Bài tập hình sự bài tình huống số 1
TÌNH HUỐNG
Bài 1: A là lưu manh chuyên nghiệp, vì muốn chiếm đoạt tài sản của nhà ông B, A giả danh là bộ đội nghỉ phép lỡ tàu xin ngủ nhờ (nhà ông B gần nhà ga thị trấn, ông B sống một mình). Do hồi trẻ từng đi bộ đội, nên ông B đã tỏ ra thông cảm và đồng ý cho A ngủ nhờ. Nửa đêm, A lén thức dậy lấy chiếc đài nhỏ để trên nóc tủ nhà ông B cho vào hành lý của mình. Sau đó, A dùng con giao nhíp để nạy cửa tủ tìm tiền. Cánh của tủ bất ngờ bật tung phát ra tiếng động làm ông B tỉnh giấc, ông B phát hiện A đang lục lọi ngăn tủ, ông liền hô: “trộm, trộm, bắt lấy quân ăn trộm”. A lập tức lao tới giường bịt mồm ông B, ông B cố giẫy giụa, kêu lên: “Cứu tôi với, bắt lấy quân ăn trộm”. A thấy thế, A liền bóp cổ ông B đến khi ông nằm im mới thôi. Sau đó, A tiếp tục lục lọi ngăn tủ và lấy được 300.000 đồng. Ông B đã chết do bị ngạt.
Về vụ án này có các quan điểm sau:
1. A phạm tội cướp tài sản với tình tiết tăng nặng tại khoản 3 Điều 133 BLHS “làm người chết”.
2. A phạm tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp có tình tiết hành hung để tẩu thoát và tội giết người.
3. A phạm tội giết người và tội cướp tài sản.
Anh (chị) hãy cho biết:
a. Quan điểm nào đúng ? Tại sao ?
b. Xác định rõ tội danh và khung hình phạt mà anh (chị) định áp dụng với A trong trường hợp này ?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Câu a. Quan điểm nào đúng? Tại sao?
1. Quan điểm 3: “A phạm tội giết người và tội cướp tài sản” là đúng.
Hành vi của A có cấu thành đầy đủ của tội giết người và tội cướp tài sản. Hai tội phạm mà A phạm phải được quy định tại Khoản 1 Điều 93 và Khoản 2 Điều 133 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Thứ nhất: xét hành vi của A cấu thành nên tội cướp tài sản. Hành vi cấu thành tội cướp tài sản của A diễn ra qua hai giai đoạn:
Giai đoạn I: Xét hành vi của A từ đầu đến chi tiết: “Cánh của tủ bất ngờ bật tung phát ra tiếng động làm ông B tỉnh giấc, ông B phát hiện A đang lục lọi ngăn tủ, ông liền hô: “trộm, trộm, bắt lấy quân ăn trộm”.
* Xét về khách thể: Hành vi của A xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của ông B. Điều đó được thể hiện qua A muốn: “chiếm đoạt tài sản của nhà ông B”; và trong thực tế là A tìm mọi cách để chiếm đoạt được.
KẾT LUẬN
Việc xác định hành vi của người phạm tội thuộc vào tội phạm nào là không hề dễ dàng, đôi khi còn dẫn đến nhầm lẫn. Chẳng hạn như không dễ dàng chút nào trong việc phân biệt rạch ròi giữa hai điểm e và g của khoản 1 Điều 93 BLHS, thực tế có nhiều trường hợp phạm tội giết người như A mà cách giải quyết của Tòa án và Viện kiểm sát là khác nhau. Với vốn kiến thức ít ỏi của nhóm, chúng em làm bài không tránh được có những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn.
10 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3003 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập hình sự bài tình huống số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH HUỐNG
Bài 1: A là lưu manh chuyên nghiệp, vì muốn chiếm đoạt tài sản của nhà ông B, A giả danh là bộ đội nghỉ phép lỡ tàu xin ngủ nhờ (nhà ông B gần nhà ga thị trấn, ông B sống một mình). Do hồi trẻ từng đi bộ đội, nên ông B đã tỏ ra thông cảm và đồng ý cho A ngủ nhờ. Nửa đêm, A lén thức dậy lấy chiếc đài nhỏ để trên nóc tủ nhà ông B cho vào hành lý của mình. Sau đó, A dùng con giao nhíp để nạy cửa tủ tìm tiền. Cánh của tủ bất ngờ bật tung phát ra tiếng động làm ông B tỉnh giấc, ông B phát hiện A đang lục lọi ngăn tủ, ông liền hô: “trộm, trộm, bắt lấy quân ăn trộm”. A lập tức lao tới giường bịt mồm ông B, ông B cố giẫy giụa, kêu lên: “Cứu tôi với, bắt lấy quân ăn trộm”. A thấy thế, A liền bóp cổ ông B đến khi ông nằm im mới thôi. Sau đó, A tiếp tục lục lọi ngăn tủ và lấy được 300.000 đồng. Ông B đã chết do bị ngạt.
