Bài tập học kì môn luật hình sự 1 về vụ án hiếp dâm

Đề bài: A làm quen với B trên mạng. Sau vài lần trò chuyện, A ngỏ lời yêu B và hẹn B đi chơi, B nhận lời. Được B nhận lời mời đi chơi, A có ý định hiếp dâm B và gọi điện cho N, V, Q và rủ ba tên cùng thực hiện tội phạm. Sau khi đưa nạn nhân đến chỗ vắng, cả bốn tên thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm nạn nhân nhiều lần. 1/ Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự, hãy phân loại tội phạm đối với tội hiếp dâm. Giải thích? 2/ Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm. 3/ Tội hiếp dâm là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức? Giải thích? 4/ Hành vi hiếp dâm của A, V, N, Q có phải là hành vi đồng phạm không? Giải thích? 5/ Hãy xác định loại người đồng phạm trong vụ án. Giải thích? 6/ Giả thiết Q chỉ có hành vi giữ tay chân B để 3 tên A, N, V giao cấu với nạn nhân. Có ý kiến cho rằng A, N, V là người thực hành, còn Q là người giúp sức. Vậy ý kiến của anh chị thế nào? Giải thích rõ tại sao? A.LỜI NÓI ĐẦU: Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, tuy nhiên, so với nam giới, họ vẫn còn phải chịu nhiều thiệt thòi. Trong tình trạng nghèo khổ, phụ nữ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất về ăn uống, sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, cơ hội có việc làm và các nhu cầu khác. Bên cạnh đó, phụ nữ còn phải gánh chịu những khó khăn khác do việc họ trở thành nạn nhân của tội phạm. Trước hết phải kể đến các tội phạm xâm hại về tình dục mà điển hình là tội hiếp dâm. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1999. 2. Đinh Văn Quế (Thạc sĩ luật học, Tòa án nhân dân tối cao), Bình luận khoa học BLHS – Phần các Tội phạm, Tập 1, (Bình luận chuyên sâu), Nxb. TPHCM, Hà Nội, 2002. 3. Học viện cảnh sát nhân dân – Thạc sĩ luật học: Phùng Văn Ngân, Hỏi và trả lời về Luật hình sự Việt Nam, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2004. 4. Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hình sự (Phần chung), Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2005, 2007. 5. Luật gia: Hoàng Hoa Sơn, Hỏi đáp về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2006. 6. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa – PGS.TS. Lê Thị Sơn. Từ điển pháp luật hình sự, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006. 7. TS. Phùng Thế Vắc – TS. Trần Văn Luyện – Luật sư. Th.S Phạm Thanh Bình – Th.S Nguyễn Đức Mai – Th.S Nguyễn Sĩ Đại – Th.S Nguyễn Mai Bộ, Bình luận khoa học BLHS 1999 (Phần các tội phạm), Nxb. CAND, Hà Nội, 2001. 8. Trường Đại học Luật Hà Nội – Trần Quang Tiệp, Đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2000. 9. Trường Đại học Luật Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Các loại người đồng phạm và trách nhiệm hình sự của họ, Bắc Ninh, 1997. 10. TS. Trần Minh Hưởng, Hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (thực hiện từ 01/01/2010), Nxb. Lao động, Hà Nội, 2009. 11. Tạp chí Luật học, số 1/ 1995, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khái niệm người thực hiện tội phạm và khái niệm người đồng phạm. 12. Tạp chí Luật học, số 3/ 1998, Trường Đại học Luật Hà Nội, Về các giai đoạn thực hiện hành vi đồng phạm. 13. Tạp chí kiểm sát, số 13/ 2009, Trường Đại học Luật Hà Nội, Một số vấn đề về tội hiếp dâm. http: //www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com http: //www.laws.gov.vn MỤC LỤC A: LỜI NÓI ĐẦU 1 B: NỘI DUNG 1 I. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội hiếp dâm 1 II. Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án 3 III. Tội hiếp dâm là tội có cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức? Giải thích rõ tại sao 4 IV. A, N, V, Q có phải là những người đồng phạm không? Giải thích rõ tại sao 5 V. Hãy xác định loại người đồng phạm trong vụ án và giải thích rõ tại sao 6 VI. Giả thiết Q chỉ có hành vi giữ tay chân B để 3 tên A, N, V giao cấu với nạn nhân. Có ý kiến cho rằng A, N, V là người thực hành, còn Q là người giúp sức. Vậy ý kiến của anh chị thế nào? Giải thích rõ tại sao 7 C: KẾT LUẬN 8 CHÚ THÍCH MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT 1. BLHS: Bộ luật hình sự 2. CTTP: Cấu thành tội phạm 3. XHCN: Xã hội chủ nghĩa

