Bài tập cá nhân môn luật hình sự module 1

ĐỀ BÀI SỐ 06: Do mâu thuẫn trong chuyện tình cảm trước kia, nên khi chạm mặt nhau tình cờ tại tiệc cưới của bạn, Nguyễn Đức A (18 tuổi) đã có lời lẽ xúc phạm và tát người yêu cú là chị Bùi Thị H( 16 tuổi). Bị mất thể diện H điện thoại mách với Nguyễn Ngọc P (người yêu mới 20 tuổi). Bực tức vì bạn gái bị đánh, P rủ S(17 tuổi) đến nhà Đức A để “ hỏi tội” nhưng không gặp đối thủ. Vài hôm sau H thấy Đức A đi cùng nhóm bạn vào trường Thương mại TW5 , nên gọi báo cho P và S. Trước khi đi P dặn S mang theo dao bấm. Phục tại cổng trường đến tối, thấy Đức A, P lao đến túm cổ áo đánh liên tiếp vào đầu và mặt. Khi nhóm bạn của nạn nhân can ngăn, S cầm dao xông vào đâm một phát vào ngực khiến Đức A gục xuống chết trên đường đi cấp cứu.Hỏi:1. Nếu S mới 14 tuổi thì S có phải chịu TNHS về tội phạm trên hay không? Tại sao?(1đ).2. Hãy nêu những hành vi khách quan của P và S trong vụ án trên (2đ).3. S có được coi là giết người có tính chất côn đồ không? (2đ).4. Xác định vai trò của P và S trong vụ án trên? (2đ).

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4785 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân môn luật hình sự module 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI SỐ 06: Do mâu thuẫn trong chuyện tình cảm trước kia, nên khi chạm mặt nhau tình cờ tại tiệc cưới của bạn, Nguyễn Đức A (18 tuổi) đã có lời lẽ xúc phạm và tát người yêu cú là chị Bùi Thị H( 16 tuổi). Bị mất thể diện H điện thoại mách với Nguyễn Ngọc P (người yêu mới 20 tuổi). Bực tức vì bạn gái bị đánh, P rủ S(17 tuổi) đến nhà Đức A để “ hỏi tội” nhưng không gặp đối thủ. Vài hôm sau H thấy Đức A đi cùng nhóm bạn vào trường Thương mại TW5 , nên gọi báo cho P và S. Trước khi đi P dặn S mang theo dao bấm. Phục tại cổng trường đến tối, thấy Đức A, P lao đến túm cổ áo đánh liên tiếp vào đầu và mặt. Khi nhóm bạn của nạn nhân can ngăn, S cầm dao xông vào đâm một phát vào ngực khiến Đức A gục xuống chết trên đường đi cấp cứu. Hỏi: 1. Nếu S mới 14 tuổi thì S có phải chịu TNHS về tội phạm trên hay không? Tại sao?(1đ). 2. Hãy nêu những hành vi khách quan của P và S trong vụ án trên (2đ). 3. S có được coi là giết người có tính chất côn đồ không? (2đ). 4. Xác định vai trò của P và S trong vụ án trên? (2đ). MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU: 1 B. PHẦN NỘI DUNG: 1 I. Cơ sở lý luận có liên quan: 1 II. Giải quyết tình huống: 2 1. Nếu S mới 14 tuổi thì S có phải chịu TNHS về tội phạm trên không?Tại sao? 2 2. Những hành vi khách quan của P và của S trong vụ án trên. 2 3. S có được coi là giết người có tính chất côn đồ không? 3 4. Xác định vai trò của P, S trong vụ án trên. 3 C. PHẦN KẾT LUẬN: 3 BÀI LÀM PHẦN MỞ ĐẦU: Trong thực tế đời sống chúng ta thấy khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành định tội danh và truy cứu trách nhiệm hình sự của một tội phạm nhất định nào đó cũng phải tiến hành điều tra, và căn cứ vào nhiều phương diện như mặt chủ quan, mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan của tội phạm, tuổi chịu trách nhiệm hình sự, loại tội phạm mà chủ thể phạm tội đã thực hiện, vai trò của từng tội phạm khi tham gia phạm tội trong cùng một vụ án…và nhiều tình tiết khác nữa để từ đó hiểu ra bản chất của vấn đề và đưa ra mức hình phạt thích ứng đối với người phạm tội. Vậy chúng ta háy cùng tìm hiểu vụ án nêu trên để thấy rõ điều đó. PHẦN NỘI DUNG: I. Cơ sở lý luận có liên quan: 1. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự:Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là khả năng của mỗi người, theo quy định của pháp luật khi đạt đến một độ tuổi xác định sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình gây ra. Điều 12 BLHS quy định. “ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. 