Về vụ án này có các quan điểm sau:
A phạm tội cướp tài sản với tình tiết tăng nặng tại khoản 3 Điều 133 BLHS “làm người chết”.
A phạm tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp có tình tiết hành hung để tẩu thoát và tội giết người.
A phạm tội giết người và tội cướp tài sản.
Anh (chị) hãy cho biết:
Quan điểm nào đúng ? Tại sao ?
Xác định rõ tội danh và khung hình phạt mà anh (chị) định áp dụng với A trong trường hợp này ?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Câu a. Quan điểm nào đúng? Tại sao?
1. Quan điểm 3: “A phạm tội giết người và tội cướp tài sản” là đúng.
Hành vi của A có cấu thành đầy đủ của tội giết người và tội cướp tài sản. Hai tội phạm mà A phạm phải được quy định tại Khoản 1 Điều 93 và Khoản 2 Điều 133 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Thứ nhất: xét hành vi của A cấu thành nên tội cướp tài sản. Hành vi cấu thành tội cướp tài sản của A diễn ra qua hai giai đoạn:
Giai đoạn I: Xét hành vi của A từ đầu đến chi tiết: “Cánh của tủ bất ngờ bật tung phát ra tiếng động làm ông B tỉnh giấc, ông B phát hiện A đang lục lọi ngăn tủ, ông liền hô: “trộm, trộm, bắt lấy quân ăn trộm”.
* Xét về khách thể: Hành vi của A xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của ông B. Điều đó được thể hiện qua A muốn: “chiếm đoạt tài sản của nhà ông B”; và trong thực tế là A tìm mọi cách để chiếm đoạt được.
* Xét về mặt khách quan: Để xâm hại đến khách thể đã nêu trên, A có thể đã lựa chọn những hành vi như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ... để tác động lên quan hệ nhân thân của ông A, cụ thể là làm cho ông A không thể chống cự được từ đó A chiếm đoạt dễ dàng tài sản. Nhưng A là một tên: “lưu manh chuyên nghiệp”, A biết như thế sẽ rất manh động và dễ dàng bị người khác phát hiện, như vậy không những sẽ không chiếm đoạt tài sản của ông B mà còn nhanh chóng bị bắt. Lợi dụng ông B đã già cả và ông B sống một mình, A đã lựa chọn cách là: “giả danh là bộ đội nghỉ phép lỡ tàu xin ngủ nhờ”, vì nhà ông B ở gần nhà ga thị trấn. Qua đó, A có thể tiếp cận ông B mà không bị nghi ngờ gì, rồi sau đó có điều kiện thuận lợi sẽ thực hiện hành vi của mình với mục đích chiếm đoạt tài sản của ông B. Kế hoạch trên của A càng gặp thuận lợi khi: “Do hồi trẻ từng đi bộ đội, nên ông B đã tỏ ra thông cảm và đồng ý cho A ngủ nhờ”. Đến đây, A đã hoàn thành được một phần quan trọng trong kế hoạch của mình, việc chiếm đoạt tài sản của A đã trở nên thuận lợi. Sau khi đã tiếp cận được dễ dàng, A tiếp tục lợi dụng thời gian là lúc nửa đêm – khi ông B đã đi ngủ, A đã thức dậy để thực hiện hành vi để chiếm đoạt tài sản của ông B.
Như vậy, A đã có ý thức là sẽ che giấu hành vi của mình đối với ông B ngay từ khi lập kế hoạch, điều đó giải thích vì sao A thực hiện nó trong thực tế. Hành vi lén lút của A không những đã loại bỏ được sự cảnh giác của ông A mà còn loại bỏ được các nguy cơ khác đem tới. Hành vi của A đã đạt được hiệu quả nhất định khi A “lấy chiếc đài nhỏ để trên nóc tủ nhà ông B cho vào hành lý của mình”, mà không bị ông B phát hiện.
