Bài nhóm tư pháp quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế
Cơ sở xác định quyền miễn trừ của quốc gia Cơ sở pháp lí quốc tế của quy chế pháp lí đặc biệt của quốc gia thể hiện ở các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia. Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị pháp lí không thể tách rời của quốc gia, là cơ sở để lí giải về nguồn gốc và cơ chế vận hành của quyền lực chính trị, bao gồm hai nội dung cơ bản là quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập trong quan hệ quốc tế.
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4324 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài nhóm tư pháp quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM
Là tổ chức xã hội song công đoàn lại có địa vị pháp lí đặc biệt khi tham gia quan hệ: là người đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Tư cách pháp lí này được pháp luật thừa nhận tức nó không phụ thuộc vào ý chí của đối tác hay nói cách khác ở đây công đoàn tham gia vào quan hệ hoàn toàn với tư cách là chủ thể độc lập. Song, về mặt bản chất, công đoàn chỉ là tổ chức xã hội tự nguyện, mặt khác xuất phát từ đặc điểm của quan hệ lao động (QHLĐ), người lao động thường có vị thế yếu hơn so với NSDLĐ; do đó, thông qua công cụ pháp luật, Nhà nước quy định cho công đoàn có những quyền với tư cách như một bên QHLĐ, đồng thời với tư cách đại diện cho tập thể lao động tham gia điều chỉnh QHLĐ, nhằm bảo đảm cho QHLĐ được hài hoà, ổn định.
Quyền hạn của Công đoàn là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của Công đoàn được pháp luật thừa nhận, và đảm bảo thực hiện với tư cách là một chủ thể độc lập đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động.
Một trong những quyền cơ bản của tổ chức công đoàn là tham gia với cơ quan nhà nước và đại diện của NSDLĐ thảo luận các vấn đề về quan hệ lao động.
Đây là quyền hạn của hệ thống công đoàn các cấp, là biểu hiện rõ nét của mối quan hệ trong cơ chế ba bên. Điều 4 Luật công đoàn năm 1990 ghi nhận: “Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia với Nhà nước xây dựng và thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chính sách cơ chế quản lí kinh tế, chủ trương, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ”. Điều 156 Bộ luật lao động quy định: “Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, công đoàn các cấp tham gia với cơ quan nhà nước và đại diện của NSDLĐ bàn bạc, giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động…”. Sự tham gia này của công đoàn đảm bảo ngay từ khi chính sách, pháp luật, quy định của nhà nước nói chung, doanh nghiệp nói riêng được xây dựng, ban hành đã thể hiện mối quan hệ hợp tác, sự tôn trọng của các đối tác với tổ chức công đoàn, qua đó quyền và lợi ích của NLĐ được thừa nhận và bảo đảm thực hiện.
Công đoàn tham gia với cơ quan nhà nước và đại diện của NSDLĐ bàn bạc, hoạch định những chính sách và tìm giải pháp giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ lao động, nhằm đảm bảo quyền lao động, quyền được làm việc trong điều kiện tốt nhất, an toàn nhất; quyền được hưởng thù lao tương xứng và không bị bóc lột sức lao động; quyền tham gia vào tổ chức và hưởng phúc lợi xã hội…
Quyền tham gia này đòi hỏi phải có sự điều hòa nhất định về lợi ích, trong đó Chính phủ, đại diện của NSDLĐ, Công đoàn tìm ra được tiếng nói chung để đạt được những lợi ích cho họ và cho toàn xã hội. Họ cùng bàn bạc, giải quyết những vấn đề có liên quan trong phạm vi thẩm quyền của mình, với tư cách là những đối tác độc lập và bình đẳng thông qua một cơ quan hoặc tổ chức ba bên. Tuy nhiên, xét cho cùng, mọi hoạt động của tổ chức đại diện đều phải tuân theo những quy định của pháp luật nên sự bình đẳng này cũng chỉ mang tính chất tương đối.
