Bài tập học kì hình sự module 2 về lừa đảo chiếm đoạt tài sản
ĐỀ BÀI D bàn với T ý định thuê xe ô tô đem đặt cầm đồ để lấy tiền và nhờ T dẫn đi thực hiện. T đưa D đến thuê ô tô của A. Sauk hi thuê được xe, T và D gặp H để đặt xe, nói cần 80 triệu đồng để làm ăn, mấy ngày sau sẽ trả, có xe ô tô của T để lại làm tin. H xem giấy tờ xe ô tô thấy không phải T đứng tên chủ sở hữu nên hỏi: “Chủ xe là ai” thì T nói mua xe trả góp nên chưa có bản chính giấy đăng kí, H đồng ý, D viết giấ vay của H 80 triệu đồng. Số tiền này, D mang đi cá độ bong đá và thua hết. Hết thời hạn thuê xe, A đòi xe thì D thú nhận đã đặt xe cho H. Anh (chị) hãy: 1. Xác định tội danh cho hành vi của D và T. 2. Chiếc xe ô tô trong vụ án được giải quyết thế nào?
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3731 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập học kì hình sự module 2 về lừa đảo chiếm đoạt tài sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xác định tội danh cho hành vi của D và T
D có ý định thuê xe ôtô để đem đi cầm đồ lấy tiền, có bàn bạc với T và cũng nhờ T dẫn đi thuê xe. T đã dẫn D đến thuê xe của A và sau đó đem đến cửa hàng của H để cầm đồ. H có hỏi về giấy tờ xe thì T có nói mua xe trả góp nên chưa có bản chính giấy đăng ký. Trong hành vi do D và T thực hiện đã có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại điều 139 BLHS 1999.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản người khác bằng thủ đoạn gian dối.
Về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu. Trong trường hợp này thì khách thể của tội phạm do D và T thực hiện là quan hệ sở hữu của A đối với chiếc xe ôtô và quan hệ sở hữu của H đối với số tiền 80tr mà D và T vay.
Đối tượng tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng giống với đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu khác đó là tài sản. Cụ thể ở đây là chiếc xe ôtô của A mà D và T đã đến thuê để đem đi cầm đồ đồng thời là số tiền 80 triệu mà H đã cho D và T vay thông qua biện pháp bảo đảm là cầm cố chiếc xe ôtô.
Về mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan:
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cấu thành khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:
Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 500.000 đồng trở lên;
Gây hậu quả nghiêm trọng;
Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt;
Đã bị kết án về tội chiếm đoạt và chưa được xóa án tích.
Hành vi của D và T đã thỏa mãn dấu hiệu thứ nhất của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản (chiếc xe ôtô và số tiền H cho D và T vay có trị giá lớn hơn 500.000 đồng).
Theo quy định trên thì hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm hai hành vi khác nhau. Đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Giữa hai hành vi này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hành vi lừa dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối.
Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật.
Xét về mặt khách quan, hành vi lừa dối là hành vi đưa ra những thông tin giả. Về mặt chủ quan, người phạm tội biết đó là thông tin giả nhưng mong muốn người khác tin đó là sự thật. Ở đây, D và T hoàn toàn biết những thông tin mình đưa ra là giả nhưng vẫn mong muốn A tin để cho thuê xe. Vì thế hành vi của D và T chính là hành vi lừa dối. Hành vi lừa dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể thực hiện qua lời nói, qua việc xuất trình giấy tờ sai sự thật hoặc qua những việc làm cụ thể. Theo đề bài thì cách thức thực hiện hành vi của D và T là thông qua lời nói.
Hành vi lừa dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện nhằm thực hiện việc chiếm đoạt. Những hành vi lừa dối nhằm mục đích khác dù mục đích này có tính tư lợi cũng không phải là hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hành vi chiếm đoạt là hành vi làm cho chủ tài sản mất tài sản đồng thời tạo cho người phạm tội có tài sản đó.