* Xét về mặt chủ quan: Như đã phân tích trong phần mặt khách quan, hành vi của A đã được thực hiện theo từng bước theo một kế hoạch cụ thể. Để lập được kế hoạch này thì buộc A phải có những sự tính toán, cân nhắc từ trước. Như vậy, lỗi của A ở đây là lỗi cố ý trực tiếp. Mọi hành vi của A như đã phân tích ở trên chỉ nhằm một mục đích – chiếm đoạt được tài sản của gia đình ông B.
Tính cho đến đây thì hành vi của A đã có đầy đủ dấu hiệu cấu thành nên tội trộm cắp tài sản (Điều 138 - BLHS)
Giai đoạn II: Xét hành vi của A trong các tình tiết còn lại.
* Xét về khách thể: Hành vi của A ở giai đoạn này đã xâm phạm cùng lúc tới 02 quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ: quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Quan hệ nhân thân: “Ông B đã chết do bị ngạt”. Quan hệ tài sản: “A lấy được 300.000 đồng”.
* Xét về mặt khách quan: Tài sản “chiếc đài nhỏ” có giá trị không lớn nên A đã tiếp tục thực hiện hành vi lén lút của mình để tiếp tục chiếm đoạt được tài sản của ông B – với hi vọng sẽ chiếm đoạt được tài sản có giá trị lớn hơn. “A dùng con giao nhíp để nạy cửa tủ tìm tiền” – thông thường mọi người hay cất tiền vào tủ nên A phán đoán ông B cũng cất tiền vào tủ, từ đó thực hiện hành động nạy cửa tủ để tìm kiếm. Khi đang thực hiện hành vi của mình thì đã xảy ra một sự kiện bất ngờ - nằm ngoài ý muốn chủ quan của A, “cánh của tủ bất ngờ bật tung phát ra tiếng động”. Từ sự kiện trên đã dẫn đến việc ông B tỉnh giấc và phát hiện ra hành vi trái pháp luật của A – xâm phạm đến tài sản của ông. Để bảo vệ tài sản của mình ông B đã hô: “trộm, trộm, bắt lấy quân ăn trộm” – qua đó khẳng định và thực hiện quyền của mình đối với tài sản. Hành động trên của ông B ngay lập tức có tác dụng khi đã ngăn chặn được tức khắc hành vi “lục lọi ngăn tủ” của A từ đó có khả năng bảo vệ được tài sản nếu tiếng hô của ông được mọi người nghe thấy và tới trợ giúp. A cũng đã nhận biết được khả năng đó nên nhanh chóng dùng hành động của mình để khống chế ông B:“A lập tức lao tới giường bịt mồm ông B” – ngăn không cho ông B tiếp tục hô. Sự ngăn chặn trên của A là không đủ mạnh, ông B “cố giẫy giụa, kêu lên: “Cứu tôi với, bắt lấy quân ăn trộm””. Như vậy, khả năng A bị những người khác phát hiện vẫn còn. A lập tức “bóp cổ ông B đến khi ông B nằm im”, A đã có hành vi dùng vũ lực, trực tiếp và nhanh chóng, để loại bỏ sự chống cự của ông A. Việc ông B bị bóp cổ cho tới khi nằm im cho thấy ông B đã không còn khả năng thực tế bảo vệ được tài sản của mình nữa. Sau khi làm cho ông B không thể chống cự được nữa thì A tiếp tục quay lại thực hiện tiếp hành vi của mình nhằm chiếm đoạt tài sản: “A tiếp tục lục lọi ngăn tủ và lấy được 300.000 đồng”.
