trộm thì bản thân người đó sẽ giảm đi ý thức khóa xe so với khi họ chưa có bảo hiểm. Vấn đề này liên quan đến cơ chế thông tin bất đối xứng ở điểm có một bên không thể hoặc có rất ít khả năng giám sát, thu nhận những thông tin có tính chất quyết định tới giao dịch. Ở ví dụ về bảo hiểm, hiện tượng này thể hiện qua khả năng hạn chế trong việc giám sát và thu nhận thông tin của công ty bảo hiểm về hành vi và hoạt động của người được bảo hiểm. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của ngành bảo hiểm, thuật ngữ rủi ro đạo đức ngày nay được phân thành hai nhóm là: (i)rủi ro đạo đức hành vi (vẫn sử dụng moral hazard); (ii) rủi ro đạo đức ý thức (morale hazard). Theo sự phân biệt này, "rủi ro đạo đức hành vi" sẽ được coi là trái đạo đức và vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng bảo hiểm. Còn những thay đổi trong thái độ, quan điểm được gọi là rủi ro đạo đức ý thức, không thuộc phạm vi xử lý vi phạm đạo đức hay quy định hợp đồng. Với rủi ro lựa chọn đối nghịch, có một phía thiếu thông tin và kiến thức phục vụ cho quá trình đàm phán thỏa thuận chung hay hợp đồng giao dịch. Nó khác với rủi ro đạo đức ở chỗ rủi ro lựa chọn đối nghịch phát sinh khi đàm phán để đạt được thỏa thuân công bằng, còn rủi ro đạo đức phát sinh khi một bên không đảm bảo thực hiện thỏa thuận từ trước hoặc có năng lực tác động, điều chỉnh hoặc phản ứng với một hoặc một số điều khoản bị sai lệch khỏi thỏa thuận ban đầu trong khi (các) bên còn lại không thể làm được. Rủi ro lựa chọn đối nghịch phát sinh khi có tình trạng thông tin bất đối xứng giữa các bên khi bắt đầu tham gia và một giao dịch. Lấy ví dụ thị trường điện thoại di động cũ. Có những điện thoại cũ chất lượng tốt và dĩ nhiên có những điện thoại cũ chất lượng kém. Vấn đề ở chỗ người mua không thể biết trước khi vào cửa hàng mua một chiếc điện thoại cũ thì cái nào là tốt và cái nào là không tốt. Điều này làm cho người mua buộc phải giả định một mức chất lượng trung bình, từ đó tự đưa ra một mức giá trung bình mà họ chấp nhận mua. Việc này dẫn đến một kết quả khác là trong quá trình giao dịch, những chiếc điện thoại cũ dù còn rất tốt cũng không thể được bán với đúng giá cao thích hợp, còn những chiếc rất kém lại có thể được bán với mức giá cao hơn giá trị thực của nó. Hiện tượng này được Giáo sư George Akerlof mô tả trong nghiên cứu năm 1970 của mình "The Market for Lemons: Quality Uncertainty and the Market Mechanism" ( Thị trường về ô tô cũ, kém chất lượng: Sự không chắc chắn về chất lượng và Cơ chế thị trường). 1. Nguồn gốc của chi phí đại diện Công ty đa quốc gia a. Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (Multinational corporation) hoặc MNE (từ các chữ Multinational enterprises), là công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa; một số người cho rằng một dạng mới của MNC đang hình thành tương ứng với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu. b. Nguồn gốc của chi phí đại diện: Việc phân định quyền sở hữu và quyền quản lý cho phép chia nhỏ quyền sở hữu theo những phần góp vốn bằng nhau và từ đó sự thay đổi quyền sở hữu sẽ không gây phiền hà đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và điều này cũng cho phép công ty thuê những nhà quản lý chuyên nghiệp để điều hành công ty của mình theo mục tiêu của người chủ sở hữu. Việc phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý bản thân nó cũng mang lại nhiều vấn đề phức tạp như: • Mục tiêu của chủ sở hữu và mục tiêu của nhà quản lý khác nhau, • Các nhà quản lý và các chủ sở hữu có những thông tin rất khác nhau về giá trị của các tài sản của công ty. • Sự mâu thuẫn giữa mục tiêu và sự bất cân xứng thông tin giữa cổ đông và nhà quản lý đã tạo nên những vấn đề về người chủ – người đại diện, đồng thời nảy sinh các chi phí đại diện. =>Nhà quản lý thì biết nhiều về tiềm năng, rủi ro và các giá trị của công ty hơn các cổ đông. Chúng ta có thể chứng minh điều này bằng cách quan sát các thay đổi giá cổ phần do các công bố của các giám đốc. Khi một công ty công bố một sự gia tăng cổ tức thường xuyên, giá cổ phiếu thường tăng, vì các nhà đầu tư diễn dịch việc gia tăng này như một dấu hiệu về sự tin tưởng của ban giám đốc công ty về thu nhập tương lai??? Lập luận của Modigliani và Miller, một sự gia tăng trong cổ tức chuyển một loại thông tin nào đó đến các cổ đông. Đó là, ban điều hành doanh nghiệp dự kiến thu nhập tương lai sẽ cao hơn. Tương tự, một sự cắt giảm cổ tức được xem như truyền đạt các thông tin bất lợi về triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp. c. Chi phí đại diện là gì? Theo Jensen – Meckling, vấn đề nhà quản lý trốn tránh nhiệm vụ của mình sẽ được xem như một loại chi phí. Khi các nhà quản lý không thể hiện năng lực lãnh đạo của họ cũng được xem là một loại chi phí. Jensen – Meckling định nghĩa chi phí đại diện như là sự tổng hợp các chi phí của một hợp đồng có tổ chức. Hợp đồng này gồm, một người (người chủ) thuê một người