Bài nhóm thương mại modul 1 - Đề 5

Tình huống đề bài nêu ra đòi hỏi lựa chọn một loại hình doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của A, B, C, D khi bốn người cùng góp vốn thành lập một cơ sở kinh doanh: - Có tên riêng, có con dấu và trụ sở giao dịch; - Thủ tục thành lập tương đối đơn giản; - Hạn chế được sự thâm nhập của những người khác tham gia vào loại hình kinh doanh đó; - Có khả năng hạn chế được rủi ro cho các thành viên; - Có khả năng dễ dàng huy động vốn hoạt động. Bài phân tích của nhóm 1 sẽ tư vấn cho A, B, C , D lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp nhất cũng như đầy đủ các trình tự, thủ tục để A, B, C, D thành lập được một cơ sở kinh doanh hoàn chỉnh.

docx17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2937 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài nhóm thương mại modul 1 - Đề 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đòi hỏi phải có một khung pháp luật kinh tế hoàn chỉnh, trong đó pháp luật về doanh nghiệp có vai trò quan trọng. Với sự ra đời của Luật doanh nghiệp vào năm 1999, số lượng doanh nghiệp đăng ký chính thức đã tăng lên nhanh chóng với hơn 250.000 doanh nghiệp được đăng ký vào năm 2007, đến năm 2010 số lượng này đã tăng lên 420.000 doanh nghiệp. Với số lượng doanh nghiệp được đăng ký tăng nhanh trong nhiều năm, việc tư vấn chuyển đổi từ các hộ đăng ký kinh doanh sang doanh nghiệp đăng ký chính thức theo Luật Doanh nghiệp, hoặc về việc lựa chọn loại hình pháp lý nào phù hợp nhất với một doanh nghiệp đã trở thành một nhu cầu thực sự. Tình huống đề bài nêu ra đòi hỏi lựa chọn một loại hình doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của A, B, C, D khi bốn người cùng góp vốn thành lập một cơ sở kinh doanh: - Có tên riêng, có con dấu và trụ sở giao dịch; - Thủ tục thành lập tương đối đơn giản; - Hạn chế được sự thâm nhập của những người khác tham gia vào loại hình kinh doanh đó; - Có khả năng hạn chế được rủi ro cho các thành viên; - Có khả năng dễ dàng huy động vốn hoạt động. Bài phân tích của nhóm 1 sẽ tư vấn cho A, B, C , D lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp nhất cũng như đầy đủ các trình tự, thủ tục để A, B, C, D thành lập được một cơ sở kinh doanh hoàn chỉnh. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Hãy tư vấn giúp họ lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với các yêu cầu trên. Để lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với các yêu cầu của A, B, C, D thì chúng ta phải nắm rõ điểm mạnh yếu của từng loại hình cơ sở kinh doanh, sau đó tìm ra loại hình phù hợp nhất có đủ các yêu cầu đã nêu ra. Luật Doanh nghiệp 2005 hiện hành ở nước ta quy định năm loại hình doanh nghiệp , bao gồm : hộ kinh doanh ; doanh nghiệp tư nhân (DNTT); công ty hợp danh ; công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) (gồm công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên) và công ty cố phần. Xác định điểm mạnh, yếu của các loại hình doanh nghiệp trên dựa trên các tiêu chí như sau : Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập: Hộ kinh doanh Doanh nghiệp tư nhân Công ty hợp danh Công ty TNHH Công ty cổ phần Hồ sơ +giấy đề nghị đăng ký kinh doanh + giấy đề nghị ĐKKD +danh sách thành viên +điều lệ công ty + chứng chỉ hành nghề của giám đốc hoặc 1 số ngành nghề cần chứng chỉ + xác nhận vốn pháp định đối với ngành nghề bắt buộc phải có. + giấy đề nghị ĐKKD +danh sách thành viên + điều lệ công ty + chứng chỉ hành nghề của giám đốc hoặc 1 số ngành nghề cần chứng chỉ + xác nhận vốn pháp định đối với ngành nghề bắt buộc phải có. +giấy đề nghị ĐKKD +danh sách thành viên + điều lệ công ty + chứng chỉ hành nghề của giám đốc hoặc 1 số ngành nghề cần chứng chỉ + xác nhận vốn pháp định đối với ngành nghề bắt buộc phải có. + giấy đề nghị ĐKKD +danh sách cổ đông sáng lập + điều lệ công ty + chứng chỉ hành nghề của giám đốc hoặc 1 số ngành nghề cần chứng chỉ + xác nhận vốn pháp định đối với ngành nghề bắt buộc phải có. Thời gian 10 ngày 10 ngày 10 ngày 10 ngày Nơi giải quyết Phòng kinh tế-tài chính huyện hoặc quận Phòng ĐKKD tỉnh Phòng ĐKKD tỉnh Phòng ĐKKD tỉnh Phòng ĐKKD tỉnh Yêu cầu khác không Đăng báo nội dung ĐKKD Đăng báo nội dung ĐKKD Đăng báo nội dung ĐKKD Đăng báo nội dung ĐKKD Lệ phí 100.000 150.000 200.000 200.000 Như vậy,dưới tiêu chí này,thì lợi thế sẽ thuộc về hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân ,bởi hồ sơ đăng kí kinh doanh đơn giản; và do đó ,trên thực tế ,chi phí về thời gian và tiền bạc cho việc thành lập hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân có thể thấp hơn nhiều so với quy định của pháp luật.Thực tế cho thấy ,việc thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể ở một số địa phương có thể chỉ trong một vài giờ mà thôi. Công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần sẽ khó khan hơn trong chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh; theo đó, có thể tốn kém hơn trong việc hoàn tất thủ tục ĐKKD. