bài tập học kỳ môn dân sự module 2 - bài làm được 9 điểm
Dàn ý :
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM 3
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 3
2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm 4
II. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM 5
1. Cơ sở pháp lý 5
1.1. Xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại 5
1.2. Xác định Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm 10
2. Cơ sở thực tiễn 13
3. Nhận xét mối quan hệ giữa cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm 16
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆT QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CƠ SỞ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM 17
KẾT LUẬN 20
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2806 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập học kỳ dân sự module 2 - Cơ sở xác định thiệt hại khi sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định ra đời từ rất sớm. Ở mỗi quốc gia trong từng thời kì khác nhau, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định cụ thể với từng trường hợp khác nhau. ở nước ta, chế định bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định rất cụ thể. Bộ luật dân sự 2005 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ Điều 604 đến Điều 630 trong đó quy định các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm bị xâm hại ; xâm phạm mồ mả, thi thể....
Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm nói riêng được quy định một cách chung nhất gây khó khăn rất lớn cho áp dụng luật để giải quyết các tranh chấp. Một trong những vấn đề còn nhiều tranh cãi nhất là việc xác định thiệt hại. bởi lẽ xác định thiệt hại là căn cứ để bồi thường thiệt hại và bản thân các bên rất quan tâm đến thiệt hại là bao nhiêu. Do vậy, việc xác định thiệt hại với trường hợp xức khỏe tính mạng bị xâm phạm phải dựa trên cơ sở pháp luật cũng như cơ sở thực tiễn. Dựa trên cơ sở xác định thiệt hại, người có thẩm quyền xác định chính xác mức độ bồi thường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai.
Hiểu rõ tầm quan trọng của cơ sở xác định thiệt hại khi sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm, em quyết định nghiên cứu đề tài “ cơ sở xác định thiệt hại khi sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm”. Do kiến thức còn hạn chế, tài liệu tham khảo chưa phong phú nên bài làm của em còn nhiều thiếu sót. Mong thầy cô nhận xét, bổ sung giúp em hoàn thiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được BLDS 2005 quy định hoàn thiệt và đầy đủ hơn tại Điều 604 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
Như vậy TNBTTH ngoài hợp đồng phát sinh khi người có hành vi trái pháp luật có lỗi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vê. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt nếu pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường kể cả khi không có lỗi của người gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi:
Có thiệt hại xảy ra.
Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật.
Người gây thiệt hại có lỗi.
Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Từ sự phân tích trên, Có thể hiểu khái niệm “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại”. Thiệt hại bao gồm những thiệt hại về vật chất và trong nhiều trường hợp là cả các thiệt hại về tinh thần. Khi thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, biện pháp chủ yếu là bồi thường bằng tài sản.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm
Trước khi tìm hiểu cơ sở xác định thiệt hại khi sức khỏe, tính mạng bị xâm hại cần xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Trách nhiệm bồi thường thiệt do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm phát sinh trên bốn căn cứ sau:
Thứ nhất có thiệt hại xảy ra: thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng. Thiệt hại xảy ra trên thực tế vừa là những tổn thất về sức khỏe, tính mạng trên thực tế, cũng như những tổn thất về tinh thần đối với người bị hại và người thân của họ.
Thứ hai, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: sức khỏe, tính mạng của con người bị thiệt hại do hành vi gây thiệt hại của người khác. Hành vi ấy là những hành vi xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo vệ tuyệt đối về sức khỏe, cũng như tính mạng của cá nhân. Đó là trường hợp có hành vi gây thương tích, gây cố tật cho người khác hay làm thiệt hại tính mạng con người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, và chịu trách nhiệm dân sự là bồi thường thiệt hại.
