Bài tập cá nhân tuần 2 đề số 1 môn Luật Dân Sự 1

Xây dựng một tình huống về thừa kế sao cho thật phù hợp với những kết quả chia di sản của người chết để lại mà Tòa án đã quyết định dưới đâyXây dựng một tình huống về thừa kế sao cho thật phù hợp với những kết quả chia di sản của người chết để lại mà Tòa án đã quyết định dưới đây:

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3810 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân tuần 2 đề số 1 môn Luật Dân Sự 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN 2 MÔN LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM – MODULE 1. ĐỀ BÀI THỨ NHẤT. Xây dựng một tình huống về thừa kế sao cho thật phù hợp với những kết quả chia di sản của người chết để lại mà Tòa án đã quyết định dưới đây: 1.C chết. Di sản của C = 240.000.000 đồng : 2 = 120.000.000; H = E = F = A = B = 120.000.000 đồng : 5 = 24.000.000; 2.A chết. Tổng tài sản của A và B = 710.000.000 đồng + 10.000.000 đồng + (1960.000.000 đồng : 2 ) = 1680.000.000 đồng; A = 1680.000.000 đồng : 2 = 840.000.000 đồng; A = 840.000.000 – 10.000.000 đồng = 830.000.000 đồng; E = M = N = 830.000.000 đồng : 4 = 207.500.00 đồng; B = C = D = M = N = 207.500.000 đồng : 5 = 41.500.000 đồng; B = ( 830 : 5 ) x 2/3 = 110.666.000 đồng; E = 207.500.000 – 23.533.000 đồng = 183.967.000 đồng; M = 207.500.000 – 23.533.000 đồng = 183.967.000 đồng; N = 207.500.000 – 23.533.000 đồng = 183.967.000 đồng./ TÌNH HUỐNG Ông A kết hôn với bà B sinh ra được 4 người con là C , D ( con trai ), M và N ( con gái ). C lấy vợ là H có con là E và F. Năm 2008, anh C chết không để lại di chúc, tài sản của vợ chồng anh chị C và H là 120.000.000 đồng; Mấy tháng sau khi anh C chết, vì quá đau buồn trước cái chết của con trai cả ông A cũng đổ bệnh rồi chết. Trong di chúc của mình được lập trước đó mấy tháng ( trước khi C chết ), ông A đã để lại toàn bộ di sản của mình và chia đều cho 4 người; con trai cả là C , hai người con khác là M , N và người cháu là E. Tổng tài sản của vợ chồng ông bà A và B khi còn sống là có một ngôi nhà đứng tên cả 2 người được định giá vào thời điểm mở thừa kế là 1960.000.000 đồng, , tiền mặt là 10.000.000 đồng và một số tài sản khác có giá trị là 710.000.000 đồng. Tiền mai táng hết 10.000.000 đồng; Do không đồng ý với di chúc ông A để lại bà B đã gửi đơn ra Tòa yêu cầu chia thừa kế. Hãy phân chia di sản mà ông A và anh C để lại thật phù hợp quy định của pháp luật. đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho những người liên quan. GIẢI THÍCH C chết không để lại di chúc thì di sản của A để lại sẽ được chia theo pháp luật, ở đây là hàng thừa kế thứ nhất là: A = B = bố mẹ, H vợ, E và F là con thuộc hàng 1, vậy sẽ chia như sau: A = B = H = F = E = 120 triệu đồng/5 = 24 triệu đồng. A chết để lại di chúc chia cho 4 người là C, M, N là con và E là cháu mỗi người ¼ , di sản của mình, di sản của A được xác định là 830 triệu đồng – 10 triệu thuộc nghĩa vụ tài chính là tiền mai táng. Chia theo di chúc, vì C chết trước nên phần di chúc liên quan đến C sẽ không phát sinh hiệu lực, chính vì vậy mà di sản của A sẽ được chia cho 3 người còn sống là M, N và E; và bằng 830/4 = 207.5 triệu đồng. Vì còn phần di sản mà C nhận được trong di chúc không phát sinh hiệu lực vì vậy sẽ được chia theo pháp luật. hàng thừa kế thứ nhất là; B là vợ, C, D, M, và N, . Di sản còn lại là 207,5 sẽ được chia đều cho 5 người thuộc hàng thứ nhất là: 207,5/5 = 41,5 triệu đồng. B = C (E + F) = D = M = N = 41,5 triệu đồng. Tuy nhiên vì C chết trước A nên phần di sản mà C nhận được sẽ cho con thế vị là E và F : E =F = 41.5/2 = 20,750 triệu đồng. Vì bà B thuộc quy định tại Điều 669 nên phần di sản mà bà B phải được hưởng là: (830/5) x 2/3 = 110.666.000 triệu đồng. Số tiền này phải lấy của những người được thừa kế theo di chúc để bù vào cho bà B. . . . TÀI LIỆU THAM KHẢO. Giáo trình luật dân sự Việt Nam 1 Luật Dân sự 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân tuần 2 đề số 1 môn Luật Dân Sự1.doc
Luận văn liên quan