doc12 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5909 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập học kì môn luật hình sự 1 về vụ án hiếp dâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: A làm quen với B trên mạng. Sau vài lần trò chuyện, A ngỏ lời yêu B và hẹn B đi chơi, B nhận lời. Được B nhận lời mời đi chơi, A có ý định hiếp dâm B và gọi điện cho N, V, Q và rủ ba tên cùng thực hiện tội phạm. Sau khi đưa nạn nhân đến chỗ vắng, cả bốn tên thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm nạn nhân nhiều lần. 1/ Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự, hãy phân loại tội phạm đối với tội hiếp dâm. Giải thích? 2/ Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm. 3/ Tội hiếp dâm là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức? Giải thích? 4/ Hành vi hiếp dâm của A, V, N, Q có phải là hành vi đồng phạm không? Giải thích? 5/ Hãy xác định loại người đồng phạm trong vụ án. Giải thích? 6/ Giả thiết Q chỉ có hành vi giữ tay chân B để 3 tên A, N, V giao cấu với nạn nhân. Có ý kiến cho rằng A, N, V là người thực hành, còn Q là người giúp sức. Vậy ý kiến của anh chị thế nào? Giải thích rõ tại sao? A.LỜI NÓI ĐẦU: Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, tuy nhiên, so với nam giới, họ vẫn còn phải chịu nhiều thiệt thòi. Trong tình trạng nghèo khổ, phụ nữ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất về ăn uống, sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, cơ hội có việc làm và các nhu cầu khác. Bên cạnh đó, phụ nữ còn phải gánh chịu những khó khăn khác do việc họ trở thành nạn nhân của tội phạm. Trước hết phải kể đến các tội phạm xâm hại về tình dục mà điển hình là tội hiếp dâm. B. NỘI DUNG: I. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội hiếp dâm. Để có thể kết luận tội hiếp dâm trong tình huống trên thuộc loại tội phạm gì theo khoản 3 Điều 8 BLHS thì ta dựa trên hai căn cứ sau: tính nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội gây ra và mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy. Khoản 1 Điều 111 quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Hành vi giao cấu với người phụ nữ trái ý muốn của họ được thực hiện bằng một trong các thủ đoạn sau, các thủ đoạn đó có tính nguy hại lớn cho xã hội: - Dùng vũ lực là dùng sức mạnh vật chất đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân chống lại sự giao cấu như xô ngã, vật, giữ, bóp cổ nạn nhân... Đe dọa dùng vũ lực là thủ đoạn làm ý chí của người phụ nữ bị tê liệt, buộc họ phải chịu sự giao cấu mà không dám kháng cự như dọa giết, dọa gây thương tích cho nạn nhân. - Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của người phụ nữ là thủ đoạn lợi dụng người phụ nữ vì lí do nào đó không thể chống lại được hành vi giao cấu trái với ý muốn của mình như lợi dụng người phụ nữ đang trong tình trạng ốm đau, một mình trong đêm tối... Với khung cơ bản, mức hình phạt mà người thành niên phạm tội hiếp dâm phải chịu tại Khoản 1 là từ 2 năm đến 7 năm. Và mức án phạt cao nhất là 7 năm. Căn cứ vào Khoản 3 Điều 8 BLHS thì Khoản 1 Điều 111 sẽ áp dụng đối với người phạm tội nghiêm trọng. Khoản 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Có tổ chức; b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục,chữa bệnh; c) Nhiều người hiếp một người; d) Phạm tội nhiều lần; đ) Đối với nhiều người; e) Có tính chất loạn luân; g) Làm nạn nhân có