Bài tập cá nhân môn công pháp bài tình huống số 6
ĐỀ 6
Ngày 15/02/2011 biểu tình và bạo loạn bắt đầu nổ tại Benghazi, thành phố miền Đông Libya. Người biểu tình đòi Tổng thống Muammar Gaddafi từ chức. Ngay từ những ngày biểu tình đầu tiên, chính quyền đã mạnh tay với những người chống đối với hy vọng sớm ổn định an ninh trật tự. Chính quyền Libya đã sử dụng không quân kết hợp với lực lượng mặt đất tấn công lực lượng nổi dậy. Máy bay chiến đấu của quân đội Libya đã bắn vào những người biểu tình, gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Xung đột vũ trang giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy đã dần biến thành một cuộc nội chiến. Trước tình hình đó, ngày 17/3/2011, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết số 1973 áp đặt vùng cấm bay ở Libya và cho phép “sử dụng các biện pháp cần thiết” nhằm bảo vệ thường dân. Trên cơ sở Nghị quyết được thông qua, một số quốc gia thành viên LHQ đã tiến hành tấn công Libya. Chính quyền của tổng thống Libya đã chỉ trích hành động tấn công là can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm chủ quyền của Libya.
- Bình luận về tính pháp lý của nghị quyết số 1973 của Hội đồng bảo an LHQ.
- Hành vi tấn công Libya của một số quốc gia thành viên LHQ có hợp pháp hay không? Vì sao?
1. Tính pháp lý của Nghị quyết số 1973 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
[IMG]file:///C:/DOCUME~1/Admin/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG]
Có thể khẳng định rằng Nghị quyết số 1973 ngày 17/3/2011 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đưa ra rất phù hợp và kịp thời với các sự biến chính trị ở Libya. Ngay từ những ngày biểu tình đầu tiên, nhà cầm quyền Libya đã mạnh tay với những người chống đối với hy vọng sớm ổn định an ninh trật tự. Chính quyền Libya đã sử dụng không quân kết hợp với lực lượng mặt đất tấn công lực lượng nổi dậy. Máy bay
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2965 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân môn công pháp bài tình huống số 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 6
Ngày 15/02/2011 biểu tình và bạo loạn bắt đầu nổ tại Benghazi, thành phố miền Đông Libya. Người biểu tình đòi Tổng thống Muammar Gaddafi từ chức. Ngay từ những ngày biểu tình đầu tiên, chính quyền đã mạnh tay với những người chống đối với hy vọng sớm ổn định an ninh trật tự. Chính quyền Libya đã sử dụng không quân kết hợp với lực lượng mặt đất tấn công lực lượng nổi dậy. Máy bay chiến đấu của quân đội Libya đã bắn vào những người biểu tình, gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Xung đột vũ trang giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy đã dần biến thành một cuộc nội chiến. Trước tình hình đó, ngày 17/3/2011, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết số 1973 áp đặt vùng cấm bay ở Libya và cho phép “sử dụng các biện pháp cần thiết” nhằm bảo vệ thường dân. Trên cơ sở Nghị quyết được thông qua, một số quốc gia thành viên LHQ đã tiến hành tấn công Libya. Chính quyền của tổng thống Libya đã chỉ trích hành động tấn công là can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm chủ quyền của Libya.
Bình luận về tính pháp lý của nghị quyết số 1973 của Hội đồng bảo an LHQ.
Hành vi tấn công Libya của một số quốc gia thành viên LHQ có hợp pháp hay không? Vì sao?