khác (người đại diện) làm nhiệm vụ thay thế cho mình. Người chủ đưa ra quyết định - ủy quyền cho người đại diện. Khi đó, chi phí đại diện sẽ là : (M) + (B) + (R) (M) : Chi phí theo dõi bởi người chủ. (B) : Chi phí ràng buộc bởi người đại diện. (R) : Sự mất mát. Như vậy: Tổng chi phí theo dõi, ràng buộc và mất mát phụ trội được gọi là chi phí đại diện vì chúng xuất phát từ các mối quan hệ giữa người chủ và người quản lý. Cần có những chi phí để giám sát người đại diện nhằm mục đích đảm bảo rằng người đại diện gắn với lợi ích của người chủ. Người đại diện gánh chịu chi phí để cam kết rằng bản thân họ không xâm hại đến lợi ích của người chủ. Những chi phí được kết hợp với một kết quả mà kết quả đó không hoàn toàn phục vụ lợi ích của người chủ. Tóm lại, chi phí đại diện ( agency cost) xuất hiện khi: Các nhà quản lý không cố gắng thực hiện nhiệm vụ tối đa hóa giá trị công ty. Các cổ đông sẽ gánh chịu phí tổn để kiểm soát ban quản lý và do đó ảnh hưởng đến công việc của họ. • Theo Jensen – Meckling, vấn đề nhà quản lý trốn tránh nhiệm vụ của mình sẽ được xem như một loại chi phí, các nhà quản lý không thể hiện năng lực lãnh đạo của họ cũng được xem là một loại chi phí. Chí phí đại diện là loại chi phí phát sinh khi một tổ chức gặp phải vấn đề về sự thiếu đồng thuận giữa mục đích của người quản trị và người sở hữu và vấn đề thông tin bất cân xứng. Vấn đề thông tin bất cân xứng tồn tại giữa người sở hữu và CEO là một dạng điển hình của dạng chi phí này. Người đại diện (nhà quản trị doanh nghiệp) chính là người làm việc thay mặt cho người sở hữu, nói cách khác là các cổ đông của doanh nghiệp. Thông thường cổ đông của doanh nghiệp không hoặc rất ít có điều kiện giám sát thường xuyên từng hành động của người quản trị. Đây là một điểm dễ làm phát sinh tình trạng thông tin bất cân xứng và tiếp tục gây ra các vấn đề rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch. Theo Ross và Westerfield (tác giả cuốn Corporate Finance, phiên bản thứ 7): khi doanh nghiệp mang một khoản nợ, sẽ có xung đột lợi ích phát sinh giữa cổ đông (người nắm giữ cổ phiếu) và trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp có phát hành trái phiếu). Xung đột phát sinh ở chỗ người sở hữu (cổ đông công ty) thường muốn theo đuổi những chiến lược hoạt động có tính "ích kỷ", điều này làm phát sinh chi phí đại diện (agency cost). Những chiến lược "ích kỷ" này thường tốn kém do chúng làm giảm giá trị thị trường của toàn doanh nghiệp, chẳng hạn một chiến lược kinh doanh với mức độ rủi ro cao; hoặc một chiến lược nhắm vào đầu tư những tài sản có độ rủi ro thấp hơn kỳ vọng của trái chủ (trái chủ với mức đầu tư của mình vào doanh nghiệp, ở dạng cho vay, có những kỳ vọng riêng về mức độ rủi ro trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích tối đa cho mình) - còn gọi là những vấn đề liên quan tới đầu tư dưới mức (underinvestment problem); hoặc cũng có thể là chiến lược nhằm vắt kiệt lợi ích mà tài sản hiện tại của công ty có thể sinh ra phục vụ cho mục đích của cổ đông - còn gọi là milking the property hay milking strategy. Khi có quá nhiều "diễn viên" trên cùng một sân khấu và mỗi người diễn với một mục đích khác nhau thì điều này có thể làm phát sinh những hành động sai lệch mà để điều chỉnh lại sẽ rất tốn kém. Trong doanh nghiệp, có nhiều cơ chế có thể được áp dụng để hạn chế tình trạng bất đồng thuận giữa lợi ích của đại lý và lợi ích của người sở hữu, chẳng hạn: trả hoa hồng, trả lợi ích trên thành công đầu việc, chia sẻ lợi nhuận, trả tiền công theo hiệu quả công việc, áp dụng các hình thức theo dõi tạo khả năng phạt, cho nghỉ việc nếu không làm đúng yêu cầu,... Akerlof, Michael Spence, và Joseph Stiglitz cùng nhận giải Nobel Kinh tế năm 2001 cho nghiên cứu của mình liên quan đến vấn đề thông tin bất cân xứng. Chính những mâu thuẫn trên và những chiến lược hoạt động có tính “ích kỷ” của những người quản lý đã tạo ra chi phí đại diện. Đó là chi phí phát sinh gồm: - Chi phí theo dõi bởi người chủ. Đây là những chi phí để giám sát người đại diện để đảm bảo rằng người đại diện gắn với lợi ích của người chủ. Đồng thời còn mở rộng hơn nữa là đối với các giám đốc, họ được các cổ đông khuyến khích làm việc hiệu quả, thì bản thân họ - những nhà quản lý cấp cao- lại phải tiếp tục suy nghĩ những biện pháp để khuyến khích các nhân viên dưới quyền mình cũng nỗ lực làm việc- và tất cả những nhân viên lại là người đại diên cho quản lý cấp cao hơn. - Chi phí ràng buộc bởi người đại diện. Người đại diện gánh chịu chi phí để cam kết rằng bản thân họ không xâm phạm đến lợi ích của người chủ. Sự mất mát- những chi phí được kết hợp với một kết quả mà kết quả đó không hoàn toàn phục vụ lợi ích của người chủ. Trong những doanh nghiệp có dòng tiền vượt quá mức cần thiết để thực hiện được tất cả các dự án có NPV dương thì vấn đề chi phí đại diện càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu công ty áp dụng chính sách tài trợ bằng nợ thì có thể có những dự án có NPV dương bị từ chối. Do nếu chấp nhận dự án này thì rủi ro tài chính sẽ tăng và gía trị sẽ chuyển từ cổ đông qua trái chủ. Đối với công ty cổ phần, đó có thể là sự thao túng giá cổ phiếu trên thị trường làm gía cổ phiếu của công ty tăng cao để thu lợi nhuận, rồi đến lúc nào đó giá cổ phiếu sẽ trở lại giá trị thực của nó. 2. Sự tách biệt quyền quản lý - kiểm soát và những tổn thất do phân quyền (agency costs) Trong một nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, quy mô và mức độ phức tạp của các doanh nghiệp khiến cho việc điều hành trực tiếp của các chủ doanh nghiệp trở nên không khả thi và thiếu hiệu quả. Việc điều hành những doanh nghiệp quy mô lớn và phức tạp đòi hỏi những kỹ năng và phẩm chất mà không phải nhà đầu tư nào cũng có được. Thực tế đó dẫn tới sự tách biệt giữa quyền quản lý và quyền kiểm soát (ownership – control). Những người có vốn nhưng không có khả năng quản lý đầu tư vào các doanh nghiệp và trở thành ông chủ (owner, hay còn gọi là nhà đầu tư - investor). Các ông chủ này sẽ thuê những chuyên gia có đủ năng lực điều hành doanh nghiệp của mình, thường gọi là giám đốc (Chief Executive Officer). Sự tách biệt quyền sở hữu và quản lý một mặt giải quyết mâu thuẫn giữa vốn và năng lực điều hành như đã nói ở trên; mặt khác, nó cũng làm nảy sinh những nguy cơ khiến cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không đạt mức tối ưu, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhà quản lý {1}, cả hai bên đều mong muốn tối đa hoá lợi ích của mình, tuy nhiên điều kiện để tối đa hoá lợi ích của hai bên không giống nhau. Nhà đầu tư mong muốn tối đa hoá lợi ích của mình thông qua việc tăng giá trị của doanh nghiệp, còn lợi ích của nhà quản lý thường gắn trực tiếp với thu nhập nhận được. Do nhà quản lý là người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp nên họ có thể thực hiện những hành vi hay quyết định nhằm tối đa hoá lơi ích cho cá nhân mình nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư. Những tổn thất gây ra trong trường hợp này được gọi là tổn thất do phân quyền (agency costs) (Jensen & Meckling, 1976). Ví dụ: nhà quản lý có thể không nỗ lực với khả năng cao nhất của mình, do đó làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (giám đốc, như bất kỳ một người bình thường nào khác, có xu hướng thích nghỉ ngơi hơn là làm việc); nhà quản lý có thể quyết định không đầu tư nguồn lực vào một dự án có khả năng sinh lời cao trong tương lai vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận trong ngắn hạn (nếu thu nhập của nhà quản lý được xác định dựa trên kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn); thậm chí nhà quản lý có thể báo cáo không trung thực về tình hình hoạt động của doanh nghiệp (earnings management) nhằm đạt mức lợi nhuận kế hoạch (kèm theo đó là tiền thưởng). Những hành vi như vậy của nhà quản lý sẽ làm tổn hại tới lợi ích dài hạn của nhà đầu tư (dysfunctional behaviors). Mặc dù ý thức được vấn đề chi phí đại diện (thường gọi là agency problems) nhưng không dễ để nhà đầu tư có thể kiểm soát được, bởi trên thực tế tồn tại tình trạng thông tin không cân xứng (information asymmetry) giữa nhà đầu tư và nhà quản lý (Scott, 2006). Nhà quản lý có những thông tin mà nhà đầu tư không thể có hoặc không muốn có do chi phí để thu thập các thông tin đó là quá cao. Ví dụ nhà quản lý có thể biết được mức độ nỗ lực của mình trong khi nhà đầu tư không biết được; nhà quản lý nhờ trực tiếp điều hành nên có được những thông tin nội bộ mà nhà đầu tư hoặc không biết được hoặc biết nhưng không hiểu được đầy đủ. Do tình trạng thông tin không cân xứng này mà nhà quản lý có cơ hội để thực hiện các lợi ích dài hạn của nhà đầu tư như nêu trên mà không sợ bị trừng phạt. Tất nhiên, nếu thị trường lao động là hoàn hảo thì trong dài hạn những hành vi của nhà quản lý sẽ bị phát giác. Khi đó nhà quản lý sẽ phải gánh chịu những thiệt hại do lợi ích dài hạn của nhà đầu tư của mình trong dài hạn (mất uy tín, mất việc, phải bồi thường cho nhà đầu tư…). Giá trị hiện tại của các thiệt hại này sẽ lớn hơn hoặc bằng lợi ích hiện tại có được nhờ lợi ích dài hạn của nhà đầu tư. Vì vậy, các giám đốc sẽ không có động cơ để thực hiện các hành vi này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thị trường lao động là không hoàn hảo, đặc biệt là ở những nước kinh tế thị trường còn chưa phát triển như Việt Nam. Trong điều kiện thị trường lao động không hoàn hảo như vậy, làm thế nào để các nhà đầu tư có thể bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc hạn chế các những hành vi vì lợi ích dài hạn (dysfunctional behaviors) của các nhà quản lý? II. Bài học thực tế và những giải pháp hạn chế Chi phí đại diện 1. Hậu quả của phát sinh chi phí đại diện Có nguồn gốc từ mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và các nhà quản lý. • Khi cổ đông bị giới hạn hoặc mất kiểm soát đối với người quản lý thì phía quản lý