Bài tập cá nhân Tố tụng dân sự đề 5

Ông A và bà B có ba người con chung là C, D, E. C cư trú tại quận N thành phố H, D và E cư trú tại quận P thành phố Q. Năm 2005 ông bà A, B chết không để lại di chúc. Ông bà A, B có một mảnh đất diện tích 500m2 (không có tài sản trên đất) tại quận M thành phố H. Sau khi ông bà A, B chết, C, D xảy ra tranh chấp về việc phân chia tài sản thừa kế. C đã khởi kiện ra tòa án yêu cầu chia thừa kế mảnh đất trên. Xác định phương án xử lí trong hai tình huống sau :

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3260 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân Tố tụng dân sự đề 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI 05 Ông A và bà B có ba người con chung là C, D, E. C cư trú tại quận N thành phố H, D, E cư trú tại quận P thành phố Q. Năm 2005 ông A, bà B chết không để lại di chúc. Ông bà A, B có một mảnh đất diện tích 500m2 (không có tài sản trên đất) tại quận M thành phố H. Sau khi ông A, bà B chết C, D xảy ra tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế. C đã khởi kiện Tòa án yêu cầu chia thừa kế mảnh đất trên. Xác định phương án xử lý trong hai tình huống sau đây: a, Sau khi nhận đơn khởi kiện của C, Tòa án đã không thụ lý vụ án với lý do mảnh đất diện tích 500m2 của ông A, bà B chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và cũng không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật đất đai. Hỏi việc không thụ lý giải quyết vụ án trên của Tòa án nhân dân đúng hay là sai? Tại sao? b, Giả sử vụ việc thuộc thẩm quyền về dân sự của Tòa án. Hãy xác định Tòa án cụ thể có thẩm quyền giải quyết vụ án này? BÀI LÀM a, Việc không thụ lý giải quyết vụ án trên của Tòa án nhân dân là đúng vì: Căn cứ vào tiểu mục 1.4 mục 1 phần II nghị quyết Số 02/2004/NQ-HĐTP  của Hội đồng thẩm  phán toà án nhân dân tối cao ngày 10/8/2004 Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy định: “Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.” Đối chiếu với trường hợp trên cho thấy diện tích đất 500m2 mà ông A và bà B để lại: - Không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thuộc trường hợp giải quyết tại tiểu mục 1.1 mục 1 phần II nghị quyết Số 02/2004/NQ-HĐTP   - Không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật đất đai nên không thuộc trường hợp giải quyết tại tiểu mục 1.2 mục 1 phần II nghị quyết Số 02/2004/NQ-HĐTP   Không có tài sản trên đất nên không thuộc trường hợp giải quyết tại tiểu mục 1.3 mục 1 phần II nghị quyết Số 02/2004/NQ-HĐTP   Như vậy vụ án này sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật đất đai. Theo đó Luật đất đai 2003 quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 136 như sau: Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau: a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng; b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng. Do đó, việc không thụ lý giải quyết vụ án trên của Tòa án nhân dân là đúng. Tuy nhiên trong phần lý do không thụ lý của Tòa án cần nêu đầy đủ hơn: do mảnh đất diện tích 500m2 của ông A, bà B chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật đất đai và cũng không có tài sản gắn liền với đất. b, Tòa án có thẩm quyền giải quyết Giả sử vụ việc thuộc thẩm quyền về dân sự của Tòa án thì để xem xét tòa án có thẩm quyền giải quyết phải xét xem tranh chấp này thuộc lĩnh vực nào. Trong vụ việc trên C và D tranh chấp về di sản thừa kế. Tuy nhiên di sản thừa kế ở đây lại là bất động sản. Do đó, tòa án có thẩm quyền giải quyết có thể xảy ra 2 trường hợp: Trường hợp 1: Tòa án quận M thành phố H căn cứ vào: - Điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự: “Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản” - Điểm a khoản 1 Điều 33 thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: “tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25, Điều 27 của Bộ luật này” Trường hợp 2: Tòa án thành phố H căn cứ vào: - Điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự: “Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản” - Khoản 2 Điều 34 bộ luật tố tụng dân sự: “Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 33 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp Tỉnh lấy lên để giải quyết” TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ luật tố tụng dân sự 2004 Nghị quyết Số 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm  phán toà án nhân dân tối cao ngày 10/8/2004 Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình Trường Đại học luật Hà Nội, giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB CAND, Hà Nội, 2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân Tố tụng dân sự đề 5.doc
Luận văn liên quan