Bài tập cộng đồng - Phùng Xuân Duy
1. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của Ủy ban nhân dân xã Kim Đường năm 2013.
2. Báo cáo tổng kết công tác Y tế của Trạm Y tế xã Kim Đường năm 2013.
3. Sổ khám bệnh của trạm Y tế xã Kim Đường năm 2013.
4. Báo cáo tổng kết công tác dân số của xã Kim Đường năm 2013.
5. Tài liệu môn học thống kê, dịch tễ học, tâm lý y học và y đức 1.
18 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 4702 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cộng đồng - Phùng Xuân Duy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BÀI THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG
Địa điểm: Xã Kim Đường – Huyện: Ứng Hòa – TP: Hà Nội
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. Đặc điểm tình hình chung
3
1. Về vị trí địa lý
3
2. Về kinh tế
3
3. Về văn hóa xã hội
3
3.1. Giáo dục
3
3.2 Hoạt động Y tế
3
3.3 Chính sách, văn hóa – xã hội
4
II. Thình hình sức khỏe tại địa phương
4
A. Thông tin về dân số
4
B. Quy mô bệnh tật
5
1. Mô hình bệnh tật
5
2. Đặc điểm tâm lý và các biệ pháp dự phòng
6
2.1. Bệnh của hệ hô hấp
6
2.2. Bệnh của hệ tiết niệu- sinh dục, tiêu hóa
8
2.3 Bệnh của hệ cơ, xương khớp
9
2.4. Bệnh của hệ tim mạch
10
3. Tình hình tử vong
11
3.1. Tử vong theo giới
11
3.2. Tử vong theo nhóm tuổi
13
3.3. Tử vong thô
15
III. Tài liệu tham khảo
16
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
1. Về vị trí địa lý:
Xã Kim Đường là một xã nằm phía Đông - Nam huyện Ứng Hòa với diện tích 5,28 km2, có trục đường 75 chạy dọc qua xã với chiều dài khoảng 5km. Xã Kim Đường được chia làm 5 thôn, dân số khoảng 6.393 người. Về vị trí địa lý phía đông giáp với xã Đông Lỗ, phía bắc giáp với xã Minh Đức, phía tây giáp với xã Trầm lộng, Phía nam giáp với xã Đại Cường.
2. Về kinh tế:
Xã Kim Đường là một xã nông nghiệp thuộc vùng chiêm trũng, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào trồng trọt và chăn nuôi chiếm 73,5% tổng thu nhập. Bên cạnh đó cũng có một số loại hình tiểu thủ công nghiệp – thương mại – dịch vụ như: vận tải, bán ga, may mặc, nghề mộc, mây tre đan chiếm 26,5 % tổng thu nhập. Giải quyết việc làm lúc nông nhàn của người dân, góp phần vào ổn định cuộc sống của nhiều hộ gia đình.
3. Về văn hóa xã hội.
3.1. Giáo dục:
Trên địa bàn xã có 1 trường Tiểu học, 1 trường trung học cơ sở, 1 trường mầm non
- Trường Trung học sơ sở có 316/319 trẻ trong độ tuổi được đến lớp đạt 99% và 304/316 học sinh lên lớp đạt 96,2%.
- Trường Tiểu học có 371/375 trể trong độ tuổi được đến trường đạt 98.9 % và 356/371 học sinh được lên lớp đạt 96%.
- Trường Mầm non có 361/368 trẻ trong độ truổi được dến trường đạt 98% và trong năm có 85 trẻ vào lớp 1.
3.2. Hoạt động Y tế:
- Được sự quan tâm cảu các cấp Ủy, chính quyền, Y tế cấp trên cùng với sự phối kết hợp của các ban nghành đoàn thể trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, biến sự nghiệp Y tế thành sự nghiệp của toàn dân.
- Trạm Y tế thực hiện xây dựng chuẩn Quốc gia vào năm 2006, thường xuyên duy trì và đạt chuẩn hàng năm. Với tổng số cán bộ là 5 cán bộ: 1 Bác sỹ đa khoa, 1 Y sỹ đa khoa, 1 nữ hộ sinh và 2 điều dưỡng trung học.
