Công bố này có thể được áp dụng ở cấp độ tổ chức thông qua việc kiểm tra ảnh hưởng
của tuổi đời của doanh nghiệp với chiến lược và chất lượng hoạt động của nó (M adu và
Kuei, 1995; Sureshchandar et al, 2003). Cuối cùng, học thuyết tương lai có thể cải thiện
sự cân bằng tỷ lệ của quy m ô tổ chức, mà theo học thuyết này là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Đó là bởi vì không chỉ quy m ô có t hể ảnh hướng tới hoạt động mà nó còn bị chi phối
bởi sự lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp (Davis và Vokurka, 2005), và có thể hài hòa
mối quan hệ giữa chiến lược và hoạt động
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2816 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài nghiên cứu: mối liên hệ giữa các chiến lược cạnh tranh và chất lượng sản phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BÀI NGHIÊN CỨU:
MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC CHIẾN LƯỢC
CẠNH TRANH VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Daniel I.Prajogo
Department of Management, Monash University, Australia
2
TÓM TẮT
Mục đích: Mục đích của bài viết để kiểm tra những chiến lược cơ bản của hiệu suất chất
lượng. Cụ thể, nghiên cứu kiểm tra sự tác động của 2 chiến lược khác biệt hóa và dẫn đầu
về chi phí, cũng như sự tương tác của chúng lên chất lượng.
Thiết kế/ phương pháp/ cách tiếp cận: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 102 nhà quản lý
của các công ty sản xuất của Úc. Nhiều phân tích hồi uy được sử dụng để phân tích mối
quan hệ giữa chiến lược cạnh tranh và chất lượng sản phẩm.
Phát hiện: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng sản phẩm đã được dự báo bởi chiến
lược khác biệt, chứ không phải bởi chiến lược dẫn đầu về chi phí. Tuy nhiên, ảnh hưởng
của sự khác biệt về chất lượng được kiểm soát bởi chiến lược dẫn đầu về chi phí, làm cho
quản lý chi phí có hiệu quả mạnh mẽ hơn.
Hạn chế: Kích thước mẫu nhỏ từ các công ty nhỏ và vừa là hạn chế lớn của nghiên cứu.
Kích thước và phân phối mẫu cũng gây khó khăn khi so sánh giữa các ngành công
nghiệp.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả chỉ ra rằng chất lượng là một phần của chiến lược cạnh tranh.
Đặc biệt, sự tương tác giữa 2 chiến lược khác biệt hóa và dẫn đầu về chi phí t rong việc dự
đoán chất lượng cho thấy ảnh hưởng tổng hợp của cả 2 chiến lược cũng như hỗ trợ quan
điểm tích lũy của chiến lược cạnh tranh.
Giá trị: Bằng cách thử nghiệm sự tương tác của 2 chiến lược khi dự báo chất lượng, công
trình nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm với từng chiến lược
riêng biệt.
GIỚ I THIỆU
Như chúng ta đã biết, chất lượng là một lợi thế cạnh tranh ở cuối thập kỷ trước,
tuy nhiên,một ít sự chú ý đã được dành cho việc kiểm tra hiệu suất chất lượng được sử
dụng hiệu quả như thế nào như là một cơ sở cho việc thực hiện chiến lược cạnh tranh
của các doanh nghiệp (Gale and Klavans, 1985). Quan trọng hơn, các nghiên cứu trước
3
đã cho thấy một số mâu thuẫn liên quan đến việc định hướng chiến lược hướng đến
hiệu suất chất lượng, đặc biệt là giữa sự khác biệt và chi phí thấp. Một nhóm các học
giả cho rằng chất lượng phù hợp với chiến lược khác biệt, trong khi những người khác
cho rằng chất lượng có liên quan đến việc cắt giảm chi phí, phù hợp với mục tiêu của
chiến lược dẫn đầu về chi phí (chi phí thấp) (Morgan và Piercy, 1996). (có nghĩa là, cái
trên lấy chất lượng làm lợi thế cạnh tranh. Ý kiến còn lại cho rằng chất lượng chỉ là
thứ liên quan đến chiến lược chi phí mà họ đề ra-chi phí, giá cả là lợi thế cạnh tranh,
chất lượng là thứ yếu sau giá cả). Ngoài ra, sự liên kết giữa chất lượng với cả hai
chiến lược khác biệt và chi phí thấp dẫn đến các vấn đề về tính tương thích giữa hai
chiến lược định hướng (Hill, 1988).
