Bài tập cá nhân tuần 2 môn luật hình sự 2

ĐỀ BÀI: Bài 4 Lợi dụng đêm tối ít người qua lại, với ý định chiếm đoạt tài sản của người đi đường, A dùng dây thép căng ngang đường. Hai đầu dây đều được cột chặt vào cây ven đường. Chị N đi xe máy qua đoạn đường này bị dây thép hất ngược trở lại, nằm ngất xỉu. A từ chỗ nấp ở bụi cây ven đường chạy ra tháo dây chuyền, nhẫn, đồng hồ, túi sách của N. Tổng tài sản có giá trị 4.800.000 đồng. Sau đó N được người đi qua thấy và đưa đi cấp cứu kịp thời nên không chết. Tổng số tiền viện phí là 2.700.000 đồng, tổn hại sức khoẻ của chị N không đáng kể. Xe máy của chị N bị hỏng, tiền sửa chữa là 800.000 đồng. HỎI: 1. Xác định tội danh và định khung hình phạt cho hành vi của A? (5 điểm) 2. Giả sử N bị thương tích với tỷ lệ thương tật là 61% thì trách nhiệm hình sự của A được xác định như thế nào? (2 điểm).

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4307 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân tuần 2 môn luật hình sự 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI: Bài 4 Lợi dụng đêm tối ít người qua lại, với ý định chiếm đoạt tài sản của người đi đường, A dùng dây thép căng ngang đường. Hai đầu dây đều được cột chặt vào cây ven đường. Chị N đi xe máy qua đoạn đường này bị dây thép hất ngược trở lại, nằm ngất xỉu. A từ chỗ nấp ở bụi cây ven đường chạy ra tháo dây chuyền, nhẫn, đồng hồ, túi sách của N. Tổng tài sản có giá trị 4.800.000 đồng. Sau đó N được người đi qua thấy và đưa đi cấp cứu kịp thời nên không chết. Tổng số tiền viện phí là 2.700.000 đồng, tổn hại sức khoẻ của chị N không đáng kể. Xe máy của chị N bị hỏng, tiền sửa chữa là 800.000 đồng. HỎI: 1. Xác định tội danh và định khung hình phạt cho hành vi của A? (5 điểm) 2. Giả sử N bị thương tích với tỷ lệ thương tật là 61% thì trách nhiệm hình sự của A được xác định như thế nào? (2 điểm). BÀI LÀM: Xác định tội danh và định khung hình phạt cho hành vi của A? Định tội danh: Hành vi của A trong tình huống trên là hành vi của tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 BLHS: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”. Trước hết, tội cướp tài sản là “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản…”. Hành vi của A đã thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản, cụ thể như sau: Chủ thể: Tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 BLHS có mức cao nhất của khung hình phạt là đến 15 năm tù (khoản 1, 2) và mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (khoản 3,4), do đó là tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý (áp dụng Điều 8). Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS thì chủ thể là người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy chủ thể của tội cướp tài sản là người từ đủ 14 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.Trong tình huống này là A. Khách thể: Hành vi của A đã xâm phạm đồng thời hai quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ : quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Trước hết để thực hiện hành vi cướp tài sản của chị N, A đã dùng dây thép căng ngang đường khiến chị N đi xe máy qua bị dây thép hất ngược trở lại, nằm ngất xỉu. Thông qua hành vi xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của con người, A mới thực hiện được hành vi xâm phạm sở hữu, đó là “tháo dây chuyền, nhẫn, đồng hồ, túi xách của chị N. Tổng tài sản có giá trị 4.800.000 đồng”. Do vậy cả hai quan hệ xã hội bị xâm hại đều được coi là khách thể của tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan: Hành vi của A trong tình huống này thuộc dạng hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản. A mặc dù không dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực với chị N nhưng bằng cách thức, thủ đoạn “căng ngang dây qua đường” A đã làm cho chị N bị ngất xỉu – tình trạng này chị N không còn khả năng quản lý được tài sản của mình và A không gặp trở ngại khi thực hiện hành vi chiếm đoạt của mình “A từ chỗ nấp ở bụi cây ven đường chạy ra tháo dây chuyền, nhẫn, đồng hồ túi xách của chị N”. Hậu quả: không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Đó là chị N đi xe máy qua bị dây thép hất ngược trở lại, nằm ngất xỉu, phải đưa đi cấp cứu. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hậu quả chị N bị ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu là mặt thực tế của hành vi căng dây thép qua đường của A. Hành vi căng dây thép của A xảy ra trước hậu quả chị N bị ngã về mặt thời gian. Chị N chỉ bị ngã khi đi qua đoạn đường A căng dây ngang qua, nếu A không căng dây qua đường thì chị N không bị ngã. Như vậy, giữa hành vi của A và hậu quả chị N ngã và ngất xỉu có mối quan hệ nhân quả với nhau. Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của A trong tình huống này là lỗi cố ý trực tiếp, được quy định tại khoản 1 Điều 9 BLHS: “Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra”. Về lý trí: A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể nhận thức rõ rằng hành vi căng dây thép qua đường này có thể khiến người đi đường bị vấp ngã và có thể bị thương vì trời tối ít người qua lại, dây thép nhỏ lại khó nhìn thấy từ xa nên khó phát hiện. Ý thức chiếm đoạt tài sản của A có từ trước khi thực hiện hành vi dùng dây căng ngang qua đường. Nhưng để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của mình, A vẫn làm. Về ý chí: A mong muốn hậu quả làm cho người khác bị thương nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của họ nên A muốn không chỉ chị N mà bất cứ ai đi qua đường đều bị ngã để lợi dụng tình trạng không thể chống cự được của nạn nhân để cướp tài sản. Điều này được thể hiện rõ trong việc chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội (dây thép) và cách chọn thời gian, địa điểm (trời tối ít người qua lại) để thực hiện hành vi của A. Định khung hình phạt: Trong tình huống này, A thực hiện hành vi phạm tội một mình, giá trị tài sản chiếm đoạt đươc không lớn (4.800.000 đồng), tổn hại sức khỏe cho chị N không đáng kể, hậu quả chưa đến mức nghiêm trọng…nhưng A dùng dây thép căng ngang qua đường có được coi là sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác là tình tiết định khung tăng nặng tại điểm d khoản 2 Điều 133 hay không?. Theo quy định tại điểm 5.1 khoản 5 Mục I về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt, Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS 1999 thì hành vi dùng dây thép chăng ngang qua đường của A khiến người đi đường (chị N) đi xe máy vấp ngã để cướp tài sản là thủ đoạn nguy hiểm khác. Do đó, A phải chịu TNHS theo khoản 2 Điều 133, có mức cao nhất của khung hình phạt là đến 15 năm tù. Giả sử N bị thương tích với tỷ lệ thương tật là 61% thì trách nhiệm hình sự của A được xác định như thế nào? Tại khoản 4 Điều 133 BLHS có quy định: “4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;…” Như vậy, nếu N bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 61% thì A sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 4 Điều 133 BLHS trên. Đây là khung tăng nặng của tội cướp tài sản, là tội đặc biệt nghiêm trọng, A có thể phải chịu mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. MỤC LỤC Trang ĐỀ BÀI BÀI LÀM 1. Xác định tội danh và định khung hình phạt cho hành vi của A?..............................2 a. Định tội danh……………………………………………………………………….2 b. Định khung hình phạt………………………………………………………………4 2. Giả sử N bị thương tích với tỷ lệ thương tật là 61% thì trách nhiệm hình sự của A được xác định như thế nào?............................................................................4 MỤC LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập 2. Nxb. CAND, Hà Nội, 2009. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam (bình luận chuyên sâu), tập 2, Nxb. TP.Hồ Chí Minh. Cao Thị Oanh (chủ biên), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Phần các tội phạm, Nxb. Gíao dục, Hà Nội, 2010. Bộ luật hình sự ( sửa đổi năm 2009). Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 về các tội xâm phạm sở hữu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân tuần 2 môn luật hình sự 2.doc
Luận văn liên quan