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ưu điểm này đối với hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân đang bị mất dần. Hiện nay, việc cải cách thủ tục đăng kí kinh doanh ở phòng đăng ký kinh doanh nhiều địa phương được thực hiện rất hiệu quả; thủ tục đã được đơn giản hóa nhiều. Nhiều nơi, đã bước đầu cho phép đăng ký kinh doanh qua mạng đối với các loại hình doanh nghiệp đăng ký tại phòng ĐKKD. Việc làm này lại làm mất đi ưu điểm dễ dàng đăng ký đối với hộ kinh doanh so với các loại hình doanh nghiệp khác. Nhìn chung, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ngày càng trở nên linh hoạt, dễ đàng và nhanh chóng hơn. Yêu cầu của A, B, C, D về thủ tục thành lập đơn giản là yêu cầu mà tất cả các loaijn hình kinh doanh đều có thể đáp ứng được trong giai đoạn hiện nay. Quy chế thành viên và tổ chức quản lý: Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp, yêu cầu về đối tượng thành lập và số thành viên tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp cũng khác nhau. Xét dưới khía cạnh này thì công ty TNHH có lợi thế nhất; nghĩa là chỉ cần một người, bất kể là cá nhân hay tổ chức là có thể thành lập được. Việc thành lập công ty hợp danh đòi hỏi ít nhất phải có sự liên kết ít nhất hai người, nên có thể coi là kém thuận lợi hơn so với doanh nghiệp tư nhân hay hộ kinh doanh cá thể. Ngược lại, công ty hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp khác và đó có thể coi là lợi thế của nó so với DNTT và hộ kinh doanh cá thể. Như vậy, để đảm bảo cho cả A, B, C, D cùng là chủ sở hữu của doanh nghiệp với vị thế như nhau thì chỉ có 3 loại hình công ty thỏa mãn yêu cầu đó: Công ty hợp danh; Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và Công ty cổ phần. Huy động vốn: Tài chính là một vấn đề rất quan trọng của doanh nghiệp trong việc mở rộng và phát triển sản xuất, kinh doanh. Do đó, độ dễ dàng, linh hoạt trong huy động vốn và quy mô, phạm vi vốn có thể huy động là một trong những tiêu chí đánh giá và lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Thông thường, ngoài việc tích lũy, tái đầu tư từ lợi nhuận, doanh nghiệp huy động them vốn vay hoặc góp vốn. Có thể nói công ty cố phần là loại hình doanh nghiệp có ưu thế nhất trong huy động thêm vốn. Về nguyên tắc, khả năng huy động vốn của công ty cổ phần là không giới hạn. Hộ kinh doanh và DNTN chỉ có thế huy động vốn dưới hình thức vốn vay và quy mô, phạm vi huy động vốn chỉ có thể giới hạn trong số những người thân quen. Quy mô, phạm vi và cách thức huy động vốn của công ty TNHH lớn hơn, mở rộng hơn so với công ty hợp danh và DNTN. Nhìn chung, công ty cổ phần và công ty TNHH là 2 loại hình doanh nghiệp có lợi thế trong việc huy động vốn, mở rộng và phát triển sản xuất, kinh doanh. Như vậy, hai loại hình công ty trên phù hợp với yêu cầu của A. B, C, D là: Có khả năng dễ dàng huy động vốn hoạt động. Trách nhiệm của nhà đầu tư Đối với hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân thì không có sự phân định về trách nhiệm giữa hộ hay doanh nghiệp và chủ hộ;chủ hộ,chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động của hộ,doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.Trong khi đó,thành viên công ty TNHH và cổ đông công ty cổ phần không phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty và rủi ro của họ chỉ nằm trong phạm vi số vốn cam kết hoặc đã góp vào công ty .Trong công ty hợp danh thì chế độ trách nhiệm của thành viên hợp danh gần giống chủ hộ và chủ doanh nghiệp tư nhân;trong khi đó,chế độ trách nhiệm của thành viên góp vốn tương tự như thành viên công ty TNHH hay cổ đông công ty cổ phần. Điểm khác giữa thành viên hợp danh với chủ hộ,chủ doanh nghiệp tư nhân là trách nhiệm liên đới giữa các thành viên hợp danh,và thành viên hợp danh chịu trách nhiệm nếu tài sản của công ty không đủ để thanh toán các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty.Chính vì vậy ,trách nhiệm liên đới đã đặt thành viên hợp danh vào vị thế rủi ro ở thấp hơn mức độ nhất định so với chủ hộ và chủ doanh nghiệp tư nhân. Có thể coi “ chế độ trách nhiệm hữu hạn ” của thành viên công ty TNHH , cổ đông công ty CP là ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này so với hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh . Yếu điểm của chế độ trách nhiệm “ vô hạn” là không giới hạn về chế độ trách nhiệm và sự không tách bạch giữa doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp thể hiện trên một số điểm sau đây: + Hoạt động kinh doanh không bền vững ,dễ chấm bị chấm dứt.Sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp gắn với sự tồn tại, và thậm chí tình trạng sức khỏe của chính chủ hộ hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân.Chủ doanh nghiệp chết ,tai nạn,ốm đau,bênh tật đều dẫn đến chấm dứt sự tồn tại hoặc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là điểm rất đáng lưu ý khi thiết lập các quan hệ giao dịch với doanh nghiệp tư nhân,hộ kinh doanh cá thể. + Khó mở rộng quy mô kinh doanh; rủi ro trong đầu tư kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể,hoặc thành viên hợp danh trong công ty hợp danh là rất cao; độ an toàn về sở hữu tài sản lại rất thấp. Vì vậy, chủ doanh nghiệp bị thất bại.Thực tế cho thấy,doanh nghiệp tư nhân càng có quy mô càng rộng,nghành nghề kinh doanh càng đa dạng ,thì mức đọ rủi ro và bất an toàn đối với chủ sở hữu càng cao.Chính vì vậy ,trong thời gian qua,không ít doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn đã chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; và nếu không chuyển đổi như thế thì doanh nghiệp đó không thể phát triển thêm được nữa. Tuy vậy, trên thực tế, trong một số trường hợp thì chính chế độ trách nhiệm “vô hạn” của nhà đầu tư lại là ưu điểm của loại hình doanh nghiệp đó trong việc thu hút khách hàng,tạo uy tín và phát triển kinh doanh. Tóm lại,thì có thể nói,dưới khía cạnh này,thì công ty TNHH và công ty cổ phần là công cụ tốt nhất để bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư. Cùng với việc một nhà đầu tư có thể cùng một lúc đầu tư vào nhiều công ty TNHH hay cổ phần đã làm cho hai loại hình doanh nghiệp còn được coi là công cụ phân bố rủi ro một cách tốt nhất.Do đó, đây là loại hình doanh nghiệp thích hợp cho việc kinh doanh trong các lĩnh vực mới,tính rủi ro cao.Dưới góc độ chủ nợ,thì hộ kinh doanh ,doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh là công cụ tốt để đảm bảo cho nghĩa vụ của doanh nghiệp với chủ nợ. Tuy nhiên, các chủ nợ lại rất cần lưu ý khi giao dịch với loại hình doanh nghiệp này bởi tính ổn định của doanh nghiệp và sự hạn chế về tài sản riêng của nhà đầu tư. Như vậy, hai loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần đã thỏa mãn yêu cầu của A, B, C, D về tiêu chí: Có khả năng hạn chế được rủi ro cho các thành viên. Khả năng rút vốn và chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp: Đối với hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân thì chủ hộ và chủ doanh nghiệp rút vốn luôn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thu hẹp mô hình kinh doanh hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, công ty cổ phần và công ty TNHH hoàn toàn không bị tác động bởi cổ đông hay thành viên chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho người khác. Cổ đông công ty cổ phần được chuyển nhượng cổ phần rất linh hoạt, tự mình quyết định về người mua, thời điểm, giá cả và cách thức chuyển nhượng. Tuy nhiên, quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông tạo cơ chế và điều kiện thay đổi chủ sở hữu công ty một cách dễ dàng. Vì vậy, quyền kiểm soát công ty cũng có thể dễ dàng thay đổi, khó duy trì ổn định cơ cấu sở hữu công ty. Tuy nhiên, đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì việc chuyển đổi phần vốn góp có sự tự do và sự kiềm chế nhất định. Theo quy định tại Điều 44 Luật doanh nghiệp thì trước hết thành viên muốn chuyển nhượng phải chào bán cho các thành viên còn lại trong công ty và chỉ được chuyển nhượng cho người ngoài khi các thành viên còn lại không mua hết trong vòng 30 ngày. Quy định này góp phần hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào nội bộ công ty. Như vậy, đối với tiêu chí cuối cùng khi thành lập công ty của A, B, C, D là: “Hạn chế được sự thâm nhập của những người khác tham gia vào loại hình kinh doanh đó’’ thì công ty Cổ phần đã không đáp ứng được. Vậy, qua những phân tích trên chúng ta có thể nhận thấy loại hình công ty phù hợp nhất đối với tất cả các yêu cầu của A, B, C, D là Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. 2. Để thành lập được loại hình kinh doanh đó thì A, B, C, D cần phải thoả mãn điều kiện gì ? Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu được thành lập trên cơ sở quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Theo các quy định này, doanh nghiệp được coi là thành lập hợp pháp khi thực hiện đầy đủ các quy định về đăng kí kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để thành lập được công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên thì A, B, C, D cần phải thỏa mãn các điều kiện sau: Thứ nhất, điều kiện về thành viên: Theo quy định Điều 38 Luật doanh nghiệp 2005 thì chủ thể của công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể là tổ chức, cá nhân quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài, số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa là không quá năm mươi thành viên. Như vậy, điều kiện đầu tiên mà A, B, C, D cần phải đáp ứng nếu muốn thành lập công ty thì một là phải là cá nhân có năng lực chủ thể hoặc một là tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của BLDS. Cụ thể là: Nếu A, B, C, D là cá nhân: Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng luật hành vi. Năng lực pháp luật là khả năng của một chủ thể được hưởng quyền và nghĩa vụ theo pháp luật quy định. Còn năng lực hành vi là là khả năng của chủ thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật, chủ thể phải thỏa mãn cả hai loại năng lực trên. Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp người đó bị tòa án tuyên hạn chế, mất năng lực hành vi dân sự do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Như vậy, về điều kiện chủ thể thì các chủ thể A, B, C, D có thể thành lập công ty là phải từ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Nếu A, B, C, D là tổ chức: Thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân, có nghĩa là được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặc chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập đó, nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luât một cách độc lập . Xem: Điều 84 Bộ luật dân sự 2005. . Ngoài ra A, B, C, D tham gia thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005, nghĩa là: A, B, C, D phải là những tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp và không thuộc một trong các trường hợp sau: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; e) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; f) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. Thứ hai, điều kiện về vốn: Để thành lập công ty THHH hai thành viên trở lên thì A, B, C, D phải đáp ứng được các yêu cầu về vốn điều lệ . Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. của công ty, trong trường hợp pháp luật quy định về số vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty (vốn pháp định) thì vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Theo quy định của Điều 39 LDN 2005 “Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi”. Điều 18 Nghị định 102 hướng dẫn LDN quy định “Thành viên phải góp vốn đầy đủ, đúng tiến độ đã cam kết trong Danh sách thành viên. Nếu việc góp vốn được thực hiện nhiều hơn một lần, thời hạn góp vốn lần cuối của mỗi thành viên không vượt quá 36 tháng, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên và mỗi lần góp vốn thành viên được cấp một giấy xác nhận số vốn đã góp của lần góp vốn đó”.Như vậy, vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên phải được các thành viên A, B, C, D cam kết góp đúng và đủ theo thời hạn nhất định. Thứ ba, điều kiện về ngành, nghề kinh doanh: A, B, C, D phải đáp ứng tuân thủ theo pháp luật quy định về ngành, nghề kinh doanh cần đăng ký. Đảm bảo ngành, nghề kinh doanh đó phải có trong hệ thống ngành, nghề kinh tế quốc dân hoặc trong luật chuyên ngành có quy định. Tuy từng ngành, nghề định hoạt động mà A, B, C, D phải đáp ứng các điều kiện trước hoặc sau khi đăng ký kinh doanh. Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì A, B, C, D chỉ được kinh doanh ngành nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. Các điều kiện đó có thể là: giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc các yêu cầu khác . Xem: Điều 7 Luật doanh nghiệp 2005. . Thứ tư, điều kiện về trụ sở công ty: Bốn nhà đầu tư A, B, C, D thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên thì phải có trụ sở chính của công ty làm địa điểm để liên lạc và giao dịch của công ty ( Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2005). Trụ sở chính công ty phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) . Xem: Điều 35 Luật doanh nghiệp 2005. . Thứ năm, điều kiện về tên doanh nghiệp: Điều kiện tên doanh nghiệp không trái với các quy định tại Điều 31, 32, 33, 34 Luật doanh nghiệp 2005 và Điều 13, 14, 15, 16 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP nghị định chính phủ hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan. Theo đó thì tên công ty do các thành viên tự thảo luận