Bài tập - Biện pháp rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài học

Việc sử dụng bài tập trong rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài không chỉ giúp sinh viên hiểu được một cách sâu sắc và đầy đủ những kiến thức về các kỹ năng cần đạt được mà còn giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những nhiệm vụ của học tập và những vấn đề mà thực tiễn đã đặt ra. Thực hiện mục đích của đề tài và đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, tôi đã thu được những kết quả sau: - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc sử dụng bài tập làm biện pháp rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài. Cụ thể đó là: xác định vai trò của bài tập trong việc rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài. - Trên cơ sở đó sử dụng bài tập để rèn luyện một số kỹ năng: + Bài tập rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài. + Bài tập rèn luyện kỹ năng lựa chọn ví dụ để dạy học. - Vận dụng các kỹ năng đã học được vào việc soạn bài sinh học.

doc37 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4772 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập - Biện pháp rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên. Chúng tôi thiết kế những bài toán mà trước khi thực hiện hành động kỹ năng sinh viên phải phân tích tình huống hành động để xác định hành động cấu thành kỹ năng đó. Lúc đó một sản phẩm trung gian xuất hiện như một trạng thái tâm lí ở sinh viên là câu hỏi có vấn đề. Đó là loại bài tập thuộc cách hiểu thứ nhất. Loại bài tập khác chỉ là những lệnh yêu cầu thực hiện hành độngtập dượt kỹ năng. Đó là bài tập thuộc cách hiểu thứ hai. 1.1.2. Phân loại hệ thống bài tập. Hệ thống bài tập hiện nay rất đa dạng và phong phú, đặc biệt đối với các môn khoa học tự nhiên. Có khá nhiều cách phân loại về bài tập dựa trên nhiều cơ sở khác nhau. Tuy nhiên việc phân loại phải dựa vào những tiêu chí nhất định. Đối với hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng, các tiêu chí để phân loại phải thỏa mãn các yêu cầu sao cho vừa phản ánh dấu hiệu đặc trưng mang bản chất nhận thức luận của bài tập, lại vừa phản ánh nội dung của kỹ năng soạn bài mà nó có thể được dùng để rèn luyện. Có như vậy bài tập mới có khả năng thực hiện hai chức năng có tác động tương hỗ là: chức năng kích thích tự học, tích cực, sáng tạo của người học và chức năng rèn luyện một loại kỹ năng dạy học nhất định. Do bài học có các kiểu khác nhau: bài học nghiên cứu tài liệu mới, bài học hoàn thiện tri thức, và bài học kiểm tra đánh giá, nếu các kỹ năng soạn mỗi kiểu bài cũng khác nhau và từ đó hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng phụ thuộc và chịu sự chi phối của hệ thống kỹ năng cần rèn luyện. Trong số các kỹ năng có nhiều kỹ năng phải thực hiện ở tất cả các kiểu bài học, lại có những kỹ năng chỉ thực hiện ở một hay vài kiểu nhất định. Nên khó để có một cách phân loại phản ánh được hết các dấu hiệu phân biệt giữa các loại. Từ hệ thống kỹ năng, chúng tôi phân ra ba loại bài tập theo ba nhóm kỹ năng, bao gồm các nhóm bài tập sau: Các bài tập rèn luyện kỹ năng phân tích nội dung bài học. Các bài tập rèn luyện kỹ năng xác định phương pháp dạy học. Các bài tập rèn luyện kỹ năng ra bài kiểm tra và lập đáp án. Từ đó tên gọi của từng bài tập cụ thể sẽ là tên gọi của kỹ năng tương ứng. Với mỗi bài tập rèn luyện kỹ năng thực hiện các kiểu bài học thì tên gọi có thể gắn thêm đuôi phản ánh kiểu bài tương ứng. 1.1.3.Cách giải bài tập, bài toán. Theo G. Polya, bài tập được thực hiên theo bốn bước sau đây: 1. Hiểu rõ bài tập 2. Xây dựng một chương trình với ba bước nhỏ a.Tìm sự liên hệ giữa các dữ kiện với cái chưa biết b.Có thể phải xét đến các bài toán phụ c.Xây dựng chương trình và cách giải 3.Thực hiện chương trình dự kiến 4. Khảo sát lời giải đã tìm được Vận dụng tư tưởng của G. Polya về phương pháp giải bài toán để ứng dụng vào trong dạy học bộ môn như là những gợi ý để giúp cho sinh viên có định hướng để tìm ra lời giải một cách có hiệu quả. Và khi sinh viên ra trường tiếp nối công việc đào tạo thì chính họ sẻ rèn luyện lại những kỹ năng đó cho học sinh của mình. 1.2.Yêu cầu chung của bài tập. Phù hợp với trình độ người học. Bài tập được xây dựng trên cơ sở những tình huống xảy ra trong dạy học hoặc cũng có thể là các tình huống được tạo ra bằng sự gia công sư phạm của người dạy. Bài tập đặt ra phải tập dượt được các hành động cấu thành kỹ năng. Bài tập ngoài việc hướng vào rèn luyện kỹ năng thì cần phải định hướng cho sinh viên biết cách rèn luyện lại chính kỹ năng đó cho học sinh. Bài tập phải mã hóa một nhiệm vụ cụ thể mà giáo viên đã định trước để sao cho khi hoàn thành bài tập thì nhiệm vụ đó cũng được giải quyết. Nội hàm của bài tập phải chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng cần thực hiện khi soạn bài. Trình tự của các bài tập đưa ra phải tuân theo trình tự logic cấu trúc với các hoạt động mà giáo viên thực hiện khi phân tích một bài học. 1.2.1.Bài tập rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài. Bài tập đặt ra phải tập dượt được các hành động cấu thành kỹ năng trên. Hiệu quả tập dượt của bài tập phụ thuộc nhiều vào khả năng kích thích tìm tòi của sinh viên và tập dượt được nhiều hành động cấu thành kỹ năng và do đó sẽ trực tiếp nâng cao kỹ năng soạn giáo án cho sinh viên. Điều đó cũng có nghĩa là bài tập phải được gia công sư phạm từ những tình huống thường diễn ra trong thực tiễn dạy học. 1.2.2.Bài tập rèn luyện kỹ năng lựa chọn ví dụ để dạy học. Bài tập phải rèn luyện được những hành động cấu thành kỹ năng nêu trên. Bài tập yêu cầu sinh viên vừa tìm ví dụ, sử dụng ví dụ, vừa phải tổ chức cho học sinh tìm ví dụ trong quá trình thực hiện bài học. Bài tập rèn luyện sinh viên kỹ năng sử dụng ví dụ phải có tỷ trọng đáng kể vì họ phải biết sử dụng trong các tình huống sư phạm khác nhau (minh họa, vận dụng kiến thức, logic hoạt động nhận thức) 1.3.Vai trò của bài tập Việc giảng dạy sinh học trong nhà trường không chỉ giúp sinh viên hiểu được một cách sâu sắc và đầy đủ những kiến thức quy định trong chương trình mà còn giúp vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những nhiệm vụ của học tập và những vấn đề mà thực tiễn đã đặt ra. Muốn đạt được diều đó, phải thường xuyên rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày. Kỹ năng vận dụng kiến thức trong bài tập và trong thực tiễn đời sống chính là thước đo mức độ sâu sắc và vững vàng của những kiến thức mà sinh viên đã thu nhận được. Bài tập rèn luyện kỹ năng soạn bài sinh học với