Bài tập cá nhân TTHS

Theo điều luật trên thì vật chứng khi được sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội ngoài bị tịch thu, sung công quỹ Nhà nước thì còn có thể bị tiêu hủy. Nhưng khẳng định trên lại khẳng định là: Trong mọi trường hợp, vật chứng được sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội đều bị tịch thu,sung qũy Nhà nước là sai. Ví dụ trong vụ án “vận chuyển trái phép chất ma túy” và “ vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” do Lu Ming Cheng (Lữ Minh Trinh) và đồng bọn phạm tội. Trú tại số 17, Địa Hạ, Phố Ân Tiền, đường Vân Đức, thành phố Quảng Châu, Trung Quốc. Cơ quan điều tra đã thu giữ được số vật chứng là 7.869kg nhựa cần sa.Số vật chứng trên đã được cơ quan điều tra và đội thi hành án tiến hành tiêu hủy hoàn toàn. Như vậy tùy từng trường hợp thì các vật chứng khác nhau được xử lý khác nhau. Chứ không phải trong mọi trường hợp vật chứng nào dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội cũng đều bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3620 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân TTHS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 3 : Những khẳng định sau đúng hay sai, tại sao? Biện pháp tạm giam có thể được áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi. Trong mọi trường hợp, vật chứng được sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội đều bị tịch thu,sung quĩ Nhà nước. BÀI LÀM Biện pháp tạm giam có thể được áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi Khẳng định này là đúng, vì: Theo Khoản 2 Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: “ đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi...thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác trừ những trường hợp sau đây: Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử; Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia”. Như vậy, không phải lúc nào biện pháp tạm giam cũng không được áp dụng đối với bị can là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.Mà trong một số trường hợp biện pháp tạm giam vẫn được áp dụng với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Nên khẳng định trên là: “Biện pháp tạm giam có thể được áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi” là hoàn toàn đúng. Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiệm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiệm trọng hay bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Như vậy, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn của Tố tụng Hình sự. Xuất phát từ tính chất nghiêm khắc nói trên, cũng như xuất phát từ những nét đặc thù của nhóm đối tượng bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, pháp luật Tố tụng quy định những trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thông thường không áp dụng biện pháp tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Tuy nhiên có những trường hợp do tính chất nguy hiểm của hành vi cần phải ngăn chặn kịp thời để tránh gây hậu quả nghiêm trọng mà pháp luật quy định vẫn áp dụng biện pháp tạm giam đối với nhóm đối tượng này. Đó là những trường hợp quy định tại điểm a, b, c Khoản 2 Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Như vậy với những quy định như trên cho thấy khẳng định : “Biện pháp tạm giam có thể được áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi” là hoàn toàn đúng. Trong mọi trường hợp, vật chứng được sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội đều bị tịch thu,sung qũy Nhà nước Khẳng định này là sai. Khoản 2 Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự qui định : “Vật chứng được xử lí như sau : a)Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu hủy;...” Theo điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì : “ Vật chứng là những vật dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chững minh tội phạm bà người phạm tội”. Theo điều luật trên thì vật chứng khi được sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội ngoài bị tịch thu, sung công quỹ Nhà nước thì còn có thể bị tiêu hủy. Nhưng khẳng định trên lại khẳng định là: Trong mọi trường hợp, vật chứng được sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội đều bị tịch thu,sung qũy Nhà nước là sai. Ví dụ trong vụ án “vận chuyển trái phép chất ma túy” và “ vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” do Lu Ming Cheng (Lữ Minh Trinh) và đồng bọn phạm tội. Trú tại số 17, Địa Hạ, Phố Ân Tiền, đường Vân Đức, thành phố Quảng Châu, Trung Quốc. Cơ quan điều tra đã thu giữ được số vật chứng là 7.869kg nhựa cần sa.Số vật chứng trên đã được cơ quan điều tra và đội thi hành án tiến hành tiêu hủy hoàn toàn.... Như vậy tùy từng trường hợp thì các vật chứng khác nhau được xử lý khác nhau. Chứ không phải trong mọi trường hợp vật chứng nào dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội cũng đều bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước. Như vậy khẳng định trên là sai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ luật Tố tụng hình sự của nước CHXHCN Việt Nam NXB Chính trị quốc gia , 2004 Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, 2006 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, 2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân TTHS (9 điểm).doc
Luận văn liên quan