Bài tập cá nhân tuần 2 tố tụng dân sự

Vợ chồng ông A, bà B có 3 người con là C, D, E. Năm 2000 ông bà chết không để lại di chúc. Tài sản của ông bà để lại cho các con là căn hộ 3 tầng tổng diện tích là 320m2 ở phố X, Hà Nội. Sau khi ông bà chết, anh C ở tầng 1, chị D ở tầng 2, anh E ở tầng 3. Năm 2006 anh C bán cho ông K 1/2 diện tích nhà tầng 1 và khi giao nhà thì xảy ra tranh chấp do chi D, anh E không đồng ý việc bán nhà. Nay chị D, anh E kiện ông K yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà. Hỏi: 1. Xác định quan hệ pháp luật có tranh chấp mà Tòa án cần phải giải quyết? 2. Tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án?

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3849 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân tuần 2 tố tụng dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài Vợ chồng ông A, bà B có 3 người con là C, D, E. Năm 2000 ông bà chết không để lại di chúc. Tài sản của ông bà để lại cho các con là căn hộ 3 tầng tổng diện tích là 320m2 ở phố X, Hà Nội. Sau khi ông bà chết, anh C ở tầng 1, chị D ở tầng 2, anh E ở tầng 3. Năm 2006 anh C bán cho ông K 1/2 diện tích nhà tầng 1 và khi giao nhà thì xảy ra tranh chấp do chi D, anh E không đồng ý việc bán nhà. Nay chị D, anh E kiện ông K yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà. Hỏi: Xác định quan hệ pháp luật có tranh chấp mà Tòa án cần phải giải quyết? Tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án? BÀI LÀM 1.Quan hệ pháp luật có tranh chấp là quan hệ tài sản trong hợp đồng mua bán nhà ở. Việc xác định đúng quan hệ pháp luật trong vụ án dân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi chỉ khi đã xác định đúng quan hệ pháp luật, mới xác định đúng tư cách tham gia tố tụng của các đương sự; cũng như việc áp dụng đúng các quy phạm pháp luật về mặt nội dung trong quá trình giải quyết vụ án. Trong tình huống nêu trên, xét thấy: Thứ nhất, có việc giao kết hợp đồng bán 1/2 diện tích nhà tầng 1 giữa anh C và ông K. Thứ hai, đối tượng trong hợp đồng nêu trên là tài sản là ngôi nhà 3 tầng do ông bà A, B chết để lại. Tuy là đã chia cho mỗi người ở một tầng nhưng không đồng nghĩa với việc là anh C là chủ sở hữu diện tích nhà tầng 1 đó, bởi theo pháp luật thừa kế, việc phân chia di sản của người đã chết cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau. Thứ ba, trước khi chia di sản thừa kế, căn nhà 3 tầng thuộc sở hữu chung của cả C, D, E, do vậy mà mọi giao kết liên quan đến căn nhà đều liên quan đến cả C, D, E. Thứ tư, cho rằng giao kết hợp đồng giữa anh C và ông K là xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình, chị D và anh E đã khởi kiện ông K yêu cầu hủy bỏ hợp đồng mua bán nhà. Khi có đơn khởi kiện của D và E, tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều 25 BLTTDS 2004. Theo đó, đối tượng xảy ra tranh chấp trong vụ án này là 1/2 diện tích nhà tầng 1 mà anh C đã bán cho ông K thông qua hợp đồng mua bán nhà ở. Như vậy, quan hệ pháp luật có tranh chấp trong tình huống này là quan hệ tài sản. Quan hệ này được thiết lập thông quan hợp đồng mua bán nhà ở. 2. Trong tranh chấp nêu trên, chị D, anh E là nguyên đơn; ông K là bị đơn; C là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trọng vụ án dân sự, đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Trong vụ án nêu trên, không đề cập đến C, D, E và ông K bị mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự nên mặc nhiên thừa nhận họ là những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có thể tự mình tham gia vào quan hệ tố tụng nêu trên với tư cách là đương sự. Theo quy định tại khoản 1, Điều 56 BLTTDS 2004: “Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan tổ chức bao gồm: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” Trong vụ án này, khẳng định: Thứ nhất, chị D và anh E là nguyên đơn Khoản 2 Điều 56 quy định: “nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khời kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức do bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm hại”. Chị D và anh E là chủ thể cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Nhận thấy anh C không có quyền bán 1/2 diện tích nhà tầng 1 cho ông K bởi C không phải là chủ sở hữu ngôi nhà, chị D và anh E đã khởi kiện ông K yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng mua bán nhà đó. Thứ hai, ông K là bị đơn Khoản 3, Điều 56 BLTTDS quy định: “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu TA giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm”. Ông K tham gia vào quan hệ tố tụng trên không phải do ông gửi đơn khởi kiện tới Tòa án mà buộc phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn. Vì cho rằng hợp đồng mua bán nhà giữa anh C và ông K đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình, chị C và anh E đã kiện ông K yêu cầu hủy bỏ hợp đồng. Tại Tòa, ông K sẽ phải trả lời về việc do nguyên đơn khởi kiện. Thứ ba, anh C là người có quyền và nghĩa vụ liên quan Khoản 4, Điều 56 BLTTDS quy định: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Anh C không phải là người khởi kiện cũng không phải là người bị kiện. Trong tình huống này đương nhiên anh C mong muốn hợp đồng mua bán giữa anh và ông K vẫn tiếp tục, vì vậy mà lợi ích anh mong muốn sẽ gắn liền với lợi ích của ông K. Theo yêu cầu của đương sự, của Tòa án hoặc chủ động, anh C có thể tham gia quan hệ tố tụng nêu trên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân tuần 2 tố tụng dân sự 9 điểm.doc
Luận văn liên quan