Bài tập 1: Môn tố tụng dân sự

Ông A và bà B có ba người con chung là C, D, E. C cư trú tại quận N thành phố H. D, E cư trú tại quận P thành phố Q. Năm 2005 ông A, bà B chết không để lại di chúc. Ông A, bà B có một mảnh đất diện tích 500m2 tại quận M thành phố H. Sau khi ông A, bà B chết C, D xẩy ra tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế mảnh đất trên. C khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chia thừa kế. Anh chị hãy xác định: Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ án này? Tại sao? Sau khi nhận được đơn khởi kiện của C, Tòa án đã không thụ lý vụ án vì cho rằng tranh chấp về chia thừa kế quyền sử dụng mảnh đất trên chưa qua hòa giải ở cơ sở. Anh ( chị ) hãy bình luận cách giải quyết trên của Tòa án.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4190 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập 1: Môn tố tụng dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH HUỐNG Ông A và bà B có ba người con chung là C, D, E. C cư trú tại quận N thành phố H. D, E cư trú tại quận P thành phố Q. Năm 2005 ông A, bà B chết không để lại di chúc. Ông A, bà B có một mảnh đất diện tích 500m2 tại quận M thành phố H. Sau khi ông A, bà B chết C, D xẩy ra tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế mảnh đất trên. C khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chia thừa kế. Anh chị hãy xác định: Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ án này? Tại sao? Sau khi nhận được đơn khởi kiện của C, Tòa án đã không thụ lý vụ án vì cho rằng tranh chấp về chia thừa kế quyền sử dụng mảnh đất trên chưa qua hòa giải ở cơ sở. Anh ( chị ) hãy bình luận cách giải quyết trên của Tòa án. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ án này? Tại sao? Xét tình huống trên ta thấy C, D tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế mảnh đất của ông A, bà B. Mà theo điểm a, Khoản 1, Điều 174 Bộ luật dân sự quy định về bất động sản: “ Bất động sản là các tài sản bao gồm: Đất đai;” Vậy mảnh đất của ông A, bà B là bất động sản. Mà theo Điều 35 BLTTDS quy định: “Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản” Vậy, đối với những tranh chấp, yêu cầu liên quan đến bất động sản sẽ thuộc thẩm quyền của tòa án nơi có bất động sản. Bởi lẽ, bất động sản là một loại tài sản gắn liền với đất không thể dịch chuyển được và thông thường các giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất động sản sẽ do cơ quan nhà đất hoặc hính quyền địa phương nơi có bất động sản đó lưu giữ, cơ quan này nắm vững thực trạng, nguồn gốc của bất động sản. Do đó Tòa án nơi có bất động sản sẽ là tòa án có điều kiện tốt nhất để tiến hành xác minh, xem xét tại chỗ tình trạng của bất động sản và thu nhập các giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất động sản. Đối với các tranh chấp về bất động sản, các bên đương sự không có quyền thỏa thuận về việc yêu cầu tòa án nơi không có bất động sản giải quyết. Vậy, việc C, D tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế mảnh đất diện tích 500m2 của ông A, bà B sẽ do Tòa án quận M thành phố H ( Tòa án nơi có bất động sản ) giải quyết. 2. Sau khi nhận được đơn khởi kiện của C, Tòa án đã không thụ lý vụ án vì cho rằng tranh chấp về chia thừa kế quyền sử dụng mảnh đất trên chưa qua hòa giải ở cơ sở. Anh ( chị ) hãy bình luận cách giải quyết trên của Tòa án. Theo khoản 1, khoản 2 Điều 135 luật đất đai quy định về hoà giải tranh chấp đất đai như sau: “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở. 2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp”. Kết hợp với khoản 1- Điều 136 Luật Đất đai 2003 quy định: “Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau: 1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;” Vậy những tranh chấp đất đai được nhà nước khuyến khích tự hòa giải, hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí  thì được xử lý theo hai hướng là do Tòa án hoặc UBND các cấp giải quyết tùy từng vụ việc cụ thể được quy định trong Luật Đất đai. Riêng với những trường hợp gửi đơn lên Tòa án thì bắt buộc các tranh chấp đó phải được hòa giải tại UBND cấp xã, nơi có đất tranh chấp. Tòa án chỉ thụ lý những vụ việc khi đã có biên bản hòa giải tại  UBND cấp xã. Việc tiến hành tố tụng tại Tòa án đối với các tranh chấp về đất đai chỉ được thực hiện khi đã tiến hành hòa giải bắt buộc tại UBND cấp xã. Mặt khác, theo Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy định : a) TAND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau: * Đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với QSDĐ) mà người đó đã có giấy chứng nhận QSDĐ theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất đai năm 2003. * Đất do người chết để lại mà người đó có một trong các giấy tờ sau: - Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15-10-1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam DCCH, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam. - Giấy chứng nhận QSDĐ tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính. - Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho QSDĐ hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất. - Giấy tờ chuyển nhượng QSDĐ, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15-10-1993, nay được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15-10-1993. - Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật. - Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. - Giấy tờ về việc chuyển QSDĐ có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày LĐĐ có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp. - Bản án hoặc quyết định của TAND, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành. Xét tình huống trên thì ông A, bà B mất không để lại di chúc cũng như anh C, anh D không hề có một giấy tờ nào theo Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP. Mà xét Công văn số 116 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) ngày 22/7/2004, thì “Theo tinh thần quy định tại Điều 135 và Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 thì tranh chấp đất đai nhất thiết phải qua hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp… Do vậy, “Kể từ ngày 01/07/2004 trở đi, Toà án chỉ thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí và khởi kiện đến Toà án”. Vậy, Tòa án đã không thụ lý vụ án vì cho rằng tranh chấp về chia thừa kế quyền sử dụng mảnh đất trên chưa qua hòa giải ở cơ sở là đúng đắn và hoàn toàn có cơ sơ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân 1 môn tố tụng dân sự.doc
Luận văn liên quan