Như quan điểm trên, việc kiểm tra mối liên kết giữa hiệu suất chất lượng với 2
chiến lược cạnh tranh – dẫn đầu về chi phí và sự khác biệt – là rất quan trọng để cung
cấp một sự am hiểu tốt hơn về mức độ chất lượng đưa ra cho phù hợp với từng chiến
lược. Để giải quyết vấn đề này, bài viết này trình bày một nghiên cứu thực nghiệm,
được thiết kế để phục vụ hai mục đích. Thứ nhất, t ìm cách kiểm tra sự hiệu quả của việc
áp dụng các chiến lược cạnh tranh khác nhau - sự khác biệt và dẫn đầu về chi phí trong
việc dự đoán hiệu suất chất lượng. Thứ hai, xem xét đồng liên kết giữa chiến lược khác
biệt và dẫn đầu về chi phí - là một vấn đề gây tranh cãi trong việc dự đoán hiệu suất
chất lượng.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Dẫn đầu về chi phí (chi phí thấp) và sự khác biệt
Khi phác thảo ý tưởng của chiến lược cạnh tranh chung, Porter (1980) cho rằng
việc lãnh đạo chi phí và sự khác biệt biểu hiện hai cách tiếp cận khác nhau về cơ bản để
đạt được lợi thế cạnh tranh. Chiến lược dẫn đầu về chi phí t ìm kiếm để đạt được lợi
nhuận trên mức trung bình so với các đối thủ cạnh tranh thông qua giá thấp bằng cách
hướng tất cả các thành phần của các hoạt động theo hướng giảm chi phí. Để đạt được
một lợi thế chi phí tương đối, các công ty sẽ đặt nỗ lực đáng kể trong chi phí kiểm soát
4
và chi phí sản xuất, tăng năng lực sử dụng của họ, kiểm soát vật liệu đầu vào hoặc sản
phẩm phân phối, và giảm thiểu các chi phí khác, bao gồm cả R & D và quảng cáo.
Ngược lại, chiến lược khác biệt nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh bằng cách
cung cấp các sản phẩm độc đáo được đặc trưng bởi các t ính năng có giá trị, chẳng hạn
như sự đổi mới, chất lượng và dịch vụ khách hàng. Sự khác biệt có thể dựa vào bản
thân sản phẩm, hệ thống phân phối, và một loạt các yếu tố khác. Với những tính năng
khác biệt, các công ty cung cấp các giá trị bổ sung cho khách hàng cái mà sẽ mang lại
cho họ một mức giá cao.
Mối quan hệ giữa hai chiến lược chung đã được thảo luận từ nguồn gốc của
chúng. Porter (1985) cho rằng về cơ bản không phù hợp với nhau, và do đó, các doanh
nghiệp phải thực hiện một sự lựa chọn giữa chúng. Điều đó có nghĩa là, ông đã lưu ý
rằng các nhà lãnh đạo chi phí chỉ có thể đạt được hiệu suất cao hơn nếu công ty cung
cấp một mức độ chấp nhận được giá trị cho người mua, đó là đáp ứng mong đợi của
người mua.Tương tự như vậy, Khác Biệt Hóa có thể đạt được một lợi thế cạnh tranh
nếu giá cao mà khách hang phải trả không bù đắp được chi phí "tài trợ" các tính năng
khác biệt. Tuy nhiên, ông đặc biệt nhấn mạnh sự không tương thích giữa hai chiến lược,
ví dụ, bằng cách cho thấy Khác Biệt Hóa thường là tốn kém. Ông cũng sử dụng cụm từ
"bị mắc kẹt ở giữa" để nhấn mạnh rằng sự kết hợp của chiến lược dẫn đầu chi phí và
Khác Biệt Hóa sẽ khó có khả năng tạo ra m ột lợi thế cạnh tranh bền vững. Lập luận này
đã bị phản đối bởi một số học giả những người đã khẳng định rằng nó không chỉ có thể
thực hiện được cho các công ty kết hợp cả hai chiến lược mà còn sẽ tạo ra lợi thế cạnh
tranh (Hill, 1988; Miller, 1992). Gần một thập kỷ sau đó, Porter (1991) đã sửa đổi những
lập luận trước đó của ông. Quan điểm của ông được sửa đổi như sau:
… lợi thế cạnh tranh có thể được chia thành hai loại cơ bản: chi phí thấp hơn so
với đối thủ, hay khả năng để phân biệt và chỉ huy một m ức giá cao vượt quá mức chi
phí phụ thêm. Bất kỳ công ty có cách thực hiện tốt đã đạt được một loại lợi thế khác,
hoặc cả hai (trang 101).
Chất lượng là lợi thế cạnh tranh
5
Bằng việc áp dụng một chiến lược cạnh tranh chung, các công ty sẽ chuyển mục
đích cơ bản của chiến lược thành những tiêu chuẩn đánh giá hoạt động khác nhau.
