Bài tập cá nhân Luật Hình sự 1

A, B là trẻ chăn trâu bị nước cuốn trôi, kêu mọi người cứu. C, D là thanh niên trong xóm, tuy thấy rõ hoàn cảnh nguy cấp và có điều kiện cứu nhưng không thực hiện. A bị chết. B may mắn sống sót. C, D phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Điều 102 BLHS. Hãy xác định các khẳng định sau là đúng hay sai và giải thích. Hành vi phạm tội của C, D là hành động phạm tội.Lỗi của C, D khi phạm tội là lỗi cố ý.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân Luật Hình sự 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH HUỐNG A, B là trẻ chăn trâu bị nước cuốn trôi, kêu mọi người cứu. C, D là thanh niên trong xóm, tuy thấy rõ hoàn cảnh nguy cấp và có điều kiện cứu nhưng không thực hiện. A bị chết. B may mắn sống sót. C, D phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Điều 102 BLHS. Hãy xác định các khẳng định sau là đúng hay sai và giải thích. Hành vi phạm tội của C, D là hành động phạm tội. Lỗi của C, D khi phạm tội là lỗi cố ý. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG HÀNH VI PHẠM TỘI CỦA C, D LÀ HÀNH ĐỘNG PHẠM TỘI, ĐÚNG HAY SAI? Trả lời: Câu khẳng định trên là sai. Giải thích: Hành vi phạm tội của C, D là không hành động phạm tội. F Trong luật hình sự, hành vi được hiểu là những “biểu hiện” của con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức cụ thể nhằm đạt được mục đích có chủ định và mong muốn. Hành vi không hành động phạm tội là một hình thức thể hiện của hành vi. Không hành động phạm tội là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm. F Qua nghiên cứu tình huống trên ta thấy hành vi của C, D thỏa mãn đủ hai điều kiện của hành vi không hành động phạm tội: Người đó phải có nghĩa vụ hành động: Việc cứu giúp A, B không chỉ là việc mang tính nhân đạo mà còn mang tính pháp lí, buộc không chỉ C, D mà bất kì những người nào trong hoàn cảnh của C, D đều phải thực hiện. Nghĩa vụ này phát sinh do pháp luật quy định: việc cứu giúp A, B là trường hợp cụ thể đã được pháp luật quy định trong điều 102 BLHS: “Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm”. Khoản 1 Điều 102 BLHS quy định: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ hai tháng đến ba năm”. Người có đầy đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ này: C, D có điều kiện cứu giúp nhưng không cứu giúp. C, D là những thanh niên trong làng, theo đề bài thì hoàn toàn có khả năng cứu giúp (có thể C, D biết bơi, có thể có đầy đủ các phương tiện để cứu giúp…). Mặt khác A, B là người đang ở trong tình trạng nguy hiểm, tính mạng của họ đang trực tiếp bị đe dọa, đòi hỏi phải có sự cứu giúp kịp thời của người khác. Nếu không có sự cứu giúp của C, D thì sự thiệt hại về tính mạng của A, B là điều tất yếu. Ngoài ra, việc cứu giúp không gây nguy hiểm lớn cho bản thân C, D hay những người khác. Khả năng của bản thân cũng như điều kiện bên ngoài hoàn toàn cho phép C, D cứu giúp A, B – người đang bị nguy hiểm đến tính mạng. C, D đã không cứu giúp, không thực hiện việc làm mà pháp luật cũng như đạo đức đòi hỏi phải làm. C, D sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này vì A chết. Hậu quả cái chết của A là do không được cứu giúp. Nếu được C, D cứu giúp thì có thể hậu quả sẽ không xảy ra. LỖI CỦA C, D KHI PHẠM TỘI LÀ LỖI CỐ Ý, ĐÚNG HAY SAI? Trả lời: Câu khẳng định trên là đúng. Giải thích: F Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội . Trong tình huống trên, C, D đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội, đó là hành vi không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện để cứu giúp A, B. Do đó, C, D được coi là có lỗi. F Cụ thể lỗi của C, D là lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (Điều 9 BLHS). Về lí trí: C, D nhận thức rõ hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả cho xã hội. Cụ thể là C, D với tư cách là chủ thể của tội phạm đã được định tội (Tội không cứu giúp người đang ở trong tình thế nguy hiểm đến tính mạng) sẽ hoàn toàn có khả năng nhận thức được A, B đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, nếu không cứu sẽ có khả năng chết và biết rõ mình có điều kiện cứu mà cố tình không cứu. Chỉ cần hành động cứu giúp của C, D thì sẽ có thể cứu sống được A, B. Nhưng thực tế A đã chết do không được cứu, B may mắn sống sót. Việc C, D không cứu đã xâm phạm đến tính mạng của con người – quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ. Về ý chí: Trong tình huống này, C, D không mong muốn cái chết sẽ đến với A, B mà có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Cái chết của A, B mà C, D đã thấy trước không phù hợp với mục đích của C, D. C, D cho rằng hậu quả có như thế nào cũng không liên quan đến họ. Việc thực hiện hành vi phạm tội không hành động này của C, D có thể nhằm mục đích khác, ví dụ như C, D mắc nợ A, B nên để mặc A, B chết để không phải trả nợ… Chính vì mục đích này mà C, D bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Sự bỏ mặc cho hậu quả xảy ra được biểu hiện ra ngoài bằng hành vi không hành động – không cứu giúp. Trong tình huống này, hoàn toàn có cơ sở có thể lên án hành vi trái pháp luật của C, D. Cả C, D đều có tự do ý chí. Tự do ý chí là khả năng của con người có thể tự mình lựa chọn và thực hiện biện pháp xử sự trong những điều kiện xã hội nhất định. C, D đã lựa chọn biện pháp bỏ mặc trong khi có thể cứu giúp thì đương nhiên C, D phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân Luật Hình sự 1 (9 điểm).doc
Luận văn liên quan