sẽ có động cơ tiến hành những hoạt động có lợi cho bản thân và có thể làm nguy hại đến quyền lợi của cổ đông. • Xuất hiện trong tính huống các nhà quản lý thường xuyên thực hiện những chiến lược đầu tư khiến công ty phát triển vượt mức tối ưu hoặc tham gia vào những lĩnh vực kinh doanh mà công ty không có lợi thế cạnh tranh. • Đó là sự thao túng giá cổ phiếu của một số cổ đông. Bằng cách này, họ sẽ làm cho giá cổ phiếu của công ty tăng cao. Các nhà đầu tư họ sẽ không có đầy đủ thông tin để nhận biết điều này. • Nhưng sự tăng giá này chỉ do một số cổ đông liên kết với nhà đầu cơ tạo ra. Khi mà các nhà đầu tư nhận biết, thì lúc ấy giá cổ phiếu đã giảm mạnh 2. Bài học thực tế và hậu quả do không quản lý, giám sát chi phí đại diện Công ty ENRON Ngoài những lời tự đánh bóng về khả năng quản lý, Enron còn được quảng cáo rất hiệu quả qua công ty kiểm toán Arthur Andersen và các nhà phân tích phố Wall, nhờ vậy số người mua cổ phiếu của công ty cao kỷ lục, nhưng thực chất thì giá trị cổ phiếu đã đựơc nâng lên “Ảo” để qua mặt các cổ đông. Nhiều nhà phân tích chứng khoán vào tháng 11/2001 còn tư vấn cho khách hàng mua cổ phiếu Enron. Nhiều người thừa nhận không hiểu sâu về công việc làm ăn của Enron nhưng tin rằng đây là công ty có triển vọng bởi cổ phiếu của họ liên tục tăng giá trong thời gian dài. Trong khi các chuyên gia phân tích phải đánh giá tình hình tài chính của Enron một cách độc lập thì họ lại phụ thuộc chủ yếu vào báo cáo tài chính do Arthur Andersen cung cấp. Nhiều đối tác lớn của Enron đã “che lấp” các khoản nợ và thổi phồng lợi nhuận. Đứng đầu cho những hành động này là chủ tịch Jeffrey Skilling và Andrew Fastow, phụ trách đối ngoại. Hai nhân vật này đã cấu kết với hơn chục thành viên hội đồng quản trị và hãng kiểm toán Arthur Andersen để “đánh lừa” chính quyền trước những vụ làm ăn phi pháp của Enron. Các bằng chứng đưa ra cho thấy, Fastow còn làm xiếc số liệu, tạo lợi nhuận ảo để đút túi hàng triệu đô la cho bản thân, gia đình. Hành động này sau khi phát hiện, Bộ tư pháp Mỹ đã buộc tội Fastow với 178 tội danh khác nhau, từ biển thủ công quỹ, gian lận sổ sách tới lừa dối công quyền, vi phạm pháp luật nghiêm trọng.. Các công ty con cũng được Michael Kopper (Hội đồng quản trị- cựu lãnh đạo tập đoàn Enron) sử dụng để che giấu nợ và thổi phồng lợi nhuận của Enron lên hơn 1 tỷ USD, khiến bề ngoài Enron rất ổn định về tài chính và dễ đánh lừa cổ đông. Cuộc điều tra nội bộ của ban giám Enron còn cho thấy, Kopper đã lợi dụng khe hở của Enron để biến tiền đầu tư cá nhân của mình từ 0,125 triệu USD lên 10,5 triệu USD trong chưa đầy 3 năm. Mọi việc đã bại lộ Cho đến khi, công ty tuyên bố phá sản với số nợ 31,2 tỷ USD thì mọi việc mới bại lộ. Công ty PROCOMP INFORMATION LTD Cũng vào năm 2002, một trường hợp tương tự như Enron, đó là trường hợp của Procomp Information Ltd (Đài Loan). Kịch bản bị bại lộ sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin 6,3 tỷ Đài tệ (# 21 triệu USD) của công ty này không cánh mà bay. Đạo diễn cho kịch bản này là nữ CEO - Diệp Tố Phi. Có một thời gian, Diệp Tố Phi đã từng được phong là “ nữ doanh nhân có giá nhất”, “nữ anh hùng lập nghiệp” hay “CEO đẹp nhất ngành khoa học kỹ thuật”.Năm 33 tuổi, bà đã vay của khách hàng 5 triệu Đài tệ (khoảng 200.000 USD) và thành lập Công ty khoa học kỹ thuật Procomp Information Ltd, khởi nghiệp ban đầu chỉ có 4 nhân viên và 2 chiếc máy tính. Chưa đầy 10 năm sau, công ty của bà đã phát triển và thành lập thêm 6 công ty chế tạo, 4 công ty đầu tư… Bà trở thành nữ chủ tịch hội đồng quản trị số 1 trong số các công ty niêm yết về khoa học kỹ thuật tại Đài Loan. Giá trị thị trường của Procomp Information Ltd cao nhất lên tới 1,4 tỷ USD. Tuy nhiên, nữ CEO tài ba này lại sử dụng tài năng của mình để qua mặt các cổ đông, đạo diễn những kịch bản vận hành công ty để tư lợi cá nhân, để lại một bài học cho các nhà đầu tư vào cổ phiếu của Procomp Information Ltd. Những thủ đoạn của Diệp Tố Phi: Năm 1999, Procomp Information Ltd chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán, Diệp Tố Phi với danh hiệu “ Nhà tiếp thị giỏi nhất” một mặt không ngừng truyền bá hình ảnh, tận dụng cơ hội để có thể đẩy cao giá trị cổ phiếu của mình, một mặt sử dụng các thủ pháp giao dịch giả và quyền đòi nợ giả để vận hành công ty Procomp Information Ltd. Sau khi Procomp Information Ltd niêm yết chính thức, Diệp Tố Phi đã thành lập thêm gần 30 công ty con và công ty có liên quan. Ttiếp đó, bà thành lập thêm khoảng 10 các công ty con có liên quan khác ở hải ngoại như ở Hồng Kông, Singapore và Mỹ. Procomp Information Ltd đã trở thành một MNC tầm cỡ. Theo các chuyên gia trong ngành phân tích thì cùng với sự hỗ trợ từ các công ty con có liên quan này có thể giải quyết số lượng hàng tồn kho bán không hết, các công ty ở hải ngoại thì có thể trên cơ sở tăng doanh thu và lợi nhuận ảo, che dấu được lỗ, thông qua những thủ pháp này có thể tạo ra những kỷ lục giả về “ tiêu