chức năng là một phương pháp dạy học có một vị trí đặc biệt trong dạy sinh viên học ở trường Sư phạm. Trước hết, rèn luyện kỹ năng soạn bài sinh học là một môn học giúp sinh viên nắm được các kỹ năng cần thiết trong soạn bài và bài tập rèn luyện kỹ năng soạn bài sinh học giúp sinh viên hiểu rõ những kỹ năng ấy, biết phân tích và vận dụng những kỹ năng ấy vào thực tiễn. Trong nhiều trường hợp mặt dù người giáo viên có trình bày tài liệu một cách mạch lạc, hợp logic, phát biểu định luật chính xác, làm thí nghiệm đúng yêu cầu, qui tắc và có kết quả chính xác thì đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để sinh viên hiểu và nắm sâu sắc kiến thức. Chỉ thông qua việc giải các bài tập rèn luyện kỹ năng soạn bài sinh học dưới hình thức này hay hình thức khác nhằm tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thể thì kiến thức đó mới trở nên sâu sắc và hoàn thiện. Trong quá trình giải quyết các tình huống cụ thể do các bài tập rèn luyện kỹ năng soạn bài sinh học đặt ra, sinh viên phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa , trừu tượng hóa…để giải quyết vấn đề, do đó tư duy của sinh viên có điều kiện để phát triển. Vì vậy có thể nói bài tập rèn luyện kỹ năng soạn bài sinh học là một phương tiện rất tốt để phát triển tư duy, óc tưởng tượng, khả năng độc lập trong suy nghĩ và hành động, tính kiên trì trong việc khắc phục những khó khăn trong cuộc sống của sinh viên. Bài tập rèn luyện kỹ năng soạn bài sinh học là cơ hội để giáo viên đề cập đến những kiến thức mà trong giờ học lý thuyết chưa có điều kiện để đề cập qua đó nhằm bổ sung kiến thức cho sinh viên. 1.4.Quá trình hình thành kỹ năng. 1.4.1. Sự hình thành kỹ năng. Thực tế của việc hình thành kỹ năng là hình thành cho học sinh nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong bài tập, trong nhiệm vụ và đối chiếu chúng với những hành động cụ thể. Vì vậy khi hình thành kỹ năng cần phải: Giúp học sinh tìm tòi để nhận ra các yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm và mối quan hệ giữa chúng. Giúp học sinh hình thành một mô hình khái quát để giải quyết các bài tập, các đối tượng cùng loại. Xác lập được mối liên quan giữa bài tập mô hình khái quát và kiến thức tương ứng. 1.4.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng. Việc hình thành kỹ năng phụ thuộc vào khả năng nhận dạng kiểu nhiệm vụ, bài tập, tức là tìm kiếm phát hiện những thuộc tính và quan hệ vốn có trong nhiệm vụ hay bài tập để thực hiện một mục đích nhất định. Cụ thể kỹ năng chịu tác động bởi những nhân tố sau: Nội dung của bài tập hay nhiệm vụ đặt ra được trừu tượng hóa sẵn sàng hay bị che phủ bởi những yếu tố phụ làm lệch hướng tư duy có ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng. Tâm thế và thói quen cũng ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng. Vì thế tạo ra tâm thế thuận lợi trong học tập sẽ giúp cho học sinh dễ dàng trong việc hình thành kỹ năng. Có khả năng khái quát hóa đối tượng một cách cụ thể. 1.4.3.Quy trình rèn luyện kỹ năng. Theo Geoffrey (1998) quy trình chung để hình thành kỹ năng gồm 8 bước như sau: Giải thích (Explation) Giáo viên giúp cho học sinh hiểu và ý thức được một số vấn đề đó là: Tại sao phải hình thành kỹ năng đó? Vị trí của kỹ năng đó trong hoạt động nghề nghiệp tương lai? Kỹ năng đó liên quan đến những kiến thức lý thuyết nào đã học? Có thể kiểm tra thăm dò xem học sinh đã biết chút gì về kỹ năng sắp học hay chưa? Làm chi tiết (Doing-Detail) Học sinh được xem trình diễn mẫu một cách chi tiết, chính xác để có một mô hình bắt chước làm theo. Mẫu nào có thể do giáo viên trình diễn hoặc học sinh được xem băng hình. Cần tạo cơ hội cho học sinh nắm bắt những chi tiết mấu chốt của kỹ năng như cho băng hình quay chậm hoặc dừng lại và giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh phát hiện ra những chi tiết quan trọng nhất. Sử dụng kinh nghiệm mới học (Use) Học sinh tự làm theo mẫu đã được xem. Kiểm tra và hiệu chỉnh (Check and correct) Tốt nhất là tạo cơ hội để học sinh tự kiểm tra, phát hiện những chổ sai lầm của chính mình và biết cần hiệu chỉnh những chổ nào. Để tránh học sinh lặp lại những chỗ sai lầm thành thói quen khó sửa, giáo viên cần giám sát, giúp đỡ nếu học sinh không tự phát hiện được, nhất là đối với những kỹ năng phức tạp, cao cấp. Hỗ trợ trí nhớ (Aide Mesmoire) Học sinh cần có những phương tiện giúp đỡ việc ghi nhớ những điểm then chốt, ví dụ phiếu ghi nhớ tóm tắt, tờ rơi ghi sơ đồ các thao tác, băng ghi âm, ghi hình. Ôn tập và sử dụng lại (Review and Reuse) Đây là việc cần thiết để củng cố những kỹ năng đã học được. Đánh giá (Evaluation) Đây là khâu đánh giá do người đào tạo thực hiện, xem học sinh đã đạt yêu cầu hay chưa. Việc đánh giá có thể tiến hành một cách chính thức hoặc kín đáo nhưng phải phát hiện đúng những người đã đạt yêu cầu để có trách nhiệm đào tạo, bổ sung. Thắc mắc (?) Học sinh có nhu cầu làm rõ những điều họ chưa hiểu. Họ có thể nêu câu hỏi vào bất kỳ lúc nào trong quá trình học. Giáo viên nên tạo mọi cơ hội để học sinh có thể hỏi và kiểm tra các thao tác thực hành kỹ năng của học sinh cũng như trả lời thắc mắc của các em. Chương 2: Sử dụng bài tập để rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài. 2.1.Thực hành kỹ năng đặt vấn đề vào bài 2.1.1.Ý nghĩa của kỹ năng Đặt vấn đề vào bài có nhiều cách làm khác nhau, nhưng đều hướng tới mục đích quan trọng nhất là lôi cuốn người học vào hoạt động tìm tòi khoa học và giúp họ chuẩn bị một tâm thế sẳn sàng tiếp thu bài mới. 2.1.2.Yêu cầu của kỹ năng - Trước khi giảng bài mới, đặt vấn đề vào bài làm cho tiết học trở nên sinh động, hiệu quả và gây hứng thú cho học sinh. Muốn vậy nội dung vào bài phải vừa hướng vào nghiên cứu trọng tâm bài học, vừa kích thích tìm tòi cái mới đối với học sinh. - Đặt vấn đề vào bài có thể bằng nhiều hình thức khác nhau: + Đặt vấn đề trực tiếp bằng cách nêu lên vai trò quan trọng của bài học. + Đặt vấn đề bằng cách chuyển tiếp thông qua việc kế thừa kiến thức của bài trước hoặc cũng có thể bằng cách ra câu hỏi, bài tập cho học sinh để vừa kiểm tra kiến thức đã học vừa làm xuất hiện nhu cầu tìm cái mới có liên quan đến nội dung học đã học, + Đặt vấn đề bằng cách đưa ra tình huống có vấn đề. + Đặt vấn đề bằng một câu hỏi trắc nghiệm với nhiều phương án khác nhau và giải quyết nội dung bài học là tìm ra phương án đúng. - Nội dung phần đặt vấn đề không nên quá dài mất nhiều thời gian mà chỉ trình bày một cách cô đọng, súc tích. Các ý chính nên diễn đạt rõ ràng. Nếu vào bài bằng cách giới thiệu trực tiếp thì