Thứ ba có lỗi của người gây thiệt hại. thực vậy thiệt hại khi sức khỏe, tính mạng bị xâm hại thường phải có lỗi của người gây thiệt hại. đó có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp không có lỗi người gây thiệt hại nhưng vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thứ tư là phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với hành vi trái pháp luật. Thiệt hại thực tế xảy ra khi sức khỏe, tính mạng bị xâm hại phải là hậu quả trực tiếp từ hành vi gây thiệt hại. tuy nhiên mối quan hệ này trên thực tế cần phải được xác định rõ ràng cụ thể để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
CƠ SỞ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM
Cơ sở pháp lý
Xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại
Sức khỏe không thể định giá bằng một khoản tiền. Nhưng khi người nào gây thiệt hại phải bồi thường mang tính chất bù đắp thiệt hại. thực chất bồi thường thiệt hại về sức khỏe có ý nghĩa đền bù một phần thiệt hại về vật chất, tạo điều kiện cho nạn nhân hay gia đình họ khắc phục khó khăn do tai nạn gây nên và trong một số trường hợp có ý nghĩa là một trợ cấp cho nạn nhân và gia đình nạn nhân. Xác định thiệt hại về sức khỏe bị xâm hại được quy định tại Điều 609 BLDS 2005 bao gồm thiệt hại cả về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Cách xác định thiệt hại khi sức khỏe bị xâm hại được hướng dẫn cụ thể theo nghị quyết 03 của HĐTP- TANDTC ngày 08/07/2006.
Đối với thiệt hại về vật chất
Xác định thiệt hại về vật chất được quy định tại khoản 1 điều 609 gồm những thiệt hại về tài sản sau:
Thứ nhất, Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. “ Chi phí hợp lý” là những chi phí phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá cả ở từng địa phương. Đó là những chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại có thể bao gồm: chi phí hợp lí cho việc cứ chữa bồi dưỡng phục hồi sức khỏe như tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại.
Đồng thời người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn phải bồi thường khoản tiền chi phí cho việc phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại như: các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
Trên thực tế, có trường hợp người bị thiệt hại được đưa ra nước ngoài điều trị hoặc giữa các bên có tranh chấp phát sinh liên quan đến việc cứu chữa, điều trị người bị thiệt hại... Bởi thực sự người bị thiệt hại đã mất đi một số chi phí cứu chữa thực tế rất lớn để phục hồi sức khỏe của mình. Tuy nhiên chi phí hợp lí không đồng nhất với chi phí thực tế mà người bị thiệt hại phải chịu. Chi phí hợp lí để cứu chữa, phục hồi sức khỏe chỉ là chi phí phù hợp với tính chất và mức độ của thương tích, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của đất nước.Trong trường hợp này nếu xét thấy cần thiết và theo yêu cầu của một trong các bên, tòa án có thể trưng cầu giám định để xác định thiệt hại (chi phí điều trị) cho hợp lí. Chẳng hạn như anh X đâm xe vào chị K bị tai nạn trấn thương, bị liệt nửa người. xác định thiệt hại gồm tiền đưa bệnh nhân đi bệnh viện, Chụp X- quang, chụp cắt lớp, tất cả chi phí về thuốc men phục vụ chữa chạy cho K; tiền chăm sóc K và cả tiền đi mua xe lăn cho K. Nếu bác sĩ cố tình kê cho K những loại thuốc rất đắt tiền, kéo dài thời gian điều trị thì khi xác định thiệt hại phải dựa theo một ca điều trị trung bình trong nước. Do vậy khoản tiền không hợp lý ấy sẽ không được tính khi xác định thiệt hại.
Thứ hai là thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (điểm b, khoản 1 Điều 609). thu nhập được tính để làm căn cứ bồi thường phải là những thu nhập thực tế. Điều này có nghĩa là trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có được thu nhập này, tuy nhiên sau khi sức khỏe bị xâm phạm thì thu nhập đó họ không thu được nữa (bị mất) hoặc chỉ thu được một phần ( bị giảm sút). Sau khi xác định được thu nhập thực tế, người bị thiệt hại sẽ được bồi thường thiệt hại này nếu họ thuộc trường hợp bị mất thu nhập hoặc được hưởng phần chênh lệch thu nhập từ việc thu nhập thu được sau khi bị thiệt hại về sức khỏe thấp hơn thu nhập trước đó. Thu nhập thực tế để làm căn cứ xác định mức bồi thường được tính như sau:
Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khoẻ nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS.
Như vậy theo hướng dẫn của Nghị quyết 03, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại phải được tính vào thiệt hại thực tế khi đó là những thu nhập bị mất, giảm sút thực sự. Tức là trước khi bị thiệt hại về sức khỏe thì người đó có thu nhập là bao nhiêu, và khi bị thiệt hại, người đó không còn được hưởng hoặc hưởng không đủ khoản thu nhập đó. Vậy là điều kiện tiên quyết để tính thu nhập bị mất hoặc giảm sút khi xác đinh thiệt hại là phải có thu nhập thật sự trong thực tế. Nếu thực tế không có khoản thu nhập ấy thì không buộc bên có nghĩa vụ phải bồi thường.