- Các cán bộ Trạm được phân công kiêm nhiệm các chương trình Y tế và luôn được bổ sung kiến thức , ký năng chuyên môn, nghiệp vụ cúng như trau dồi về y đức thông qua các lớp tập huấn của Trung tâm Y tế huyện và Sở Y tế. Trạm Y tế luôn duy trì tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, tổng số lượt khám bệnh trong năm là: 5.078 lượt. Trong đó trẻ em dưới 6 tuổi là 658 lượt, người lớn là: 4.420 lượt. Do đó công tác căm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong xã thu được nhiều kết quả đáng kể.
- Ngoài ra Tram Y tế luôn triển khai thực hiện các chương trình Y tế Quốc gia: Tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống lao, phòng chống HIV/AIDSđược đánh giá là có hiệu quả cao, góp phần phòng chống dịch bệnh nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn xã.
3.3. Chính sách, văn hóa - xã hội.
- Thường xuyên thăm hỏi, tổ chức đưa đón người có công với cách mạng, đối tượng chính sách xã hội đi khám bệnh, điều dưỡng tại các Trung tâm.
- Chính sách hộ nghèo và cậ nghèo đều được quan tâm và thực hiện thường xuyên.
- Kết quả bình xét gia đình văn hóa năm 2013 là 1706/2245 hộ, đạt 76 %
II. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE TẠI ĐỊA PHƯƠNG:
A. Thông tin về dân số:
- Tổng số hộ: 2.245 hộ gia đình.
- Tổng số dân: 6.393 người. Trong đó:
+ Tổng số nam: 3.235 người.
+ Tổng số nữ: 3.158 người.
- Dân số thời điểm đầu năm 2013 là: 6.342 người.
- Dân số thời điểm cuối năm 2013 là: 6.393 người.
- Tổng số trẻ sinh trong năm 2013 là 105 trẻ. Trong đó: 62 trẻ nam, 43 trẻ nữ.
Số sinh con thứ 3 trở lên: 09 trẻ.
- Tổng số người chết trong năm là: 54 người.
- Tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49): 1.696 người.
Có chồng: 1.388 người
Bảng dân số phân bố theo nhóm tuổi:
Nhóm tuổi
Nam
Nữ
Tổng
0-5 tuổi
268
214
482
6-14 tuổi
496
422
918
15-49 tuổi
1.852
1.696
3.548
50-60
368
446
814
Trên 60 tuổi
251
380
631
Tổng cộng
3.235
3.158
6.393
B. Quy mô bệnh tật
1. Mô hình bệnh tật tại xã Kim Đường.
Qua quá trình thu thập số liệu tại sổ khám bệnh trẻ em dưới 6 tuổi, sổ khám bệnh người lớn, báo cáo tổng kết cuổi năm của Trạm Y tế xã Kim Đường – huyện: Ứng Hòa – TP: Hà Nội ta có bảng số liệu bệnh tật phân theo nhóm tuổi như sau:
Nhóm tuổi
0-5
6-14
15-34
35-49
50-60
>60
Tổng
Tỷ lệ
Bệnh
Bệnh của hệ hô hấp
368
245
216
259
214
225
1.527
30.07%
Bệnh của hệ tiêu hóa
125
122
273
281
78
88
967
19.04%
Bệnh của hệ tiết niệu – sinh dục
5
12
148
175
93
81
514
10.12%
Bệnh của hệ cơ xương khớp
0
5
98
119
188
76
486
9.57%
Bệnh của hệ tim mạch
2
4
10
35
51
115
217
4.28%
Bệnh khác
158
261
295
355
177
121
1.367
26.92%
Tổng cộng
658
649
1040
1224
801
706
5.078
Bảng số liệu về các bệnh mắc theo nhóm tuổi năm 2013
1527
1367
486
514
967
Bệnh khác
Bệnh của hệ tim mạch
Bệnh của hệ cơ, xương, khớp
Bệnh của hệ tiết niệu, sinh dục
Bệnh của hệ tiêu hóa
Bệnh của hệ hô hấp
217
Qua bảng số liệu ta thấy 5 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất tập trung ở các nhóm tuổi:
+ Bệnh hô hấp có tỷ lệ mắc cao ở nhóm 0 - 5 tuổi.
+ Bệnh tiêu hóa có tỷ lệ mắc cao ở nhóm: 15 – 34 tuổi và nhóm 35 – 49 tuổi.
