Bài tập cá nhân công pháp đề số 7

Đề bài 07: Lãnh thổ quốc gia A, B và C đều nằm trong lưu vực của sông quốc tế Mika. Nhằm nâng cao trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng nguốn nước sông Mika, A, B và C đã kí kết một điều ước quy định nghĩa vụ của các bên không được tiến hành các hoạt động làm ô nhiễm hay ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước của quốc gia thành viên khác. Tuy nhiên, sau đó A và B lại thỏa thuận hợp tác tiến hành các hoạt động khảo sát để xây một con đập tại đoạn sông Mika chảy qua lãnh thổ sông A. Quốc gia C đã lên tiếng phản đối vì cho rằng việc A và B xây đập sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng nước của sông Mika tại đoạn sông chảy qua C. Khi công trình xây dựng đập thực hiện được một phần, C đã đưa ra những bằng chứng chứng minh công trình xây dựng đập đã khiến lượng nước hạ nguồn sông Mika bị cạn đi rất nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động nông nghiệp của quốc gia C và khẳng định A và B đã vi phạm điều ước kí kết giữa các bên, đồng thời yêu cầu A và B phải dừng toàn bộ việc thi công con đập. Trước hành động của C, A và B thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước đã kí kết với C và tuyên bố vẫn tiếp tục tiến hành kế hoạch xây dựng đập của mình. Hãy cho biết: -Hai quốc gia A và B có quyền thỏa thuận xây dựng đập hay không? Vì sao? -Thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế của hai quốc gia A và B có hợp pháp hay không? Vì sao? GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Hai quốc gia A và B có quyền thoả thuận xây dựng đập hay không? Vì sao? Trả lời: Theo ý kiến của cá nhân em thì hai quốc gia A và B không có quyền tự thoả thuận xây dựng đập trên lưu vực sông MiKa. Lí do : Thứ nhất, theo như đề bài đã đưa ra thì A, B, C đã từng ký kết điều ước quốc tế quy định nghĩa vụ của các bên không được tiến hành các hoạt động làm ô nhiễm hay ảnh hưởng tới việc sử dụng nguồn nước của các quốc gia thành viên khác. Đây là điều ước quốc tế được ký kết dựa trên sự thoả thuận và tự nguyện của các bên nên có hiệu lực thi hành với tất cả các quốc gia thành viên A, B và C. Vậy khi đã là thành viên của điều ước thì các quốc gia cần chấp nhận sư ràng buộc của điều ước quốc tế đó.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3976 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân công pháp đề số 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài 07: Lãnh thổ quốc gia A, B và C đều nằm trong lưu vực của sông quốc tế Mika. Nhằm nâng cao trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng nguốn nước sông Mika, A, B và C đã kí kết một điều ước quy định nghĩa vụ của các bên không được tiến hành các hoạt động làm ô nhiễm hay ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước của quốc gia thành viên khác. Tuy nhiên, sau đó A và B lại thỏa thuận hợp tác tiến hành các hoạt động khảo sát để xây một con đập tại đoạn sông Mika chảy qua lãnh thổ sông A. Quốc gia C đã lên tiếng phản đối vì cho rằng việc A và B xây đập sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng nước của sông Mika tại đoạn sông chảy qua C. Khi công trình xây dựng đập thực hiện được một phần, C đã đưa ra những bằng chứng chứng minh công trình xây dựng đập đã khiến lượng nước hạ nguồn sông Mika bị cạn đi rất nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động nông nghiệp của quốc gia C và khẳng định A và B đã vi phạm điều ước kí kết giữa các bên, đồng thời yêu cầu A và B phải dừng toàn bộ việc thi công con đập. Trước hành động của C, A và B thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước đã kí kết với C và tuyên bố vẫn tiếp tục tiến hành kế hoạch xây dựng đập của mình. Hãy cho biết: -Hai quốc gia A và B có quyền thỏa thuận xây dựng đập hay không? Vì sao? -Thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế của hai quốc gia A và B có hợp pháp hay không? Vì sao? GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Hai quốc gia A và B có quyền thoả thuận xây dựng đập hay không? Vì sao? Trả lời: Theo ý kiến của cá nhân em thì hai quốc gia A và B không có quyền tự thoả thuận xây dựng đập trên lưu vực sông MiKa. Lí do : Thứ nhất, theo như đề bài đã đưa ra thì A, B, C đã từng ký kết điều ước quốc tế quy định nghĩa vụ của các bên không được tiến hành các hoạt động làm ô nhiễm hay ảnh hưởng tới việc sử dụng nguồn nước của các quốc gia thành viên khác. Đây là điều ước quốc tế được ký kết dựa trên sự thoả thuận và tự nguyện của các bên nên có hiệu lực thi hành với tất cả các quốc gia thành viên A, B và C. Vậy khi đã là thành viên của điều ước thì các quốc gia cần chấp nhận sư ràng buộc của điều ước quốc tế đó. Thứ hai, đây là điều ước khai thác chung của 3 quốc gia thì các công trình lớn về vấn đề khai thác lợi ích nguồn nước không nằm trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia cụ thể thì cần sự thỏa thuận của cả 3 nước. Thứ ba, luật quốc tế đã có những nguyên tắc cơ bản đó là những tư tưởng chính trị, pháp lí