Thời gian hưởng bồi thường thu nhập thực tế cũng là một vấn đề rất quan trọng. Bởi khi xác định được thu nhập bị mất hoặc giảm sút ấy còn phải tính được khoảng thời gian thu nhập ấy bị mật, bị giảm sút. Trường hợp thứ nhất, nếu người bị thiệt hại không bị mất hoàn toàn khả năng lao động thì thời điểm xác định thu nhập nói trên từ khi sức khỏe bị xâm hại đến khi sức khỏe được phục hồi. Trường họp thứ hai, căn cứ vào khoản 1 Điều 612 “Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết”, thời gian tính thu nhập bị mất, bị giảm là từ khi sức khỏe bị thiệt hại cho đến khi người đó chết. Trong trường hợp thực tế giá trị khoản thu nhập thường là rất lớn. Do vậy thực tế thiệt hại do người có năng lực chịu TNBTTH gây ra chỉ làm thiệt hại đến sức khỏe như mất khả năng lao động nhưng lại cố ý làm chết người bị thiệt hại để không phải chịu mức bồi thường thu nhập cũng như các chi phí khác cho cứu chữa, phục hồi sực khỏe, thu nhập bị mất, bị giảm sút của người đó đến khi họ chết lại thường lớn hơn chi phí khi gây thiệt hại làm chết một người.
Thứ ba là chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị (điểm c, Khoản 1 Điều 609). Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động như bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên và cần có người thường xuyên chăm sóc thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại. Chi phí hợp lý này được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.
Đối với thiệt hại về tinh thần
Cơ sở pháp lý xác định thiệt hại về tinh thần được quy định tại Khoản 2 Điều 609 BLDS 2005:
Khác quy định về BLDS 1995,thiệt hại về tinh thần chưa phải là thiệt hại bắt buộc phải xác định mà chỉ có thể phải xác định trong từng trường hợp. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 609 BLDS 2005: “Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu”, vấn đề thiệt hại về tinh thần bắt buộc phải được xác định. Trong mọi trường hợp, khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. khoản tiền này phải được bồi thường cho chính người bị thiệt hại. chẳng hạn bị hủy hoại khuôn mặt hay cụt tay.... nhất định sẽ gây tổn hại không nhỏ đến tinh thần của người bị hại.
Trên thực tế việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại tinh thần khi sức khỏe bị xâm hại là một vấn đề còn rất khó xác định. Bởi những thiệt hại thực tế có thể rất lớn nên có rất nhiều tranh cãi về vấn đề này.Theo hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết 03 để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân… Như vậy, xác định mức bồi thường thiệt hại cần phải dựa vào các cán cứ như: hậu quả của hành vi xâm phạm đối với chính bản thân người bị hại. Tức là người bị hại không chỉ bị thương tích hoặc bị tổn hại nặng đến sức khỏe vừa chịu đau dớn về thể xác, mà còn chịu thiệt hại về tinh thần (chịu những hậu quả xấu về thẩm mỹ, quan hệ xã hội, nghề nghiệp....)
Thực tế thường có thể xảy ra hai trường hợp: một là, sức khỏe bị thiệt hại trầm trọng, cố tật trầm trọng, tàn phế... sự thiệt hại này khiến tổn thất cho gia đình cũng như chính nạn nhân là rất lớn. Hai là thiệt hại tinh thần khi phụ thuộc vào điều kiện kinh tế ,độ tuổi, vị trí công việc, dung mạo....cũng là những trường hợp thiệt hại về tinh thần khó có thể định lượng được.
Về mức bồi thường được quy định như sau: “Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định nhưng không quá ba mươi tháng lương tối thiểu, tức là dưới 20.000.000đ.