các ý phải là những móc xích liên quan với nhau đồng thời mang tính hệ thống và nên kế thừa được kiến thức của những bài học trước. - Nếu vào bài bằng một tình huống có vấn đề thì nội dung phải chứa đựng mâu thuẩn. Thật ra không phải bài nào cũng có thể đặt vấn đề bằng cách này mà còn phải tùy thuộc vào nội dung của từng bài để có cách làm phù hợp. 2.1.3.Các hoạt động cấu thành kỹ năng Xác định nội dung trọng tâm của bài Tìm những mối quan hệ giữa nội dung đó với kiến thức đã có ở học sinh và với những hiện tượng trong đời sống tự nhiên, xã hội. Trên cơ sở những mối quan hệ đó tạo ra tình huống nhận thức hoặc các yêu cầu cần nhận thức khi nghiên cứu nội dung bài học. Phát biểu tình huống đó bằng một vấn đề hoặc một nhiệm vụ nhận thức. 2.1.4.Bài tập rèn luyện kỹ năng Bài tập 1: Giả sử có một vài tính huống được đặt ra như sau: Quá trình trao đổi chất và năng lượng mang tính chọn lọc, có ý nghĩa là mỗi sinh vật thích nghi với một kiểu trao đổi chất nhất định. Vậy nhờ đâu mà con người có thể đồng hóa các loại thức ăn đa dạng một cách nhanh chóng như vậy? Tại sao ngoài sự thích nghi của bộ máy tiêu hóa, một số động vật chỉ tiêu hóa được cỏ, một số động vật ăn thịt và con người có thể tiêu hóa được các dạng thức ăn khác nhau? Tại sao để phân hủy cùng một khối lượng thức ăn như nhau thì ở bên ngoài môi trường phải mất rất nhiều thời gian hơn so với bên trong cơ thể? Trong sản xuất, muốn đưa nước được từ vùng thấp đến vùng cao người ta phải sử dụng động cơ (máy bơm). Đối với cây xanh, quá trình trên được thực hiện liên tục. Vậy động cơ nào để giúp cho cây xanh thực hiện được điều đó? Anh ( chị) hãy: Tìm các bài học trong chương trình sinh học phổ thông có thể sử dụng các tình huống trên làm phần đặt vấn đề vào bài mới. Đề xuất một cách đặt vấn đề khác cho các bài học trên. Trả lời: Các bài học trong chương trình có thể sử dụng các tình huống trên để đặt vấn đề cho bài mới: Tình huống 1: Bài 15 - Tiêu hóa (SH11 - NC), Bài 22 - Enzim và vai trò enzim trong chuyển hóa vật chất (SH10 - NC). Tình huống 2: Bài 16 - Tiêu hóa (SH11 - NC). Tình huống 3: Bài 22 - Enzim và vai trò enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất (SH10 - NC). Tình huống 4:Bài 1và 2 - Trao đổi nước ở thực vật. Đề xuất một số cách đặt vấn đề khác cho các bài trên: Bài 22: Enzim và vai trò enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất (SH10- NC): Vì sao một số trẻ em thành phố mặc dù được ăn uống đầy đủ mà vẫn bị suy dinh dưỡng? Vì sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột lại không thể tiêu hóa được xenlulozơ? Vì sao ăn nộm thịt bò khô lẫn với đu đủ thì dễ tiêu hóa hơn so với khi chỉ ăn mỗi thịt bò khô? Để trả lời các câu hỏi đó chúng ta cùng nghiên cứu bài ngày hôm nay: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất. Bài 15: Tiêu hóa (SH11 - NC): TH1: Cây xanh tồn tại được là do thường xuyên trao đổi chất với môi trường, thông qua quá trình hút nước, muối khoáng ở rể và quá trình quang hợp diễn ra ở lá. Người, động vật thực hiện trao đổi chất như thế nào? TH2: Động vật là sinh vật tự dưỡng hay dị dưỡng? Vì sao? Động vật lấy thức ăn bằng phương thức nào? Sự tiến hóa của phương thức tiêu hóa được thể hiện ra sao? Bài 16: Tiêu hóa (SH11 - NC): TH1: Động vật ăn động vật và động vật ăn thực vật đều có cơ quan tiêu hóa là ống tiêu hóa. Vậy ống tiêu hóa ở 2 nhóm này có gì khác nhau? TH2: Thức ăn của người Con bò ăn cỏ Hổ ăn mồi Bài 1+2: Trao đổi nước ở thực vật (SH10 - NC): TH1:Nhà khoa học người Nga đã nói: “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”. Vậy tại sao ông lại nói như vậy? TH2: TH3: Bài tập 2: Có một số cách đặt vấn đề vào bài mới được trình bày theo nguyên tắc sau: Nêu lên vai trò quan trọng của bài học. Kế thừa nội dung của bài học trước. Trình bày một tình huống có vấn đề. Anh ( chị) hãy: Chọn các bài học cụ thể và trình bày phần đặt vấn đề theo các nguyên tắc nêu trên. So sánh hiệu quả của 3 cách trên. Trả lời Chọn bài học và trình bày phần đặt vấn đề theo các nguyên tắc trên: Bài 22: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất. Đặt vấn đề vào bài theo nguyên tắc: Nêu vai trò quan trọng của bài học: Trong các phản ứng hoá học thường có các chất xúc tác để các phản ứng xảy ra nhanh hơn, trong quá trình chuyển hóa vật chất cũng vậy. Chất xúc tác trong các phản ứng sinh hóa đó chính là các enzim. Vậy enzim là gì? Cấu trúc và cơ chế hoạt động ra sao? Trình bày một tình huống có vấn đề: Giáo viên thông báo: Ở nhiệt cơ thể và áp suất bình thường, ở ngoài môi trường, để phân hủy một phân tử peroxihidro thành nước và oxi, nếu xúc tác là 1 phân tử sắt thì phải mất 300 năm. Nhưng ở bên trong cơ thể, để phân hủy một phân tử peroxihidro chỉ mất một giây. Sự phân hủy xảy ra trước khi peroxihidro gây ngộ độc cho cơ thể. Vậy điều gì đã tạo nên sự khác nhau đó. Phải chăng là cơ thể đang ẩn chứa một bí mật. Và bí mật chỉ được bật mí khi các em tìm hiểu Bài 22: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất. Bài 24: Ứng động Nguyên tắc 1: Ở bài trước các em đã được học một hình thức phản ứng của thực vật đó là hướng động, ngoài hướng động còn có một hình thức khác là ứng động. Vậy ứng động là gì? Ứng động có gì giống và khác so với hướng động, chúng ta cùng tìm hiểu Bài 24: Ứng động. Nguyên tắc 2: Sau khi học xong các kiểu hướng động ở bài trước, có khi nào các em về nhà thắc mắc rằng: các vận động như khi ta chạm vào cây xấu hổ thì lá khép lại hay một bông hoa buổi sáng nở ra buổi tối khép lại thì thuộc kiểu vận động nào không? Cô gọi nó là các vận động cảm ứng hay còn gọi là ứng động. Vậy ứng động là gì? Ứng động có gì giống và khác so với hướng động? Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 24: Ứng động. Vận động khép lá của cây xấu hổ và vận động nở hoa của cây trinh nữ Nguyên tắc 3: Giáo viên đặt vấn đề: Một ngày đẹp trời hai anh em nhà nọ dẫn nhau đi chơi. Khi đi qua một loài cây, người em vô tình chạm vào lá của nó thì ngay lập tức lá chét khép lại và cuống lá cụp xuống. Người em liền hỏi: “vì sao lại có hiện tượng này hả anh?”. Người anh trả lời “ Vì khi em chạm vào người nó, nó cảm thấy xấu hổ, e thẹn nên thu mình lại. Vì vậy mà nó có tên là cây xấu hổ hay còn gọi là cây trinh nữ”. Theo các em câu trả lời của người anh có đúng hay không? Có phải thực vật cũng biết “e thẹn” như con người mình hay không? Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng nghiên cứu Bài 24: Ứng động. So sánh hiệu quả 3 nguyên tắc trên. - Giống nhau: cả 3 nguyên tắc đều gây tính tò mò, hứng thú, tạo tâm thế cho người học chủ động khám phá kiến thức mới. - Khác nhau: + Nguyên tắc 1: Nêu bật được trọng tâm của bài học. Định hướng cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là có thể khiến HS ngộ nhận là chỉ học phần trọng tâm mà thờ ơ các phần khác. + Nguyên tắc 2: Nếu đặt vấn đề theo nguyên tắc này thì sẽ cho học sinh biết được tính logic hợp lý của các bài, đồng thời giúp các em ôn lại kiến thức cũ. Mặt khác, trên cơ sở kiến thức đã học, giáo viên dễ dàng vào bài hơn, học sinh dễ tiếp thu hơn. Tuy nhiên, nguyên tắc này mang tính chất liệt kê, không nêu bật được trọng tâm của bài học. Một số bài không kế thừa được nội dung của bài trước. Ví dụ như một số bài ở đầu chương, phần. + Nguyên tắc 3: Tạo ra sự mâu thuẫn cho học sinh và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề nhất do đó đây là cách làm hay và hiệu quả nhât. Tuy nhiên không phải bài nào cũng tạo ra được tình huống có vấn đề. Tóm lại: Tùy thuộc vào từng bài học mà có cách đặt vấn đề cụ thể. Bài tập 3: Bằng những câu hỏi nêu vấn đề, hãy đặt vấn đề vào bài mới bằng cách đưa ra các câu hỏi tình huống cho các bài học sau: Bài 22: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất. (Sinh học 10 – Nâng cao) Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật ( Sinh học 11 – Nâng cao) Bài 47: Môi trường và các nhân tố sinh thái (Sinh học 12 – Nâng cao) Trả lời Bài 22: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất (Sinh học 10 – Nâng cao) Giáo viên đưa ra 2 phản ứng sau: Đặt câu hỏi cho học sinh khai thác qua 2 phản ứng trên: Sự khác nhau giữa hai phản ứng trên? (Chất xúc tác, nhiệt độ, thời gian) Giáo viên định hướng: Yếu tố quyết định sự khác nhau ở đây là do chất xúc tác. Ở phản ứng thứ nhất: chất xúc tác là vô cơ, phản ứng thứ hai là chất xúc tác sinh học hay còn gọi là enzim. Vậy enzim có vai trò gì trong quá trình chuyển hoá vật chất. Để hiểu rõ hơn thì chúng ta sẽ đi vào Bài 22: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất. Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật (Sinh học 11 – Nâng cao) Cho HS quan sát 1 hình ảnh nói về hạt đậu được ngâm trong nước rồi phơi khô, 1 video nói về quá trình nảy mầm rồi lớn lên, ra hoa của cây đậu. GV đặt câu hỏi: Các em có nhận xét gì về sự biến đổi của hạt đậu ở 2 trường hợp trên? Ở trường hợp 2 được gọi là sự sinh trưởng. Vậy sinh trưởng là gì, gồm những quá trình nào, để giải đáp câu hỏi trên, chúng ta hãy tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Bài 47: Môi trường và các nhân tố sinh thái (Sinh học 12 – NC) Cho HS quan sát 2 bức tranh: 1 bức tranh nói về sự phát triển của sinh vật trong điều kiện môi trường không thuận lợi như hệ sinh thái sa mạc sahara, 1 bức tranh nói về sự phát triển của sinh vật trong điều kiện môi trường tốt như hệ sinh thái rừng amazon. Đặt câu hỏi cho học sinh: So sánh sự phát triển của sinh vật trong 2 bức tranh? Tại sao lại có sự khác nhau đó? Giáo viên định hướng: Nhân tố sinh thái đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Để có thể hiểu rõ hơn thì chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu vào Bài 47: Môi trường và các nhân tố sinh thái. Bài tập 4: Nghiên cứu nội dung của chương trình sinh học 11 – Nâng cao. Anh (chị) hãy: Liệt kê các bài học có thể đặt vấn đề vào bài mới bằng một tình huống có vấn đề. Thử trình bày phần đặt vấn đề của một trong các bài học đã nêu bằng một tình huống có vấn đề. Trả lời Các bài học trong chương trình sinh học 11 nâng cao có thể vào bài mới bằng một tình huống có vấn đề: Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật Bài 3: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật Bài 15: Tiêu hóa Bài 23: Hướng động Bài 24: Ứng động Bài 26: Cảm ứng ở động vật Bài 28: Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động Bài 31: Tập tính Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật Bài 35: Hoocmôn thực vật Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật Phần đặt vấn đề “Bài 35: Hoocmôn thực vật” bằng một tình huống có vấn đề: Những người nông dân, bình thường người ta thường hái trái cây ở trên cây xuống đem đi ủ hoặc là cho hóa chất vào để trái đó nhanh chín. Vậy thì tại sao người ta không để nguyên những trái đó ở trên cây mà lại phải hái xuống đem đi ủ với các chất đó, phải chăng những chất cho vào đó đã kích thích cho quả nhanh chín. Cô gọi những chất đó là hoocmon thực vật. Vậy hoomon thực vật là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với thực vật. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu Bài 35: Hoocmôn thực vật Bài tập 5: Nghiên cứu nội dung bài 29: “Nguyên phân” (Sinh học 10 – Nâng cao). Anh (chị) hãy: Trình bày một vài cách đặt vấn đề cho bài học trên. Cho biết cách đặt vấn đề nào phù hợp nhất. Tại sao? Trả lời Một vài cách đặt vấn đề cho bài học Cách 1: Sinh vật muốn tồn tại được phải có quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường . Sinh vật muốn lớn lên thì phải phân chia, tức là phải có quá trình nguyên phân. Chúng ta đã được học bài nguyên phân ở lớp 9. Để hiểu rõ hơn về nguyên phân chúng ta cùng nhau tìm hiểu Bài 29: Nguyên phân. Cách 2: Sau kì trung gian, tế bào tiến hành nguyên phân (pha M) . Vậy, quá trình nguyên phân diễn ra như thế nào và có ý nghĩa gì đối với đời sống sinh vật? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài hôm nay Bài 29: Nguyên phân. Cách 3: Từ một tế bào hợp tử ban đầu, làm thế nào để phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh như chúng ta với nhiều tỷ tế bào đều có bộ NST giống như hợp tử? Để giải thích vấn đề này hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu Bài 29: Nguyên phân. Cách 4: Câu chuyện tưởng tượng về Tôn Ngộ Không nhổ một nắm lông hà hơi vào là biến thành đàn khỉ lại trở thành sự thật trong nuôi cấy tế bào thực vật. Các nhà khoa học có thể nuôi cấy một tế bào tách ra từ một cây để phát triển thành một cơ thể giồng như cây đó. Vậy việc nuôi cấy đó dựa trên cơ sở khoa học nào ? Để hiểu rõ hơn vấn đề nay hôm nay chúng ta sẽ học Bài 29: Nguyên phân. Mỗi vấn đề đặt ra đều hướng tới được nội dung của bài học, tuy nhiên, cách đặt vấn đề 4 là phù hợp nhất. Vì: Vấn đề đặt ra dựa trên ý nghĩa thực tiễn của nguyên phân. Bên cạnh đó, vấn đề đặt ra kích thích sự tò mò của học sinh trên cơ sở một vấn đề tưởng chừng như rất hư ảo, nên vừa gây hứng thú cho học sinh vào bài mới. Bài tập 6: Có một vấn đề được đặt ra như sau: Trong sản xuất, muốn đưa nước được từ vùng thấp đến vùng cao người ta phải sử dụng động cơ (máy bơm). Đối với cây xanh, quá trình trên được thực