Chúng bao gồm chất lượng, đổi mới, dịch vụ, thương hiệu, t ính linh hoạt, và giá cả.
Nghiên cứu này tập trung vào chất lượng như là một hiệu suất chiến lược phản ánh của
một chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong hai thập kỷ qua, chất lượng đã
được xem là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh (Forker et al, 1996; Hans và Will, năm
1993; Raghunathan et al, 1997). Chất lượng đã thông qua một quá trình tiến hóa, từ cấp
độ hoạt động đến một cấp độ chiến lược, và một số học giả đã đưa ra sự hỗ trợ mạnh
mẽ cho cái nhìn rằng chất lượng phải được thông qua như là một m ục tiêu chiến lược
trong các tổ chức (Adam, 1992; Garvin, 1988; Schönberger, năm 1992).
Mặc dù các lập luận liên quan đến tầm quan t rọng của chất lượng và vai trò của
nó trong việc xác định vị thế cạnh tranh của các công ty, chỉ có vài nghiên cứu cung cấp
sự am hiểu về khái niệm và bằng chứng thực nghiệm của sự liên kết giữa chất lượng và
chiến lược cạnh tranh (Chang et al, 2003; Morgan và Piercy, năm 1996). Vấn đề này sẽ
được thảo luận chi tiết hơn trong thời gian ngắn.
Mối liên hệ giữa chất lượng và chiến lược cạnh tranh
Như đã đề cập trước đó, các nghiên cứu trước đã đưa ra những lập luận mâu
thuẫn liên quan đến mối liên hệ giữa chiến lược khác biệt hóa, chiến lược dẫn đầu về
chi phí và chất lượng sản phẩm (Belohlav, 1993). Cốt lõi của những lập luận này nằm ở
sự phù hợp giữa chất lượng và khác biệt hóa hay dẫn đầu về chi phí. Mỗi cái đều được
nêu dưới đây. Porter (1980) phân loại chất lượng như là một cơ sở chính cho chiến lược
khác biệt hóa mà các công ty áp dụng chiến lược này sẽ định vị sản phẩm của họ dựa
trên một số thuộc t ính để có được mức giá cao. Ông đặc biệt cho rằng chất lượng tạo ra
một điểm khác biệt tách rời, thậm chí cô lập, một công ty từ sự ganh đua cạnh tranh
bằng cách tạo ra lòng trung thành của khách hàng cũng như làm giảm nhạy cảm giá.
Bằng cách này, công ty sẽ được bảo vệ từ các lực lượng cạnh tranh làm giảm lợi nhuận.
Tương tự như vậy, Philips et al. (1983) lưu ý rằng trong số nhiều nguồn của sự khác
biệt, chất lượng là cách t iếp cận thường xuyên nhất đặc điểm của một chiến lược khác
biệt. Họ cũng lưu ý sự khôn ngoan thông thường, điều này cho thấy sự không tương
6
thích giữa các sản phẩm chất lượng cao và chi phí thấp với lý do rằng chất lượng thường
đòi hỏi vật liệu đắt tiền hơn và quy trình, không được hỗ trợ theo một chế độ chi phí
thấp. Trường phái này, tuy nhiên, không hoàn toàn phủ nhận mối liên hệ giữa chất
lượng cao và chi phí thấp. Thay vào đó, nó cho thấy rằng các sản phẩm chất lượng cao
cuối cùng sẽ dẫn đến chi phí thấp hơn sau khi công ty đạt được lợi ích về quy mô kinh
tế thông qua thị phần cao hơn (Kroll et al, 1999;. Philips et al, 1983).