Xác định Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Tính mạng của con người là vô giá không thể định giá được bằng tiền. Do vậy bồi thường khi tính mạng bị xâm hại thực chất cũng là bồi thường vật chất phải bỏ ra liên quan đến cái chết của người bị thiệt hại. cơ sở pháp lý xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định trong Điều 610 BLDS 2005 cũng là thiệt hại về vật chất và tổn thất về tinh thần bao gồm:
Đối với thiệt hại về vật chất
Trước tiên là Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết. Đó là những chi phí hợp lý có thể chấp nhận được phát sinh do người bị thiệt hại bị xâm hại nhưng chưa chết ngay. Xác định những chi phí cứu chữa, chăm sóc người bị hại trước khi chết phải rất cần thiết. Những khoản này được tính như đối với xác định chi phí hợp lý cho cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại khi sức khỏe bị xâm hại. Chính vì thế bởi cộng những thiệt hại gồm chi phí cứu chữa, rồi tiếp đến các chi phí ma chay... sẽ lớn hơn là làm người ấy thiệt hại tính mạng mang ngay. điển hình một vụ án mới xảy ra năm 2009, Đặng Văn A cố ý lái xe lăn ba lần lên H gây hậu quả chết người. một trong những lí do là để không phải bồi thường các chi phí, cứu chữa, chăm sóc H với những thiệt hại gây ra theo quy định của pháp luật.
Thứ hai Chi phí hợp lý cho việc mai táng nạn nhân là khoản chi phí tương đối phức tạp, nó phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng địa phương. Xác định chính xác những chi phí này liên quan đến truyền thống đạo đức, tâm linh của dân tộc ta. Thực tế ở mỗi vùng khác nhau có nhưng phong tục mai táng đặc thù, nhiều khi rất tốn kém. Nhà nước ta vẫn thừa nhận một số phòng tục ma chay ấy. Vì thế để tính chi phí hợp lí là không đơn giản. Hiện nay Nghị quyết 03 của HĐTP- TANDTC hướng dẫn về các chi phí mai táng gồm: “các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...”
Căn cứ vào cơ sở pháp lý trên. Trong hoạt động xét xử, tòa án chỉ chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của gia đình bị hại trong giới hạn sự kiệt kê của nghị quyết 03. Những yêu cầu về khoản tiền ăn uống ba ngày, bốn chín ngày, một trăm ngày theo phong tục, tiền cũng bái, xây mộ không được chấp nhận. Tòa án không dựa trên những thể hiện của người nhà bị hại mà nâng cao chi phí mai táng buộc người có trách nhiệm phải bồi thường. Tức là mặc dù các chi phí cúng bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ là thiệt hại mà người nhà nạn nhân phải chịu trên thực tế, nhưng đó không phải là căn cứ để xác định chi phí mai táng. Chi phí mai táng thực tế ấy phải được luật quy định buộc người có trách nhiệm bồi thường phải đền bù thì mới được tính làm cơ sở xác định thiệt hại.
Thứ ba, Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng là Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 610 và nghị quyết 03, những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng thì họ được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.
Đối tượng được hưởng cấp dưỡng là: Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; Cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động. Ngoài ra những đối tượng khác như ông bà, anh em... cũng được hưởng cấp dưỡng nếu trước khi nạn nhân chết họ được người ấy nuôi dưỡng cho đến thời điểm họ chết thì họ vẫn không có khả năng lao động hoặc không thể tự nuôi sống bản thân.
Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm. Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân; Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
Đối với thiệt hại về tinh thần
Thiệt hại về tính mạng là những đau đớn, mất mát về tình cảm mà không gì có thể bù đắp được. Những thiệt hại ấy do những người thân thích của người thiệt mạng gánh chịu. Tổn thật này rất khó xác định thành tiền và xác định người thân thích của nạn nhân có bị thiệt hại hay không gặp rất nhiều khó khăn. khác với quy định tại BLDS1995, tất cả các trường hợp thiệt hại về tinh thần đều phải bồi thường. Khoản tiền bồi thường tổn hại về tinh thần khi tính mạng bị xâm phạm do những người thân thích của người bị thiệt hại nhận (Khoản 2 Điều 610 BLDS 2005). Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại…
Việc xác định mức bồi thường tổn thất về tinh thần ở từng trường hợp phức tạp. Tòa án phải căn cứ vào tổn thất thực tế mà người thân người bị hại phải gánh chịu để xác định mức độ bồi thường. Mức độ bồi thường trước hết do các bên tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Cơ sở thực tiễn
Xác định thiệt hại dựa trên cơ sở pháp lý do luật định sẽ không có ý nghĩa nếu trên thực tế không có thiệt hại xảy ra. Khi xác định thiệt hại do sức khỏe tính mạng bị xâm hại vừa dựa trên cơ sở pháp lí cũng như cơ sở thực tiễn. Cơ sở thực tế ấy phải được pháp luật thừa nhận. Tức là dù thực tế người bị thiệt hại phải chịu những tổn thất do sức khỏe tính mạng bị xâm hại. Nhưng những tổn thất ấy không được pháp luật quy định thì cũng không thể trở thành cơ sở xác định thiệt hại. Để tìm hiểu rõ cơ sở thực tế khi xác định thiệt hại trong trường hợp này, có thể dựa trên phân tích những vụ việc xảy ra trên thực tế dưới đây.