Tính từ thời điểm “ông B phát hiện A đang lục lọi ngăn tủ”, việc “A lập tức lao tới giường bịt mồm ông B” đã làm thay đổi hoàn toàn tính chất nguy hiểm trong hành vi của A. Chủ tài sản (ông B) đã thể hiện được quyền chiếm hữu của mình đối với tài sản mà A định chiếm đoạt. Tính đến đây A hoàn toàn đã không che giấu được hành vi phạm pháp của mình, nên hành vi của A đã không còn có tính chất lén lút nữa. Thay cho sự lén lút, A đã ngay lập tức dùng vũ lực. Ý nghĩa trong việc dùng vũ lực của A là A ngăn cản sự chống cự của ông B – ông B bảo vệ tài sản của mình và làm mất đi khả năng bị người khác phát hiện – từ đó tiếp tục che giấu hành vi của mình với người khác. Việc dùng vũ lực này của A là bước ngoặt quan trọng để chuyển hóa tính ít nguy hiểm trong hành vi của A sang sự nguy hiểm đáng kể với xã hội. Hành vi trộm cắp tài sản của A đã chuyển hóa thành hành vi cướp tài sản. Như vậy, với hành động: dùng vũ lực làm cho người khác lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì tội cướp tài sản của A đã hoàn thành.
* Xét về mặt chủ quan: lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích vẫn như ban đầu là chiếm đoạt được tài sản của gia đình ông B.
Qua các phân tích ở trên, ta thấy hành vi của A mang đầy đủ cấu thành của tội cướp tài sản (Điều 133 - BLHS)
Thứ hai: Xét hành vi của A cấu thành nên tội giết người.
* Khách thể: mà hành vi của A xâm hại là quan hệ nhân thân – tính mạng, sức khỏe ... của ông B.
* Xét về mặt khách quan: Để xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng ... của ông B thì nhất thiết A phải thực hiện hành động mang tính chất vũ lực như: dùng dao đâm, chém, dùng súng bắn ... Trong trường hợp này A đã lựa chọn hành động bóp cổ ông B. Việc A bóp cổ ông B sẽ làm chẹn khí quản, qua đó cơ thể ông B sẽ mất đi sự cung cấp ôxi thông qua việc không khí không thể đi vào phổi. Nếu thời gian bóp cổ càng lâu thì khả năng ông B bị tử vong càng lớn và ngược lại. Nhưng hậu quả ngay tức khắc của việc bóp cổ trong thời gian tương đối dài là làm nạn nhân mất đi sự tỉnh táo, cơ thể sẽ không còn khả năng kháng cự một cách mạnh mẽ ... nhất là đối với một người già yếu như ông B. Trong tình huống này thì dưới tác động của việc bóp cổ, ông B đã nằm im, sau đó ông B đã chết do ngạt thở. Như vậy, hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả đó là ông B mất đi khả năng chống cự tức thời và sau là ông B đã chết.
* Về mặt chủ quan: Ban đầu khi ông B hô lên “trộm, trộm, bắt lấy quân ăn trộm”, A đã lao ngay tới dùng tay bịt mồm ông B. Hành vi này của A xuất phát từ sự sợ tiếng hô của ông B làm người khác phát hiện ra từ đó A có thể bị bắt. Nhưng do có tác động không mạnh qua đó ông B giẫy dụa được và kêu lên: “Cứu tôi với, bắt lấy quân ăn trộm”. Như vậy, đối với A nguy hiểm vẫn còn, A phải bằng mọi cách để làm giảm bớt đi sự nguy hiểm cho mình. A đã lựa chọn cách là nhanh chóng bóp cổ ông B – A đã thực hiện được ý muốn chủ quan của mình là làm ông B không chống cự được nữa, không kêu lên được nữa.
Giữa thời điểm A bị ông B phát hiện và thời điểm A có hành vi bóp cổ ông B đã có một khoảng thời gian nhất định để A cân nhắc và xem xét lựa chọn hành vi của mình cho phù hợp. A đã lựa chọn việc giết ông B.
Thứ nhất là để ông B không la lên được: A sẽ không bị phát hiện ngay tức khắc, tiếp tục thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản của mình.
Thứ hai: sau khi thực hiện xong hành vi, khả năng tìm được A sẽ không dễ dàng do khi ông B chết sẽ không có ai làm chứng, chứng minh A có hành vi phạm pháp do chỉ có ông B nhìn thấy A. A vừa che giấu, tạo điều kiện cho hành vi chiếm đoạt tài sản của mình.
Như vậy, việc A giết ông B là hoàn toàn do lỗi cố ý trực tiếp, chứ không phải lỗi vô ý. Thực tế sau đó A đã có hành vi trộm cắp sau đó chuyển hoá thành tội cướp tài sản.