mang tính chủ đạo, bao trùm có giá trị bắt buộc chung đối với mọi chủ thể luật quốc tế. Trong hệ thống các nguyên tắc chung cơ bản có nguyên tắc Pacta sunt servanda. Đây là nguyên tắc rất quan trọng được nhắc đến trong hầu hết tất cả các quan hệ pháp luật quốc tế, trong đó bao gồm cả quan hệ điều ước. Điều 26 Công ước Viên 1969 quy định: "Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia và phải được các bên thi hành với thiện chí". Như vậy, sự tận tâm và thiện chí của các bên tham gia kết ước trong trường hợp này đóng vai trò quan trọng, vừa là cơ sở, vừa là bảo đảm để chủ thể ký kết tự ràng buộc mình vào các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ điều ước. Việc không thi hành điều ước chỉ có thể được áp dụng trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, theo đề bài đưa ra thì không có trường hợp nào thuộc ngoại lệ. Kết luận: Các quốc gia A, B và C đã cùng nhau thoả thuận ký kết điều ước với nội dung là quy định nghĩa vụ của các bên không được tiến hành các hoạt động làm ô nhiễm hay ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước của các quốc gia thành viên khác, vậy hành động của A và B tự thoả thuận tiến hành xây dựng đập trên lưu vực sông MiKa mà không nhận được sư đồng ý của C là đi trái lại điều ước mà hai quốc gia này đã ký kết với quốc gia C đồng thời không đúng với nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế. Nên hai quốc gia A và B không có quyền thỏa thuận xây dựng đập. 2. Thoả thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế của hai quốc gia A và B có hợp pháp không? Vì sao? Trả lời: Theo ý kiến cá nhân em thì thoả thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế của hai quốc gia A và B là không hợp pháp. Lí do: Thứ nhất, theo như quy định tại Điều 54 Công ước Viên về luật điều ước năm 1969: Việc chấm dứt hiệu lực của một điều ước hoặc một thành viên rút khỏi điều ước có thể được tiến hành: a. Theo các quy định của điều ước, hoặc b. Vào bất kỳ lúc nào, theo sư nhất chí của tất cả các quốc gia thành viên, sau khi đã tham khảo ý kiến của các quốc gia ký kết khác. Tuy nhiên, trong trường hợp này các quốc gia A, B và C đã ký kết điều ước với nội dung là quy định nghĩa vụ của các bên không được tiến hành các hoạt động làm ô nhiễm hay ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước của các quốc gia thành viên khác. Trong điều ước không quy định về việc chấm dứt hiệu lực của điều ước. Đồng thời quốc gia C cũng không yêu cầu quốc gia A và B chấm dứt hiệu lực của điều ước chỉ yêu cầu hai quốc gia này dừng việc xây dựng con đập. Như vậy chỉ quốc gia A và B thoả thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước là không phù hợp với quy định của điều ước cũng không nhận được sư đồng ý của quốc gia thành viên khác nên thoả thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước của hai quốc gia A và B là không hợp pháp. Thứ hai, nguyên tắc các điều ước quốc tế khi ký kết thỏa mãn những điều kiện được đặt ra sẽ có hiệu lực. Tuy nhiên, hiệu lực thi hành của một điều ước quốc tế có thể chịu sự tác động khác nhau của các yếu tố khách quan, chủ quan dẫn đến hệ quả chấm dứt vĩnh viễn hoặc tạm thời đình chỉ hiệu lực của điều ước quốc tế trong các trường hợp sau: Về yếu tố chủ quan: Do các bên thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế, do điều ước quốc tế hết thời hạn, do một bên đơn phương tuyên bố hủy bỏ khi bên ký kết khác đã vi phạm nghiêm trọng điều ước, do một bên đơn phương tuyên bố hủy bỏ trên cơ sở cho phép của điều ước đó, do các bên thỏa thuận ký kết một điều ước quốc tế mới về cùng một vấn đề, do có hành vi bảo lưu điều ước. Về yếu tố khách quan: Do có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh (Rebus-sic-stantibus), sự thay đổi này vào thời điểm ký kết các bên không dự tính được, do có sự xung đột vũ trang giữa các quốc gia, do mất đối tượng của điều ước quốc tế, xuất hiện quy phạm Jus cogens mới có nội dung trái với điều ước, trong các trường hợp này điều ước quốc tế sẽ đương nhiên chấm dứt hiệu lực. Và theo như những tình tiết của đề bài thì không có các trường hợp nào thuộc các yếu tố nêu trên. Hơn nữa, rõ ràng điều ước được ký kết của A và B là vi phạm điều ước quốc tế về khai thác và sử dụng nguồn nước chung của sông biên giới nên không thể làm vô hiệu điều ước trước đó mà ký với nhau được. Nên tình huống đề bài đưa ra không thuộc trường hợp làm vô hiệu điều ước. Kết luân: Bởi vậy, theo những lí do đưa trên thì sự thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế của quốc gia A và quốc gia B là không hợp lí. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb.CAND, Hà Nội, 2007. 2. Lê Mai Anh & Trần Văn Thắng, luật quốc tế - Lí luận và thực tiễn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001. 3. Công ước Viên về luật điều ước quốc tế ngày 23 tháng 5 năm 1969. 4. BẢN TÓM TẮT PHÁP LÝ CỦA MẠNG LƯỚI PHÁP LÝ MEKONG (MLN) Tháng 9 năm 2011. 5.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân công pháp đề số 7.doc