Vụ việc thứ nhất: xác định thiệt hại do tính mạng sức khỏe bị xâm phạm.
Nội dung vụ việc: vì ghen tuông Nguyễn thị Y nấp vào ở cổng nhà chị L, bất ngờ tạt axit chị Nguyễn thị L ( là ca sĩ). Chị L bị tạt a xít vào mặt và người gây tổn hại cho sức khỏe 40%. Bà H phải vào viện điều trị trong thời gian 30 ngày với mức viện phí hết 22.000.000đ. Chi phí chăm sóc phục hồi sức khỏe của H trong vòng ba tháng hết 9.000.000đ. Tiền bồi thường tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận là 15.000.000đ. Do bị biến dạng về khuôn mặt và cơ thể, bà L đã đi phẫu thuật chỉnh hình hết ở nước ngoài gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt, chi phí phẫu thuật hết 300.000.000đ. Trước khi bị tạt axít L có thu nhập là 12.000.000đ/tháng. Xác định thiệt hại trong vụ việc này?
Trong vụ việc này có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì có: thiệt hại xảy ra là sức khỏe bị tổn hại 40%. Hành vi trái pháp luật của Y là hành vi tạt axit lên mặt và người L. Lỗi cố ý, có sự chuẩn bị từ trước. Tổn hại sức khỏe của L là kết quả hành vi tạt axit của Y. Do vậy Y phải chịu trách nhiệm bồi thương thiệt hại.
Xác định thiệt hại gồm:
Chi phí cho việc cứu chữa điều trị : 22.000.000đ
Chi phí chăm sóc phục hồi sức khỏe của L : 9.000.000đ
Thu nhập bị mất là: 12.000.000 x 4 tháng = 48.000.000đ
Mức tổn thất về tinh thần là: 15.000.000đ
Đây là những chi phí hợp lí cho việc chăm sóc, phục hổi sức khỏe, thu nhập bị mất của L khi bị xâm hại về sức khỏe. Đây là mức chi phí mà pháp luật quy định trong luật khi xác định thiệt hại. Thực tế L đã phải bỏ ra những chi phí hợp lý này. Do vậy, Y phải bồi thường thiệt hại được nêu trên. Tổng số tiền bồi thường là 94.000.000đ.
Còn chi phí 300.000.000đ đi phẫu thuật thẩm mĩ không được tính khi xác định thiệt hại. bởi mặc dù đó là mức tổn thất thực tế mà người bị hại phải ghánh chịu nhưng giá quá cao so với một ca phẫu thuật trong nước. Ta chỉ chấp nhận chi phí ấy khi phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, được pháp luật dự liệu trong luật.
Vụ án thứ hai: xác định thiệt hại khi tính mạng bị xâm phạm.