Tóm lại, A đã phạm tội giết người.
Với những phân tích ở trên, ta có thể thấy, A phạm vào 2 tội: tội giết người và tội cướp tài sản.
2. Hai quan điểm còn lại là chưa chính xác.
Hai quan điểm này đều chưa chính xác, lý do như sau.
Quan điểm 1: A phạm tội cướp tài sản với tình tiết tăng nặng tại khoản 3 Điều 133 BLHS “làm người chết”.
Quan điểm này sai. Bởi vì:
A phạm tội cướp tài sản là đúng nhưng nếu nói A có thêm tình tiết tăng nặng là làm chết người thì chưa chính xác. Ở đây, ta xét đến vấn đề lỗi trong hai trường hợp: giết người và cướp tài sản mà dẫn đến hậu quả là chủ tài sản chết.
Thực tế, khi người phạm tội phạm vào tội cướp nhưng có hành vi làm chết người với lỗi cố ý được các nhà làm luật coi đó là cấu thành 2 tội: tội giết người và tội cướp tài sản. Mặc dù trong hành vi cướp luôn hàm chứa khả năng gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của nạn nhân, nếu chỉ gây ra thương tích thì Luật hình sự cũng vẫn coi như việc gây thương tích đó là sự tăng lên đáng kể của khả năng gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, nên chỉ xem đó là các tình tiết tăng nặng tại các khoản 3, 4 của tội cướp tài sản. Nhưng một khi đã có hậu quả chết xảy ra do lỗi cố ý, thì không thể coi việc tước đoạt tính mạng đó chỉ là sự tăng lên đáng kể của khả năng gây thiệt hại nữa, mà lúc này, về tính chất nghiêm trọng của mà luật thấy cần thiết phải xét xử thành một tội riêng biệt, hoàn toàn độc lập với tội cướp tài sản.
Trong trường hợp giết người thì lỗi của A là cố ý. Như đã phân tích ở trên thì hành vi của A có đầy đủ các dấu hiệu của lỗi cố ý trực tiếp. Nếu như chỉ để khống chế ông B thì A có thể trói ông B lại, lấy giẻ bịt mồm. Nhưng do ông B đã thấy mặt của A nên A đã giết chết ông B để ông không còn khả năng tố giác A. Lỗi của A khác hoàn toàn so với trường hợp cướp tài sản mà dẫn đến hậu quả chủ tài sản chết. Nếu chỉ là khống chế ông B để tiếp tục chiếm đoạt tài sản thì lỗi của A chỉ là lỗi vô ý. Lỗi vô ý này xuất phát từ ý muốn chủ quan của A là chỉ muốn chiếm đoạt tài sản và không có thời gian để cân nhắc hành vi. Ở đây A đã có đủ thời gian cân nhắc nhưng A vẫn thực hiện hành vi bóp cổ qua đó giết chết ông B. Vậy A không thể phạm tội cướp tài sản với tình tiết tăng nặng tại khoản 3 Điều 133 BLHS “làm người chết”.
Quan điểm 2: A phạm tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp có tình tiết hành hung để tẩu thoát và tội giết người.
Quan điểm này sai. Bởi vì:
Quan điểm cho rằng A phạm tội giết người là đúng. Nhưng quan điểm cho rằng A phạm tội trộm cắp tài sản có tình tiết tăng nặng là hành hung để tẩu thoát là không đúng.
Hành hung để tẩu thoát là trường hợp người phạm tội có hành vi dùng sức mạnh chống lại việc bắt giữ để tẩu thoát. Việc chống trả này không đòi hỏi có gây thương tích đáng kể hay không. Mục đích của việc chống trả là nhằm tẩu thoát. Trong trường hợp này A không có ý định tẩu thoát, cũng như mục đích của A không phải chạy trốn mà là ngăn cho ông B không la lên nữa để A không bị phát hiện và mục đích nữa là chiếm đoạt được tài sản.
Tóm lại, A phạm tội giết người và tội cướp tài sản.
Câu b. Xác định rõ tội danh và khung hình phạt mà anh (chị) định áp dụng với A trong trường hợp này?
Như đã trình bày ở câu a, hành vi của A cấu thành hai tội đó là tội cướp tài sản và tội giết người.
* Tội cướp tài sản:
Hành vi của A trong tình huống này thỏa mãn các dấu hiệu trong CTTP của tội Cướp tài sản.