thai; h) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% i) Tái phạm nguy hiểm. Những tình tiết tăng nặng TNHS nếu xảy ra sẽ gây nguy hại rất lớn cho xã hội ,nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp mà được quy định tại Khoản 2 thì phải chịu mức hình phạt là từ bảy năm đến mười lăm năm. Căn cứ vào Khoản 3 Điều 8 BLHS, người phạm tội mà phạm tội theo Khoản 2 Điều 111 thì thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng. Người phạm tội thuộc Khoản 3 quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên; b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. Nếu người phạm tội phạm tội hiếp dâm được ghi rõ trong Khoản 1 và có thêm các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại điểm a, b, c tại Khoản 3 Điều 111, thì những người đó phải chịu mức hình phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, như vậy, đã có sự dịch chuyển khung hình phạt, có thêm các tình tiết tăng nặng định khung bởi đây là các hành vi gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội. Căn cứ theo khoản 3, Điều 8 BLHS thì tội phạm quy định tại Khoản 3 Điều 111 BLHS 1999 là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Khoản 4 của tội hiếp dâm quy định: Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo hình phạt quy định tại các khoản đó. Tội phạm khi thực hiện hành vi hiếp dâm mà chưa đạt đến độ tuổi nhất định, chỉ mới là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì phải chịu TNHS về hành vi phạm tội mà mình thực hiện, hình phạt mà người đó phải chịu trong trường hợp này là 5 đến 10 năm. Căn cứ theo Khoản 3 Điều 8 thì người phạm tội thuộc khoản này là tội phạm rất nghiêm trọng. Người phạm tội hiếp dâm ngoài hình phạt chính phải chịu trong mỗi điều khoản quy định, còn phải chịu thêm các loại hình phạt bổ sung được quy định trong Khoản 5 như sau: “Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm”. II. Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án a.Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Hành vi bị coi là tội phạm, theo luật hình sự Việt Nam, là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một trong những quan hệ xã hội đã được xác định. Như vậy, không phải mọi quan hệ xã hội đều là khách thể của tội phạm, mà chỉ quan hệ xã hội được cụ thể hóa trong những quy phạm pháp luật hình sự và bị hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội xâm phạm mới bị coi là khách thể của tội phạm. Điều 71 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”. Xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là làm cho người đó bị coi thường, bị khinh rẻ trong gia đình, tập thể, trong nhân dân, trong xã hội. Tội hiếp dâm có khách thể loại là quan hệ nhân thân, khách thể trực tiếp là quyền được bảo vệ về nhân phẩm và quyền bảo vệ về sức khoẻ (do hành vi khách quan của tội hiếp dâm gồm hai hành vi: dùng vũ lực… và giao cấu). Trong trường hợp này, thì khách thể trực tiếp của tội phạm là quyền được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm của B. Ngoài ra, khách thể của tội hiếp dâm còn có thể là sức khỏe, tính mạng của B, trật tự an toàn xã hội. b.Đối tượng tác động: Tuy gần gũi với khách thể nhưng đối tượng tác động của tội phạm khác khách thể. Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Các bộ phận của khách thể có thể bị tác động là: Chủ thể của các quan hệ xã hội; Nội dung của các quan hệ xã hội: Là hoạt động của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội; Đối tượng của các quan hệ xã hội: Là các sự vật khác nhau của thế giới bên ngoài cũng như các lợi ích mà qua đó các quan hệ xã hội phát sinh và tồn tại. Các tội phạm được quy định trong Chương XII BLHS đều có tác động là con người. Những hành vi phạm tội của nhóm này có thể là hành vi tước đoạt tính mạng, hành vi gây tổn hại đến sức khỏe hoặc là hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của con người. Trong tình huống trên, đối tượng tác động của tội phạm là con người – B là con người đang sống, đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách là chủ thể của quyền sống, quyền được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm, lại bị hành vi của A, N,V,Q xâm hại. III. Tội hiếp dâm là tội có cấu thành vật chất hay hình thức, giải thích rõ tại sao? Quá trình áp dụng pháp luật để xử lý đối với các trường hợp phạm tội “Hiếp dâm”, theo quy định tại Điều 111 BLHS hiện nay đang có nhiều ý kiến khác nhau về việc xác định đây có phải là tội phạm cấu thành vật chất hay tội phạm có cấu thành hình thức. Và để xác định tội hiếp dâm thuộc loại cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức, chúng ta phải hiểu rõ về hai loại CTTP này: - CTTP vật chất là CTTP có các dấu hiệu bắt buộc là: Dấu hiệu hành vi, dấu hiệu hậu quả và dấu hiệu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Ở tội phạm có cấu thành vật chất thì thời điểm hoàn thành tội phạm khi có dấu hiệu hậu quả và dấu hiệu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. - CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu hành vi ở mặt khách quan mang tính chất nguy hiểm cho xã hội mà không cần phải chờ đến khi hậu quả xảy ra. Tội hiếp dâm là tội phạm có cấu thành hình thức. Vì: Trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm này tại Điều 111 BLHS thì dấu hiệu về hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc. Để có thể bị xử có tội đối với tội hiếp dâm, cần phải có các cấu thành sau: Hành vi: Phải có hành vi “dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng cũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự về hoặc dùng thủ đoạn khác”. -Dùng vũ lực: Các hành vi bạo lực như tấn công, trói, gây thương tích,… -Đe doạ dùng vũ lực: Các hành vi đe doạ nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của nạn nhân như kề súng, kề dao vào người nạn nhân…. -Lợi dụng tình trạng không thể tự vê của nạn nhân như nạn nhân bị say, bị ốm hoặc bị tâm thần. Trong pháp luật Việt Nam, quan hệ tình dục giữa một người nam đủ năng lực hành vi hình sự với người tâm thần nữ luôn được coi là hiếp dâm vì tâm thần được coi là không đồng ý với hành vi đó. -Các thủ đoạn khác như đánh thuốc mê nạn nhân, lừa nạn nhân. Giao cấu : Ví dụ tội giết người có cấu thành hình thức và chỉ cần có hành vi giết người như bắn súng hướng vào người, cố ý đâm dao vào ngực, cổ…là có thể bị khép vào tội là không cần biết người kia có chết hay không. Đối với tội hiếp dâm, chỉ cần có hành vi dùng vũ lực để giao cấu với nạn nhân, cho dù đã giao cấu được hay chưa thì vẫn bị coi là đã phạm tội hiếp dâm và ở giai đoạn phạm tội hoàn thành nhưng chưa đạt. Vì vậy đối tượng phạm tội thường là nam giới. Nói như vậy không có nghĩa là nữ giới không bị xét xử về tội này nhưng thường nữ giới chỉ bị xét xử với tư cách là đồng phạm. Trái ý muốn của nạn nhân: Luật pháp Việt Nam thường không xử thụ lý các vụ kiện về tội này giữa vợ và chồng hoặc giữa các cặp mà trước đó đã có quan hệ tình dục bình thường vì rất khó xác định tại thời điểm phạm tội thì người phụ nữ có muốn hay không. Các trường hợp như nạn nhân bị bệnh tâm thần hoặc trong trạng thái không ý thức được thì sẽ được coi là không đồng ý. Một số hành vi mang tính chất đồng ý như đưa bao cao su cho thủ phạm sử dụng mà nếu trước đó bị dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực thì vẫn có thể coi là trái với ý muốn của người bị hại. Hậu quả của tội hiếp dâm thể hiện thông qua sự biến đổi tình trạng của đối tượng tác động của tội phạm và được cụ thể hóa dưới các dạng như: biến đổi tình trạng bình thường của thực thể tự nhiên của con người (thiệt hại về thể chất, tinh thần); biến đổi tình trạng bình thường của vật chất (thiệt hại về vật chất) và sự biến