Ví dụ: bản án số 54/2005/HSST ngày 20/4/2005 của Tòa án nhân dân tỉnh TQ xét xử bị cáo Nguyễn Văn Thành về tội “ Giết người ”
Nội dung vụ án: ngày 30/1/2004, Thành vì bị từ chối tình cảm nên đã lấy dao chém nhiều nhát vào người là chị Nguyễn Xuân Mai. Sau đó T chạy trốn, còn chị M được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê trong vòng hai tháng nhưng vì có bị chém cả vào đầu đẫn đến tụ máu trong nên M đã bị chết. Chi phí nằm viện trong hai tháng M hôn mê là 15.000.000đ. Chị M là thu nhập hàng tháng là 50.000đ/ngày. M góa chồng, nuôi một con là N mới 15 tuổi không có tài sản tự nuôi mình. Khi an tang của M hết 7.000.000đ. ngay sau lễ an táng gia đình M tiến hành xây khu mộ, trong đó mộ phần của M xây hết 3.000.000đ. Ngày xét xử người thân của M đeo khăn tang và di ảnh đến yêu cầu tòa án xét xử tội danh của T. Qua xét xử, tòa án chấp nhận các chi phí sau hợp lí sau:
Tiền cứu chữa: thuê xe đưa M xuống bệnh Viện Hà Nội, thuôc men, viện phí: 15.000.000đ
Tiền thu nhập bị mất của người bị thiệt hại: 50.000đ x 80 ngày= 4.000.000đ
Thu nhập bị mất của người chăm sóc: 60.000đ x 60 ngày= 3.600.000đ
Mức cấp dưỡng cho N là: 200.000/tháng x 36tháng= 72.000.000đ
Tiền tổn thất về tinh thần cho N là 15.000.000đ
Tiền an táng cho M bao gồm tiền mua quan tài, các khoản tiền khâm niệm, chôn cất là 7.000.000đ
Vậy là trong trường hợp này Tòa án không chấp nhận số tiền xây mộ của M( 3.000.000đ ). Bởi chi phí thực tế ấy không phù hợp với quy định của luật. Tổng số tiền T phải bồi thường cho người thân của M là 116.600.000đ.
Nhận xét mối quan hệ giữa cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm
Như vậy thiệt hại là điều kiện đầu tiên làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại chỉ có thể được thực hiện đầy đủ và chính xác khi xác định toàn bộ thiệt hại là bao nhiêu, trên cơ sở đó ấn định mức bồi thường thiệt hại. Cơ sở xác định thiệt hại, cũng như cơ sở xác định thiệt hại khi sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm đều bao gồm cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế. Cơ sở pháp lý là những quy định cụ thể của pháp luật về vấn đề xác định thiệt hại. Hiện nay, xác định thiệt hại trong trường hợp sức khỏe, tính mạng được quy định tại Điều 609, 610 và 612 BLDS 2005, và mục II Nghị quyết 03/HĐTP- TANDTC ngày 08/07/2006. Ngoài cơ sở pháp lý được quy định trong luật, cơ sở xác định thiệt hại phải dựa trên cơ sở thực tế. Cơ sở thực tế khi xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm chính là những thiệt hại thực tế mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do người gây thiệt hại gây ra.
Cơ sở xác định thiệt hại gồm cả cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế là hai mặt của việc xác định chính xác thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm hại. nếu tách hai khía cạnh của cơ sở ấy sẽ làm mất đi mốt liên hệ mật thiết giữa cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế. Cho nên khi nghiên cứu cơ sở xác định thiệt hại khi sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm vừa dựa trên quy định của pháp luật, vừa dựa trên việc xác định thiệt hại trong từng trường hợp cụ thể mới đảm bảo tính chính xác.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆT QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CƠ SỞ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM
Qua nhiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau đây:
Về các quy định của pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể hơn nữa các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do sức khỏe tính mạng bị xâm phạm. Đặc biệt là vấn đề xác định cơ sở pháp lý cho xác định thiệt hại và xác định thời hạn hưởng bồi thường trong trường hợp bị thiệt hại về sức khỏe nói riêng, các trường hợp thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. Đây là những vấn đề cơ bản và mấu chốt để áp dụng giải quyết những trường hợp cụ thể về bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm hại có sự thống nhất giữa các tòa án.
Về mức bồi thường tối thiểu bù đắp tổn thất về tinh thần, Khoản 2 Điều 609 và khoản 2 Điều 610 BLDS đã quy định về tổn thất tinh thần nhưng mới chỉ quy định mức bồi thường tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và không quá 60 tháng lương tối thiểu đối với bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Như vậy, điều luật chỉ quy định mức tối đa mà không quy định mức tối thiểu là bao nhiêu nên khi quyết định mức bồi thường cho từng vụ án là rất khó khăn, một vụ án khi quyết định mức bồi thường khởi điểm là bao nhiêu? 100.000 đồng; 200.000 đồng;… dẫn đến nhiều vụ án có mức bồi thường chênh lệch nhau rất xa. Các thẩm phán cũng chỉ ước lượng một mức tiền nào đó mà thôi. Do vậy, theo chúng tôi cần phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định mức bồi thường tối thiểu bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm từ một tháng lương đến tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu. Mức bồi thường tối thiểu bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm từ 6 tháng lương đến tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu.
