Bài tập cá nhân tuần 2 Công Pháp Quốc tế

Năm 1973, đại sứ Iraq tại Pakistan được mời tới Bộ ngoại giao Pakistan để thông báo rằng vũ khí đang được mang vào Pakistan theo con đường ngoại giao và đã có bằng chứng cho thấy vũ khí đó đang được cất giấu tại Đại sứ quán Iraq tại Pakistan. Đại sứ Iraq từ chối cho khám xét Đại sứ quán Iraq. Tuy nhiên, với sự có mặt của Đại sứ, một cuộc khám xét đột xuất Đại sứ quán Iraq tại Pakistan vẫn được tiến hành bởi những cảnh sát có trạng bị vũ khí và đã tìm thấy một số lượng lớn vũ khí được giấu trong các thùng hàng. Chính phủ Pakistan đã đưa ra phản đối gay gắt đối với Iraq, tuyên bố Đại sứ Iraq bị mất tín nhiệm (persona non grata) và tước quyền được hưởng ưu đãi miễn trừ dành cho tất cả các thành viên của Đại sứ quán Iraq kể từ thời điểm tuyên bố. Đồng thời, Pakistan cũng triệu hồi Đại sứ của mình tại Iraq về nước. Hãy cho biết: - Việc giấu vũ khí trong Đại sứ quán Iraq có phù hợp với các qui định của Luật quốc tế không? Tại sao? - Đại sứ quán Iraq cùng các thành viên của Đại sứ quán có thể bị tuyên bố mất tín nhiệm và tước quyền được hưởng ưu đãi miễn trừ kể từ thời điểm tuyên bố không? Tại sao?

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7450 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân tuần 2 Công Pháp Quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm 1973, đại sứ Iraq tại Pakistan được mời tới Bộ ngoại giao Pakistan để thông báo rằng vũ khí đang được mang vào Pakistan theo con đường ngoại giao và đã có bằng chứng cho thấy vũ khí đó đang được cất giấu tại Đại sứ quán Iraq tại Pakistan. Đại sứ Iraq từ chối cho khám xét Đại sứ quán Iraq. Tuy nhiên, với sự có mặt của Đại sứ, một cuộc khám xét đột xuất Đại sứ quán Iraq tại Pakistan vẫn được tiến hành bởi những cảnh sát có trạng bị vũ khí và đã tìm thấy một số lượng lớn vũ khí được giấu trong các thùng hàng. Chính phủ Pakistan đã đưa ra phản đối gay gắt đối với Iraq, tuyên bố Đại sứ Iraq bị mất tín nhiệm (persona non grata) và tước quyền được hưởng ưu đãi miễn trừ dành cho tất cả các thành viên của Đại sứ quán Iraq kể từ thời điểm tuyên bố. Đồng thời, Pakistan cũng triệu hồi Đại sứ của mình tại Iraq về nước. Hãy cho biết: Việc giấu vũ khí trong Đại sứ quán Iraq có phù hợp với các qui định của Luật quốc tế không? Tại sao? Đại sứ quán Iraq cùng các thành viên của Đại sứ quán có thể bị tuyên bố mất tín nhiệm và tước quyền được hưởng ưu đãi miễn trừ kể từ thời điểm tuyên bố không? Tại sao? 1. Việc cất giấu vũ khí trong đại sứ quán Irac có vi phạm luật pháp quốc tế không? Trước hết chúng ta phải khẳng định, Irac và Pakistan đều là thành viên của công ước Viên 1961. Như vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao quy định: 1. Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao cụ thể gồm có: a) Đại diện cho nước cử đi tại nước tiếp nhận b) Bảo vệ quyền lợi của Nước cử đi và của công dân Nước cử đi tại Nuớc tiếp nhân trong phạm vi cho phép của luật quốc tế; c) Đàm phán với Chính phủ Nuớc tiếp nhận; d) Tìm hiểu bằng mọi cách hợp pháp các điều kiện và các sự kiện tại Nước tiếp nhận và báo cáo với Chính phủ Nước cử đi; e) Thúc đẩy quan hệ hũư nghị và phát triển kinh tế, văn hoá và khoa học giữa Nước cử đi và Nước tiếp nhận. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 41 công ước Viên năm 1961 quy định: Trụ sở của cơ quan đại diện không đưọc đem sử dụng một cách không phù hợp với các chức năng của cơ quan đại diện đã đựoc nêu trong công ứoc này hoặc trong các quy phạm khác của công pháp , hoặc trong những hiệp định riêng hiện hành giữa Nuớc cử đi và nuớc tiếp nhận. Như vậy, từ những quy định trên trong công uớc Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao thì việc Irac sử dụng đại sứ quán của mình là nơi cất giấu vũ khí là không phù hợp với chức năng của cơ quan này theo quy định của pháp luật quốc tế. 2. Đại sứ quán Iraq cùng các thành viên của Đại sứ quán có thể bị tuyên bố mất tín nhiệm và tước quyền được hưởng ưu đãi miễn trừ kể từ thời điểm tuyên bố không? Các thành viên của Đại sứ quán Irac có thể bị tuyên bố mất tín nhiệm căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao: 1. Nước tiếp nhận có thể, vào bất cứ lúc và không phải nêu lý do về quyết định của mình, báo cho Nước cử đi rằng người đứng đầu cơ quan đại diện hay bất cứ một cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện là "persona non grata" (người không được hoan nghênh) hoặc bất cứ một thành viên nào khác của cơ quan đại diện là người không được chấp nhận. Khi đó, Nước cử đi sẽ, tuỳ theo trường hợp, hoặc gọi người đó về , hoặc chấm dứt chức vụ của người đó trong cơ quan đại diện. Một người có thể bị tuyên bố "persona non grata" hoặc không được chấp nhận trước khi đến lãnh thổ Nước tiếp nhận. Theo tôi, việc từ bỏ quyền miễn trừ ngoại giao đối với các thành viên ngoại giao của Irac kể từ thời điểm tuyên bố bất tín nhiệm là không phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao quy định: 2. Khi chức năng của một người được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ chấm dứt thì thông thường các quyền ưu đãi và miễn trừ đó cũng chấm dứt vào lúc người đó rời khỏi Nước tiếp nhận, hoặc vào lúc kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho họ vì mục đích đó, ngay cả khi có xung đột vũ trang. Tuy nhiên, đối với những hành vi của người này trong khi thi hành chức năng của mình với tư cách là thành viên của cơ quan đại diện, quyền miễn trừ vẫn tiếp tục tồn tại. Như vậy, trong truờng hợp này, quyền miễn trừ ngoại giao của các viên chức ngoại giao Irac chỉ chấm dứt khi các thành viên ngoại giao của Irac rời khỏi Pakistan hoặc hết một khoảng thời gian hợp lý mà Pakistan dành cho các viên chức ngoại giao này để họ dời khỏi Pakistan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân tuần 2 Công Pháp Quốc tế (Tình huống).doc