Hình thức thể hiện của hành vi ở đây là việc nhận tài sản từ người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin mà D và T đưa ra nên A đã giao chiêc xe ô tô cho họ và cũng vì tin vào những thông tin của D và T mà H cũng bị lừa dối dẫn đến việc cho D và T vay 80 triệu. Khi nhận được tài sản là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được tài sản định chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất khả năng làm chủ tài sản đó trên thực tế. Tội lừa đảo được coi là hoàn thành ở thời điểm người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Nghĩa là tội phạm do D và T thực hiện đã ở giai đoạn tội phạm hoàn thành.
Hậu quả:
Vì cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là cấu thành hình thức nên hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên việc xác định hậu quả của tội phạm cũng có ý nghĩa trong việc định tội cũng như quyết định hình phạt cho D và T.
Hậu quả do hành vi cuả D và T gây ra là những thiệt hại cho quan hệ sở hữu thể hiện dưới dạng thiệt hại về vật chất. Chiếc ô tô của A đã bi sử dụng trái với mục đích mà A vói D và T đã thỏa thuận. Còn số tiền 80 triệu của H cho D và T vay bi mất do D cá độ bóng đá thua.
Quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả:
Quan hệ nhân quả là dạng của mối liên hệ giữa các hiện tượng, trong đó hiện tượng được gọi là nguyên nhân với những điều kiện nhất định đã làm phát sinh hiện tượng khác được gọi là kết quả.
Trong trường hợp này, hành vi nói dối để thuê chiếc xe ô tô và việc A cho thuê xe có mối quan hệ nhân quả với nhau. Tương tự như vậy việc đưa ra thông tin sai sự thật để vay 80 triệu của D và T cũng có mối quan hệ nhân quả với việc H đã cho vay tiền.
Về mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của D và T khi thực hiện tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
- Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi của mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó. Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là sự nhận thức được tính chất gây thiệt hại cho xã hội của hành vi đang thực hiện trên cơ sở nhận thức những tình tiết khác quan của nó. D và T nhận thức rõ được tính chất nguy hiểm của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của mình là nguy hiểm cho xã hội và cũng nhận thức được hậu quả do hành vi đó gây ra.
- Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh, có nghĩa là hậu quả của hành vi phạm tội mà người phạm tội đã thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích. Ở đây D và T mong muốn mình chiếm đoạt được chiếc xe ô tô của A đồng thời vay được tiền của H. Hậu quả này phù hợp với mục đích khi thực hiện hành vi phạm tội của D và T.
Động cơ và mục đích phạm tội của D và T có tính tư lợi. T vì muốn giúp D còn D vì muôn có tiền tiêu.
Về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chủ thể thường. Những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội phạm.
Đề bài không ghi rõ độ tuổi của D và T nhưng giả thiêt rằng D và T có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên.
Đối với trường hợp D và T chưa đủ 14 tuổi thì D và T không phải chịu trách nhiệm hình sự về bất kỳ tội phạm nào. Trong trường hợp D và T từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng do cố ý.
Thêm vào đó, cần xác định hành vi do D và T cùng thực hiện có là đồng phạm hay không.
“Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” (điều 20 BLHS 1999).
Về mặt khách quan thì đồng phạm đòi hỏi hai dấu hiệu:
- Có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm.
- Những người này phải cùng thực hiện tội phạm.
Ở đây, D va T đều có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm và đã cùng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A và H.
Về mặt chủ quan đòi hỏi những người phạm tội phải thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.
Về lí trí, mỗi người đều phải biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng mình. D và T đều nhận thức được hành vi mà mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội đồng thời cũng biết rõ hành vi của người kia có tính nguy hiểm nhưng vẫn thực hiện.
Về ý chí, những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh. D và T cùng nhau thực hiện hành vi mong lừa dối được A để A cho thuê xe và lừa dối H để có thể chiếm đoạt tiền của H.
Như vậy:
D và T là đồng phạm trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 139 BLHS 1999.