Về sự chênh lệch giữa xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phậm với tính mạng bị xâm phạm, thực tế nhiều trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe khi xác định thiệt hại lớn hơn xác định thiệt hại về tính mạng. Bởi vì khi gây thiệt hại về sức khỏe người chịu trách nhiệm bồi thường sẽ phải chịu cả chi phí cứu chữa, hồi phục sức khỏe, chăm sóc, chi phí bồi thường nuôi sống cho nạn nhân mất khả năng lao động vĩnh viễn. Do đó có hiện tượng cố tình làm chết nạn nhân sẽ có lợi cho người gây thiệt hại hơn là nạn nhân còn sống mà tàn phế, mất khả năng lao động vĩnh viễn. Mặt khác tổn thất về tính mạng là tổn thất rất lớn, lớn hơn bị thiệt hại về sức khỏe. Chính vì lí do này pháp luật cần quy định mức bồi thường khi gây thiệt hại về tính mạng lớn hơn gây thiệt hại về sức khỏe cho thỏa đáng. Từ đó đạt hiệu quả cao trong công tác xét xử.
Từ những kiến nghị trên, em xin nêu ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như giải pháp khác để nâng cao chất lượng xét xử về bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm sau:
Rà soát lại toàn bộ các qui định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, qua đó xem xét đến sự thống nhất của các văn bản pháp luật khi quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để từ đó có sự sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật.
Tòa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn cụ thể đối với các quy định của BLDS về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Mặc dù trước đây ngành Tòa án đã có nghị quyết hướng dẫn các quy định của BLDS 1995 và cũng đã có nghị quyết hướng dẫn về bồi thường thiệt hại trong BLDS 2005 nhưng nhìn chung hướng dẫn vẫn còn dừng lại ở mức chung chung, nhắc lại các điều luật của BLDS mà chưa có hướng dẫn cụ thể. Tòa án nhân dân tối cao cần hướng dẫn cụ thể các vấn đề còn nhiều quan điểm, dễ dẫn tới sự tùy tiện khi vận dụng pháp luật như mức bù đắp tổn thất tinh thần tối thiểu, nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bồi thường phần vượt quá hay bồi thường toàn bộ thiệt hại…
Cần nâng cao chất lượng hoạt động xét xử, trong đó trình độ chuyên môn của đội ngũ thẩm phán là yếu tố không kém phần quan trọng.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến mọi đối tượng để người dân hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật, qua đó hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi gây thiệt hại hoặc khi có hành vi gây thiệt hại thì người gây thiệt hại, người bị thiệt hại hiểu rõ hơn về mức bồi thường… để họ có thể thỏa thuận hoặc chấp nhận mức bồi thường nếu Tòa án ấn định.
KẾT LUẬN
Việc xác định thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm nói riêng là một vấn đề rất phức tạp. Nó luôn đòi hỏi yêu cầu về tính hợp lí và sự linh hoạt đối với từng trường hợp. Do đó, khi Tòa án xét xử cần phải xem xét thận trọng những yếu tố khách quan để có thể xác định chính xác mức bồi thường, đảm bảo quyền lợi của các bên. BLDS quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần, cùng với trách nhiệm bồi thường về vật chất tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh của trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đây là cơ sở pháp lí quan trọng bảo đảm cho chế định bồi thường thiệt hại phát huy hiệu quả trong thực tế đời sống, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội bảo đảm sự công bằng và bình đẳng xã hội
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ luật dân sự 2005
Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ- HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007.
Lê Đình Nghị (Chủ biên), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009.
Phùng Trung Tập, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng, Nxb Hà Nội, 2009.
Trần Minh Châu, Luận án Thạc sĩ “ Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, Hà Nội 2006.
Lê Thị Bích Lan, Luận án Thạc sĩ “ Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín”, Hà Nội 1999
Dương Quỳnh Hoa, “ Xác định thiệt hại trong trường hợp bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm”, tạp chí Nhà nước & Pháp luật số 03/2006.
Thanh Tú, “cơ sở pháp lý của việc xác định thiệt hại do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm”, tạp chí DC & PL số 04/2003.
Văn Xuân, “ Một số vấn đề bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe”, tạp chí dân chủ & pháp luật số 11/1999.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập học kỳ dân sự module 2 - cơ sở xác định thiệt hại khi sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm.doc