Một hướng thứ hai của lý luận hỗ trợ sự liên kết giữa chất lượng và chi phí
thấp. Sự hỗ trợ mạnh mẽ nhất cho khái niệm này xuất phát từ những người đề xướng
quản lý chất lượng toàn diện (TQM). Deming (1982), với khái niệm "chuỗi cải thiện
chất lượng" của mình, đã lập luận rằng các tổ chức có thể nâng cao khả năng cạnh tranh
của họ bằng cách cải thiện chất lượng. Điều này sẽ dẫn đến giảm chi phí thông qua các
phế liệu loại bỏ và tái chế. Khái niệm về chi phí chất lượng phát triển bởi Crosby (1979)
và Juran và Gyrna (1993) cung cấp các giải thích về mối liên hệ giữa hiệu suất chất
lượng và giảm chi phí. Ý tưởng về giá trị chất lượng cho thấy rằng bất kỳ sản phẩm bị lỗi
(tức là kém chất lượng) sẽ phải chịu chi phí, thường được gọi là chi phí hỏng hóc, trong
đó bao gồm chi phí tái chế và phế liệu. Đứng trên góc độ mối liên hệ giữa hiệu suất chất
lượng và chi phí chất lượng, các doanh nghiệp cần phải dành hết nỗ lực của họ vào các
quy trình kiểm soát để giảm thiểu hao hụt trong sản lượng đầu ra của họ, mà cũng sẽ
làm giảm chi phí hỏng hóc. Đổi lại, điều này sẽ dẫn đến giảm chi phí sản xuất và chi phí
hoạt động tổng thể (Ardalan et al, 1992;. Millar, 1999). Nguyên nhân là việc cải thiện
hiệu suất chất lượng sẽ ảnh hưởng không chỉ trên một khu chức năng cụ thể (Tức là sản
xuất) mà còn giữa các khu vực chức năng trong các tổ chức (Mandal, 2000). Bao hàm
các hoạt động dựa trên chi phí như là một phần của các kỹ thuật TQM (Beheshti, 2004;
Hunt , 1993; Montes et al, 2003;. Ross, 1995) cho thấy mối liên hệ giữa kiểm soát chi phí
(đặc trưng cho chiến lược lãnh đạo chi phí) và chất lượng. Một số nghiên cứu thực
nghiệm đã minh họa mối liên hệ giữa hiệu suất chất lượng và giảm chi phí. Ví dụ,
Maani et al. (1994) cho thấy hiệu suất chất lượng (trong điều khoản của phế liệu, tái
chế, và khiếu nại của khách hàng) không chỉ có tác động thuận chiều trên các biến hoạt
động (như là chi phí sản xuất, thời gian giao hàng, mức WIP, thời gian nghỉ của công
7
nhân, tiến độ, năng suất), mà còn tác động ở mức độ hiệu quả kinh doanh (tức là ROS,
ROA, doanh số bán, thị phần). Các lý luận về chi phí chất lượng đã được mở rộng đến
việc các công ty có thể đạt được hiệu suất tài chính tốt hơn bằng cách giảm chi phí hỏng
hóc chứ không phải là cải thiện doanh số bán hàng (Harrington, 1987). Điều này đã
được chứng minh trong những năm 1980 khi giá thấp hơn và chất lượng cao hơn của
các sản phẩm Nhật Bản tràn ngập thị trường toàn cầu mà trước đó đã bị chi phối bởi các
công ty phương Tây (Raisinghani et al, 2005)
Mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng và chi phí này, do đó, là khác nhau từ đó
được tổ chức trong một lý thuyết kinh tế cổ điển, như đã được ghi nhận trước đó. Ở
đây, chất lượng được coi là nghịch đảo trực tiếp với chi phí. Điều này có vẻ là tương
thích với một chiến lược dẫn đầu về chi phí nhằm t ìm kiếm đơn vị chi phí thấp nhất có
thể trong sản xuất. Chuỗi các phản ứng bắt đầu với việc nâng cao chất lượng, là kết quả
của việc giảm chi phí của các công ty có cơ hội cung cấp chất lượng cao với giá thấp.
Bằng cách này, các công ty sẽ được khen thưởng với thị phần cao hơn và một vị thế
cạnh tranh tốt hơn trên thị trường (Deming, 1982). Về bản chất, trường phái này cho
rằng không có xung đột giữa chất lượng và chi phí, trái ngược với quan điểm truyền
thống, cho rằng chất lượng cao hơn có nghĩa là chi phí cao hơn (Fawcett et al, 2000;
Luchs, 1986).
Ngoài các quan điểm đối lập nêu trên, một số học giả đã đề nghị "sự thống
nhất" của chiến lược khác biệt và chi phí thấp được đưa ra bởi chất lượng. Ví dụ như
Belohlav (1993), cho rằng đạt được hiệu suất chất lượng cao cho phép các công ty theo
đuổi không chỉ là một chiến lược khác biệt, mà còn là một chiến lược dẫn đầu về chi
phí. Ông cũng gợi ý rằng chất lượng nối hai quan điểm chiến lược khác nhau vào một
khía cạnh chung được gọi là "giá trị kích thước". Từ một quan điểm lý thuyết, lập luận
này cho phép khả năng tương thích chiến lược chi phí thấp và chiến lược khác biệt đã
được thảo luận rộng rãi trong các tài liệu quản lý chiến lược (Hill, 1988). Hơn nữa, nó
phù hợp với nhu cầu để theo đuổi kích thước t ích lũy của hoạt động (Corbett và van
Wassenhove năm 1993; Flynn và Flynn năm 2004; Flynn et al, 1999; Noble, 1995). Cụ
thể, Reed et al. (1996) cho thấy chất lượng đồng thời bao gồm cả sự khác biệt và dẫn
8
đầu về chi phí như thế nào. Họ lập luận rằng bằng cách tập trung vào nhu cầu của khách
hàng, chất lượng được quan tâm với việc cung cấp sản phẩm tốt hơn đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Điều này có liên quan đến chiến lược khác biệt. Đồng thời, bằng cách
tập trung vào các quy trình nội bộ, chất lượng cũng dẫn các tổ chức giảm chi phí như là
một kết quả của việc loại bỏ các khiếm khuyết và lãng phí. Điều này làm cho nó tương
thích với chiến lược dẫn đầu về chi phí. Ý nghĩa của quan điểm này là cạnh tranh về chất
lượng sẽ cung cấp cho các công ty có lợi thế kép bằng cách cung cấp cho khách hàng
sản phẩm với cả sự khác biệt và chi phí thấp hơn (Gale và Klavans, 1985; Hồ et al,
2005;. Reitsperger et al, 1993).