lựa chọn nhưng phải bao gồm cụn từ “ công ty trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức kinh doanh khác đã được đăng ký hoạt động,không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử văn hóa, đạo đức và thuàn phong mĩ tục của dân tộc. Ngoài ra, A, B, C, D phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 9 Luật doanh nghiệp 2005 và tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đấy đủ, hợp pháp, trung thực và chinh xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp . Xem: Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP nghị định chính phủ hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp 2005. . Thứ 6, điều kiện về con dấu: Con dấu của doanh nghiệp được quy định khá đầy đủ tại Luật Doanh nghiệp 2005. Vì vậy, Luật Doanh nghiệp 2005 dành hẳn Điều 36 để quy định cụ thể về con dấu nhằm làm rõ giá trị pháp lý của con dấu của doanh nghiệp và giúp cho xã hội nhận thức đúng, tránh những hành vi xử lý con dấu gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì con dấu là tài sản của doanh nghiệp (không giống như con dấu của cơ quan công quyền) và trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai. Quy định này nhằm đáp ứng cho thói quen sử dụng con dấu tại Việt Nam. Một số nước trên thế giới cho phép doanh nghiệp tự thiết kế con dấu và đăng ký với cơ quan công quyền để làm dấu hiệu nhận dạng riêng không trùng lặp với doanh nghiệp khác, còn chữ ký mới là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận dạng người giao dịch đúng thẩm quyền. Con dấu của doanh nghiệp chỉ là một dấu hiệu nhận dạng doanh nghiệp để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác; nhưng lâu nay người ta vẫn lầm lẫn cho nó là một biểu hiện pháp lý của doanh nghiệp. Thực tế là con dấu chỉ có tính xác thực chứ không có ý nghĩa pháp lý. Con dấu rất dễ bị làm giả và xét về tính xác thực thì nó là loại xác thực kém nhất nếu so với chữ ký, vân tay, con ngươi, ADN. Ngoài ra, A, B, C, D phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 9 Luật doanh nghiệp 2005 và tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đấy đủ, hợp pháp, trung thực và chinh xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp . . Xem: Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP nghị định chính phủ hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp 2005. . Nêu các thủ tục cần tiến hành, các loại giấy tờ cần chuẩn bị để thành lập loại hình kinh doanh được lựa chọn. Thẩm quyền giải quyết: Sở kế hoạch và Đầu tư nơi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Thủ tục tiến hành đăng ký kinh doanh Thủ tục là trình tự các bước mà chủ thể kinh doanh cũng như cơ quan có thẩm quyền tiến hành để xem xét hồ sơ và giải quyết việc đăng ký kinh doanh. Theo pháp luật Việt Nam, để tiến hành đăng ký kinh doanh cần phải trải qua các bước sau: Bước 1. Người thành lập công ty phải nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. Để nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh các chủ thể kinh doanh có thể nộp trực tiếp một bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh bằng giấy lên phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc tiến hành đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử. Đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử là việc người thành lập công ty thực hiện việc đăng ký kinh doanh thông qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Hồ sơ đăng ký kinh doanh nộp qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy. Người thành lập công ty chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh. Một bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh đầy đủ phải bao gồm các loại giấy tờ sau: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP quy định giấy đề nghị đăng ký kinh doanh phải được lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Nội dung của giấy đề nghị đăng ký kinh doanh được quy định chi tiết tại Điều 21 Luật doanh nghiệp năm 2005. Dự thảo điều lệ công ty. Điều lệ là bản cam kết của tất cả các thành viên công ty về mục đích thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty. Điều lệ công ty phải được xây dựng từ sự thỏa thuận tự nguyện của các thành viên và không trái với quy định của pháp luật. Nội dung của điều lệ công ty được quy định tại Điều 22 Luật doanh nghiệp 2005. Phần vốn góp của mỗi thành viên công ty. Việc đăng ký phần vốn góp của các thành viên sáng lập thực chất là sự cam kết của từng thành viên sáng lập đối với cơ quan quản lí về mức vốn mình sẽ đóng góp để tham gia kinh doanh. Danh sách thành viên lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của thành viên sáng lập. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh nghành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. Sau khi người thành lập công ty hoặc người ủy quyền của người thành lập công ty đã nộp một bộ hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ đồng thời ghi vào sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh của cơ quan mình và giao giấy biên nhận về việc tiếp nhận về việc tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Bước 2. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ và ra quyết định cấp và không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tại khoản 2 Điều 15 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung”. Như vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 thì cơ quan đăng kí kinh doanh phải hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc (tính cả thời hạn thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh). Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP thì: “Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho cá nhân, tổ chức đã đăng ký doanh nghiệp thời điểm trả kết quả đăng ký doanh nghiệp hoặc các nội dung cần bổ sung, sửa đổi (nếu có)”. Ngày 29/07/2008 liên Bộ Khoa học và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an đã ban hành thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA để hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu. Tại Điều 26 Nghị định 43/2010/NĐ-CP cũng quy định rất cụ thể quy trình phối hợp và cấp mã số doanh nghiệp. Theo đó, khi hồ sơ đăng ký kinh doanh đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định, thông tin về hồ sơ đăng ký kinh doanh được chuyển sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục thuế (Bộ tài chính). Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh, Tổng cục thuế có trách nhiệm tạo mã số doanh nghiệp và chuyển mã số doanh nghiệp sang cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng kí kinh doanh để phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp cho công ty. Thông tin về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ được chuyển sang Tổng cục thuế. Trường hợp Tổng cục thuế từ chối cấp mã số cho công ty thì phải gửi thông báo cho Bộ Khoa học và đầu tư, trong đó nói rõ lí do từ chối để chuyển cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thông báo cho công ty. Bước 3. Công bố thông tin về đăng ký kinh doanh. Đây là một trong những thủ tục bắt buộc được quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật doanh nghiệp năm 2005. Theo đó, trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong 3 số liên tiếp về các nôi dung chủ yếu sau: Tên doanh nghiệp; Địa chỉ, trụ sở chính của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện; Ngành, nghề kinh doanh; Vốn điều lệ; Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của công ty; Nơi đăng ký kinh doanh. Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính: Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Loại hình công ty TNHH là loại hình công ty ra đời muộn nhất, đó là kết quả của sự nhào trộn tất cả ưu điểm của các loại hình kinh doanh trước đó. Tuy vậy, khi thành lập doanh nghiệp để kinh doanh, người đầu tư bao giờ cũng chịu ràng buộc với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Bối cảnh và điều kiện đó có thể chi phối đến cả việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Và trong bối cảnh cụ thể đó, thì ưu điểm xét về tổng thể của loại hình doanh nghiệp này có thể trở thành điểm không ưa chuộng đối với người đầu tư. Ngược lại, điểm yếu của nó lại có thể trở thành ưu thế. Như vậy, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp này hay loại hình doanh nghiệp khác để kinh doanh là quyết định của chính người đầu tư, và tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và yêu cầu cụ thể. Nhưng, có thể nói, sự lựa chọn đúng đắn loại hình doanh nghiệp có thể góp phần đáng kể vào thành công và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại tập 1, nxb CAND, Hà Nội – 2008; Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Hỏi và đáp Luật thương mại, nxb chính trị - hành chính; Nguyễn Thị Khế, Pháp luật về các hình thức tổ chức kinh doanh, nxb. Tư pháp, Hà Nội – 2007; Chuyên đề pháp luật doanh nghiệp Việt Nam – Những vấn đề cần hoàn thiện, Tạp chí luật học số 9/2010; Bộ luật Dân sự năm 2005; Luật Doanh nghiệp năm 2005; Nghị định số 43/2010/NĐ-CP nghị định chính phủ hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp 2005; Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBài nhóm thương mại modul 1 đề 5.docx
Luận văn liên quan