hiện liên tục. Vậy động cơ nào để giúp cho cây xanh thực hiện được điều đó? Theo anh (chị): Nội dung của phần đặt vấn đề trên phù hợp với bài học nào? Có cách đặt vấn đề nào khác cho bài học đó không? Trả lời Nội dung phần đặt vấn đề trên phù hợp với “Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật” (Sinh học 11 – Nâng cao), cụ thể là mục “III. Qúa trình vận chuyển nước ở thân” một trong những nội dung trọng tâm của bài. Bên cạnh đó, tình huống đặt ra còn kích thích sự hứng thú vào bài mới. Một số cách đặt vấn đề cho bài này: Ông cha ta thường có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Như vậy nước có vai trò rất quan trọng đối với cây, vai trò đó là gì? Qúa trình hấp thụ và vận chuyển nước trong cây ra sao, do bộ phận nào đảm nhiệm? Hôm nay chúng ta cùng đi vào “Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật”. Khi cây trồng bị bón phân quá liều lượng thì chúng có hiện tượng gì? Phải chăng chúng bị mất nước kéo dài dẫn đến hiện tượng trên? Để hiểu rõ bản chất của hiện tượng trên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu “Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật”. Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh thảo luận về các dạng nước và vai trò của nước đối với thực vật . Sau đó khái quát về quá trình trao đổi nước ở cây và đi vào nội dung của bài. Bài tập 7: Bằng các tình huống có vấn đề, khi dạy bài 18: “ Vân chuyển nước qua màng sinh chất” (Sinh học 10 – Nâng cao), một giáo viên đã nêu 3 tình huống như sau: Sự tồn tại và phát triển của cơ thể sinh vật được bảo đảm nhờ thường xuyên thực hiện quá trình trao đổi chất từ ngoài môi trường vào trong cơ thể và ngược lại. Các chất từ môi trường bao gồm những chất cần cũng như không cần thiết hoặc có khi có hại đối với cơ thể sinh vật. Vậy tại sao khi thực hiện quá trình đồng hóa cơ thể sinh vật chỉ hấp thu những chất có lợi. Phải chăng có cơ chế nào đã chi phối quá trình này? Tại quản cầu thận, lượng ure trong nước tiểu có nồng độ gấp 65 lần trong máu, các muối photphat gấp 16 lần và các muối sunphat gấp 90 lần nhưng các chất ấy vẫn thấm qua màng từ máu vào nước tiểu. Tại sao? Đối với một số loài rong, tảo mặc dù hàm lượng muối trong cơ thể lớn gấp nhiều lần so với môi trường nước biển, nhưng các muối đó vẫn vận chuyển ngược trở lại từ ngoài môi trường vào bên trong cơ thể sinh vật. Quá trình này được thực hiện bằng cơ chế nào? Anh (chị) hãy: Nêu nhận xét về cách đặt vấn đề vào bài bằng 3 tình huống như trên. Có nên sử dụng một trong 3 cách trên để đặt vấn đề vào bài mới hay không. Tại sao? Liệu có thí nghiệm nào chứng minh rõ hơn tính thấm có chọn lọc của tế bào sống. Nếu có thí nghiệm đó thì câu hỏi để yêu cầu học sinh giải thích sẽ như thế nào? Trả lời Nhận xét cách đặt vấn đề 3 tình huống trên Tình huống 1: Dài dòng, khó hiểu Tình huống 2, 3: Ngắn gọn, dể hiểu và thực tế hơn. Nên sử dụng 1 trong 3 cách trên để đặt vấn đề vào bài mới Vì: đặt vấn đề như trên tạo tâm thế cho HS trong trạng thái có vấn đề và có nhu cầu giải quyết, làm cho bài học tăng tính hấp dẫn hơn. Thí nghiệm để chứng minh tính thấm có chọn lọc. Ví dụ thí nghiệm sự thẩm thấu (Bài 20 – Sinh học 10 – NC) Bài tập 8: Có 3 giáo viên trình bày phần đặt vấn đề của bài 9: “Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp” (Sinh học 11 – Nâng cao) theo 3 cách sau: Đặt vấn đề giới thiệu trực tiếp vai trò quan trọng của bài. Đặt vấn đề bằng cách kế thừa nội dung bài trước. Đặt vấn đề bằng một tình huống có vấn đề. Anh (chị) hãy: Trình bày phần đặt vấn đề vào bài sao cho phù hợp với 3 cách nêu trên. Đối với bài học này nên sử dụng cách đặt vấn đề nào là phù hợp. Tại sao? Trả lời Đặt vấn đề Đặt vấn đề giới thiệu trực tiếp vai trò quan trọng của bài. Quang hợp là quá trình cơ bản trong hoạt động sống của cơ thể thực vật và có quan hệ mật thiết với các quá trình trao đổi chất khác của cơ thể, chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường một cách liên tục. Vậy giữa quang hợp với các nhân tố môi trường chúng có mối quan hệ gì? Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 9: “Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp” Đặt vấn đề bằng cách kế thừa nội dung bài trước Giáo viên: Cho học sinh nhắc lại một số điều kiện cần để quá trình quang hợp thực hiện được Học sinh: Ánh sáng, nước, CO2… Giáo viên: Có rất nhiều yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp, bài ngày hôm nay sẽ tìm hiểu những yếu tố nào tác động đến quang hợp? Và chúng tác động như thế nào tới quang hơp? Chúng ta tìm hiểu Bài 9: “Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp” Đặt vấn đề bằng một tình huống có vấn đề. Một quần thể cây trồng và một quần thể tảo đơn bào đều có hoạt động quang hợp tối ưu. Tuy nhiên hai quần thể quang hợp này có sự khác nhau rất xa về năng suất sinh học. Đối với quần thể tảo đơn bào, tảo có năng suất sinh học cao gấp 5 lần năng suất sinh học của lúa, do chúng thực hiện quá trình quang hợp trong các điều kiện môi trường nhân tạo tối ưu như ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, nước và dinh dưỡng khoáng. Tại sao có sự khác biệt đó? Các nhân tối trên ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp? Chúng ta cùng tìm hiểu qua Bài 9: “Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp” 2. Đối với bài học này nên áp dụng cách đặt vấn đề 3: Đặt vấn đề bằng một tình huống có vấn đề. Việc đặt vấn đề như vậy giúp học sinh hứng thú, và hấp dẫn hơn. Giúp học sinh có hứng thú theo dõi bài để có thể giải quyết được vấn đề đưa ra. 2.1.5.Kết luận: Để có nội dung của phần đặt vấn đề vào bài học mới mang tính hấp dẫn, phù hợp với nội dung mà bài học sẽ giải quyết thì các tình huống nên được vận dụng từ thực tiễn cuộc sống hay từ những trăn trở của bản thân. Đặt vấn đề vào bài có thể tạo ra từ những mâu thuẫn xuất phát từ một đơn vị kiến thức nào đó trong bài hoặc khái quát nội dung của cả bài học. Làm được điều này thì việc tổ chức hoạt động lĩnh hội kiến thức của bài chính là giải quyết mâu thuẩn của vấn đề đặt ra ban đầu. Và đặt vấn đề vào bài nên hướng đến cách làm như vậy. 2.2.Thực hành rèn luyện kỹ năng lựa chọn ví dụ để dạy học 2.2.1.