thụ, nhập hàng”, có thể làm cho công ty đã niêm yết chính thức ban đầu luôn duy trì được thành tích tăng trưởng và phát triển cao, từ đó làm tăng giá trị sổ sách của công ty Procomp Information Ltd và các công ty con. Với những thủ pháp này trong vòng 5 năm kể từ ngày Procomp Information Ltd niêm yết chính thức, Diệp Tố Phi đã “tạo” ra nguồn doanh thu trên giấy tờ sổ sách cho Procomp Information Ltd khoảng 470 triệu USD, lợi nhuận trong quá trình chuyển tiếp khoản vay với các công ty có liên quan, thục két hợp thức hoá 2 tỷ Đài tệ (gần 70 triệu USD), trong đó có tới 0,5 tỷ (khoảng 17 triệu USD) trực tiếp rơi vào túi Diệp Tố Phi. Nhưng “các giao dịch giả” cũng chỉ là những bước đi tiếp theo, “quyền đòi nợ giả” mới là điểm mấu chốt. Thủ pháp này được Diệp Tố Phi sử dụng bằng cách trước tiên đưa các công ty có liên quan vay các ngân hàng trong nước 1 khoản tiền, rồi dùng tiền của công ty Procomp Information Ltd mua lại quyền đòi nợ hoặc liên kết tín dụng từ chính các ngân hàng này, coi như lấy tiền của Procomp Information Ltd mua lại quyền đòi nợ của các công ty liên quan. Cuối cùng là các công ty có liên quan không trả được nợ thì các chứng từ quyền đòi nợ sẽ biến thành giấy tờ thế chấp. Theo số liệu điều tra của Đài Loan, Diệp Tố Phi đã sử dụng thủ pháp này để lần lượt rút từ Ngân hàng Kiến Hoa và Ngân hàng Philipin City tại Đài Loan 1 khoản 10 triệu USD và 85 triệu USD. Với thủ đoạn “Tay trái qua tay phải”, từ năm 2002-2003, bà đã tư lợi thêm khoảng 24 triệu USD nữa, tổng cộng rút lõi của công ty khoảng 40 triệu USD. Giá cổ phiếu Procomp Information Ltd lúc cao nhất là 368 Đài tệ (khoảng 13 USD) và từng được coi là blue chip trên sàn chứng khoán. Sau khi tuyên bố cải tổ xong, giá cổ phiếu giảm rất nhanh xuống còn khoảng 0,2 USD. Công ty hiện đã đóng cửa hoạt động. 3. Những giải pháp hạn chế Chi phí đại diện . Áp dụng một cơ chế thù lao hợp lý nhằm hạn chế chi phí đại diện Một cơ chế thù lao hợp lý cho giám đốc phải bảo đảm được tối thiểu ba yêu cầu (Scott, 2006): - Thứ nhất, cơ chế thù lao đó phải có tác dụng khuyến khích nhà quản lý làm việc với nỗ lực cao nhất. Muốn vậy mức thù lao phải tỷ lệ thuận với mức độ nỗ lực của nhà quản lý. - Thứ hai, cơ chế thù lao phải khuyến khích nhà quản lý đồng thời quan tâm tới lợi ích ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp. - Thứ ba, phải bảo đảm kiểm soát được mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp. Làm thế nào để xây dựng một cơ chế thù lao có tác dụng khuyến khích nhà quản lý? Như đã phân tích ở trên, tình trạng thông tin không cân xứng khiến cho nhà đầu tư không thể quan sát được mức độ nỗ lực của nhà quản lý. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể quan sát được kết quả công việc của nhà quản lý thông qua một số tiêu chí như lợi nhuận, dòng tiền, giá trị thị trường của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó, một trong những cơ sở để xác định mức thù lao cho các nhà quản lý là lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp, dựa trên giả thiết lợi nhuận của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với mức độ nỗ lực của nhà quản lý. Tuy nhiên, sử dụng lợi nhuận để đánh giá hiệu quả công việc của các nhà quản lý có hai nhược điểm: (1) lợi nhuận chịu ảnh hưởng của phương pháp kế toán áp dụng (phương pháp kế toán khác nhau dẫn tới mức lợi nhuận khác nhau) và thường phản ánh không đầy đủ nỗ lực của các nhà quản lý (do nguyên tắc thận trọng trong kế toán nên lợi nhuận thường không được ghi nhận kịp thời); (2) trong nhiều trường hợp quyết định của nhà quản lý có thể không mang lại lợi nhuận trong ngắn hạn nhưng sẽ mang lợi lợi nhuận trong dài hạn. Lợi nhuận kế toán không phản ánh được yếu tố tiềm năng này. Tiêu chí thứ hai thường được sử dụng để xác định mức thù lao của các nhà quản lý là dựa trên mức độ tăng giá trị doanh nghiệp, thể hiện ở mức tăng giá cổ phiếu. Phương pháp này khắc phục được hai nhược điểm của lợi nhuận kế toán vì giá cổ phiếu không phụ thuộc vào phương pháp kế toán áp dụng {2}, đồng thời giá trị cổ phiếu phản ánh thông tin về tiềm năng của doanh nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn. Hơn nữa, mục tiêu của nhà đầu tư là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp, vì vậy gắn thù lao của nhà quản lý với mức tăng giá cổ phiếu sẽ giúp đồng nhất hoá mục tiêu của nhà quản lý và nhà đầu tư, do đó hạn chế chi phí đại diện {3}. Tuy nhiên, cũng như lợi nhuận kế toán, cơ chế thù lao gắn với giá cổ phiếu cũng có những hạn chế. Giá trị cổ phiếu chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà quản lý. Ví dụ, những biến động của cả nền kinh tế khiến cho giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp biến động theo; sự không hoàn hảo của thị trường chứng khoán khiến cho giá trị cổ phiểu phản ánh không chính xác giá trị của doanh nghiệp. Nói cách khác, giá trị cổ phiếu không phải là một thước đo hoàn hảo cho mức độ nỗ lực của nhà quản