+ Bệnh tiết niệu – sinh dục có tỷ lệ mắc cao ở nhóm 15 – 34 tuổi và nhóm 35 – 49 tuổi
+ Bệnh của hệ cơ – xương – khớp có tỷ lệ mắc cao ở nhóm
2. Đặc điểm tâm lý và biện pháp dự phòng
2.1. Nhóm 0 – 5 tuổi: Có tỷ lệ mắc bệnh hô hấp cao do:
a. Đặc điểm tâm lý:
- Giai đoạn 0 – 3 tuổi:
+ Trẻ bắt đầu phát triển tính tự chủ và ngôn ngũ, trẻ cảm nhận thế giới xung quanh qua sự vận động của miệng, tay, chân.
+ Chăm sóc của gia đình, của người mẹ rất cần thiết cho sự phát triển nhân cách, hành vi và mối quan hệ sau này của trẻ.
- Giai đoạn 3-5 tuổi:
+ Trẻ bắt đầu phát triển nhân cách và nhận thức. Trong giai đoạn này trẻ thường bị khủng hoảng ở tuổi lên 3, trẻ thường đặt ra những câu hỏi “tại sao?” và muốn tìm hiểu thế giới xung quanh bằng nhiều cách qua các hoạt động, vân động tay chân với các thao tác chính xác hơn, trẻ muốn được tự lập, muốn tự mình làm mọi việc và tự đáp ứng nhu cầu cá nhân của mình.
* Nguyên nhân dẫn đến trẻ ở nhóm tuổ này dễ mắc các bệnh về hô hấp:
- Trẻ dưới 1 tuổi: cơ thể chưa có miễn dịch mà phải được cung cấp qua sữa mẹ, trẻ không được bú mẹ trong vòng 30 phút sau khi sinh hoặc trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu dễn đến sức đề kháng của trẻ kém.
- Sự thay đổi thời tiết lúc nóng lúc lạnh, môi trường ẩm thấp, độ ẩm trong không khí cao tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút phát triểncộng với việc trẻ chưa tự chăm sóc bản thân, phụ thuộc vào chế dộ chăm sóc của bố mẹ, trẻ thiếu sữa mẹ, chế độ ăn của trẻ không đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến trẻ còi xương, suy dinh dưỡng nên dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp.
b. Các hoạt động dự phòng tại địa phương:
* Dự phòng cấp 1:
- Tuyên truyền, vận động cho cộng đồng biết được căn nguyên của bệnh nhiễm khuẩn hô hấp do: môi trường ô nhiễm, trong gia đình có người hút thuốc lá, môi trường sống ẩm thấp.. để cộng đồng có các biện pháp dự phòng như: giữ gìn vệ sinh môi trường sống, tránh ẩm thấp(ấm về mùa đông, thoáng mát về mừ hè), vệ sinh cá nhân, không hút thuốc lá,
- Mở các lớp thực hành dinh dưỡng hướng dẫn cho các bà mẹ nấu cho trẻ thức ăn đủ chất dinh dưỡng nâng ca sức khỏe cho trẻ.
* Dự phòng cấp 2:
Tổ chức khám và phát hiện sớm các ca bệnh, điều trị đúng phác đồ nhằm mục đích điều trị dễ hơn và làm giảm số ca bệnh hiện mắc.
* Dự phòng cấp 3:
Điều trị có hiệu quả, giảm các biến chứng có thể xảy ra, tránh tái phát trở thành mạn tính.
2.2. Nhóm 15 – 49 tuổi dễ mắc các bệnh tiêu hóa, tiết niệu sinh dục do:
a. Đặc điểm tâm lý:
- Giai đoạn 15 – 19 tuổi: đây là giai đoạn từ trẻ em sang người lớn nên ngoài sự thay đổi cơ thể thì trẻ có sự biến đổi lớn trong suy nghĩ và vai trò trong xã hội cúng thay đổi một cách cơ bản: độc lập hơn, có trách nhiệm với gia đình hơn, có ý thức trong việc chọn nghề nghiệp tương lai về tình cảm đạo đức thì tình yêu nam nữ bắt đầu được bộc lộ.
- Giai đoạn trưởng thành 20 – 40 tuổi: là giai đoạn phát triển mạnh nhất về nhận thức, cảm xúc, tình cảm, đạo đức xã hội và hoàn thiện nhân cách. Các khía cạnh tâm lý dần đi vào ổn định.