Ý nghĩa của kỹ năng Ví dụ là những hiện tượng, sự kiện, sự vật minh họa, làm sáng tỏ vận dụng một quy luật, quy tắc, một khái niệm, định luật, quá trình, học thuyết,…sinh học. Tìm được ví dụ là một mức cao của sự thông hiểu lý thuyết. Vì vậy, đối với giáo viên tìm ví dụ vừa thể hiện sự nắm vững nội dung tài liệu giáo khoa, vừa là nghệ thuật sư phạm của một việc làm trong quá trình tổ chức bài học. Ví dụ vừa là nội dung, vừa là biện pháp dạy học vì ví dụ vừa là sự minh họa, vận dụng kiến thức khoa học vừa là tài liệu tổ chức nhận thức theo logic diễn dịch hay quy nạp, là bài tập cho học sinh vận dụng kiến thức ở những tình huống khác nhau. Tổ chức cho học sinh tự tìm ví dụ là một yêu cầu cao của sự lĩnh hội kiến thức. 2.2.2.Yêu cầu của kỹ năng: - Ví dụ minh họa phải phù hợp với vấn đề đặt ra. - Ví dụ phải có tác dụng bổ sung cho cơ sở lý thuyết, đồng thời làm cho học sinh hiểu vấn đề một cách sâu sắc hơn. - Nên đưa những ví dụ gần gũi với học sinh, những ví dụ mà học sinh có thể bắt gặp trong đời sống hằng ngày nhưng chưa giải thích được và đây là một dịp để học sinh có thể tự giải đáp cho chính mình trên cơ sở lý thuyết đã được học. - Một ví dụ tốt thì không chỉ có tác dụng minh họa mà còn tăng thêm niềm tin, sự ham muốn hiểu biết và lòng say mê khoa học. - Nếu minh chứng cho những nội dung mang tính chất trừu tượng mà học sinh không thể quan sát được thì giáo viên có thể hình tượng hóa nó lên thông qua nhứng hình ảnh quen thuộc, điều này góp phần giúp cho học sinh tư duy dễ dàng hơn. 2.2.3.Các hành động cấu thành kỹ năng: - Phân tích nội dung bài học nhằm xác định những nội dung cần có ví dụ để tổ chức dạy học. - Tìm nguồn tư liệu để tuyển chọn những ví dụ phù hợp có thể sử dụng trong dạy học. - Lựa chọn và tìm kiếm nguồn tư liệu. - Xác định biện pháp sử dụng ví dụ để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình giảng dạy. - Yêu cầu học sinh tự nêu ví dụ. 2.3.4.Bài tập rèn luyện kỹ năng Bài tập 1: Để dạy phần I (Khái niệm) trong bài 34: “Sinh trưởng ở thực vật” (SH11 - NC) có giáo viên đã trình bày thông qua sơ đồ. Anh (chị) hãy: Đề xuất một số sơ đồ phù hợp cho nội dung trên. Trình bày cách tổ chức để học sinh lĩnh hội được kiến thức thông qua sơ đồ. Ngoài sơ đồ còn có cách làm nào khác. Trả lời Một số sơ đồ Sơ đồ 1: Chu trình sống của cây Sơ đồ 2 : Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển : Giáo viên đặt hệ thống câu hỏi để học sinh khai thác sơ đồ. (Trước khi đưa sơ đồ) Em hãy liệt kê những biến đổi trong chu trình sống của cây? Quan sát sơ đồ chu trình sống của cây em hãy phát biểu định nghĩa về sinh trưởng, phát triển? Tại sao gọi pha sinh trưởng là pha sinh trưởng phát triển sinh dưỡng và pha sinh sản gọi là pha sinh trưởng phát triển sinh sản? Giáo viên gợi ý: Trong pha sinh trưởng có quá trình phát triển không? Trong pha phát triển có quá trình sinh trưởng không? Cho ví dụ Điều kiện sống ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa ST và PT? Ngoài sơ đồ còn có các cách làm khác như là: Chiếu phim- tìm tòi Quan sát tranh-tìm tòi Thuyết trình- tìm tòi Làm việc với sách giáo khoa Bài tập 2: Khi dạy bài 54: “Biến động số lượng cá thể của quần thể” (Sinh học 12 – Nâng cao), đối với mục II. (Các dạng biến động số lượng), giáo viên đã không nêu ví dụ mà tổ chức cho học sinh tự tìm ví dụ minh họa cho các dạng biến động số lượng. Theo anh (chị) hãy cho biết: Bằng cách nào để giáo viên thực hiện được điều đó? Các ví dụ minh họa phù hợp cho từng nội dung. Cách tổ chức để học sinh có thể tự nêu ví dụ. Trả lời Giáo viên thực hiện bằng cách hỏi đáp, đặt vấn đề. Ví dụ minh họa - Không theo chu kỳ: + Rừng U Minh Thượng bị cháy năm 2002 đã làm giảm số lượng cây tràm của quần thể tràm. + Tác động của con người, thiên nhiên cũng làm giảm các loài động vật Biến động theo chu kỳ + Chu kì ngày đêm: một số loài thực vật nổi, động vật nổi, trùng roi Trùng roi xanh Nước “nở hoa” + Chu kì tuần trăng và hoạt động của thủy triều: Rươi, cá suốt, ngao, sò… + Chu kì mùa: Chim sinh sản vào mùa xuân Chim sẻ xuất hiện vào mùa thu hoạch lúa. Nhông cát, ong hoạt động vào mùa hè + Chu kì nhiều năm: thỏ rừng và mèo rừng Bắc Mĩ có chu kì biến động số lượng cá thể là 9-10 năm, loài chuột thảo nguyên là 3-4 năm, đàn cá cơm ở biển Peru là 10-12 năm. 3. Cách tổ chức GV: Chu kì là gì? Cho ví dụ HS: Chu kì là khoảng thời gian giữa hai lần lặp lại liên tiếp của một sự vật, hay thời gian để kết thúc một vòng quay, một chu trình. Ví dụ chu kì sinh trưởng, thời gian hoàn thành một vòng đời của sinh vật. GV: Thế nào là biến động không theo chu kỳ và biến động theo chu kì? HS: Biến động không theo chu kỳ là biến động số lượng cá thể do điều kiện bất thường của thời tiết (lũ lụt, bão, cháy rừng…) hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người. Biến động chu kỳ là biến động số lượng cá thể xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường GV: Hãy lấy ví dụ minh họa biến động không theo chu kỳ và biến động theo chu kì? HS: Trả lời câu hỏi thông qua liên hệ thực tế ở xung quanh các em. Bài tập 3: Để hình thành cho học sinh khái niệm sinh trưởng và phát triển trong bài 43. “Sinh trưởng ở thực vật” (Sinh học 11 – Nâng cao), giáo viên đã minh họa bằng một vài ví dụ để dẫn dắt học sinh tìm đến nguồn tri thức mới. Theo anh (chị): Đó là các ví dụ nào? Trình bày cách dẫn dắt vấn đề để từ ví dụ làm sáng tỏ khái niệm. Trả lời Ví dụ giáo viên đưa ra: GV đưa ra ví dụ hình ảnh về sự lớn lên của cây từ lúc còn là hạt cho đến khi ra hoa kết quả, nếu dạy máy có thể chiếu đoạn phim về sự biến đổi cây ngô (cây 1 lá mầm) từ khi nảy mầm cho đến khi trưởng thành. Quan sát hình 34.1 SGK. Cách dẫn dắt vấn đề : Sau khi nêu ví dụ thì cho học sinh quan sát tranh ở SGK, nếu dạy máy thì cho học sinh xem đoạn phim kết hợp quan sát tranh SGK rồi đặt câu hỏi: + Quá trình phát triển của cây gồm những giai đoạn nào? + Cây từ lúc nảy mầm cho đến khi tạo quả đã diễn ra những biến đổi như thế nào? + Những giai đoạn nào cây phát triển mạnh về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào? Học sinh đưa ra khái niệm sinh trưởng và phát triển. Giáo viên định hướng cho học sinh : Trong quá trình sinh trưởng, cây lớn lên về số lượng nhưng vẫn diễn ra các biến đổi về chất lượng (do quang hợp, hô hấp, hấp thụ khoáng, trao đổi nước), vì vậy có khái niệm pha sinh trưởng phát triển sinh dưỡng và pha sinh trưởng phát triển sinh sản. Yêu cầu học sinh quan sát tranh rồi chỉ ra 2 pha đó. Bài tập 4: Để làm tăng tính thuyết phục và gần gũi với đời sống thực tiễn, khi dạy đến mục II. (Các loại tập tính) trong bài 30: “Tập tính” (Sinh học 11 – Nâng cao) tương ứng với từng dạng tập tính giáo viên đã minh họa bằng những ví dụ cụ thể. Anh (chị) hãy: Nếu các ví dụ phù hợp để thực hiện đúng ý định trên. Trình bày cách dẫn dắt ví dụ để tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Tổ chức cho học sinh tìm kiếm những ví dụ tương tự như thế nào? Trả lời