Bài tập cá nhân 2: Môn luật hình sự

TÌNH HUỐNG Với ý định chiếm đoạt tài sản của người khác, Q giả vờ mượn xe máy của B để đi chơi. Sau khi mượn được xe máy Q đem xe đi đánh thêm một chiếc chìa khoá điện, sau đó mang xe máy trả lại cho B. Chiếc chìa khoá này Q luôn mang theo bên mình. Một lần Q thấy B dựng xe máy ở ngõ một nhà trong thôn, vào nhà người quen ăn cưới, Q dùng chìa khoá mở khoá và lên xe phóng đến thị trấn C. Dọc đường, Q đã đưa xe đến một hiệu sửa chữa xe máy của N, là người cùng quê và bán với giá trị 5.500.000 đồng. HỎI: 1. Xác định tội danh của Q? 2. C có phạm tội được quy định tại Điều 250 BLHS không?

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4347 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân 2: Môn luật hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH HUỐNG Với ý định chiếm đoạt tài sản của người khác, Q giả vờ mượn xe máy của B để đi chơi. Sau khi mượn được xe máy Q đem xe đi đánh thêm một chiếc chìa khoá điện, sau đó mang xe máy trả lại cho B. Chiếc chìa khoá này Q luôn mang theo bên mình. Một lần Q thấy B dựng xe máy ở ngõ một nhà trong thôn, vào nhà người quen ăn cưới, Q dùng chìa khoá mở khoá và lên xe phóng đến thị trấn C. Dọc đường, Q đã đưa xe đến một hiệu sửa chữa xe máy của N, là người cùng quê và bán với giá trị 5.500.000 đồng. HỎI: 1. Xác định tội danh của Q? 2. C có phạm tội được quy định tại Điều 250 BLHS không? 1. Xác định tội danh của Q Theo tình huống trên, hành vi của Q thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội trộm cắp tài sản được quy định tại điều 138 Bộ Luật hình sự (BLHS). Để khẳng định điều này ta dựa vào các dấu hiệu cấu thành tội phạm: chủ thể, khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan. * Khách thể: khách thể của tội trộm cắp tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội trộm cắp tài sản chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Cụ thể trong tình huống trên, chiếc xe máy là tài sản thuộc sở hữu của B, nhưng Q đã làm giả chìa khóa xe máy của B và đợi khi B dựng xe máy ở ngõ một nhà trong thôn, vào nhà người quen ăn cưới, Q đã dùng chìa khóa đã đánh từ lâu lên xe phóng đi. Hành vi của Q đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu mà cụ thể là quan hệ sở hữu của B đối với chiếc xe máy. * Chủ thể: vì trong tình huống không nói rõ về độ tuổi của Q nên có thể chia ra các trường hợp sau (Q trong tình huống trên là người bình thường, không mắc bệnh tâm thần hay bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình): - Nếu Q đủ 16 tuổi trở lên thì Q đã đạt đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều 12 BLHS và Q cũng không thuộc trường hợp được quy định tại điều 13 BLHS nên Q phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 điều 138 BLHS. - Nếu Q đang trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi thì không phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 138 BLHS, mà vấn đề TNHS chỉ đặt ra nếu Q phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và 4 điều 138 BLHS vì đây là những tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Điều này đã được quy định tại khoản 2 điều 12 BLHS. * Mặt khách quan: - Hành vi khách quan: do đặc điểm của tội trộm cắp tài sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, hình thức đó có khả năng không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xảy ra. Trong tình huống trên, Q cố tình thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt chiếc xe máy mặc dù biết rõ tài sản đó đang thuộc quyền sở hữu của B. Lợi dụng lúc B sơ hở, mất cảnh giác, không có mặt ở nơi để tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của mình mà B không hề hay biết. Vì vậy, hành vi khách quan mà Q đã thực hiện thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội trộm cắp tài sản. - Hậu quả: tội trộm cắp tài sản có hậu quả là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Trong tường hợp trên, hậu quả chính là giá trị của chiếc xe máy mà Q đã chiếm đoạt của B. - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan với hậu quả: hành vi chiếm đoạt mà Q thực hiện là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả là thiệt hại về tài sản mà trong tội trộm cắp tài sản đó là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Khi Q thực hiện hành vi chiếm đoạt của mình thì trong đó hoàn toàn chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả. * Mặt chủ quan: - Lỗi: cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt khác, tội trộm cắp tài sản được thực hiện do cố ý mà cụ thể là lỗi cố ý trực tiếp. + Về lí trí: Q nhận thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hôi, gây thiệt hại cho xã hội, là trái pháp luật do Nhà nước quy định, Q cũng thấy trước được hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình gây ra. Tuy nhiên Q vẫn cố tình thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của mình. + Về ý chí: khi thực hiện hành vi của mình Q không chỉ nhận thức rõ hành vi của mình gây nguy hại cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó mà còn mong muốn hậu quả đó xảy ra. Mục đích của Q là mong muốn chiếm đoạt đươc tài sản của B là chiếc xe máy nên khi hậu quả xảy ra thì nó hoàn toàn phù hợp với mục đích, mong muốn của Q. 2. N có phạm tội được quy định tại điều 250 BLHS? Vì tình huống không nói gì đến việc N có biết chiếc xe máy mà Q bán cho N là tài sản do hành vi phạm tội của Q mà có nên có thể chia ra 2 trường hợp như sau: - Trường hợp 1: Nếu N không biết chiếc xe máy mà Q bán cho mình là tài sản do Q thực hiện hành vi phạm tội mà có thì N sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 250 BLHS. Vì điều 250 chỉ truy cứu TNHS đối với người nào phạm tội với lỗi cố ý đối với hành vi tiêu thụ hoặc chứa chấp của mình. - Trường hợp 2: Nếu N biết rõ chiếc xe máy Q có được do thực hiện hành vi phạm tội mà có thì N sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo điều 250 BLHS. Bởi vì: + Hành vi phạm tội của N được thể hiện thông qua hành vi “mua lại”. N biết xe máy là do Q trộm cắp mà có, nhưng vẫn “mua lại” tài sản đó nên hành vi khách quan của N thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo điều 250 BLHS. + Hành vi tiêu thụ chiếc xe máy của N là không có sự hứa hẹn từ trước. Việc mua bán tài sản do phạm tội mà có xảy ra sau khi Q đã thực hiện hành vi chiếm đoạt và giữa Q và N không hề có sự hứa hẹn hay thỏa thuận trước với nhau về việc mua bán tài sản do Q phạm tội mà có. + Mặt khác, theo giả thiết thì N biết rõ chiếc xe máy mà mình mua lại từ Q có từ việc Q thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản của B. + Trong trường hợp trên, lỗi của N là lỗi cố ý trực tiếp vì N biết rõ tài sản mà Q bán cho mình là tài sản phạm pháp, có được nhờ phạm tội nhưng vẫn mua lại. N nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, trái với quy định của Nhà nước, gây nguy hại cho xã hội nhưng vẫn thực hiện việc mua bán. Từ những phân tích trên, ta có thể khẳng định N phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo điều 250 BLHS.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân 2 môn luật hình sự modul 2.doc
Luận văn liên quan