Với ba quan điểm chính, đưa ra giả thuyết trong nghiên cứu này rằng hiệu suất
chất lượng được dự đoán bởi chiến lược khác biệt, chiến lược dẫn đầu về chi phí và sự
kết hợp của cả hai chiến lược. Như vậy, ba giả thuyết sau đây được mặc nhiên công
nhận:
H1. Có một mối quan hệ đồng biến giữa các chiến lược khác biệt và hiệu suất
chất lượng.
H2. Có một mối quan hệ đồng biến giữa chiến lược dẫn đầu về chi phí và hiệu
suất chất lượng.
H3. Có một sự tương tác thuận chiều giữa chiến lược dẫn đầu về chi phí và
chiến lược khác biệt trong việc dự đoán hiệu suất chất lượng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu và thủ tục chọn mẫu
Các dữ liệu được thu thập thông qua cuộc khảo sát từ 1000 nhà quản lý. Phần lớn các nhà
quản lý này đang giữ chức vụ quan trọng, có nhiều kinh nghiệm và hiện đang thực hiện
các hoạt động liên quan đến chất lượng và đổi mới.
Những người tham gia cuộc khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên từ các công ty thuộc lĩnh
vực sản xuất và phi sản xuất của ÚC. Chỉ biết được thông tin của các mẫu thông qua
website của công ty.
9
Trong 1000 bảng câu hỏi gửi đi khảo sát cho 1000 mẫu, thì có 150 bảng câu hỏi không
gửi được. Làm kích thước mẫu tổng thể giảm xuống còn 850. Trong 850 mẫu thì có 192
mẫu điền câu trả lời và gửi lại cho nhà khảo sát, chiếm 22% tổng thể. Trong 192 mẫu này
thì có 90 mẫu là từ các nhà quản lý thuộc lĩnh vực phi sản xuất. Do nghiên cứu này tập
trung vào lĩnh vực sản xuất, nên tất cả những bảng trả lời từ những mẫu thuộc công ty phi
sản xuất bị loại bỏ, và cuối cùng chỉ giữ lại 102 mẫu để phục vụ cho nghiên cứu.
Trong số 102 mẫu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp có số nhân viên <500)
chiếm 93%, trong đó số doanh nghiệp có nhân viên < 100 là 60%. Chỉ có 7% doanh
nghiệp cỡ lớn (>500 nhân viên).
Về vị trí của những người được khảo sát: hơn 65% là những nhà quản lý chất lượng, quản
lý sản phẩm. Và 25% là những nhà quản lý cấp cao (là những nhà quản lý nói chung hoặc
giám đốc điều hành). Số còn lại khoảng 10% là những người đang nắm giữ các vị trí
thuộc lĩnh vực tài chính, m arketing, nhân sự, và quản trị.
Công cụ nghiên cứu bao gồm 3 phương pháp được rút ra ở bài nghiên cứu về chiến lược
kinh doanh và TQM. Phương pháp Perceptual được sử dụng để đánh giá mức độ các
chiến lược và hoạt động của công ty bằng cách sử dụng thang đo Likert 5 điểm.
Chiến lược cạnh tranh
Chiến lược cạnh tranh bao gồm các tiêu chí đã được lựa chọn từ thang đo Miller. Lý do
để chọn thang đo này là nó hội tụ đủ 2 khía cạnh là hành vi và thái độ của chiến lược khác
biệt và chiến lược chi phí thấp.
Ban đầu thang đo chiến lược cạnh tranh của Miller đã bị thay đổi một chút cho mục đích
của nghiên cứu này, bằng cách loại trừ bất kỳ mục nào mà không được đo lường thông
qua thang đo Likert .
