Bài tập cá nhân tuần 1 - Luật hình sự 2

ĐỀ BÀI X và P rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi X và P mỗi người mang theo khẩu súng săn tự chế. Hai người thỏa thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ chia tay mỗi người một ngả. Khi X đi được khoảng 200m, X nghe thấy có tiếng động, cách X khoảng 25m. X huýt sáo 3 lần nhưng không nghe phản ứng gì của P. X bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhắm bắn về phía con thú. Sau đó, X chạy đến thì phát hiện P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội đưa P đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng P đã chết trên đường đi. Hỏi: 1. Xác định tội danh của X? 2. Gỉa xử P không chết chỉ bị thương tỉ lệ thương tật là 29%, X có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?.

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân tuần 1 - Luật hình sự 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI X và P rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi X và P mỗi người mang theo khẩu súng săn tự chế. Hai người thỏa thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ chia tay mỗi người một ngả. Khi X đi được khoảng 200m, X nghe thấy có tiếng động, cách X khoảng 25m. X huýt sáo 3 lần nhưng không nghe phản ứng gì của P. X bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhắm bắn về phía con thú. Sau đó, X chạy đến thì phát hiện P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội đưa P đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng P đã chết trên đường đi. Hỏi: Xác định tội danh của X? Gỉa xử P không chết chỉ bị thương tỉ lệ thương tật là 29%, X có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?. BÀI LÀM Xác định tội danh của X? Căn cứ vào tình huống đã cho thì X phạm tội vô ý làm chết người: “Vô ý làm chết người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra”. Ta thấy X trong tình huống trên đã thỏa mãn những dấu hiệu của tội này, đó là: Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường, là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định. Trong tình huống đã cho thì X có đủ hai yếu tố này. Khách thể của tội phạm: là quyền được sống của con người, là một trong những khách thể quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ. Đối tượng là con người đang sống, những người đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách là con người – thực thể tự nhiên và xã hội. Như vậy, trong tình huống trên X tước đoạt tính mạng trái pháp luật của P, xâm phạm tới quan hệ nhân thân được luật hình sự bảo vệ. Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khánh quan của tội phạm: Người phạm tội có hành vi vi phạm những quy tắc an toàn về tính mạng sức khỏe của con người. Trong tình huống trên, chính hành vi của X (bắn) đã khiến P bị trúng đạn và chết. Đây là trường hợp hành động phạm tội. Như vậy, hành vi của X do không cẩn thận xem xét kỹ lưỡng trong khi đi săn nên đã để đạn lạc vào người P làm cho P chết. Hậu quả của tội phạm: Hậu quả của tội vô ý làm chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Hành vi bắn súng của X đã gây ra hậu quả là làm cho P bị chết. Nếu không có hậu quả làm P chết thì không cấu thành tội vô ý làm chết người. QHNQ giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Người có hành vi vi phạm chỉ phải chịu TNHS về hậu quả chết người đã xảy ra nếu nguyên nhân gây ra hậu quả chết người này là do hành vi của họ gây ra.Trong tình huống trên thì hậu quả P chết là do hành vi của X gây ra (bắn súng). X nhằm bắn về phía con thú nhưng đã bắn sang P, hậu quả là làm cho P chết, như vậy nguyên nhân P chết là do hành vi bắn súng của X vào người P. Nếu X không bắn trúng thì P không chết. Gỉa sử, X bắn khiến P chỉ bị thương nhẹ; trong thời gian điều trị tại bệnh viện do tắc trách của bác sĩ khiến P bị chết thì X không phải chịu TNHS về cái chết của P vì hành vi của X không phải là nguyên nhân khiến P chết. Mặt chủ quan của tội phạm: X phạm tội vô ý làm chết người với lỗi vô ý vì quá tự tin, được quy định tại Khoản 1 Điều 10 BLHS. Vì X tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả làm chết người P nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra nên vẫn thực hiện và thực tế đã gây ra hậu quả chết người. Xác định lỗi của X là lỗi vô ý vì quá tự tin dựa vào các dấu hiệu sau: Về lí trí: X hoàn toàn có khả năng thấy trước hậu quả làm chết người do hành vi của mình có thể gây ra nhưng đồng thời lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra. Điều này thể hiện ở việc X có cân nhắc, tính toán đến khả năng thực tế - bắn trúng và để lại hậu quả làm chết người của mình “X huýt sáo 3 lần nhưng không nghe phản ứng gì của P. X bật đèn soi về phía có con thú”, X đã nghĩ đến khả năng ở phía tiếng động đó có thể là P nên đã huýt sáo như thỏa thuận. Nhưng, X đã loại trừ khả năng đó, X nghĩ rằng đó không thể là P được, mà chỉ là con thú thôi nên tin rằng hậu quả làm P chết sẽ không xảy ra nên đã quyết định “nhắm bắn về phía con thú” . Về ý chí: X không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra cái chết cho P. Khi thực hiện hành vi của mình, X đã loại trừ khả năng có thể khiến P chết. X đã cẩn thận, cân nhắc trước khi hành động, X đã huýt sáo, bật đèn soi về phía có tiếng động. Chỉ khi không nghe thấy phản ứng gì của P, X mới nhằm bắn về phía con thú. Và khi X phát hiện P đã bị trúng đạn do mình bắn, X đã vội đưa P đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng P đã chết trên đường đi. Điều đó, chứng tỏ X không mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Do đó, hình thức lỗi của A trong trường hợp trên là lỗi vô ý vi quá tự tin. Trong tình huống trên, căn cứ vào các dấu hiệu pháp lý có thể xác định X đã phạm tội vô ý làm chết người, được quy định tại khoản 1 Điều 98 BLHS năm 1999: “Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”. Gỉa xử P không chết chỉ bị thương tỉ lệ thương tật là 29%, X có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?. Như đã xác định ở phần 1, lỗi của X trong tình huống này là lỗi vô ý vì quá tự tin. Vì vậy nếu P không chết mà chỉ bị thương thì X có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tuy nhiên, vấn đề định tội danh và truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này còn dựa vào tỉ lệ thương tật của người bị xâm hại. Gỉa sử P không chết chỉ bị thương với tỉ lệ thương tật là 29%, thì X không phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì theo Khoản 1 Điều 108 BLHS quy định: “1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ từ 31% trở lên, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.” Như vậy, tỉ lệ thương tật của P là 29% - thấp hơn tỉ lệ thương tật được quy định trong luật quy định phải chịu trách nhiệm hình sự (31%). Mặt khác, Điều 2 BLHS quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Vì vậy, X không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Trong thực tế, việc xác định tội danh cần phải được xem xét, phân tích kỹ lưỡng, tỉ mỉ để tránh bỏ lọt tội phạm cũng như tránh các trường hợp xử oan sai. Trên đây là bài làm của em về tình huống trong bài số 7, rất mong được thầy cô đóng góp ý kiến để bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hính sự Việt Nam, tập 1. Nxb. CAND, Hà Nội, 2009. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam (bình luận chuyên sâu), tập 1, Nxb. TP.Hồ Chí Minh. Cao Thị Oanh (chủ biên), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Phần các tội phạm, Nxb. Gíao dục, Hà Nội, 2010. Bộ luật hình sự (Đã được sửa đổi và bổ sung năm 2009). MỤC LỤC Trang ĐỀ BÀI……………………………………………………………………….1 BÀI LÀM……………………………………………………………………..2 Xác định tội danh của X?........................................................................................2 Gỉa xử P không chết chỉ bị thương tỉ lệ thương tật là 29%, X có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?...............................................................................4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân tuần 1 luật hình sự 2 - 8đ.doc
Luận văn liên quan