lý. Như vậy, có thể thấy sử dụng lợi nhuận kế toán hay giá trị cổ phiếu để đánh giá hiệu quả công việc của các nhà quản lý đều có những ưu và nhược điểm. Liệu kết hợp cả 2 tiêu chí này có mang lại một kết quả tốt hơn? Holmstrom (1979) nghiên cứu vấn đề này và chỉ ra việc sử dụng đồng thời lợi nhuận kế toán và giá cổ phiểu mang lại kết quả tốt hơn sử dụng một trong 2 tiêu chí riêng lẻ. Trên thực tế hầu hết các công ty lớn ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển đều sử dụng đồng thời hai chỉ tiêu này trong việc xây dựng cơ chế thù lao cho giám đốc điều hành. Yêu cầu thứ hai đối với cơ chế thù lao là phải khuyến khích nhà quản lý đồng thời quan tâm đến lợi ích ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Cần lưu ý là cả lợi nhuận kế toán và giá trị cổ phiếu đều có thể bị phản ánh sai lệch trong ngắn hạn nếu nhà quản lý cố tình lợi dụng tình trạng thông tin không cân xứng để bóp méo thông tin về kết quả hoạt động của doanh nghiệp (earnings management). nhà quản lý cố tình lợi dụng tình trạng thông tin không cân xứng để bóp méo thông tin về kết quả hoạt động của doanh nghiệp có thể được thực hiện bằng cách thay đổi các chính sách kế toán áp dụng nhằm làm thay đổi bức tranh tài chính của doanh nghiệp, “đánh lừa” các nhà đầu tư (ví dụ: vốn hoá các chi phí không đủ điều kiện vốn hoá nhằm tăng lợi nhuận (WorldCom), không hợp nhất các công ty con nhằm che giấu các khoản nợ (Enron)). Bóp méo kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng có thể được thực hiện bằng cách cố tình dàn xếp các giao dịch nhằm thay đổi kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong năm (ví dụ: để đạt kế hoạch doanh thu, các công ty sản xuất ôtô có thể công bố kế hoạch tăng giá bán xe đầu năm sau nhằm tăng số lượng xe bán ra cuối năm hiện tại; để tăng lợi nhuận năm hiện tại doanh nghiệp có thể giảm bớt chi tiêu cho nghiên cứu phát triển). Đặc điểm chung của các biện pháp bóp méo kết quả hoạt động của doanh nghiệp này là làm tăng kết quả hoạt động kinh doanh năm hiện tại, nhưng sẽ làm giảm kết quả hoạt động trong tương lai (chi phí vốn hoá năm nay sẽ được ghi nhận vào chi phí năm sau; số xe bán ra tăng thêm trong tháng cuối năm nay sẽ làm giảm số xe bán ra năm sau; cắt giảm chi phí nghiên cứu phát triển có thể hạn chế những cơ hội đầu tư tốt trong tương lai). Kết quả là lợi ích của nhà đầu tư trong dài hạn bị tổn hại. Để ngăn chặn nguy cơ này, thông thường một phần thù lao của nhà quản lý sẽ được xác định theo kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một số năm (ví dụ: 3 năm liên tiếp) thay vì một năm hiện tại. Một biện pháp nữa cũng thường được sử dụng là trả thù lao cho nhà quản lý bằng chính cổ phiếu, hoặc yêu cầu các nhà quản lý nắm giữ một tỷ lệ nhất định cổ phiếu của doanh nghiệp. Bằng cách đó nhà đầu tư khuyến khích nhà quản lý nỗ lực trong việc tăng giá trị của doanh nghiệp trong dài hạn. Một yếu tố rất quan trọng nữa cần phải tính đến trong xây dựng một cơ chế thù lao là phải bảo đảm một mức độ rủi ro hợp lý đối với doanh nghiệp. Rủi ro luôn tiềm tàng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Do thù lao của nhà quản lý gắn với kết quả hoạt động của doanh nghiệp (lợi nhuận) và giá trị cổ phiếu nên thu nhập cũng biến động tỷ lệ thuận với các chỉ tiêu này. Như vậy, rủi ro của doanh nghiệp kéo theo sự không chắc chắn về mức thu nhập, chính là rủi ro mà nhà quản lý phải gánh chịu. Các nhà quản lý, cũng như những người bình thường, nói chung không ưa thích rủi ro (risk-averse). Vì vậy, cơ chế thù lao có thể ảnh hưởng tới hành vi của nhà quản lý. Nếu thù lao của nhà quản lý hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì nhà quản lý có xu hướng hạn chế rủi do cho mình bằng cách từ bỏ những dự án có lợi nhuận tiềm năng cao nhưng mức rủi ro cũng cao để tập trung vào những dự án có mức lợi nhuận vừa phải nhưng ít rủi ro hơn. Điều này đi ngược lại mong muốn của nhà đầu tư (thường có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn với mong muốn thu được lợi nhuận cao). Nguy cơ này có thể được hạn chế bằng cách trả cho nhà quản lý một mức lương tối thiểu (base salary), không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tức là nhà quản lý sẽ được hưởng một mức thu nhập cố định nếu kết quả hoạt động trong năm đạt dưới mức tối thiểu nào đó. Nếu kết quả hoạt động vượt trên mức tối thiểu thì thu nhập sẽ tăng tỷ lệ thuận với kết quả hoạt động. Tuy nhiên, việc áp dụng lương cơ bản như vậy có thể khiến cho nhà đầu tư phải đối mặt với nguy cơ rủi ro quá cao (so với mức rủi ro mà nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận). Nhà quản lý, được hạn chế thiệt hại (tối thiểu cũng được hưởng mức lương cơ bản) trong khi không bị hạn chế lợi ích tối đa, sẽ có xu hướng lựa chọn những dự án có mức lợi nhuận tiềm năng cao (hứa hẹn thù lao cao) nhưng đồng thời mức rủi ro cũng rất cao. Ý thức được nguy cơ này, cùng với lương cơ bản thông thường các doanh nghiệp cũng xác định một mức thù lao tối đa. Khi mức thù lao thực tế của giám đốc (xác định theo kết quả hoạt động của doanh nghiệp) đạt tới mức tối đa này thì sẽ không có thưởng nữa {4}. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thường sử dụng một hội đồng chuyên trách (compensation committee) như là một biện pháp kiểm soát rủi ro. Hội động này có trách nhiệm quyết định mức thù lao cuối cùng cho nhà quản lý, dựa trên cơ sở đánh giá một số tiêu chí mang tính định tính (khả năng lãnh đạo, sáng kiến…), đồng thời rà soát lại các tiêu chuẩn định lượng để bảo đảm mức thù lao là hợp lý và công bằng. Trong nhiều trường hợp nếu hội đồng này xác định doanh nghiệp không đạt chỉ tiêu kế hoạch nhưng do những nguyên nhân khách quan chứ không phải do lỗi của nhà quản lý thì nhà quản lý vẫn có thể được thưởng cho những nỗ lực của mình. Tóm lại, có thể thấy một cơ chế thù lao cho giám đốc hợp lý cần phải kết hợp được tối thiếu các yếu tố: có tính khuyến khích cao; kết hợp lợi ích ngắn và dài hạn; và bảo đảm mức rủi ro hợp lý cho nhà đầu tư. Ví dụ cụ thể về cơ chế thù lao cho giám đốc điều hành của tập đoàn máy tính IBM sẽ minh hoạ rõ hơn cho điều này. Ví dụ: Cơ chế thù lao cho giám đốc điều hành của tập đoàn IBM Cơ cấu thù lao của ông Palmisano, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tập đoàn IBM, trong 3 năm 2003-2005 được tóm tắt trong bảng sau: Nguồn: IBM Notice of 2006 Annual Meeting and Proxy Statement Chi tiết thù lao của ông Palmisano bao gồm hai thành phần chính: - Thù lao ngắn hạn (lương, thưởng, thu nhập khác) dưới hình thức tiền mặt. Mức thù lao ngắn hạn được xác định dựa trên kết quả hoạt động hằng năm theo 3 tiêu chí lợi nhuận ròng, mức tăng trưởng doanh thu, và luồng tiền thuần. Mức độ quan trọng của từng tiêu chí thay đổi từng năm, phù hợp với mục tiêu của công ty. Năm 2005 trọng số của lợi nhuận ròng là 70%, mức tăng trưởng doanh thu là 20%, và dòng tiền là 10%. Thù lao ngắn hạn bao gồm 2 phần: lương cơ bản (base salary) không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của Công ty và thưởng (bonus) gắn với kết quả hoạt động của Công ty. - Thù lao dài hạn được gắn với cổ phiếu, gồm có Quyền chọn mua cổ phiếu với thời gian đáo hạn 10 năm, Chương trình khuyến khích dài hạn gắn với kết quả hoạt động cho từng thời kỳ kéo dài 3 năm, và Cổ phiếu hạn chế với yêu cầu người nhận phải làm việc cho IBM trong 5 năm. Bằng cách đó lợi ích của Giám đốc Palmisano được gắn với lợi ích dài hạn của các cổ đông. Mặc dù có các tiêu thức định lượng rõ ràng để xác định mức thù lao, nhưng mức thù lao cuối cùng của Giám đốc được quyết định bởi một Hội đồng chuyên trách (Executive Compensation and Management Resources Committee). Hội đồng này đánh giá và xác định mức thù lao của ông Palmisano dựa trên ba yếu tố: kết quả hoạt động của tập đoàn, tình hình phát triển thị phần của IBM, và mức độ phức tạp tiềm tàng của công việc lãnh đạo IBM. Ngoài ra, để xác định một mức thù lao hợp lý IBM còn tham gia vào nhiều chương trình khảo sát thù lao cho các giám đốc (executive compensation benchmarking surveys), bảo đảm chế độ thù lao của IBM đủ sức cạnh tranh để giữ được nhân viên quản lý của mình trước sức hút của các đối thủ cạnh tranh. Lưu ý là IBM không xác định cụ thể mức thù lao tối đa, nhưng việc xác định mức thù lao dựa theo các cuộc khảo sát về thù lao cho nhà quản lý chính là một cách giới hạn trên mức thù lao. Tóm lại, có thể thấy cơ chế thù lao của IBM có tính khuyến khích rất cao (75% thu nhập hằng năm là tiền thưởng, lương cơ bản chỉ chiếm 25%); hài hoà giữa lợi ích ngắn hạn và dài hạn (thù lao dài hạn chiếm khoảng 45% tổng thù lao trong năm 2005); đồng thời, việc áp dụng mức lương tối thiểu và sự tham gia của Hội đồng chuyên trách bảo đảm sự hài hoà giữa lợi ích và rủi ro cho cả nhà đầu tư và giám đốc điều hành. 4. Những đề xuất khác nhằm hạn chế Chi phí đại diện Giám sát: công ty mẹ giám sát công ty con thông qua báo cáo định kỳ hoặc bộ phận chuyên trách. Quy định: Các công ty dùng nhiều chiến lược để ngăn cản các giám đốc đưa ra các quyết định không làm tối đa hóa giá trị cổ đông. Thí dụ các giám đốc hành động theo các mục tiêu khác sẽ bị cho thôi việc hoặc nhận lương bổng thấp hơn. Phân quyền: Với nhiều công ty đa quốc gia, các quyết định quan trọng của giám đốc các công ty con phải được công ty mẹ chấp nhận. tuy nhiên thật khó để công ty mẹ có thể giám sát tất cả các quyết định của các giám đốc công ty con. Động viên: Cơ chế lương, thưởng (bằng tiền hoặc cổ phiếu), quyền chọn mua cổ phiếu... 