Bài tập cá nhân 2 dân sự 1 - Chia thừa kế

Xây dựng một tình huống về thừa kế sao cho thật phù hợp với những kết quả chia di sản của người chết để lại mà Tòa án đã quyết định dưới đây: 1. C chết Di sản của C = 240.000.000 đồng : 2 = 140.000.000 đồng; H = F = E = A = B = 120.000.000 đồng : 5 = 24.000.000 đồng; 2. A chết Tổng tài sản của A và B = 710.000.000 đồng + 10.000.000 đồng + ( 1.920.000.000 đồng : 2 ) = 1.680.000 đồng; A = 1.680.000 đồng : 2 = 840.000.000 đồng A = 840.000.000 đồng – 10.000.000 đồng = 830.000.000 đồng E = M = N = 830.000.000 : 4 = 207.5000.000 đồng B = C = D = M = N = 207.500.000 : 5 = 41.500.000 đồng E = F = 41.500.000 : 2 = 20.750.000 đồng B = ( 830 : 5 ) x 2/3 = 110.666.000 đồng E = 207.500.000 đồng – 23.055.000 đồng = 184.445.000 đồng M = 207.500.000 đồng – 23.055.000 đồng = 184.445.000 đồng N = 207.500.000 đồng – 23.055.000 đồng = 184.445.000 đồng

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân 2 dân sự 1 - Chia thừa kế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng một tình huống về thừa kế sao cho thật phù hợp với những kết quả chia di sản của người chết để lại mà Tòa án đã quyết định dưới đây: 1. C chết Di sản của C = 240.000.000 đồng : 2 = 140.000.000 đồng; H = F = E = A = B = 120.000.000 đồng : 5 = 24.000.000 đồng; 2. A chết Tổng tài sản của A và B = 710.000.000 đồng + 10.000.000 đồng + ( 1.920.000.000 đồng : 2 ) = 1.680.000 đồng; A = 1.680.000 đồng : 2 = 840.000.000 đồng A = 840.000.000 đồng – 10.000.000 đồng = 830.000.000 đồng E = M = N = 830.000.000 : 4 = 207.5000.000 đồng B = C = D = M = N = 207.500.000 : 5 = 41.500.000 đồng E = F = 41.500.000 : 2 = 20.750.000 đồng B = ( 830 : 5 ) x 2/3 = 110.666.000 đồng E = 207.500.000 đồng – 23.055.000 đồng = 184.445.000 đồng M = 207.500.000 đồng – 23.055.000 đồng = 184.445.000 đồng N = 207.500.000 đồng – 23.055.000 đồng = 184.445.000 đồng BÀI LÀM Tình huống của em có nội dung như sau: Ông A và bà B kết hôn với nhau năm 1950, sinh được 3 người con trai là anh C, anh M, anh N và 1 người con gái là chị D. Anh C có vợ là chị H, 1 con trai là cháu E, 1 con gái là cháu F. Trong một lần đi xét nghiệm, anh C được chẩn đoán là ung thư máu. Sau đó một thời gian, vào tháng 7/2005, anh C chết. Trước khi chết thì anh C có để lại di chúc là chia đều số tài sản của mình cho bố là ông A, cho mẹ là bà B, cho vợ là chị H và cho hai đứa con của anh là E và F (bản di chúc của anh C là hoàn toàn hợp pháp). Sau khi anh C chết, ông A cũng ngã bệnh. Tháng 9/2007, ông A chết. Lúc sinh thời, ông A không có tình cảm thắm thiết với bà B nhưng ông vẫn có trách nhiệm nuôi dạy các con. Ông A để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B và để lại cho 2 con trai M, N cùng cháu trai E mỗi người 1/4 di sản. Khi ông A qua đời, bà B mai táng cho ông hết 10.000.000 đồng từ tài sản chung hợp nhất của hai ông bà. Qua sự kiện trên, bà B đến Tòa án nhân dân quận Y xin được chia thừa kế di sản của ông A. Toà án xác định được: 1. Tài sản chung hợp nhất của ông A và bà B là 1.680.000 đồng Trong đó: - Tiền mặt là 710.000.000 đồng - Một sổ tiết kiệm 10.000.000 đồng - Ngoài ra, 2 ông bà còn góp 1/2 vốn làm ăn cùng một người bạn mở một khách sạn. Tổng giá trị khách sạn hiện nay là 1.920.000.000 đồng. Vậy, tổng tài sản của ông A và bà B là: 710.000.000 + 10.000.000 + ( 1.920.000.000 : 2 ) = 1.680.000.000 đồng 2. Tài sản của anh C là 120.000.000 đồng, trong khối tài sản chung vợ chồng trị giá 240.000.000 đồng - Do anh C có để lại di chúc ghi rõ là chia đều tài sản cho ông A, bà B, chị H, 2 cháu E và F nên tài sản của anh được chia như sau: 120.000.000 : 5 = 24.000.000 đồng - Khối tài sản chung của ông A và bà B trong thời kì hôn nhân được tòa xác định là 1.680.000.000 đồng, nên khối tài sản chung sẽ được chia đôi cho bà B theo pháp luật: 1.680.000.000 : 2 = 840.000.000 đồng 840.000.000 đồng cũng là di sản của ông A. - Theo tình huống trên, bà B mai táng cho ông A hết 10.000.000 đồng. Theo quy định tại điều 683 BLDS thì mai táng phí được trừ vào di sản của người chết. Vậy phần di sản của ông A được xác định từ tài sản chung còn lại sau khi trừ đi mai táng phí là: 840.000.000 -10.000.000 = 830.000.000 đồng - Theo di chúc, ông A chia cho E, M, N mỗi người 1/4 di sản: E = M = N = 830.000.000 : 4 = 207.500.000 - Di sản của ông A mới chia được 3/4, còn 1/4 di sản chưa được định đoạt trong di chúc. Theo điểm a, khoản 2, điều 675 BLDS, phần di sản còn lại này sẽ được chia theo pháp luật. Căn cứ vào khoản 1, điểm a và khoản 2 điều 676 BLDS, phần di sản còn lại được chia như sau: B = C =D = M = N = 207.500.000 : 5 = 41.500.000 đồng - Do anh C đã mất trước ông A nên 2 cháu E, F sẽ được thừa kế thế vị phần thừa kế theo pháp luật mà anh C được hưởng ( theo điều 677 BLDS ). Số tiền 2 cháu được hưởng là bằng nhau- theo khoản 2 điều 676 BLDS E = F = 41.500.000 : 2 = 20.750.000 đồng - Ông A qua đời để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B nhưng theo quy định tại điều 669 BLDS về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì bà B vẫn được hưởng di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. Số tiền bà B phải nhận được là: B = ( 830.000.000 : 5 ) x 2/3 = 110.666.000 đồng Tuy nhiên, bà B mới chỉ nhận được phần thừa kế 41.500.000 đồng, vì thế 3 người E, M, N sẽ phải trả lại bà B 1 khoản từ phần thừa kế của mình là: ( 110.666.000 – 41.500.000 ) : 3 = 23.055.000 đồng - Vậy phần thừa kế mà E, M, N nhận được chính xác là: 207.500.000 – 23.055.000 = 184.445.000 đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân 2 dân sự 1- Chia thừa kế.doc
Luận văn liên quan