Ví dụ Tập tính bẩm sinh (Là loại tập tính mà sau khi sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài). Ví dụ: Nhện giăng tơ, thú con sinh ra đã biết bú mẹ, gà con đi theo gà mẹ, gấu đến mùa đông thì ngủ đông, chim di cư theo từng đàn tránh rét,… Nhện giăng tơ Ong làm tổ Tập tính học được (Là loại tập tính được hình thành trong đời sống của cá thể, thông qua học tập và rèn luyện). Ví dụ: - Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, người tham gia giao thông dừng lại. - Chó học làm toán, gấu đi xe máy, khỉ sử dụng gậy để tìm thức ăn… Ngoài ra, còn có tập tính hỗn hợp giữa tập tính bẩm sinh và học được, có thể đưa ra. Ví dụ: chim làm tổ, 1 phần do bản năng của loài, 1 phần do học hỏi từ chính loài của mình để làm nên những tổ đẹp, vững chắc. Khỉ dùng que bắt mồi Chó tập xiếc Trình bày cách dẫn dắt ví dụ để tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh Đưa ra ví dụ, rồi cho học sinh liên tưởng. Cho học sinh quan sát tranh ảnh về các tập tính của sinh vật, yêu cầu học sinh cho biết tập tính nào sinh ra đã có và tập tính nào mới học được. Đặt ra các câu hỏi để giúp HS định hướng : - Những tập tính đó mang tính bẩm sinh hay di truyền? - Có bền vững hay không? - Cần sự luyện tập, củng cố không? - Có đặc trưng cho loài hay không? Từ đó đưa ra khái niệm về các loại tập tính, cho học sinh suy nghĩ rồi đặt các ví dụ vào từng loại tập tính cho phù hợp. 3. Tổ chức cho học sinh tìm kiếm những ví dụ tương tự - Giúp học sinh nắm được tính chất của các loại tập tính. - Liên hệ trong thực tiễn để tìm ra các ví dụ phù hợp với từng loại tập tính. - Phân tích các ví dụ để thấy rõ đặc điểm của các loại tập tính này. - Đưa ra nhận xét: trong thực tiễn, nhiều khi khó phân biệt giữa các loại tập tính. - Tổ chức trò chơi: chia lớp ra thành 2 nhóm, cho các nhóm xem một đoạn phim về hàng loạt các tập tính của sinh vật, yêu cầu nhóm trong 1 phút ghi lại những tập tính đó, nhóm nào được nhiều hơn thì được phần thưởng. Bài tập 5: Nghiên cứu mục I (Khái niệm vi sinh vật) trong bài 33: “Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật” (Sinh học 10 – Nâng cao). Anh (chị) hãy: Tìm ví dụ minh họa cho từng đặc trưng của vi sinh vật. Trình bày cách tổ chức cho học sinh lĩnh hội các nội dung trên bằng các ví dụ đã đề xuất. Trả lời Ví dụ minh họa cho từng đặc trưng của vi sinh vật Sinh sản nhanh Ví dụ: Một tế bào vi khuẩn cứ 20’ phân đôi 1 lần, trong điều kiện lý tưởng, sau 30h có thể tạo ra một quần thể vi sinh vật có khối lượng lên tới 80 nghìn tấn, điều này cho ta thấy tốc độ sinh sản của VSV diễn ra rất nhanh. Hấp thụ, chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh Ví dụ: Lactobacillus trong 1 giờ có thể phân giải được một lượng đường lactose lớn hơn 100-10.000 lần so với khối lượng của chúng. tốc độ tổng hợp protein của nấm men cao gấp 1.000 lần so với đậu tương và gấp 100.000 lần so với trâu bò. Phân bố rộng Ví dụ: Vi sinh vật phân bố khắp mọi nơi và phát triển nhanh chóng ở những nơi có đủ thức ăn, độ ẩm, và nhiệt độ tối ưu cho sự phân chia và lớn lên của chúng. Chúng có thể được mang đi bởi gió từ nơi này sang nơi khác. Cơ thể người là nơi cư trú của hàng tỷ vi sinh vật; chúng ở trên da, đường ruột, trong mũi, miệng và những chỗ hở khác của cơ thể. Chúng có trong không khí, nước uống và thức ăn. Cách tổ chức cho học sinh lĩnh hội các đặc trưng của vi sinh vật : theo con đường quy nạp, cụ thể : Đưa ra các ví dụ : + Một tế bào vi khuẩn cứ 20’ phân đôi 1 lần, trong điều kiện lý tưởng, sau 30h có thể tạo ra một quần thể vi sinh vật có khối lượng lên tới 80 nghìn tấn, điều này cho ta thấy tốc độ sinh sản của VSV diễn ra rất nhanh. + Lactobacillus trong 1 giờ có thể phân giải được một lượng đường lactose lớn hơn 100-10.000 lần so với khối lượng của chúng. tốc độ tổng hợp protein của nấm men cao gấp 1.000 lần so với đậu tương và gấp 100.000 lần so với trâu bò. + Vi sinh vật phân bố khắp mọi nơi và phát triển nhanh chóng ở những nơi có đủ thức ăn, độ ẩm, và nhiệt độ tối ưu cho sự phân chia và lớn lên của chúng. Chúng có thể được mang đi bởi gió từ nơi này sang nơi khác. Cơ thể người là nơi cư trú của hàng tỷ vi sinh vật; chúng ở trên da, đường ruột, trong mũi, miệng và những chỗ hở khác của cơ thể. Chúng có trong không khí, nước uống và thức ăn. Phân tích các ví dụ đó Từ ví dụ đó, yêu cầu học sinh nêu các đặc trưng của vi sinh vật. Bài tập 6: Enzim có các đặc tính sau: Hoạt tính mạnh. Tính chuyên hóa cao Chuyên hóa tuyệt đối Chuyên hóa tương đối Sự phối hợp hoạt động của các enzim Anh (chị) hãy: Tìm ví dụ để minh họa cho từng đặc tính nêu trên. Tổ chức cho học sinh đi theo con đường quy nạp bằng các ví dụ đã trình bày. Trả lời Các ví dụ minh họa cho từng đặc tính của enzim : Hoạt tính mạnh : Tính chuyên hóa cao: Các enzim khác nhau về tính chuyên hóa, tức là về cơ chất chịu tác dụng của enzim. Đa số enzim chuyên hóa tuyệt đối. Ví dụ: Enzim ureaza chỉ phân hủy ure trong nước tiểu, mà không tác dụng lên bất cứ chất nào khác. Sự phối hợp hoạt động của các enzim : Các enzim thường tác dụng phối hợp: sản phẩm của phản ứng enzim trước sẽ là cơ chất cho phản ứng enzim sau Ví dụ: + Ta có thể chiết từ hạt lúa mạch đang nảy mầm hai loại enzim là amilaza - chuyển hóa tinh bột thành đường mantose, và enzim mantaza chuyển hóa mantose vừa tạo thành glucose. + Trong quá trình biến đổi glucose thành axit lactic cần tới 11 loại enzim, tác dụng theo một trình tự xác định. Tổ chức cho học sinh đi theo con đường quy nạp : Đưa ra các ví dụ trước rồi từ đó yêu cầu học sinh đưa ra các đặc tính tương ứng. Bài tập 7: Đặc điểm của hệ sống là: hệ mở, tự điều chỉnh và liên tục tiến hóa. Anh (chị) hãy: Tìm các ví dụ để minh chứng cho các đặc điểm trên của hệ sống. Tổ chức cho học sinh tìm các ví dụ tương tự. Trả lời Các ví dụ để minh chứng cho các đặc điểm của hệ sống : Là một hệ mở: Sinh vật ở mọi cấp độ không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường và góp phần làm biến đổi môi trường. + Con người lấy thức ăn từ môi trường và thải các chất cặn bả ra môi trường. + Thực vật tiếp nhận ánh sáng và lấy H2O và CO2 từ môi trường đồng thời thải O2 ra môi trường ngoài. Tự điều chỉnh: Mọi cấp độ sống đều có khả năng tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống à cân bằng và phát triển. + Tự điều chỉnh của cơ thể: Ÿ Khi chạy nhanh à tim đập nhanh, toát mồ hôi, thở nhanh. Ÿ Trời lạnh à nổi da gà, run à tỏa nhiệt để điều chỉnh thân nhiệt của con người.  + Tự điều chỉnh của quần thể: Ÿ Khi mật độ của đàn sư tử quá đông, chúng sẽ tách nhóm để đến vùng khác sinh sống. Ÿ Hiện tượng tự tỉa thưa trong tự nhiên. Ÿ Hiện tượng ăn thịt đồng loại ở rắn khi mật độ quần thể quá đông. - Liên tục tiến hóa: Các sinh vật trên Trái Đất đều có đặc điểm chung do có chung nguồn gốc nhưng luôn tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau à thế giới sống đa dạng và phong phú. + Hình dạng mỏ khác nhau ở các loài chim à thích nghi với những loại thức ăn khác nhau. Tổ chức cho học sinh tìm các ví dụ tương tự: Nêu và phân tích các đặc điểm của thế giới sống. Giáo viên cho ví dụ minh họa và phân tích ví dụ đó cho học sinh hiểu. Yêu cầu học sinh liên hệ trong thực tế để cho ví dụ tương tự. Giáo viên nhận xét. Bài tập 8: Kiến thức của bài 35: “ Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật và ứng dụng” (Sinh học 10 – Nâng cao) chủ yếu là kiến thức ứng dụng. Vì vậy để giúp học sinh dể hiểu bài giáo viên đã nêu các ví dụ minh họa cụ thể cho từng ứng dụng của mục II. (Ứng dụng của các quá trình phân giải ở vi sinh vật) trong bài. Theo anh (chị): Đó là các ví dụ nào? Có thể tổ chức cho học sinh tìm các ví dụ tương tự không? Trình bày biện pháp thực hiện. Trả lời Những ví dụ minh họa cụ thể cho từng ứng dụng của các quá trình phân giải ở vi sinh vật : Sản xuất thực phẩm cho người và thức ăn gia súc : Ví dụ : + Người ta sử dụng mùn cưa, thêm một số nguyên liệu với tỷ lệ thích hợp, đem ủ (tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển) để trồng mộc nhĩ. + Sử dụng amilaza từ nấm mốc để thủy phân tinh bột dùng trong sản xuất rượu : Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng : + Nấm Penicillum bilaii tiết ra enzyme, rễ có thể sử dụng để phân giải phospho trong đất cung cấp cho cây. + Vi sinh vật phân giải lân (Pseudomonas, B.meraterium…) nhằm làm cho cây có thể sử dụng các dạng lân vốn có trong đất mà cây trồng không sử dụng được. Phân giải các chất độc : + Một loại vi khuẩn có tên gọi là Alcanivorax borkumensis, có khả năng “ăn” các loại dầu tràn. Alcanivorax borkumensis có thể tăng sinh một cách hiệu quả và hầu như chỉ sinh sống nhờ hydrocarbon trong dầu thô. Nó có thể phân hủy một lượng lớn hydrocarbon. Loài vi khuẩn này sản sinh những chất hoạt hóa bề mặt sinh học (surfactant) góp phần chuyển chất dầu sang trạng thái nhũ tương và tăng tốc quá trình phân hủy. Bột giặt sinh học : + Sử dụng enzyme proteaza từ Bacillus lentus để phân hủy các vết bẩn có nguồn gốc là protein. + Enzyme lypaza từ vi sinh vật phân giải các chất bẩn có nguồn gốc từ chất béo. Cải thiện công nghiệp thuộc da : + Vi khuẩn B. subtilis (thuộc chi Bacillus, họ Bacillacaea) là trực khuẩn Gram dương có kích thước 2-3 x 0,7-0,8 µm tiết ra các enzyme proteaza và lipaza để tẩy sạch lông ở da động vật. Có thể tổ chức cho học sinh tìm các biện pháp tương tự Biện pháp : Nêu và phân tích các quá trình phân giải ở vi sinh vật Giáo viên cho ví dụ minh họa và phân tích ví dụ đó cho học sinh hiểu. Yêu cầu học sinh liên hệ trong thực tế để cho ví dụ tương tự. Giáo viên nhận xét. 2.2.5.Kết luận Ví dụ được sử dụng rất linh hoạt trong dạy học. Ví dụ dùng để minh họa cho kiến thức nhưng cũng có thể vận dụng kiến thức học được để tổ chức cho học sinh tìm ví dụ minh họa hay cũng có thể tổ chức logic hoạt động nhận thức thông qua ví dụ. Ví dụ có thể sử dụng để minh họa cho tất cả các thành phần kiến khác nhau. Phần III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN Việc sử dụng bài tập trong rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài không chỉ giúp sinh viên hiểu được một cách sâu sắc và đầy đủ những kiến thức về các kỹ năng cần đạt được mà còn giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những nhiệm vụ của học tập và những vấn đề mà thực tiễn đã đặt ra. Thực hiện mục đích của đề tài và đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, tôi đã thu được những kết quả sau: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc sử dụng bài tập làm biện pháp rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài. Cụ thể đó là: xác định vai trò của bài tập trong việc rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài. Trên cơ sở đó sử dụng bài tập để rèn luyện một số kỹ năng: + Bài tập rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài. + Bài tập rèn luyện kỹ năng lựa chọn ví dụ để dạy học. Vận dụng các kỹ năng đã học được vào việc soạn bài sinh học. ĐỀ NGHỊ Trong khuôn khổ đề tài tôi mới chỉ sử dụng bài tập để rèn luyện một số kỹ năng nhất định trong hệ thống các kỹ năng soạn bài sinh học. Vì vậy cần phải tích cực tìm tòi, sử dụng nhiều dạng bài tập để hoàn thiện các kỹ năng. Cần khuyến khích, tạo điều kiện để các sinh viên trao đổi, rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Phải thường xuyên rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày. Kỹ năng vận dụng kiến thức trong bài tập vào trong thực tiễn đời sống chính là thước đo mức độ sâu sắc và vững vàng của những kiến thức mà sinh viên đã thu nhận được. Bài tập với chức năng là một biện pháp rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề vào bài có một vị trí đặc biệt trong dạy học sinh học ở trường phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001). Lý luận dạy học sinh học. NXB Giáo Dục. Hà Nội. Nguyễn Ngọc Quang (1989). Lý luận dạy học đại cương. Trường cán bộ quản lý Giáo dục trung ương I. Trịnh Đông Thư (2012). Rèn luyện kỹ năng soạn bài sinh học. Đại Học Huế. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như Hiền, Ngô Văn Hưng, Nguyễn Đình Quyến, Trần Quý Thắng (2006). Sinh học 10 nâng cao. NXB Giáo Dục. Hà Nội. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như Hiền, Ngô Văn Hưng, Nguyễn Đình Quyến, Trần Quý Thắng (2006). Sinh học 10 nâng cao, sách giáo viên. NXB Giáo Dục. Hà Nội. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như Hiền, Trần Văn Kiên, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh (2010). Sinh học 11 nâng cao. NXB Giáo Dục. Hà Nội. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như Hiền, Trần Văn Kiên, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh (2010). Sinh học 11 nâng cao, sách giáo viên. NXB Giáo Dục. Hà Nội. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như Hiền, Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Trạng (2012). Sinh học 12 nâng cao. NXB Giáo Dục. Hà Nội. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như Hiền, Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Trạng (2012). Sinh học 12 nâng cao, sách giáo viên. NXB Giáo Dục. Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_vu_3821.doc
Luận văn liên quan