5. Bàn thêm về Chi phí đại diện Có thể triệt tiêu chi phí đại diện hay không ? Vấn đề người chủ- người đại diện sẽ dễ dàng được giải quyết nếu mọi người đều nhận được những thông tin ngang bằng nhau. Thị trường lao động Nếu thị trường lao động là hoàn hảo thì trong dài hạn những hành vi của nhà quản lý sẽ bị phát giác. Khi đó, nhà quản lý sẽ phải gánh chịu những hậu quả do hành vi của mình gây ra. Vì vậy, các giám đốc không có động cơ để thực hiện hành vi này. Tuy nhiên, thưc tế là thị trường lao động là không hoàn hảo, đặc biệt là ở những nước nền kinh tế thị trường còn chưa phát triển như ở Việt Nam. Chọn người đại diện Chọn người đại diện tốt có năng lực là một giải pháp có thể giảm chi phí đại diện thế nhưng không dễ để tìm kiếm một người đại diện điều hành hoạt động doanh nghiệp hoàn toàn vì lợi ích của cổ đông . Đây là người mà các cổ đông rất kỳ vọng. Các cổ đông có thể sử dụng hệ thống kiểm soát nội bộ: Cần phải tổ chức một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu, một hệ thống tài chính công khai, minh bạch. Một cơ chế giám sát và kiểm soát hợp lý có thể đảm bảo thông tin, số liệu đến với chủ sỡ hữu là thực và chính xác. Biện pháp này giải quyết vấn đề che dấu thông tin của người đại diện đối với cổ đông vì mục đích riêng. Nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến nguy cơ sụp đổ, mà điển hình là sự sụp đỗ của hai công ty lớn ở Mỹ là Enron và Worldcom. Có nhiều cách kiểm soát khả thi trong đó phổ biến hiện nay là sử dụng các bảng báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập. Điều đương nhiên là phải có một khoản phí nhất định cho các họat động này, nó phải được đo lường bằng chỉ tiêu hiệu quả giám sát. Những nhà đầu tư nhỏ hỗ trợ chi phí cho các cổ đông lớn giám sát bộ máy quản trị dựa vào tỷ lệ góp vốn. Phi chính trị hóa hoạt động kinh doanh Giải pháp đầu tiên cho vấn đề phi chính trị hóa các hoạt động kinh doanh là đoạn tuyệt hoàn toàn với cơ chế “bổ nhiệm” các quan chức trong hội đồng quản trị, ban giám đốc và các nhà quản lý. Điều này đòi hỏi trong số những thành viên cấp cao trong những Tập đoàn, công ty đa quốc gia - ngoài những viên chức Chính phủ đại diện cho phần vốn của nhà nước - phải có sự tham gia của các nhà đầu tư bên ngoài, các chuyên gia và đại diện các định chế tài chính. Điều chỉnh mức lương hợp lý, hoàn chỉnh cơ chế phân phối công bằng Nhưng một vấn đề cũng không thể phủ nhận hiện nay là đồng lương đối với các nhà quản lý trong Tập đoàn, công ty đa quốc gia có sự tham gia phần vốn của nhà nước quá thấp, không tương xứng, và có thể dẫn tới hiện tượng chảy chất xám. Do đó, bên cạnh việc giám xác nghiêm ngặt, cũng cần phải cần nhắc mức thưởng, mức lương hợp lý, tốt hơn cho công bằng là doanh nghịêp nào lợi nhuận nhiều thì thưởng nhiều, và thua lỗ thì phải chuyển đổi sở hữu hoặc giải thể, phá sản theo quy định. Kết luận: Giải quyết tốt mối quan hệ giữa người chủ và người đại diện sẽ gia tăng giá trị cho các cổ đông trên cơ sở hài hòa lợi ích của người chủ và người đại diện. Người chủ ngoài giám sát, quy định ràng buộc cần phải có cơ chế lương, thưởng linh hoạt bên cạnh sự động viên kịp thời để người quản lý có thể “toàn tâm toàn ý” cho sự phát triển tương lại của công ty. Chú giải một số thuật ngữ liên quan {1} Chức danh Giám đốc trong bài viết này chỉ những người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy thuật ngữ Giám đốc và Nhà quản lý được dùng thay thế cho nhau trong bài này. {2}Phương pháp kế toán được cho là không ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp vì không làm thay đổi dòng tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy thay đổi phương pháp kế toán có thể ảnh hưởng tới giá cổ phiếu (Scott, 2006). {3}Cần lưu ý mục tiêu của nhà đầu tư là “tối đa hoá giá trị doanh nghiệp” chứ không phải “tối đa hoá giá trị cổ phiếu”. Không phải lúc nào giá cổ phiếu cao cũng tốt cho nhà đầu tư (Jensen, 2004) {4}Cơ chế này cũng có hạn chế là khi mức thù lao đã đạt đến mức tối đa thì nhà quản lý sẽ không muốn nỗ lực hơn nữa, hoặc cố tình trì hoãn lợi nhuận sang các năm sau (Healy, 1985) NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. "The Market for Lemons: Quality Uncertainty and the Market Mechanism" ( Thị trường về ô tô cũ, kém chất lượng: Sự không chắc chắn về chất lượng và Cơ chế thị trường)- Giáo sư George Akerlof – 1970. 2. Corporate Finance, phiên bản thứ 7- Ross và Westerfield 3. IBM Notice of 2006 Annual Meeting and Proxy Statement 4. Nghiên cứu về Chi phí đại diện - Jensen & Meckling, 1976 5. Bàn về chi phí đại diện - Scott, 2006 6. Vấn đề thông tin bất cân xứng - Akerlof, Michael Spence, Joseph Stiglitz – 2001. 7. Quản trị doanh nghiệp - Healy, 1985 8. Tài chính quốc tế - PGS.TS. Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Ngọc Đình – Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2005. 9. Giáo trình một số bộ môn khác và trang web của Tổng cục Thống kê Việt Nam, The Journal of Finance, Vol. 54, No. 2. (Apr., 1999), , The Choice of Stock Ownership Structure: Agency Costs, Monitoring, and the Decision to go Public -Marco Pagano; Ailsa Roell- The Quarterly Journal of Economics, Vol. 113, No. 1. (Feb., 1998) ….

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài học thực tế và những giải pháp hạn chế Chi phí đại diện cua công ty đa quôc gia(MNCs).doc
Luận văn liên quan