2. Khái niệm hành vi khách quan của tội phạm:Hành vi khách quan của tội phạm, là những hành vi của tội phạm được biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức cụ thể nhằm đạt những mục đích có chủ định và mong muốn. Theo luật hình sự Việt nam hành vi khách quan của tội phạm có 3 đặc điểm sau. Hành vi khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiểm cho xã hội, hành vi khách quan của tội phạm phải là hoạt động có ý thức, hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự. 3. Tội giết người có tính chất côn đồ:Phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp giết người mà tất cả những tình tiết của vụ án thể hiện người phạm tội có tính hung hãn cao độ, coi thường mạng sống của người khác, sẵn sàng giết người vì những nguyên cớ nhỏ nhặt. II. Giải quyết tình huống: 1.Nếu S mới 14 tuổi thì S có phải chịu TNHS về tội phạm trên không? Tại sao?Nếu S mới 14 tuổi thì S phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại điều 93 mà S đã thực hiện. Bởi vì: Theo tình huống nêu ra ở trên thì S khi thực hiện tội phạm đã 17 tuổi là độ tuổi mà S sẽ phải chịu TNHS về mọi tội phạm. Tuy nhiên khi ta giả thuyết khi thực hiện tội phạm S mới có 14 tuổi thì S vẫn phải chịu TNHS về tội phạm mà mình đã thực hiện. Điều 12 BLHS quy định “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm.2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Căn cứ vào các tình tiết xảy ra trong vụ án, và tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của S thì ta thấy rõ ràng loại tội phạm mà S thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất đối với tội phạm ấy là đến 15 năm tù. Vậy chiếu theo điều 12 và khoản 3 điều 8 BLHS, thì S vẫn phải chịu TNHS về tội giết người của mình nếu S mới 14 tuổi. Và điều 12 và khoản 3 điều 8 BLHS chính là các căn cứ pháp lý để xác định tuổi chịu TNHS của một chủ thể nhất định. 2.Hãy nêu những hành vi khách quan của P và của S trong vụ án nêu trên:Trong mặt khách quan của tội phạm hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản. Chúng ta không thể nói đến hậu quả của tội phạm cũng như những biểu hiện khách quan khác như công cụ, phương tiện, đối tượng tác động, địa điểm, thời gian… khi không có hành vi khách quan. Và hành vi đó phải được biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức cụ thể như: Hành vi có thể là hành động hoặc không hành động, hoặc nó còn biểu hiện thông qua cử chỉ, lời nói. Hành vi khách quan của tội phạm phải là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội, là hành vi có ý thức và ý chí của người phạm tội và là hành vi trái với các quy định của pháp luật hình sự. - Hành vi khách quan của P: Qua việc phân tích vụ án nêu trên ta thấy hành vi khách quan của P là hành vi mà P rủ S 17 tuổi đến nhà Đức A để hỏi tội vì bực tức về việc bạn gái bị Đức A xúc phạm và bị tát. Hành vi khách quan tiếp theo của P là việc P dặn S mang theo dao bấm để đến trường Thương mại TW5 để hỏi tội Đức A khi nhận được tin báo của H. và hành vi tiếp theo của P là việc P cùng với S phục tại cổng trường Thương mại, khi thấy Đức A ra, P lao đến túm cổ áo, đánh liên tiếp vào đầu và mặt. - Hành vi khách quan của S: hành vi khách quan của S là việc S đi cùng với P đến nhà Đức A để hỏi tội cùng với P nhưng Đức A không có nhà, hành vi S mang theo dao bấm theo lời dặn của P tới phục tại cổng trường thương mại, và hành vi S đã dùng dao đâm một nhát vào ngực Đức A. Đó là những hành vi khách quan của P và S, và rõ ràng những hành vi ấy được biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan bằng lời nói, hành động nhằm hỏi tội Đức A vì Đức A đã có những lời lẽ xúc phạm và tát người yêu hiện tại của P là Bùi Thị H. Hành vi của P và S