Tính pháp lý của Nghị quyết số 1973 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
Có thể khẳng định rằng Nghị quyết số 1973 ngày 17/3/2011 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đưa ra rất phù hợp và kịp thời với các sự biến chính trị ở Libya. Ngay từ những ngày biểu tình đầu tiên, nhà cầm quyền Libya đã mạnh tay với những người chống đối với hy vọng sớm ổn định an ninh trật tự. Chính quyền Libya đã sử dụng không quân kết hợp với lực lượng mặt đất tấn công lực lượng nổi dậy. Máy bay chiến đấu của quân đội Libya đã bắn vào những người biểu tình. Xung đột vũ trang giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy đã dần biến thành một cuộc nội chiến. Theo Luật Quốc tế hiện đại, cụ thể trong Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận: “Tổ chức Liên hợp quốc không có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kì các quốc gia nào” (Điều 2). Nghĩa vụ không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia là một nguyên tắc được đặt ra cho tất cả các thành viên trong cộng đồng quốc tế. Song bên cạnh đó, những xung đột vũ trang giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy biểu tình này diễn ra trong lãnh thổ quốc gia Lybia có phải là công việc nội bộ của quốc gia hay không đã được nhận định bởi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Theo nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ quốc của luật quốc tế hiện đại, các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế không được phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền của nội bộ quốc gia đó. Nhưng nguyên tắc này lại có ngoại lệ nhất định. Ngoại lệ này được quy định trong chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc. Theo đó, Liên hợp quốc có thể tiến hành những hoạt động sao cho phù hợp với luật quốc tế để ngăn chặn và chấm dứt các hoạt động trọng trong nội bộ quốc gia nếu có căn cứ chính xác rằng hoạt động trong nội bộ quốc gia đó có nguy cơ đe dọa nền hòa bình và an ninh nhân loại, có những hành động phá vỡ nguyên tắc nhân đạo chung của cộng đồng quốc tế. Do đó, cuộc xung đột vũ trang giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy ở Libya đang có nguy cơ đe doạ nền hòa bình thế giới, tạo ra bất ổn chính trị trong khu vực. Máy bay chiến đấu của quân đội Libya đã bắn vào những người biểu tình, gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Quyền con người đang bị chà đạp dã man. Hành động của các nhà chức trách Lybia đã vượt qua khỏi thẩm quyền của quốc gia, ảnh hưởng đến tình hình chính trị và quan hệ bang giao quốc tế. Như vậy, chứng kiến các sự biến chính trị trên của Lybia, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết số 1973 ngày 21/3/2011 áp đặt vùng cấm bay ở Libya và cho phép “sử dụng các biện pháp cần thiết” nhằm bảo vệ thường dân.
Kết luận: Nghị quyết này không chỉ đúng với pháp luật quốc tế mà còn phù hợp với nhận định chung của làn sóng dư luận quốc tê.
Hành vi tấn công Libya của một số quốc gia thành viên Liên hợp quốc
Trên cơ sở Nghị quyết được thông qua, một số quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã tiến hành tấn công Libya. Có thể nhận định rằng hành vi này của một số quốc gia thành viên Liên hợp quốc là không phù hợp với pháp luật quốc tế. Việc thi hành Nghị quyết 1973 phải tuân theo những trình tự nhất định mà pháp luật quốc tế cho phép. Hội
Biếm họa của PETAR PISMESTROVIC, báo Kleine Zeitung (Áo). Chữ trên bom (từ trên xuống):Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, LHQ, NATO.Chữ trên máy bay: Mỹ.
đồng bảo an sẽ sử dụng hình thức cưỡng chế tập thể. Trước tiên phải áp dụng các biện pháp tạm thời, sau đó là các biện pháp về kinh tế và ngoại giao (một phần hoặc toàn phần).Nếu như các biện pháp trên thực hiện mà không đem lại hiệu quả thì mới áp dụng những biện pháp quân sự để duy trì và kiến tạo nền hòa bình và an ninh khu vực cũng như toàn thế giới. Trình tự tiến hành này được quy định chủ yếu trong điều 41 và 42 của Hiến chương Liên hợp quốc.
Kết luận: Hành vi tấn công Libya của một số quốc gia thành viên Liên hợp quốc là không hợp pháp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật quốc tế
Chủ biên: TS. Lê Mai Anh
NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2004
Hiến chương Liên hợp quốc 1945
Luật quốc tế, lý luận và thực tiễn
Trần Văn Thắng, Lê Mai Anh
NXB. Giáo dục, 2001
Bài viết: Pháp, Anh, Mĩ cùng tấn công Libya
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập cá nhân môn công pháp bài tình huống số 6.doc