Thêm vào đó, các khoản mục thuần túy về lượng (ví dụ như chi tiêu R & D và bán hàng)
đã được loại trừ do khó khăn trong việc có được câu trả lời.
Trong phương pháp chiến lược khác biệt, 3 khoản mục được sử dụng chủ yếu và thường
xuyên trong việc đổi mới sản phẩm là: Tính mới lạ của sản phẩm, tốc độ đổi mới sản
phẩm, và tính sáng tạo của công ty.
10
Các khoản mục liên quan đến đổi mới sản phẩm như lặp lại những điều mà đối thủ đã làm
hoặc các dự án R & D có độ rủi ro cao đều bị loại trừ vì nó không liên quan đến vấn đề
chất lượng đang được xem xét trong nghiên cứu này. Sự đổi mới của chất lượng có liên
quan đến việc gia tăng chất lượng hơn là việc đổi mới sản phẩm t riệt để.
Thang đo chiến lược chi phí thấp bao gồm 2 khoản mục đo lường mức độ giảm giá: giảm
thiểu chi phí và kiểm soát chi phí trong công ty. Điều này tương tự như nội dung thang đo
được sử dụng bởi Fuentes et al. Quan trọng nhất, nó phù hợp với mô tả của Porter về
chiến lược chi phí thấp: “sử dụng kinh nghiệm để thực hiện cắt giảm chi phí hiệu quả,
kiểm soát chi phí, cắt giảm chi phí t rong các lĩnh vực R & D, dịch vụ, lực lượng bán hàng
và quảng cáo…”
Những khoản mục khác của thang đo Miller về chiến lược chi phí thấp (ngoài 2 khoản
mục trên) không được đưa vào xem xét vì chúng không phản ánh được chiến lược chi phí
thấp. Ví dụ, thái độ rụt rè, không dứt khoát ra quyết định hoặc thời gian ra quyết định
nhanh không cấu thành chi phí thấp.
Hiệu suất chất lượng
Trong nghiên cứu này, chất lượng còn được coi như là một phương pháp đa chiều.
Ở đây thang đo Ahire et al được sử dụng vì giá trị nội dung, giá trị xây dựng và độ tin cậy
của nó.
Thang đo bao gồm 4 tiêu chí để đánh giá hiệu quả chất lượng: độ tin cậy của sản phẩm,
hiệu quả của sản phẩm, độ bền của sản phẩm và sự phù hợp với các đặc điểm kỹ thuật.
Các tiêu chí này được rút ra từ Garvin.
Garvin là một cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý chất lượng, đã thiết lập các
giá trị nội dung cho các tiêu chí này.
Thang đo Ahire et al đã xuất ra một báo cáo với các chỉ số rất phù hợp và chỉ số
Cronbach là 0.92.
So sánh với các phương pháp đã đề cập ở trên, thì thang đo này có ưu thế về giá trị và độ
tin cậy cao hơn các nghiên cứu khác.
11
Hạn chế là: trong việc thu thập dữ liệu, có câu hỏi là thiên về cảm nhận là đánh giá hiệu
quả hoạt động của công ty mình so với đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực công
nghiệp, điều này không tốt vì nó thiên về nhận thức chủ quan, có thể người trả lời sẽ lấy
một số tiêu chí khác để so sánh với đối thủ thay vì lấy chất lượng sản phẩm để so sánh.
PHÂN TÍC H DỮ LIỆU
Độ tin cậy và giá trị thang đo
Để kiểm tra tính hợp lệ và độ tin cậy của ba biện pháp theo phương thức làm việc của
Flynn (1994) và sau đó là Samson và Terzioviski (1999), Meyer và Collier (2001). Quy
mô của ba biện pháp được đánh giá thông qua việc phân tích các thành phần chính với sự
luân phiên lần lượt các yếu tố. Tất cả các yếu tố có tác động mạnh ( >0.5) trong các yếu tố
được đánh giá với sự tác động của chúng đến quy mô. (Hair, 1998). Sự tác động của các
yếu tố mạnh cũng cho thấy giá trị hội tụ trong ba quy mô (Anderson và Gerbing, 1988).
Thời hạn hiệu lực phân biệt trong ba quy mô được thử nghiệm bằng cách ghép nối từng
quy mô và phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Hai mô hình của CFA được chạy với mô
hình đầu tiên cho phép sự tương quan giữa hai mô hình được ước tính (không giới hạn),
và mô hình thứ hai thiết lập mối tương quan giữa ha cấu trúc đến 1 (hạn chế). Sự khác
biệt về giá trị X2 của hai mô hình ở mỗi cặp được so sánh với 6.64 để kiểm tra nếu hai
quy mô đã được thống kê khác nhau tại p<0.01. Với ba quy mô, số lượng các kết hợp
giữa chúng có thể là ba. Như vậy, ba cặp hiệu lực phân biệt được kiểm tra, và kết quả
(không được báo cáo tại đây) cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa tất cả các cặp tại p<0.01.
