Bài tập cá nhân môn tố tụng hình sự 1

ĐỀ BÀI Những khẳng định sau đây đúng hay sai, tại sao? a. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người vào ban ngày. b. Vật chứng là tiền bạc phải được bảo quản tại Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình: Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb Tư pháp. 2. Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Ths. Nguyễn Văn Cừ, Nxb Tư pháp. 3. Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự. Ts Trần Quang Tiệp. Nxb Tư pháp. 4. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003. 5. Hiến pháp 1992. 6. Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTC-BTP hướng dẫn một số vấn đề về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4007 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân môn tố tụng hình sự 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI Những khẳng định sau đây đúng hay sai, tại sao? Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người vào ban ngày. Vật chứng là tiền bạc phải được bảo quản tại Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. BÀI LÀM Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người vào ban ngày. Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bắt người như vậy mà cần có sự cân nhắc hết sức thận trọng khi quyết định việc bắt người. Một trong những vấn đề cần làm rõ khi bắt người là: “ Liệu trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người vào ban ngày không?” Theo Hiến pháp 1992 quy định: “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.” Nhận thấy việc bắt người tác động trực tiếp đến quyền tự do về thân thể của công dân, trong quá trình bắt người sẽ ảnh hưởng tới các công dân khác trong gia đình cũng như những người liên quan tại địa điểm bắt mà pháp luật đã quy định: không được bắt người vào ban đêm ( bắt người từ 22h tối ngày hôm trước đến trước 6 giờ sáng ngày hôm sau ). Tuy nhiên xét theo khoản 3 Điều 80 BLTTHS thì: “Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này.” Như vậy trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã thì được bắt người vào bất kỳ lúc nào, không kể ban ngày hay ban đêm. Pháp luật quy định như trên để kịp thời ngăn chặn tội phạm. Vì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi tội phạm xảy ra đều có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho một hoặc nhiều quan hệ xã hội là khách thể được luật hình sự bảo vệ. Việc kịp thời ngăn chặn tội phạm, không để tội phạm xảy ra hoặc hoàn thành hay không để người phạm tội có điều kiện kết thúc hành vi phạm tội của mình gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội là việc làm rất cần thiết và cấp bách. => Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người vào ban ngày là khẳng định sai. Vật chứng là tiền bạc phải được bảo quản tại Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Điều 74 BLTTHS đã định nghĩa: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.” Nhận thấy tầm quan trọng của vật chứng mà Bộ luật TTHS đã quy định thủ tục thu nhập và niêm phong, bảo quản vật chứng rất cụ thể, chặt chẽ. Vật chứng cần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản. Điều quan trọng là trách nhiệm bảo quản vật chứng thuộc về cơ quan nào? Xét trường hợp vật chứng là tiền bạc liệu: “Vật chứng là tiền bạc phải được bảo quản tại Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.” Việc bảo quản tài sản là vật chứng phải tuân thủ theo quy định tại Điều 75 NLTTHS. Mà theo điểm b, khoản 2, Điều 75 BLTTHS đã quy định: “ Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác;” Không những vậy mà theo Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTC-BTP hướng dẫn một số vấn đề về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự quy định: “ Đối với vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, văn hoá phẩm. .., thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chuyển giao cho cơ quan chức năng để bảo quản. Việc giao nhận và bảo quản vàng, bạc, kim khí quý, đá quý và các tài sản có giá trị khác trong hệ thống Kho bạc được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 63/TCKBNN ngày 09-11-1991 của Bộ Tài chính.” Như vậy, đối với vật chứng là tiền bạc thì trách nhiệm bảo quản thuộc về ngân hàng hoặc cơ quan chuyên môn. => Vật chứng là tiền bạc phải được bảo quản tại Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là khẳng định sai. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình: Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb Tư pháp. Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Ths. Nguyễn Văn Cừ, Nxb Tư pháp. Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự. Ts Trần Quang Tiệp. Nxb Tư pháp. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003. Hiến pháp 1992. Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTC-BTP hướng dẫn một số vấn đề về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân môn tố tụng hình sự 1.doc
Luận văn liên quan