Bài tập học kì môn Pháp luật cộng đồng ASEAN

Chúng ta biết rằng Cộng đồng ASEAN (AC) hiện nay đang được xây dựng dựa trên ba trụ cột là APSC, AEC và ASCC. Trong đó Cộng đồng Văn hóa – xã hội (ASCC) hoạt động với mục tiêu chính là phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, bản sắc văn hóa, môi trường, tác động của toàn cầu hoác và cách mạng khoa học công nghệ. Với mục tiêu đó thì Kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC đang được ASEAN đẩy mạnh triển khai, tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên như: phát triển nguồn nhân lực, bảo trợ và phúc lợi xã hội, quyền và công bằng xã hội, đảm bảo môi trường bền vững, xây dựng bản sắc ASEAN. Sau đây, em sẽ phân tích vào một trong những lĩnh vực quan trọng trên – lĩnh vực bảo trợ và phúc lợi xã hội.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6370 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập học kì môn Pháp luật cộng đồng ASEAN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chúng ta biết rằng Cộng đồng ASEAN (AC) hiện nay đang được xây dựng dựa trên ba trụ cột là APSC, AEC và ASCC. Trong đó Cộng đồng Văn hóa – xã hội (ASCC) hoạt động với mục tiêu chính là phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, bản sắc văn hóa, môi trường, tác động của toàn cầu hoác và cách mạng khoa học công nghệ. Với mục tiêu đó thì Kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC đang được ASEAN đẩy mạnh triển khai, tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên như: phát triển nguồn nhân lực, bảo trợ và phúc lợi xã hội, quyền và công bằng xã hội, đảm bảo môi trường bền vững, xây dựng bản sắc ASEAN. Sau đây, em sẽ phân tích vào một trong những lĩnh vực quan trọng trên – lĩnh vực bảo trợ và phúc lợi xã hội. Nội dung pháp lý về bảo trợ và phúc lợi xã hội. Văn bản quan trọng nhất trong nội dung pháp lý về bảo trợ và phúc lợi xã hội chúng ta cần nhắc đến chính là Kế hoạch tổng thế ASCC được các nhà lãnh đạo ASEAN phê duyệt tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 năm 2009 tại Thái Lan. Theo đó thì ASEAN đưa ra mục tiêu chiến lược là nâng cao mức sống và điều kiện sống của người dân ASEAN thông qua xóa giảm đói nghèo, bảo đảm phúc lợi và bảo hiểm xã hội, xây dựng một môi trường an toàn, tin cậy, không ma túy và nâng cao khả năng bền vững trước những thảm họa và giải quyết những mối quan tâm về y tế.  Mục tiêu này được thực hiện thông qua các biện pháp như: xóa giảm đói nghèo; xây dựng mạng lưới an toàn xã hội và bảo vệ con người khỏi những tác động xấu của hội nhập và toàn cầu hóa; tăng cường an ninh và an toàn lương thực; tiếp cận các dịch vụ y tế và tăng cường phong cách sống lành mạnh; cải thiện khả năng kiểm soát các bệnh truyền nhiễm; đảm bảo một ASEAN không ma túy; xây dựng các quốc gia có khả năng phục hồi sau thảm họa và những cộng đồng an toàn hơn… Với mỗi biện pháp trên, ASEAN đều có các hướng dẫn cụ thể để thực hiện các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu của lĩnh vực hợp tác bảo trợ và phúc lợi xã hội, đồng thời đảm bảo phù hợp với đặc thù riêng của mỗi nước thành viên ASEAN. Thực tiễn về bảo trợ và phúc lợi xã hội. Trên thực tế, ASEAN vẫn luôn ghi nhận rằng mặc dù các nước thành viên đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của một số nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội nhưng chênh lệch về kinh tế - xã hội vẫn còn tồn tại. Sự hợp tác của ASEAN trong lĩnh vực an sinh xã hội đang tập trung vào giải quyết các rủi ro về xã hội mà một số nhóm người như trẻ em, phụ nữ, người già và người khuyết tật phải đối mặt. Theo Chương trình hành động của ASEAN về bảo trợ và phúc lợi xã hội 2003 – 2006, ASEAN đã hoàn thành một số việc nhằm giảm bớt mối quan ngại đối với người già, trẻ em và người khuyết tật, đồng thời xây dựng được sự hợp tác giữa các Tổ chức chính phủ với các Tổ chức phi chính phủ. Trong tháng 12 năm 2007, Chương trình hành động của ASEAN về bảo trợ và phúc lợi xã hội 2007 – 2010 đã được đưa ra. Chương trình này thì tập trung vào ba chiến lược bao gồm xây dựng nguồn nhân lực, các tiêu chuẩn và điểm chuẩn của chất lượng dịch vụ và mối quan hệ đối tác, hợp tác liên ngành. Ba chiến lược này đều nhằm mục tiêu đưa các nước thành viên vào cùng một bối cảnh để giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, các vấn đề về gia đình và trẻ em. Tất cả các hoạt động này đều được thực hiện dưới sự hợp tác của ASEAN về phúc lợi xã hội thuộc phạm vi hoạt động của Hội nghị quan chức cấp cao về bảo trợ và phúc lợi xã hội (SOMSWD). Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về vấn đề bảo trợ và phúc lợi xã hội (AMMSWD) họp 3 năm 1 lần có nhiệm vụ giám sát tổng thế hoạt động hợp tác. Ngoài ra, trong khuôn khổ hợp tác của ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thì AMMSWD + 3 đã được thành lập vào năm 2004. KẾT LUẬN: Như vậy, mặc dù ASCC đã đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu và biện pháp hành động trong lĩnh vực bảo trợ và phúc lợi xã hội, nhưng ASCC mới chỉ triển khai được một số hành động về những vấn đề đang được quan tâm nhất mà chưa triển khai được đến tất cả các vấn đề. Điều này cũng thật dễ lý giải bởi an sinh xã hội là một lĩnh vực khá là khó đối với ngay cả là 1 quốc gia đơn lẻ, chứ không chỉ đối với một cộng đồng chung lớn như ASEAN. DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO Trung tâm Luật châu Á – Thái Bình Dương – Pháp luật cộng đồng ASEAN (2011). Kế hoạch tổng thế xây dựng Cộng đồng Văn hóa – xã hội ASEAN 2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập học kì môn Pháp luật cộng đồng ASEAN.doc