Bài tập cá nhân hình sự bài tình huống số 6
ĐỀ BÀI SỐ 6
X và P rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi X và P mỗi người mang theo khẩu súng săn tự chế. Hai người thoả thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ chia tay mỗi người một ngả. Khi X đi được khoảng 200 mét, X nghe có tiếng động, cách X khoảng 25 mét. X huýt sao 3 lần nhưng không nghe phản ứng gì của P. X bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, X chạy đến thì phát hiện P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội đưa P đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng P đã chết trên đường đi.
[IMG]file:///C:/DOCUME~1/Admin/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG]
Hỏi:
1. Xác định tội danh của X? (5 điểm)
2. Giả sử P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật là 29%, X có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao? (2 điểm)
BÀI LÀM1. Xác định tội danh của X
Đ
ịnh tội danh là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn để giải quyết các sự vụ pháp lý. Trên cơ sở quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS), các cơ quan có thẩm quyền định tội danh sẽ xem xét và đánh giá một hành vi trên thực tế có thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của tội phạm hay không; nếu có, hành vi khách quan đó được quy định tại Điều nào trong BLHS để từ đó xác định trách nhiệm hình sự của tội phạm.
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4029 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân hình sự bài tình huống số 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI SỐ 6
X
và P rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi X và P mỗi người mang theo khẩu súng săn tự chế. Hai người thoả thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ chia tay mỗi người một ngả. Khi X đi được khoảng 200 mét, X nghe có tiếng động, cách X khoảng 25 mét. X huýt sao 3 lần nhưng không nghe phản ứng gì của P. X bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, X chạy đến thì phát hiện P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội đưa P đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng P đã chết trên đường đi.
Hỏi:
1. Xác định tội danh của X? (5 điểm)
2. Giả sử P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật là 29%, X có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao? (2 điểm)
Xác định tội danh của X
Đ
ịnh tội danh là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn để giải quyết các sự vụ pháp lý. Trên cơ sở quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS), các cơ quan có thẩm quyền định tội danh sẽ xem xét và đánh giá một hành vi trên thực tế có thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của tội phạm hay không; nếu có, hành vi khách quan đó được quy định tại Điều nào trong BLHS để từ đó xác định trách nhiệm hình sự của tội phạm.
Trong tình huống nêu trên, tội danh mà X thực hiện là Tội vô ý làm chết người (Điều 98, BLHS năm 1999, SĐBS năm 2009). Việc khẳng định này dựa vào hành vi phạm tội mà X thực hiện đã thỏa mãn đầy đủ những dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong Tội vô ý làm chết người.
Điều 98 BLHS năm 1999, SĐBS năm 2009 quy định:
“1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”;
Các yếu tố cấu thành tội phạm của X:
Thứ nhất, khách thể của tội phạm
- Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Trong trường hợp nêu trên, khách thể của tội phạm mà X xâm hại là Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng;
- Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ. Trong trường hợp này, đối tượng tác động của tội phạm là con người đang sống, tức là P.
Thứ hai, mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài yếu tố khách quan.
Mặt khách quan
Cơ sở lý luận
Nhận định tình huống
Hành vi trái pháp luật
Hành vi hành động
X thực hiện hành vi dùng súng bắn
Hành vi không hành động
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
- Thiệt hại về con người
- Thiệt hại về vật chất
- Thiệt hại về tinh thần
- Các biến đổi khác
X đã gây ra thiệt hại về con người, cụ thể là X đã làm P chết
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Hành vi trái pháp luật xảy ra trước hậu quả nguy hiểm về mặt thời gian
Hành vi bắn súng của X xảy ra trước hậu quả P chết
Hành vi trái pháp luật phải chứa đựng khả năng làm phát sinh hậu quả nguy hiểm
Hành vi bắn súng của X đã chứa đựng khả năng sát thương cao và có thể gây chết người
Hậu quả nguy hiểm đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hóa khả năng hành vi trái pháp luật gây ra
Cái chết của P là do X bắn súng
Công cụ phạm tội
Dạng cụ thể của phương tiện phạm tội mà tội phạm sử dụng
Súng săn tự chế
Địa điểm phạm tội
Nơi diễn ra hành vi phạm tội
Trong khu rừng
Thứ ba, chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm trong trường hợp này là X. X có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự.
Thứ tư, mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Theo đó, X có lỗi vô ý. X không thấy trước hậu quả P chết mà hành vi bắn súng của mình gây ra. Bở lẽ trước khi đi săn, X và P đã thoả thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn. X phát hiện con thú và đã huýt sáo 3 lần nhưng không nghe phản ứng gì của P nên nhằm bắn về phía con thú. Hậu quả là P trúng đạn và chết. X tuy nhận thức được mặt thực tế của hành vi bắn súng nhưng lại hoàn toàn không nhận thức được khả năng làm P chết.
Lỗi của X là vô ý vì cẩu thả, cho nên hành vi bắn súng của X không có động cơ phạm tội. X hoàn toàn không mong muốn thực hiện tội phạm bởi vì X không biết hành vi của mình là hành vi phạm tội.
Kết luận:
Từ việc phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm trên, có thể khẳng định X phạm Tội vô ý làm chết người theo Điều 98 BLHS năm 1999, SĐBS năm 2009.
Giả sử P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật là 29%, X có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?
Thứ nhất, lỗi của X trong trường hợp trên là lỗi vô ý (như đã phân tích ở phần 1.);
Thứ hai, theo tình huống giả định ở phần 2., hậu quả của việc X bắn súng là P bị thương với tỷ lệ thương tật là 29%. Tức là khách thể trong trường hợp này là Quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe.
Trong BLHS năm 1999, SĐBS năm 2009 chỉ có hai tội danh mà chủ thể thực hiện tội phạm vô ý xâm hại đến sức khỏe của người khác, đó là Điều 108 quy định về Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và Điều 109 quy định về Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Ở cả hai tội danh này đều đòi hỏi hành vi của chủ thể phải gây ra hậu quả nhất định, đó là tỷ lệ thương tật phải từ 31%. Tuy nhiên, trong tình huống giả định thì X chỉ gây thương tích cho P với tỷ lệ là 29%. Hơn thế nữa, theo nguyên tắc chịu trách nhiệm hình sự mà Điều 2 BLHS năm 1999, SĐBS năm 2009 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”; Do đó, theo tinh thần của điều luật này thì X không phải chịu trách nhiệm hình sự.
(Lưu ý: Tuy X không phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng có thể chịu trách nhiệm pháp lý khác, chẳng hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Dân sự hiện hành).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm;
Chủ biên: Cao Thị Oanh;
NXB. Giáo dục, Hà Nội, 2010;
Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009;
Xung đột quan điểm trong việc xác định tội danh;
Th.S Phạm Văn Beo;
Website: ctu.edu.vn;
Phân biệt tội giết người với một số tội phạm khác xâm phạm tính mạng của con người;
Tạp chí tòa án nhân dân, số 2/2003;
Trang 13 – 15;
Về loại tội phạm có hai hình thức lỗi;
Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2002;
Th.s Lô Văn Lý.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập cá nhân hình sự bài tình huống số 6.doc