- Giai đoạn 40 – 49 tuổi: là giai đoạn thành công nhất về sự nghiệp, các mối quan hệ trở nên rộng mở. Bên cạnh đó họ cũng gặp phải nhiều khủng hoảng về tâm lý như: việc nuôi dạy con cái, chăm sóc cha mẹ già Phụ nữ ở giai đoạn này bắt đầu diễn ra thời kỳ tiền mãn kinh, nội tiết trong cơ thể thay đổi gây nên tình tình thất thường dễ nổi cáu, mất ngủ, mệt mỏi
b. Các hoạt động dự phòng đối với bệnh tiết niệu sinh dục:
* Dự phòng cấp 1:
Truyên truyền cho chị em phụ nữ hiểu về nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh như: giữ gìn vệ sinh tốt, quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng, vệ sinh các nhân hàng ngày bằng nguồn nước sạch, khi đi làm không nên ngâm mình trong các nguồn nước bị ô nhiễm
* Dự phòng cấp 2:
Tổ chức khám và vận động chị em đi khám định kỳ phát hiện sớm các dấu diệu nhiễm khuẩn để điều trị kịp thời, tuân thủ đúng phác đồ điều trị
* Dự phòng cấp 3:
Điều trị có hiệu quả, giảm các biến chứng có thể xảy ra, phòng ngừa bệnh tái phát.
c. Các hoạt động dự phòng đối với bệnh tiêu hóa:
* Dự phòng cấp 1:
Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chế độ ăn uống đẳm bảo vệ sinh( thự hiện 10 nguyên tắc vàng trong chế biến và bảo quản thực phẩm), nghỉ ngơi hợp lý.
Tuyên truyền về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ, không nên thức quá khuya để học bài(đối với nhóm tuổi cong ngồi trên ghế nhà trường),hạn chế sử dụng các chất kích thich nhu: rượu, bia, thuốc lá, cà phê nghỉ ngơi sau khi ăn 30 phút giảm nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày
* Dự phòng cấp 2:
Trang bị cho cộng đồng biết cách nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh về hệ tiêu hóa để nhân dân đi khám và phát hiện sớm bệnh để điều trị
* Dự phòng cấp 3:
Điều trị hiệu quả và xử trí kịp thời các biến chứng có thể xảy ra, giảm thiểu tổn hại về sức khỏe của bệnh tật đối với người bệnh, giảm gánh nặng về kinh tế đối với gia đình người bệnh
2.3. Nhóm 50 – 60 tuổi dễ mắc các bệnh về xương khớp:
a. Đặc điểm tâm lý:
Đây là giai đoạn ổn định về vai trò trong nghề nghiệp và xã hội, các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ nghề nghiệp trở nên rộng mở nhất. Tuy nhiên ở trong giai đoạn này cơ thể bắt đầu lão hóa. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn, chức năng hoạt động của các cơ quan bắt đầu giảm. hoạt động của hệ thần kinh trung ương cũng suy giảm. Ở phụ nữ giai đoạn này bước vào thời kỳ mãn kinh nội tiết thay đổi, các quá trình đồng hóa, dị dóa trong cơ thể bị giảm sút, thiếu chất nhờn ở các khớp xương tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động.
b. Các bện pháp dự phòng:
* Dự phòng cấp 1:
Tuyên truyền vận động nhân dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao giúp cho cơ bắp được tăng cường, củng cố các khớp. Chế độ ăn giàu vitamin C, E và canxi hỗ trợ cho cơ thể không bị sớm suy thoái. Uống đủ nước giúp cho các quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt hơn và duy trì lượng dịch ở các khớp duy trì sự trơn tru của khớp.
* Dự phòng cấp 2:
Trang bị cho cộng đồng kiến thức để có thể phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh xương khớp là đau nhức,kèm theo sưng, nóng ở các khớp.
Tổ chức khám và phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị sớm nhằm làm giảm sự tiến triển của bệnh.
* Dự phòng cấp 3:
Điều trị hiệu quả, phục hồi chức năng vận động của các khớp làm giảm sự suy yếu của các khớp và giảm thiểu mức độ tàn tật và những tổn thất của bệnh gây ra. Khuyến khích sự tự điều chỉnh chế độ luyện tập và ăn uống của người bệnh.