Quyền tham gia của công đoàn nhằm giải quyết những vấn đề chung thông qua hàng loạt các mối tương tác lẫn nhau mà phương pháp thông dụng nhất được sử dụng là phương pháp đối thoại xã hội. Phương pháp này bao gồm các biểu hiện như: chia sẻ thông tin, thảo luận ba bên; đàm phán ba bên, ra quyết định chung. Ở cấp cơ sở (cấp doanh nghiệp), công đoàn tham gia chủ yếu dưới hình thức cùng bàn bạc, thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến việc áp dụng pháp luật lao động, các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động , chẳng hạn việc cụ thể hóa các quy phạm pháp luật lao động để thực hiện trong thỏa ước tập thể, giải quyết các tranh chấp lao động phát sinh… Ở cấp quốc gia, công đoàn chủ yếu tham gia dưới hình thức tư vấn, tham khảo ý kiến các đối tác xã hội trong việc hình thành các chính sách quốc gia về lao động và về các phương tiện để đạt được các mục tiêu chính sách xã hội có liên quan đến lao động, chẳng hạn việc xác định tiền lương tối thiểu hay danh mục bệnh nghề nghiệp…
Việc tham gia của đại diện người lao động, đặc biệt là tổ chức công đoàn có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì với tư cách là cá nhân, NLĐ không có khả năng đạt được sự bình đẳng thực tế với NSDLĐ. Yếu tố tập thể trong hoạt động đại diện lao động là một trong những bảo đảm tốt nhất cho NLĐ trong quan hệ lao động. Sự tham gia của tổ chức công đoàn trong lĩnh vực lao động là đòi hỏi tự nhiên xuất phát từ chính nhu cầu liên kết để bảo vệ các quyền lợi căn bản gắn liền với lao động. Mặt khác, quy định công đoàn có quyền tham gia bàn bạc, thảo luận là cần thiết và đúng đắn bởi NLĐ là một bên của QHLĐ nên mọi chính sách và các vấn đề liên quan đến QHLĐ được ban hành ra đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của họ. Vì vậy, NLĐ cần được phản ánh tâm tư nguyện vọng với cơ quan có thẩm quyền trong việc tham gia đóng góp ý kiến thông qua tổ chức đại diện của mình.
Với vai trò là người đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, TLĐLĐVN có trách nhiệm: Phối hợp với các bên liên quan (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội; Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam), trong việc tổ chức tổng hợp ý kiến tham gia về chính sách, pháp luật và các vấn đề liên quan đến lao động, cũng như những nội dung phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật lao động và giải quyết các vấn đề liên quan đến QHLĐ.
Thực tế, tổ chức công đoàn được thành lập từ trung ương đến cấp tỉnh – ngành, cấp quận - huyện và cấp cơ sở. Tổ chức công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp Nhà nước tương đối mạnh cả về số lượng và chất lượng hoạt động (99% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn và hầu hết đều hoạt động có hiệu quả). Tuy nhiên, công tác phát triển công đoàn cơ sở và đoàn viên ở khu vực ngoài Nhà nước còn hạn chế,chỉ có khoảng 40% doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp FDI có tổ chức công đoàn và ở nhiều nơi hiệu quả hoạt động chưa cao, còn mang tính hình thức chưa thực hiện đúng vai trò là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động. Năng lực, trình độ của đội ngũ làm công tác công đoàn ở doanh nghiệp nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu điều kiện và cơ chế hoạt động, bảo vệ cán bộ công đoàn.
Để từng bước giải quyết tình trạng này, cần nghiên cứu, tổ chức lại hệ thống công đoàn Việt Nam theo hướng gọn nhẹ về tổ chức và đơn giản hơn về các mối quan hệ giữa các cấp công đoàn. Trong đó, cần chú trọng phát triển mạng lưới công đoàn ngành và công đoàn cơ sở, bởi đây chính là mạng lưới tổ chức có thể thực hiện trực tiếp và tốt nhất chức năng của công đoàn. Đào tạo nâng cao năng lực hoạt động, kỹ năng đàm phán, thương lượng cho cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp. Phát triển số lượng đoàn viên công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tăng cường cán bộ chuyên trách cho công đoàn cơ sở, nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn, có cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn đi đôi với việc nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cấp cơ sở...
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật lao động, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009;
Nguyễn Hữu Chí, “Công đoàn Việt Nam và pháp luật điều chỉnh hoạt động đại diện công đoàn trong quan hệ lao động”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 6/2010;
Nguyễn Xuân Thu, “Vai trò của tổ chức đại diện người lao động trong cơ chế ba bên”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 2/2008;
Đào Thị Hằng, “Các quy định của Bộ luật Lao động về công đoàn và vai trò đại diện tập thể lao động – Thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí luật học, số 9/2009;
Bộ luật lao động năm 1994, (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007);
Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2008;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài nhóm tư pháp quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế.doc