2. Xác định tội danh cho hành vi của H.
Hành vi của H đã thỏa mãn các dấu hiệu được phản ánh trong cấu thành tội phạm của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy định tại điều 250 BLHS 1999.
“ Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi của người không hứa hẹn trước mà chứa chấp , tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.
Về khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm đến trật tự công cộng và trật tự pháp luật XHCN.
Đối tượng tác động của tội phạm là tài sản do người khác phạm tội mà có. Cụ thể trong trường hợp này thì đối tượng tác động của tội phạm do H thực hiện là chiếc ô tô do D và T phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà có.
Về mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan:
Hành vi chứa chấp hay tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có chỉ bị coi là tội phạm khi hành vi đó thực hiện mà không có sự thỏa thuận hay hứa hẹn trước. Giữa H và D, T không có hứa hẹn trước. Sau khi thực hiện tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A, D và T mang xe ô tô đến để cầm cố, vay 80 triệu của H.
Mặt khác người phạm tội cũng biết rõ rằng tài sản mà mình tiêu thụ là tài sản do người khác phạm tội mà có. Hành vi phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có thể thể hiện bằng nhiều dạng hành vi khác nhau. Trong trường hợp phạm tội của H, hành vi phạm tội của H thể hiện dưới dạng hành vi chuyển đổi tài sản do phạm tội mà có lấy tài sản hợp pháp (nhận cầm cố chiếc xe ô tô do D và T phạm tội mà có để cho họ vay 80 triệu). Đây là dạng hành vi cấu thành nên tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Hậu quả:
Tội phạm có cấu thành hình thức nên hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên việc xác định hậu quả là rất cần thiết đối với việc định tội và quyết định hình phạt.
Việc H nhận cầm cố chiếc xe ô tô do D và T phạm tội mà có trước hết đã gây thiệt hại về vật chất cho A, tiếp đó là làm cho quá trình diều tra tội phạm của D và T thêm những khó khăn nhất định.
Quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả:
Hành vi nhận cầm cố chiếc xe ô tô của H và hậu quả xảy ra có quan hệ nhân quả với nhau.
c. Về mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thực hiện hành vi với lỗi cố ý, tức là biết rõ tài sản mà mình tiêu thụ là tài sản do người khác phạm tội mà có.
H đã thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp. Nghĩa là H nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì đối với tài sản là động sản có đăng ki thì khi nhận cầm cố phải yêu cầu người cầm cố giao cả giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu. Trong trường hợp này D và T không đưa giấy tờ có liên quan đến việc chứng minh quyền sở hữu chiếc xe ô tô nhưng H vẫn nhận cầm cố. Như thế H đã làm trái với quy định của BLDS.Việc H có hỏi về chủ sở hữu của chiếc xe đã chứng tỏ H có nghi ngờ và cân nhắc được hậu quả xảy ra nhưng cuối cùng vẫn cho D và T vay tiền chứng tỏ H đã thực hiện hành vi với lỗi cố ý gián tiếp.
Về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
Như vậy:
Thông qua các phân tích trên đây ta có thể xác định tội danh cho H là đã phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, xử lý theo Điều 250 BLHS 1999.
Chiếc xe ôtô trong vụ án này được giải quyết như thế nào?
Để bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản của mình, pháp luật đã quy định một cách rõ ràng về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự 2005.
Điều 255 BLDS 2005 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại…”
Như vậy, chủ sở hữu của chiếc xe ôtô là A có quyền được pháp luật bảo vệ quyền sở hữu đối với chiếc xe ôtô của mình.
Theo điều 256 BLDS 2005 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc sở hữu của mình phải trả lại tài sản đó…”
D, T và H đã bị kết tội về hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản chiếc ô tô của A một cách bất hợp pháp nên A hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án buộc họ phải trả lại chiếc ô tô cho mình.
Như vậy, chiếc ô tô trong vụ án nêu trên được trả lại cho chủ sở hữu của nó là A.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập học kì hình sự module 2 về lừa đảo chiếm đoạt tài sản.doc