Bài tập cá nhân 2: Môn luật hành chính
Phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính
Tội phạm hay vi phạm hành chính đều là vi phạm pháp luật, do đó giữa tội phạm và vi phạm pháp luật có những nét tương đồng rất khó để xác định. Từ đó đặt ra vấn đề phân biệt và xác định ranh giới giữa tội phạm với vi phạm pháp luật, việc đó không chỉ có ý nghĩa trong việc áp dụng luật mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng và giải thích pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Hành chính, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân 2008
2. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008
3. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân 2008
4. Bộ Luật Hình sự năm 1999
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3515 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân 2: Môn luật hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tội phạm hay vi phạm hành chính đều là vi phạm pháp luật, do đó giữa tội phạm và vi phạm pháp luật có những nét tương đồng rất khó để xác định. Từ đó đặt ra vấn đề phân biệt và xác định ranh giới giữa tội phạm với vi phạm pháp luật, việc đó không chỉ có ý nghĩa trong việc áp dụng luật mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng và giải thích pháp luật.
Để phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính ta dựa trên các tiêu chí sau:
* Về khái niệm:
Theo điều 8 Bộ luật hình sự (BLHS) quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phậm đọc lập, chủ quyền...”. Tóm lại, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
Còn theo điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính (PLXPVPHC) thì “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính”.
* Về thời điểm xuất hiện tên gọi:
Một hành vi cho dù cấu thành một hay nhiều tội được quy định trong BLHS nhưng vẫn chưa được xét xử thì vẫn chưa bị coi là tội phạm, chỉ khi nào hành vi đó bị tòa án tuyên án thì tội phạm bắt đầu từ thời điểm đó. Như vậy, một hành vi bị coi là tội phạm khi hành vi đó phải chịu hình phạt do tòa tuyên án.
Còn vi phạm hành chính lại khác, một hành vi đã thỏa mãn: do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước; không phải là tội phạm hình sự thì đã là hành vi vi phạm hành chính. VD: A không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, vượt đèn đỏ thì hành vi của A đã là hành vi vi phạm hành chính mà không phải đợi đến lúc công an giao thông xử phạt mới có cái tên đó.
* Về các dấu hiệu cấc thành:
- Chủ thể: Theo BLHS hiện hành thì chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân (Điều 2). Để trở thành chủ thể của tội phạm thì phải có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện 1 tội phạm cụ thể và đạt độ tuổi quy định. Cụ thể đó là phải từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đầy 16 tuổi đối với tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng hay từ 16 tuổi trở lên đối với mọi loại tội phạm (Điều 12).
Còn theo khoản 1 điều 6 PLXPVPHC, chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân trong đó người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý, người từ đủ 16 tuổi trở lên thì bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Ngoài ra, chủ thể của vi phạm hành chính còn có thể là tổ chức; đó có thể là: cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. VD: Hành vi gây ô nhiễm môi trường nếu là tội phạm chỉ có thể là do cá nhân cụ thể thực hiện (theo điều 182 BLHS) nhưng nếu là vi phạm hành chính thì có thể là cá nhân hoặc là tổ chức.
Như vậy, phạm vi chủ thể của vi phạm hành chính rộng hơn nhiều so với tội phạm.
* Mặt khách quan:
- Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi: đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm. Đối với tội phạm thì hành vi đó phải gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội theo quy định của BLHS. Còn đối với vi phạm hành chính mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, được đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau và những yếu tố này thường được quy định trong các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Mức độ gây thiệt hại cho xã hội: dựa vào dấu hiệu này ta có thể phân biệt ranh giới giữa vi phạm hành chính với tội phạm. Mức độ thiệt hại có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mức độ gây thương tật, giá trị tài sản bị xâm hại, giá trị hàng phạm pháp,... VD: theo BLHS, lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng được coi là tội phạm. Nếu lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu đồng, không có tình tiết nào khác thì chỉ bị xử phạt hành chính.
- Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần: trong nhiều trường hợp nếu chỉ đánh giá về mặt hành vi thì khó xác định được đó là tội phạm hay vi phạm hành chính nên đây là một dấu hiệu để xác định ranh giới giữa chúng. VD: A đã trốn thuế Nhà nước dưới 100 triệu đồng nếu là lần đầu thì sẽ bị xử phạt hành chính, nếu đã bị xử phạt rồi mà còn tái phạm thì sẽ cấu thành tội trốn thuế theo điều 161 BLHS.
- Công cụ phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi: đây cũng là một căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm cho hành vi vi phạm. VD: A cố ý gây thương tích cho người khác nhưng dưới 11% và vi phạm lần đầu thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu thuộc các tình tiết như dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm,... thì bị coi là tội phạm.
- Mặt chủ quan: Lỗi
Trong BLHS quy định 4 hình thức lỗi đó là lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và cố ý do cẩu thả tùy thuộc vào tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong từng trường hợp lỗi khác nhau. Vi phạm hành chính chỉ quy định hai hình thức lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Các trường hợp vi phạm mà lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp hoặc vô ý vì quá tự tin hay do cẩu thả đều bị xử lý như nhau. VD: A cố ý gây thương tích cho B với tỉ lệ thương tích là 10% nhưng dù cho A có mong muốn hay không mong muốn hậu quả xảy ra thì đều bị xử phạt như nhau.
* Về mặt pháp lý: Tội phạm là loại vi phạm nặng nhất và được quy định trong BLHS và chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tội phạm và hình phạt. Như vậy, BLHS là căn cứ pháp lý duy nhất để xem xét một hành vi vi phạm có bị coi là tội phạm hay không. Còn vi phạm hành chính không được quy định trong 1 bộ luật cụ thể nào mà được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư,... Các văn dưới luật ở đây có thể là nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội, hội đồng nhân dân,...
* Về hậu quả pháp lý: Tội phạm là hành vi vi phạm nặng nhất nên phải chịu biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất đó là hình phạt. Chỉ có tội phạm mới phải chịu hình phạt và ngược lại. Còn đối với vi phạm hành chính thì biện pháp cưỡng chế nhà nước có mức độ ít nghiêm khắc hơn đó là xử phạt vi phạm hành chính.
Ngoài những đặc điểm chung là vi phạm pháp luật, cả tội phạm và vi phạm hành chính đều co những dấu hiệu riêng biệt. Để phân biệt được chúng cần tìm hiều và nhận thức một cách rõ ràng đúng đắn trong từng trường hợp cụ thể từ đó đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật được công minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Hành chính, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân 2008
2. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008
3. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân 2008
4. Bộ Luật Hình sự năm 1999
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập cá nhân 2 môn luật hành chính.doc