2.4. Nhóm trên 60 tuổi dễ mắc bệnh tim mạch:
a. Đặc điểm tâm lý:
Ở giai đoạn này người già thường ở vị trí được kính trọng. Họ thích kể lại những kỷ niệm và truyền đạt lại kinh nghiệm cho con cháu. Mối quan hệ của người già bị thu hẹp đáng kể, nhiều người già thường có những cảm xúc tiêu cực, lo lắng, mất tự tin và cảm giác cô đơn và thấy không thoải mái trước những thay đổi về giá trị, hành vi của con cháu. Cộng với sự suy giảm về thể chất làm cho người già hay mắc các bệnh mãn tính như: bệnh tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ
b. Các biện pháp dự phòng:
* Dự phòng cấp 1:
Tuyên truyền vận động người già thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: ăn nhạt dưới 5gram muổi 1 ngày, lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe như an nhiều hoa quả và rau xanh, tránh ăn uống quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, không uống rượu bia, không hút thuốc lá và các chất kích thích khác...Khuyễn khích người già tham gia các câu lạc bộ sức khỏe người cao tuổi góp phần cải thiện sức khỏe như: tập khí công, thái cự quyền
* Dự phòng cấp 2:
Thường xuyên đo huyết áp và khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm để điều trị kịp thời, đúng phác đồ đề phòng
* Dự phòng cấp 3:
Điều trị có hiệu quả nhằm làm giảm sự tiến triển và đề phòng các biến chứng có thể xảy ra như: tai biễn, đột quỵphục hồi chức năng giảm thiểu những tổn thất về sức khỏe cho người bệnh, giảm thiểu gánh nặng cho gia đình và xã hội
3. Tình hình tử vong
3.1. Tử vong theo Giới:
Bảng phân bố tỷ lệ tử vong theo nhóm tuổi và theo giới:
Nhóm tuổi
0-5
6-14
15-49
50-60
>60
Tổng cộng
Tỷ lệ
Giới
Nam
1
2
5
3
22
33
63.5%
Nữ
1
1
3
1
13
19
36.5%
Tổng cộng
2
3
8
4
35
52
100%
35.5%
63.5%
- Tỷ lệ tử vong của nam giới là: Tổng số nam giới tử vongTổng số nam giới x 100
=333235 ×100=1.02%
- Tỷ lệ tử vong của nữ giới là: Tổng số nữ giới tử vongTổng số nữ giới x 100
= 193158 ×100=0.6%
So sánh tỷ lệ tử vong của 2 giới:
- Tỷ lệ tử vong vủa nam giới là 1.02%
- Tỷ lệ tử vong của nữ giới là 0.6%
Nhìn vào hai tỷ lệ trên ta thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa tỷ lệ tử vong của nam và nữ nhưng để biết được 2 tỷ lệ tử vong này có khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê hay không ta cần tiến hành kiểm định để so sánh 2 tỷ lệ này.
* Bước 1: Mô tả số liệu:
r1 = 33
n1 = 3235
p1 = r1/n1 = 33/3235 = 0.0102
r2 = 18
n2 = 3158
p2 = r2/n2 = 18/3158 = 0.006
* Bước 2: Giả định
Phân bố tử vong của xã xấp xỉ phân phối chuẩn
* Bước 3: Giả thuyết kiểm định:
- H0 : π1 = π2 = π
- HA: π1 # π2
* Bước 4: Chọn kiểm định:
Chọn kiểm định Z cho sự khác biệt 2 tỷ lệ.
* Bước 5: Chọn mức ý nghĩa:
- Phân bố chuẩn, kiểm định hai phía.
- Chọn mức ý nghĩa α = 0.05, tra bảng Z ð Ztb = 1.96
* Bước 6: Tính toán kiểm định:
Ta có: Z = p1-p2-(12n1+12n2)p1-p(1n1+1n2)
Trong đó: p = r1 + r2n1 + n2= 33 + 193235 + 3158 = 0.0081
Z = 0.0102-0.006-(12*3235+12*3158)0.00811-0.0081(13235+13158) = 1.7
* Bước 7: Kết luận:
Ztt= 1.7 < Ztb = 1.96 ð Không đủ bằng chứng để bác bỏ H0, tại mức ý nghĩa α = 0.05
Hay tỷ lệ tử vong của nam và nữ ở xã Kim Đường trong năm 2013 không có sự khác biệt với mức ý nghĩa α = 0.05
3.2. Tỷ lệ tử vong theo nhóm tuổi:
Nhóm tuổi
Giới
Tổng cộng
Nam
Nữ
0-5
1
1
2
6-14
2
1
3
15-49
5
3
8
50-60
3
1
4
>60
22
13
35
Tổng
33
19
52
- Tỷ lệ tử vong nhóm 0-5 tuổi là: Tổng số tử vong trong nhóm 0-5 tuổiTổng dân số 0-5 tuổi x 100
= 2482 x 100 = 0.415%.
