Bài tập cá nhân công pháp quốc tế liên quan đến điều ước quốc tế
Đề 4:
Năm 1960, quốc gia A gửi cho quốc gia B thư đề nghị hoạch định biên giới giữa lãnh thổ của quốc gia B với vùng lãnh thổ C mà quốc gia A đang khai thác và đại diện trong quan hệ quốc tế. Trong thư đó, quốc gia A nêu rõ nguyên tắc, cách thức hoạch định và có bản đồ hoạch định đính kèm. Trong thư trả lời, quốc gia B bày tỏ quan điểm đồng ý với đề nghị của quốc gia A. Hai quốc gia cũng đã tổ chức họp báo để thông báo chính thức về nội dung thỏa thuận.
Tranh chấp lãnh thổ bắt đầu nảy sinh sau khi vùng lãnh thổ C trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Quốc gia C cho rằng thỏa thuận qua thư giữa quốc gia A và quốc gia B không phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên. Hơn nữa, nếu thỏa thuận năm 1960 là điều ước quốc tế thì với tư cách là quốc gia mới ra đời, quốc gia C không phải kế thừa tất cả các điều ước quốc tế mà quốc gia A đã đại diện ký kết.
- Theo quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế, thỏa thuận giữa hai quốc gia A và B trong tình huống nêu trên có là điều ước quốc tế hay không? Giải thích tại sao?
- Sau khi độc lập, quốc gia C có phải thực hiện thỏa thuận về biên giới lãnh thổ mà quốc gia A đã ký kết với quốc gia B hay không? Giải thích tại sao?
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4695 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân công pháp quốc tế liên quan đến điều ước quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 4:
Năm 1960, quốc gia A gửi cho quốc gia B thư đề nghị hoạch định biên giới giữa lãnh thổ của quốc gia B với vùng lãnh thổ C mà quốc gia A đang khai thác và đại diện trong quan hệ quốc tế. Trong thư đó, quốc gia A nêu rõ nguyên tắc, cách thức hoạch định và có bản đồ hoạch định đính kèm. Trong thư trả lời, quốc gia B bày tỏ quan điểm đồng ý với đề nghị của quốc gia A. Hai quốc gia cũng đã tổ chức họp báo để thông báo chính thức về nội dung thỏa thuận.
Tranh chấp lãnh thổ bắt đầu nảy sinh sau khi vùng lãnh thổ C trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Quốc gia C cho rằng thỏa thuận qua thư giữa quốc gia A và quốc gia B không phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên. Hơn nữa, nếu thỏa thuận năm 1960 là điều ước quốc tế thì với tư cách là quốc gia mới ra đời, quốc gia C không phải kế thừa tất cả các điều ước quốc tế mà quốc gia A đã đại diện ký kết.
- Theo quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế, thỏa thuận giữa hai quốc gia A và B trong tình huống nêu trên có là điều ước quốc tế hay không? Giải thích tại sao?
- Sau khi độc lập, quốc gia C có phải thực hiện thỏa thuận về biên giới lãnh thổ mà quốc gia A đã ký kết với quốc gia B hay không? Giải thích tại sao?
Theo quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế, thỏa thuận giữa hai quốc gia A và B trong tình huống nêu trên có là điều ước quốc tế hay không? Giải thích tại sao?
Trong trường hợp này, thư đề nghị của quốc gia A về việc hoạch định biên giới giữa lãnh thổ quốc gia B và vùng lãnh thổ C mà quốc gia A đang khai thác và đại diện trong quan hệ quốc tế gửi cho quốc gia B chưa phải là điều ước. Sau đó, quốc gia B đã bày tỏ quan điểm đồng ý với đề nghị của A trong thư trả lời. Theo quy định tại điều 11 Công ước Viên 1969: “Việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước có thể biểu thị bằng việc ký, trao đổi các văn kiện của điều ước phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập hoặc bằng mọi cách khác được thỏa thuận”, thì thỏa thuận về đường biên giới lãnh thổ giữa quốc gia A và quốc gia B về vùng lãnh thổ C đã được thông qua, và được hai quốc gia công bố trong buổi họp báo.
Để xác định thỏa thuận giữa quốc gia A và quốc gia B có phải là điều ước hay không, ta có thể xét đến đặc trưng về mặt hình thức của điều ước quốc tế. Ta có thể khẳng định rằng, điều ước quốc tế tồn tại chủ yếu dưới hình thức văn bản, nhưng bên cạnh đó còn có điều ước quân tử tồn tại dưới dạng bất thành văn. Như vậy, theo như điều ước quân tử thì điều ước quốc tế không nhất thiết phải tồn tại dưới dạng văn bản. Cũng theo định nghĩa về thuật ngữ “điều ước” quy định tại điểm a, khoản 1, điều 2 Công ước viên 1969: “Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì”, thì điều ước quốc tế không phụ thuộc vào tên gọi của văn bản thỏa thuận này.
Hơn nữa, vùng lãnh thổ C đã được quốc gia A khai thác và đại diện trong quan hệ quốc tế, ta có thể hiểu là từ trước năm 1960, C đã và đang là “thuộc địa” của quốc gia A và A là quốc gia “bảo hộ”, vì vậy vùng lãnh thổ C phải tuân thủ theo những cam kết mà A đã ký. Như vậy, thỏa thuận giữa quốc gia A với quốc gia B về việc hoạch định biên giới giữa lãnh thổ của quốc gia B với vùng lãnh thổ C mà quốc gia A đang khai thác và đại diện trong quan hệ quốc tế hoàn toàn có thể là điều ước quốc tế.
Sau khi độc lập, quốc gia C có phải thực hiện thỏa thuận về biên giới lãnh thổ mà quốc gia A đã ký kết với quốc gia B hay không? Giải thích tại sao?
Theo tiến sĩ Kaikobad (1983): “Quy tắc chung của luật quốc tế tập quán về vấn đề này là, về nguyên tắc, khi kế thừa từ người tiền nhiệm: quốc gia hưởng không hơn và không kém lãnh thổ đó”.
Hội nghị lần thứ 53 năm 1968 của Hội Luật gia quốc tế đã thông qua nghị quyết về sự kế thừa của các quốc gia mới: “Khi một hiệp định quy định việc phân định biên giới quốc gia giữa hai quốc gia đã được thực hiên, theo đó đường biên giới đã được hình thành thì không cần phải làm gì thêm nữa … và phạm vi lãnh thổ quốc gia cũng đã được xác lập”.
Điều 11 Công ước Viên về kế thừa nhà nước 1978 quy định “Sự kế thừa quốc gia không ảnh hưởng tới:
a) một đường biên giới đã được xác định bởi một hiệp định; hay
b) các nghĩa vụ và quyền được xác định bởi một hiệp định liên quan tới thể chế biên giới.
Những quy định này là sự khẳng định chính thức nguyên tắc duy trì biên giới ổn định khi xuất hiện sự kế thừa nhà nước.
Như vậy, sau khi vùng lãnh thổ C trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền thì C vẫn phải thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà A đã ký kết thay C, trong đó có điều ước với B. Quốc gia C không có quyền chọn lựa có thừa kế hay không mà buộc phải thừa kế, vì những điều ước về biên giới lãnh thổ thường có giá trị rất bền vững mang tính ổn định cho dù 1 trong 2 bên có mất tư cách chủ thể thì quốc gia mới vẫn buộc phải thừa kế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế liên quan đến Điều ước quốc tế.doc