Các phân tích độ tin cậy đã được thực hiện bằng cách tính toán chỉ số Cronbach’s α, với
mỗi trong ba biện pháp vượt ngưỡng 0.6 yêu cầu các nghiên cứu thăm dò (Nunnally,
1978). Không có yếu tố nào bị loại bỏ trong quá trình xác nhận. Kết quả cuối cùng là xây
dựng các bài kiểm t ra t ính hợp lệ và độ tin cậy của cấu trúc 11 được báo cáo trong bảng I.
12
Sau khi việc phân tích các yếu tố đã được hoàn thành , điểm số các yếu tố đã được tính
toán để cung cấp các ước tính cho mỗi trong ba biện pháp.
Tương quan hai biến
Mối tương quan Pearson được thực hiện như m ột phân tích sơ bộ về mối quan hệ giữa sự
khác biệt, dẫn đầu chi phí và chất lượng. Các kết quả được trình bày trong bảng II.
Sự khác biệt không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với dẫn đầu chi phí với hệ số
Pearson gần như bằng 0. Điều này cho thấy rằng hai ý định chiến lược khác nhau nhưng
không phải đối lập nhau. Điều này củng cố cho quan điểm của Porter cho rằng dẫm đầu
chi phí không thể bỏ qua cơ sở của sự khác biệt, vì vậy sự khác biệt không thể bỏ qua vị
trí của chi phí để không dẫn đến chi phí thấp hơn thị trường. Sự tương quan yếu giữa hai
chiến lược cũng giảm thiểu các vấn đề tiềm năng của đa cộng tuyến khi các yếu tố này
phải chịu phân tích hồi quy trong các giai đoạn tiếp theo của phân tích (Tabachnick và
Fidell, 2001). Chiến lược khác biệt cũng cho thấy mối quan hệ đáng kể với hiệu suất chất
lượng (p<0.01 và Pearson r = 0.00).
Nhiều phân tích hồi quy
Cấu trúc nhiều phân tích hồi quy (MRA) được thực hiện để tiếp tục kiểm tra các mối quan
hệ mặc định trong việc phân tích các mối tương quan cũng như trong việc kiểm tra các
hiệu ứng tương tác giữa hai chiến lược cạnh tranh trong việc dự đoán hiệu suất chất
13
lượng. Cả hai biến sự khác biệt và dẫn đầu chi phí đều được xem như các biến độc lập và
chất lượng là biến phụ thuộc. Quy mô của ổ chức ( số lượng nhân viên) đã được bao gồm
trong phương trình như một biến kiểm soát mà theo các nghiên cứu trước đây cho thấy nó
ảnh hưởng đến hiệu suất chất lượng (Ahire và Golhar, 1996; Brah, 2002). Hiệu ứng tương
tác được đại diện bởi thời han sản phẩm giữa sự khác biệt và dẫn đầu chi phí. Để tạo ra
một mô hình hồi quy chuẩn hóa khi mà các thuật ngữ tương tác như hiện nay, tất cả các
yếu tố được chuyển đổi vào điểm z trước khi phân tích (Tabachnick và Fidell, 2001). Ba
mô hình hồi quy được chạy theo một thứ tự thứ bậc. Bước đầu tiên chỉ bao gốm biến
kiểm soát ( tức là quy mô công ty) như là một biến độc lập, bước thứ hai là them vào biến
hiệu ứng và biến kiểm soát chính (tức là biến sự khác biệt và dẫn đầu chi phí), và bước
thứ ba là tiếp túc bổ sung thêm sự tương tác giữa sự khác biệt và dẫn đầu chi phí. Các kết
quả thu được trình bày t rong bảng III.