- Tỷ lệ tử vong ở nhóm 6-15 tuổi là: Tổng số tử vong trong nhóm 6-14 tuổiTổng dân số 6-14 tuổi x 100
= 3918 x 100 = 0.327%.
- Tỷ lệ tử vong ở nhóm 15-49 tuổi là: Tổng số tử vong trong nhóm 15-49 tuổiTổng dân số 15-49 tuổi x 100
= 83548 x 100 = 0.225%.
- Tỷ lệ tử vong ở nhóm 50-60 tuổi là: Tổng số tử vong trong nhóm 50-60 tuổiTổng dân số 50-60 tuổi x 100
= 4814 x 100 = 0.491%.
- Tỷ lệ tử vong ở nhóm trên 60 tuổi là: Tổng số tử vong ở nhóm trên 60 tuổiTổng dân trên 60 tuổi x 100
= 35631 x 100 = 5.55%.
* Vẽ biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tử vong các nhóm tuổi trên:
5.55%
0.225%
0.491%
0.326%
0.415%
. Tỷ lệ tử vong thô:
- Theo thống kê xã báo cáo công tác dân số năm 2013, xã Kim Đường có 52 người chết.
- Tỷ lệ tử vong thô của xã Kim Đường là: Tổng số tử vong trong năm 2013Tổng dân trong năm 2013 x 100
= 526393 x 100 = 0.81%.
- Tỷ lệ tử vong thô của thành phố Hà Nội năm 2013 là: 0.74%.
(Theo số liệu trên trang web của cục thống kê Việt Nam năm 2013).
So sánh tỷ lệ tử vong thôn của xã Kim Đường có khác với tỷ lệ tử vong thô của thành phố Hà Nội hay không? Để trả lời câu hỏi ta cần tiến hành kiểm định để so sánh rồi rút ra kết luận.
* Mô tả số liệu:
p = 0.81
π = 0.74
n = 6393
* Giả định:
Phân phối tỷ lệ tử vong của xã Kim Đường xấp xỉ phân bố chuẩn.
* Giả thuyết kiểm định:
- H0: Tỷ lệ tử vong thô của xã Kim Đường và của thành phố Hà Nội là như nhau (π=0.74).
- HA: Tỷ lệ tử vong thô của xã Kim Đường và thành phố Hà Nội là khác nhau.
* Chọn kiểm định:
Chọn kiểm định Z cho một tỷ lệ.
* Chọn mức ý nghĩa:
- Phân bố chuẩn, kiểm định hai phía.
- Chọn mức ý nghĩa α = 0.05, tra bảng Z ð Ztb = 1.96
* Tính toán kiểm định:
Z = p-ππ1-π/n) = 0.81-0.740.741-0.74/6393 = 12.76
* Bước 7: Kết luận:
- Ztt = 12.76 > Ztb = 1.96 ð bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết HA tại mức ý nghĩa α = 0.05.
- Hay tỷ lệ tử vong thô của xã Kim Đường trong năm 2013 khác với tỷ lệ tử vong thô của toàn thành phố Hà Nội
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của Ủy ban nhân dân xã Kim Đường năm 2013.
2. Báo cáo tổng kết công tác Y tế của Trạm Y tế xã Kim Đường năm 2013.
3. Sổ khám bệnh của trạm Y tế xã Kim Đường năm 2013.
4. Báo cáo tổng kết công tác dân số của xã Kim Đường năm 2013.
5. Tài liệu môn học thống kê, dịch tễ học, tâm lý y học và y đức 1.
6. Thông tin từ các trang web và các tài liệu khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phung_xuan_duy_bai_tap_cong_dong_1_4482.doc