Ngoài ra chúng ta có thể thấy được đặc điểm nhân thân của A đó là: A là lưu manh chuyên nghiệp. Việc A trộm cắp tài sản đã được vạch kế hoạch từ trước, rõ ràng, có sự cân nhắc nên ta có thể xác định A chuyên đi trộm cướp như là một nghề để kiếm sống, là thu nhập chính của A.
Vậy, A phạm tội cướp tài sản với tình tiết tăng nặng “Có tính chất chuyên nghiệp ”quy định tại: Điểm b Khoản 2 Điều 133 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.
* Tội giết người:
Với hành vi của A thì A phạm tội theo điểm g khoản 1 Điều 93 – BLHS. Bởi vì:
Hành vi giết người của A đã quá rõ ràng và được phân tích kĩ trên câu a. Hành vi bóp cổ ông B cho đến khi ông B nằm im mới thôi đã thỏa mãn các dấu hiệu trong CTTP của tội giết người.
Mặt khác, đây là trường hợp giết người mà động cơ thúc đẩy người phạm tội có hành vi giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác. Tội phạm khác mà người giết người muốn thực hiện hoặc che giấu có thể là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc là tội đặc biệt nghiêm trọng, có thể một mình thực hiện hoặc thực hiện với đồng phạm.
Trở lại ví dụ trên, do khi cạy tủ gây tiếng động làm ông B tỉnh giấc và ông B đã phát hiện ra A đang lục lọi đồ đạc của mình. Ông B lập tức hô lên khiến A có thể nhận thấy được khả năng hành vi trái pháp luật của mình bị phát giác là rất cao. A lao tới giường bịt mồm ông B, và tiếp tục dùng vũ lực để khống chế khả năng chống cự của ông B bằng việc “bóp cổ ông B đến khi ông nằm im mới thôi”. Xét tới mối quan hệ nhân quả thì chính hành vi bóp cổ ông B của A trực tiếp dẫn tới cái chết của ông B. Việc A giết ông B nhằm vào mục đích loại bỏ khả năng kêu cứu những người xung quanh của ông B – qua đó A có thể che giấu hành vi trộm cắp của mình. Đồng thời, cũng tạo tiền đề để A dễ dàng “tiếp tục lục lọi ngăn tủ” của ông B và lấy đi 300.000 đồng. A giết người còn nhằm để thực hiện một tội phạm khác – tội Cướp tài sản. Ở đây, tội giết người mà A đã thực hiện có quan hệ mật thiết với hành vi của A trước đó và tội phạm mà A tiếp tục thực hiện.
Do đó, A phạm tội giết người được quy định tại khoản 1 điều 93 với tình tiết định khung tăng nặng đó là điểm g “Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác”.
Với việc A phạm Tội giết người theo điểm g khoản 1 Điều 93 BLHS và phạm Tội cướp tài sản theo điểm b khoản 2 Điều 133 BLHS thì khung hình phạt có thể áp dụng với A được xác định như sau:
Giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS thì người phạm tội sẽ phải chịu mức án từ 12 đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Cướp tài sản theo khoản 2 Điều 133 BLHS thì người phạm tội sẽ phải chịu mức án từ 7 điến 15 năm tù.
Nếu đối với tội giết người của A mà Tòa án tuyên tù có thời hạn thì hình phạt chung dành cho A sẽ bị phạt tù có thời hạn không quá 30 năm. (Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 BLHS)
Nếu đối với tội giết người của A mà Tòa án tuyên tù chung thân hoặc tử hình, thì hình phạt chung dành cho A là tù chung thân hoặc tử hình. (Theo quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 50 BLHS)
KẾT LUẬN
Việc xác định hành vi của người phạm tội thuộc vào tội phạm nào là không hề dễ dàng, đôi khi còn dẫn đến nhầm lẫn. Chẳng hạn như không dễ dàng chút nào trong việc phân biệt rạch ròi giữa hai điểm e và g của khoản 1 Điều 93 BLHS, thực tế có nhiều trường hợp phạm tội giết người như A mà cách giải quyết của Tòa án và Viện kiểm sát là khác nhau. Với vốn kiến thức ít ỏi của nhóm, chúng em làm bài không tránh được có những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập hình sự bài tình huống số 1.doc