dạng xử sự của con người. Do vậy, nếu xét sự biến đổi tình trạng bình thường của người bị hại để xác định hậu quả của tội hiếp dâm thì không thể xác định được sự biến đổi về mặt thể chất của người bị hại (trừ nhũng trường hợp phạm tội làm người bị hại có thai, chết hoặc thiệt hại về sức khỏe... thì đây là tình tiết để định khung chứ không phải là tình tiết để cấu thành tội phạm). Còn trong trường hợp bình thường thì chỉ có thể xác định chung đó là những biến đổi về mặt tinh thần chứ không phải chỉ là trường hợp người bị hại đã bị hiếp và hậu quả này không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Do vậy, từ sự phân tích nêu trên, tội hiếp dâm phải là tội phạm có CTTP hình thức. Cũng chỉ có dấu hiệu hành vi mà không có dấu hiệu hậu quả nhưng CTTP tội hiếp dâm trong trường hợp này khác CTTP cắt xén ở chỗ, nó phản ánh chính hành vi phạm tội chứ không phải là hành vi “hoạt động” để thực hiện hành vi đó- hành vi phạm tội của loại tội được CTTP cắt xén phản ánh. Đây cũng là một căn cứ để khẳng định quan điểm của mình. IV. A, N, V, Q có phải là những người đồng phạm không? Giải thích rõ tại sao Theo quy định tại Điều 20 BLHS thì: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở nên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Không phải cứ có nhiều người tham gia đã coi là đồng phạm, mà họ phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm. Xét trong vụ án, cả 4 tên A, N, V, Q đều là những người đồng phạm vì chúng đều có dấu hiệu về mặt khách quan và mặt chủ quan quy định trong người đồng phạm. + Những dấu hiệu về mặt khách quan: - Tham gia vào vụ án trên, đã có 4 người (A, N, V, Q) cùng tham gia thực hiện hành vi hiếp dâm và cả 4 tên đó đều có đủ điều kiện của chủ thể tội phạm. Chúng đều có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS. - Chúng đều có hành vi thực hiện tội hiếp dâm (sau khi đưa nạn nhân vào chỗ vắng, cả 4 tên thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm nạn nhân B nhiều lần). + Những dấu hiệu về mặt chủ quan: - A, N, V, Q cùng thực hiện tội phạm với lỗi cố ý và cùng mục đích phạm tội. Dấu hiệu lỗi, Cả 4 tên cùng nhau cố ý thực hiện hành vi hiếp dâm, thể hiện ở hai mặt lí trí và ý chí. Về lí trí: Mỗi người đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình. Họ cùng nhau thực hiện hành vi hiếp dâm B nhiều lần. Nhận thức được hành vi hiếp dâm là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quyền được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ. Và còn thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tội hiếp dâm mà họ tham gia thực hiện, là những thiệt hại gây ra cho nhân phẩm, danh dự (thiệt hại về tinh thần); những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Về ý chí: Những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn cho hậu quả phát sinh. Chúng mong muốn thực hiện hành vi hiếp dâm đối với B; chúng đều biết rằng hậu quả xảy ra đối với B là việc gây ra thiệt hại về mặt thể chất như sức khỏe, có thể còn ảnh hưởng đến tính mạng của B và về mặt tinh thần là B sẽ bị khủng hoảng về mặt tâm lý dẫn đến suy nghĩ tiêu cực (sợ không lấy được chồng, tủi nhục mà dẫn tới việc tự sát...). Mặc dù hành vi này trái pháp luật nhưng chúng vẫn mong muốn cho hậu quả phát sinh. Dấu hiệu mục đích: A, N, V, Q cùng có chung mục đích là hiếp dâm B. A có ý định hiếp dâm B, sau đó rủ N, V, Q cùng thực hiện hành vi hiếp dâm. Hẹn B ra ngoài, cả 4 tên kéo B vào chỗ vắng rồi thay nhau hiếp dâm B nhiều lần. Chúng đã đạt được mục đích của mình là đã thực hiện được hành vi giao cấu với B, hành vi đó trái với ý muốn của B. Tóm lại, A, N, V, Q đều là những người đồng phạm. V. Hãy xác định loại người đồng phạm trong vụ án và giải thích rõ tại sao? Trong tình huống trên, cả bốn tên A, N, V, Q đều là người thực hành. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 20 BLHS), là người mà hành vi của họ được quy định trong yếu tố khách quan của CTTP. Hành vi của người thực hành là trực tiếp gây ra hậu quả tác hại. Người thực hành luôn là người giữ vai trò quan trọng trong vụ án. Tuy vậy, về mặt pháp lí, hành vi của người thực hành được coi là vị trí trung tâm. Trong vụ án, sau khi đưa nạn nhân đến chỗ vắng, cả 4 tên thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm nạn nhân nhiều lần. A, N, V, Q đều trực tiếp thực hiện hành vi hiếp dâm nạn nhân – B; chúng đã giao cấu được với nạn nhân là B. Hành vi hiếp dâm đã diễn ra và đã hoàn thành khi việc giao cấu với B đã được thực hiện xong. Chúng đã trực tiếp thực hiện hành vi hiếp dâm B nhiều lần. Tóm lại, tất cả những tên này đều là người thực hành đều là người trực tiếp thực hiện tội hiếp dâm. Tuy nhiên, ngoài việc A cùng 3 tên N, V, Q là người thực hành, thì A còn là người xúi giục trong vụ hiếp dâm B. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 20 BLHS). Đặc điểm của người xúi giục là tác động đến tư tưởng, và ý chí của người khác, khiến người này phạm tội. Hành vi xúi giục phải trực tiếp, nghĩa là kẻ xúi giục phải nhằm vào một hoặc một số người nhất định. Hành vi xúi giục phải cụ thể, nghĩa là phải nhằm gây ra việc thực hiện tội phạm nhất định. A là kẻ xúi giục vì đã nghĩ ra việc hiếp dâm và đã có hành vi của người xúi giục, A nhằm vào 3 đối tượng cụ thể là N, V, Q để kích động, dụ dỗ, lôi kéo ba người đó cùng thực hiện tội phạm (tội hiếp dâm). A gọi điện rủ ba tên N, V, Q cùng thực hiện tội phạm, hành vi của A là cố ý, biết rõ mình trực tiếp thúc đẩy những người đồng phạm khác thực hiện tội phạm; sau đó A cùng 3 tên đó đưa B vào chỗ vắng rồi thực hiện hành vi hiếp dâm B nhiều lần. Như vậy, có thể kết luận rằng: A là người xúi giục trong vụ án hiếp dâm B, và cũng đồng thời cùng với 3 tên N, V, Q là người thực hành. VI. Giả thiết Q chỉ có hành vi giữ tay chân B để 3 tên A, N, V giao cấu với nạn nhân. Có ý kiến cho rằng A, N, V là người thực hành, còn Q là người giúp sức. Vậy ý kiến của anh chị thế nào? Giải thích rõ tại sao. Trong vụ phạm tội cố ý, có thể có nhiều người cùng thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP. Trong đó, không đòi hỏi mỗi người phải thực hiện trọn vẹn hành vi được mô tả trong CTTP mà có thể mỗi người chỉ thực hiện một phần hành vi nhất định. Nhưng đòi hỏi hành vi tổng hợp của họ phải là hành vi có đủ dấu hiệu của CTTP. Trong vụ đồng phạm hiếp dâm, nếu Q chỉ có hành vi giữ tay chân để 3 tên A, N, V giao cấu với nạn nhân; thì cả bốn tên vẫn là người thực hành, mặc dù hành vi của từng người đồng phạm không thỏa mãn hết các dấu hiệu của CTTP hiếp dâm nhưng hành vi tổng hợp của họ đã thỏa mãn hết các dấu hiệu đó. Tất cả những người đồng phạm này (nam giới) đều được coi là người thực hành – đều là người trực tiếp thực hiện tội hiếp dâm. Giả sử Q là nam và chỉ thực hiện hành vi giữ chân tay B để cho 3 tên còn lại là A, N, V thực hiện hành vi hiếp dâm B thì cả 4 tên A, N, V, Q đều là người thực hành mặc dù Q không thực hiện hành vi giao cấu với B. Vì Q đã đủ điều kiện là chủ thể đặc biệt của tội hiếp dâm; theo BLHS Việt Nam năm 1999 quy định thì chủ thể đặc biệt của tội hiếp dâm phải là nam giới. Q đã thực hiện hành vi giữ chân tay; còn 3 tên A, N, V thực hiện hành vi hiếp dâm B. Hành vi dùng vũ lực thuộc mặt khách quan của tội phạm, và khi thực hiện một trong các hành vi nêu trên thì cũng chính là người phạm tội đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ cần người đó thực hiện hành vi dùng vũ lực mà không cần biết là có giao cấu hay không thì cũng có thể kết luận rằng đó là người thực hành. Còn nếu Q là nữ và chỉ thực hiện hành vi giữ chân tay B thì 3 tên A, N, V là người thực hành; còn Q là người giúp sức. Vì nữ giới không đủ điều kiện là chủ thể đặc biệt của tội hiếp dâm được quy định tại Điều 111 BLHS. C: KẾT LUẬN Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Qua việc nghiên cứu về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Nhà nước đã có những hình phạt trừng trị thích đáng đối với loại tội phạm này, nâng cao chế tài, chú trọng giáo dục pháp luật. Đặc biệt với tội hiếp dâm, hậu quả gây ra rất lớn, không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm mà còn là một vết thương rất lớn trong tâm hồn nạn nhân. Bởi vậy, đấu tranh phòng chống tội phạm này là trách nhiệm của toàn xã hội. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1999. 2. Đinh Văn Quế (Thạc sĩ luật học, Tòa án nhân dân tối cao), Bình luận khoa học BLHS – Phần các Tội phạm, Tập 1, (Bình luận chuyên sâu), Nxb. TPHCM, Hà Nội, 2002. 3. Học viện cảnh sát nhân dân – Thạc sĩ luật học: Phùng Văn Ngân, Hỏi và trả lời về Luật hình sự Việt Nam, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2004. 4. Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hình sự (Phần chung), Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2005, 2007. 5. Luật gia: Hoàng Hoa Sơn, Hỏi đáp về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2006. 6. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa – PGS.TS. Lê Thị Sơn. Từ điển pháp luật hình sự, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006. 7. TS. Phùng Thế Vắc – TS. Trần Văn Luyện – Luật sư. Th.S Phạm Thanh Bình – Th.S Nguyễn Đức Mai – Th.S Nguyễn Sĩ Đại – Th.S Nguyễn Mai Bộ, Bình luận khoa học BLHS 1999 (Phần các tội phạm), Nxb. CAND, Hà Nội, 2001. 8. Trường Đại học Luật Hà Nội – Trần Quang Tiệp, Đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2000. 9. Trường Đại học Luật Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Các loại người đồng phạm và trách nhiệm hình sự của họ, Bắc Ninh, 1997. 10. TS. Trần Minh Hưởng, Hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (thực hiện từ 01/01/2010), Nxb. Lao động, Hà Nội, 2009. 11. Tạp chí Luật học, số 1/ 1995, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khái niệm người thực hiện tội phạm và khái niệm người đồng phạm. 12. Tạp chí Luật học, số 3/ 1998, Trường Đại học Luật Hà Nội, Về các giai đoạn thực hiện hành vi đồng phạm. 13. Tạp chí kiểm sát, số 13/ 2009, Trường Đại học Luật Hà Nội, Một số vấn đề về tội hiếp dâm. http: //www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com http: //www.laws.gov.vn MỤC LỤC Trang A: LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1 B: NỘI DUNG...........................................................................................................1 I. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội hiếp dâm………………………………………………………………………………….1 II. Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án...................3 III. Tội hiếp dâm là tội có cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức? Giải thích rõ tại sao..........................................................................................4 IV. A, N, V, Q có phải là những người đồng phạm không? Giải thích rõ tại sao......5 V. Hãy xác định loại người đồng phạm trong vụ án và giải thích rõ tại sao..............6 VI. Giả thiết Q chỉ có hành vi giữ tay chân B để 3 tên A, N, V giao cấu với nạn nhân. Có ý kiến cho rằng A, N, V là người thực hành, còn Q là người giúp sức. Vậy ý kiến của anh chị thế nào? Giải thích rõ tại sao........................................................7 C:KẾT LUẬN...........................................................................................................8 CHÚ THÍCH MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT 1. BLHS : Bộ luật hình sự 2. CTTP : Cấu thành tội phạm 3. XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập học kì môn Luật Hình sự 1 (9 điểm) về vụ án hiếp dâm.doc
Luận văn liên quan