Như thể hiện trong mô hình I, kích thước không cho thấy ảnh hưởng đáng kể đến hiệu
suất chất lượng. Trong mô hình II, sự khác biệt cho thấy hiệu quả đáng kể đến chất lượng
(b ¼ 0,43, p<0.01) trong khí đó dẫn đầu chi phí thì không ( b ¼ 0.05, p<0.05). Điều này
khẳng định các kết quả của phân tích tương quan (Bảng II). Vì vậy mà H1 được hỗ trợ
trong khi H2 không được hỗ trợ. Phương sai giải thích R2 của mô hình 2 là 20%, do đó
tang 19% từ mô hình 1 ở mức ý nghĩa 0.01. Đây là hiệu ứng độc đáo và trên phương sai
đóng góp của kích thước. Trong mô hình 3, sự tương tác giữa sự khác biệt và dẫn đầu chi
phí cho thấy hiệu quả đáng kể vầ chất lượng (p 0.05, b ¼ 0.20). Tăng giả thích không
đúng R2 là 24%, do đó t ang 4% so với mô hình 2 ở mức ý nghĩa 0.05. Điều này cho thấy
một hiệu ứng tương tác giữa dẫn đầu chi phí và sự khác biệt trong việc xác định hiệu suất
chất lượng, vì vậy hỗ trợ H3. Dấu hiệu tích cực của hiệu ứng tương tác chỉ ra rằng khi khả
năng lãnh đạo chi phí cao thì mối quan hệ tích cực giữa sự khác biệt và hiệu suất chất
lượng mạnh mẽ hơn. Các hiệu ứng tương tác được thể hiện trong hình 1.
14
Hiệu quả của sự khác biệt về chất lượng sản phẩm đã được chứng minh với độ dốc của
dây. Trong trường hợp điểm của dẫn đầu chi phí thấp, mô hình gần như bằng phẳng, cho
thấy một hiệu quả rất thấp. Mặc khác, khi khả năng lãnh đạo chi phí cao thí độ dốc cao,
cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ.
Không có sự tác động của Cost leadership vào chất lượng. Điều này xét về bản chất
không có gì đáng ngạc nhiên do trên thực tế nếu quá chú trọng vào việc cắt giảm cho phí
sẽ làm giảm chất lượng của sản phẩm.
Chiến lược khác biệt hóa có tác động tích cực và cùng chiều với chất lượng sản phẩm.
Cost leadership có sự tương tác với differentiation từ đó gián tiếp ảnh hưởng tích cực đến
chất lượng.
Discussion and implication of the findings
KẾT LUẬN, GIỚI HẠN VÀ HƯỚ NG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Nghiên cứu này chỉ ra rằng chiến lược khác biệt hóa sẽ giúp dự báo khá chuẩn xác chất
lượng sản phẩm. Mối quan hệ đó, tuy nhiên, được điều chỉnh bởi chiến lược quản lý chi
phí. Kết quả này tương thích với những lý luận có liên quan tới mối quan hệ của 3 biến
số. Tác giả chỉ ra giới hạn của việc sử dụng các phương pháp ước lượng về hoạt động của
doanh nghiệp. Theo đó, phương pháp này có mối liên quan với các phương pháp khách
15
quan đo lường hoạt động khác (Curkovicatal, 2000). Thêm nữa, theo đề xuất của Ketokivi
và Schroeder (2004), khi sử dụng dữ liệu ước lượng để tính toán hoạt động của doanh
nghiệp cần đưa ra kết luận được giải thích và tổng quát hóa cẩn thận.
Học thuyết này còn có giá trị hơn nữa theo nhiều cách. Đầu tiên, học thuyết tương lai (dự
báo) có thể tách riêng các khía cạnh khác nhau của chất lượng (Chang et al, 2003; Forker
et al, 1996) và kiểm tra mối tương quan giữa các khía cạnh này với các chiến lược khác
nhau (Sousa và Voss, 2002). Thứ hai, học thuyết tương lai có thể kiểm tra các yếu tố ngẫu
nhiên có thể điều khiển sự chọn lựa mục đích và hình thức thực hiện chiến lược, xét riêng
trong các môi trường kinh doanh khác nhau. Đặc biệt có thể thực hiện các phân tích để
kiểm tra ảnh hưởng của những tương thích giữa môi trường, chiến lược cạnh tranh và chất
lượng trong quyết định hoạt động kinh doanh. Có thể liên kết công bố này bằng cách so
sánh mối quan hệ giữa chiến lược và chất lượng của các nhóm ngành hoặc nhóm sản
phẩm kahcs nhau (Jabnoun et al, 2003; Sousa và Voss, 2001; Vokurka và Davis, 2004).
Công bố này có thể được áp dụng ở cấp độ tổ chức thông qua việc kiểm tra ảnh hưởng
của tuổi đời của doanh nghiệp với chiến lược và chất lượng hoạt động của nó (Madu và
Kuei, 1995; Sureshchandar et al, 2003). Cuối cùng, học thuyết tương lai có thể cải thiện
sự cân bằng tỷ lệ của quy mô tổ chức, mà theo học thuyết này là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Đó là bởi vì không chỉ quy mô có thể ảnh hướng tới hoạt động mà nó còn bị chi phối
bởi sự lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp (Davis và Vokurka, 2005), và có thể hài hòa
mối quan hệ giữa chiến lược và hoạt động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baidich_8992.pdf