là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội vì những hành vi đó đã gây ra, đe dọa gây ra thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của Nguyễn Đức A. Hành vi trên của P và S rõ ràng là những hành vi có ý thức và có ý chí vì theo vụ án nêu trên thì P 20 tuổi và S 17 tuổi, cả 2 đều ở độ tuổi có năng lực TNHS đầy đủ và hoàn toàn có khả năng nhận, thức, kiểm soát và điều khiển hành vi của mình. P và S hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình có thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của Đức A nhưng vẫn làm mà hoàn toàn do ý chí của bản thân chứ không phải do bị cưỡng chế, ép buộc hay tác động của các yếu tố khách quan khác. 3.S có được coi là giết người có tính chất côn đồ không?Hành vi giết người trên của S không phải là hành vi giết người có tính chất côn đồ. Trong thực tế đời sống hiện nay việc xác định một hành vi giết người là có tính chất côn đồ hay không côn đồ đang còn gây nhiều phân vân tranh cãi đối với các luật gia trẻ cũng như các cá nhân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền công tác trong lĩnh vực có liên quan đến pháp luật do việc pháp luật nước ta nói chung và bộ luật hình sự nói riêng cũng chưa có một quy định cụ thể, rõ ràng nào về các biểu hiện của việc giết người mang tính chất côn đồ. Như trong trường hợp giết người trên của S cũng sẽ xảy ra sự tranh luận giữa hai luồng ý kiến trái chiều nhau. Một là luồng ý kiến cho rằng S giết người mang tính chất côn đồ vì S coi thường mạng sống của người khác, sẵn sàng giết người vì lý do nhỏ nhặt. Và luồng ý kiến thứ hai sẽ cho rằng tội giết người mà S thực hiện ở trên là giết người không mang tính chất côn đồ với lý lẽ là tất cả các tình tiết của vụ án cho thấy S không có sự hung hãn cao độ. Và với ý kiến của em thì em nghiêng về luồng ý kiến thứ hai là hành vi giết người của S trong vụ án trên không phải là hành vi giết người có tính chất côn đồ. Bởi lẽ trong suốt quá trình xảy ra vụ án, S không thể hiện sự hung hãn quá cao độ được biểu hiện qua hành vi như chửi bới, mắng nhiếc, thấy Đức A là xông vào đánh đấm túi bụi, dùng dao đâm , chặt chém liên tiếp nhiều phát vào đối phương khiến đối phương tử vong. Trong trường hợp trên ta thấy S chỉ dùng dao đâm một phát vào ngực Đức A làm cho Đức A gục xuống và chết trên đường đi cấp cứu. 4.Xác định vai trò của P, S trong tình huống nêu trên: - Vai trò của P trong vụ án: Trong vụ án trên ta thấy P chính là người khởi xướng để vụ án giết người xảy ra, hay nói cách khác, P chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết của Đức A, khi P đóng vai trò là người đưa đường, dẫn lối, lôi kéo, dụ dỗ S tham gia hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. P đã có hành vi rủ rê S đến nhà Đức A để hỏi tội, và hành vi dặn S mang theo dao bấm khi đi hỏi tội Đức A ở trường thương mại. - Vai trò của S. S đóng vai trò là người trực tiếp gây ra cái chết của Đức A trong vụ án trên khi dùng dao đâm một phát vào ngực làm Đức A gục xuống và chết trên đường đi cấp cứu. Tưởng chừng như S là người ngoài cuộc chẳng liên quan gì đến vụ án khi nằm ngoài những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn lại là kẻ trực tiếp gây ra cái chết của Đức A. C. PHẦN KẾT BÀI: Căn cứ vào những kiến thức đã được thầy cô chỉ dạy, quy định của pháp luật và tìm hiểu sách báo, trên đây là một vài ý kiến của cá nhân em về vụ án trên. Hiểu biết của em còn nhiều thiếu sót mong thầy cô sửa chữa cho em. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà nội, giáo trình luật hình sự Việt Nam (tập 1 và tập 2), nxb CAND, hà nội 2009. Bộ luật hình sự Việt Nam 1999( sửa đổi 20009)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân môn luật hình sự module 1.doc
Luận văn liên quan