Bài tập 2: Hình sự Module 2

ĐỀ BÀI: Khoảng 9h sáng ngày 4 tháng 6 năm 2007, A có hành vi đi xe máy vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông B yêu cầu dừng xe. A dừng xe, rút 100.000 đưa cho B và xin không xử phạt hành vi vi phạm. B từ chối nhận số tiền này và kiên quyết yêu cầu A cho kiểm tra giấy tờ xe. A quan sát thấy đường phố lúc này khá vắng vẻ nên xô mạnh vào người cảnh sát B rồi vội vã lên xe nổ máy. Tuy nhiên khi A chưa kịp phóng đi thì đã bị B giữ lại. A rút từ túi quần ra một con dao nhíp đâm thẳng vào ngực B rồi phóng xe bỏ trốn. Kết quả giám định cho thấy B bị thương tỷ lệ 8%. HỎI: 1. Xác định tội danh của A? 2. Giả sử B bị thương với tỷ lệ thương tật là 51% thì tội danh của A được xác định như thế nào?

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3268 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập 2: Hình sự Module 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI: Khoảng 9h sáng ngày 4 tháng 6 năm 2007, A có hành vi đi xe máy vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông B yêu cầu dừng xe. A dừng xe, rút 100.000 đưa cho B và xin không xử phạt hành vi vi phạm. B từ chối nhận số tiền này và kiên quyết yêu cầu A cho kiểm tra giấy tờ xe. A quan sát thấy đường phố lúc này khá vắng vẻ nên xô mạnh vào người cảnh sát B rồi vội vã lên xe nổ máy. Tuy nhiên khi A chưa kịp phóng đi thì đã bị B giữ lại. A rút từ túi quần ra một con dao nhíp đâm thẳng vào ngực B rồi phóng xe bỏ trốn. Kết quả giám định cho thấy B bị thương tỷ lệ 8%. HỎI: 1. Xác định tội danh của A? 2. Giả sử B bị thương với tỷ lệ thương tật là 51% thì tội danh của A được xác định như thế nào? BÀI LÀM: 1. Xác định tội danh của A? Hành vi phạm tội của A là hành vi phạm tội cố ý gây thương tích. - Theo đề bài, sau khi bị cảnh sát giao thông B yêu cầu dừng xe do vượt đèn đỏ, A đã có hành vi xô mạnh vào người B rồi vội vã lên xe nổ máy. Tuy nhiên khi A chưa kịp phóng đi thì đã bị B giữ lại. A rút từ túi quần ra một con dao nhíp đâm thẳng vào ngực B rồi phóng xe bỏ trốn. Về khách thể: A đã xâm phạm tới quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác (người đang thi hành công vụ). Về mặt khách quan: Hành vi của A là hành vi cố ý gây thương tích để cản trở việc thi hành công vụ của người thi hành công vụ. A đã sử dụng sức mạnh thể chất, kết hợp với phương tiện tấn công là con dao nhíp để tấn công trực tiếp cảnh sát B để cản trở việc thi hành công vụ và trốn thoát. Về mặt chủ quan: Lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp. A nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi của mình là xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của B. Khi bị B giữ xe lại, A đã có hành vi rút con dao nhíp đâm thẳng vào ngực B khi nhận thức rõ ràng là hành vi đó sẽ gây ra thương tích cho B và A mong muốn thực hiện hành vi đó. Trong tình huống đề bài nêu, A rút một con dao nhíp đâm thẳng vào ngực B làm B bị thương tỷ lệ 8%. Như vậy, hành vi của A thỏa mãn những dấu hiệu định khung của tội cố ý gây thương tích với tình tiết “để cản trở người thi hành công vụ” được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 104 BLHS. Hành vi của A không được xác định là cấu thành nên tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257 BLHS vì giữa tội cố ý gây thương tích và tội chống người thi hành công vụ khác nhau ở chỗ tội cố ý gây thương tích xâm phạm đến khách thể trực tiếp là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của người khác, còn tội chống người thi hành công vụ xâm phạm đến khách thể trực tiếp là sự hoạt động bình thường của người thi hành công vụ. Yếu tố chống người thi hành công vụ “để cản trở người thi hành công vụ” kết hợp với tỷ lệ thương tật dưới 11% thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội cố ý gây thương tích được quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS. Khi so sánh chế tài của tội cố ý gây thương tích với chế tài của tội chống người thi hành công vụ, ta thấy chế tài của tội cố ý gây thương tích nghiêm khắc hơn. Do vậy, phải truy cứu trách nhiệm người đó về tội cố ý gây thương tích . Không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cố ý gây thương tích cho người thi hành công vụ về hai tội, cả tội cố ý gây thương tích, cả tội chống người thi hành công vụ. Bởi vì, tình tiết chống người thi hành công vụ “để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” đã được thu hút trở thành tình tiết định tội của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (khoản 1 Điều 104 BLHS) hoặc là một trong những yếu tố tạo nên tình tiết định khung hình phạt tăng nặng của tội này (khoản 2, 3 Điều 104 BLHS). Về nguyên tắc, một tình tiết không thể cùng được viện dẫn hai tác dụng (không thể vừa là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt của tội này vừa là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt của tội khác). Đề bài nêu ra tình tiết A rút 100.000 đưa cho B và xin không xử phạt hành vi vi phạm, đây cũng không phải là hành vi cấu thành tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 289 BLHS vì tội phạm hoàn thành tội hối lộ khi của hối lộ có giá trị từ 500.000 trở lên hoặc dưới 500.000 nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần. 2. Giả sử B bị thương với tỷ lệ thương tật là 51% thì tội danh của A được xác định như thế nào? Giả sử B bị thương với tỷ lệ thương tật là 51% thì tội danh của A không thay đổi. Theo đề bài, A có hành vi rút từ túi quần ra một con dao nhíp đâm thẳng vào ngực B rồi phóng xe bỏ trốn. Trong những trường hợp tương tự, A nhận thức rõ là hành vi của mình chỉ có thể gây thương tích cho cảnh sát B nhưng không thể nhận thức rõ được tỷ lệ thương tật mà hành vi của mình gây ra. Giả sử B bị thương với tỷ lệ thương tật là 51% thì lỗi của A đối với hậu quả đó vẫn là lỗi cố ý. Với hành vi ấy, A hoàn toàn không thấy trước được tính chất gây thiệt hại cho xã hội của hành vi mình đang thực hiện là gây ra thương tích với tỷ lệ thương tật là bao nhiêu phần trăm đối với B. Vì vậy, tội danh của A trong trường hợp này không thay đổi, A vẫn phạm tội cố ý gây thương tích. Hành vi cố ý gây thương tích của A thỏa mãn tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” (con dao nhíp) và tình tiết “để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” (điểm a và điểm k khoản 1 Điều 104 BLHS), đồng thời A gây thương tích với tỷ lệ thương tật 51%. Với các tình tiết trên, hành vi phạm tội của A thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng của tội cố ý gây thương tích. Tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 3 Điều 104 BLHS. Khoản 3 Điều 104 BLHS quy định: “Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.” TÀI LIỆU THAM KHẢO: Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập 1 - Trường ĐH Luật Hà Nội, 2009. Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) - Khoa Luật ĐH Quốc Gia Hà Nội, 2007.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân 2 Hình sự Module 2 (9 điểm).doc
Luận văn liên quan