Bài tập học kỳ hình sự đề bài tình huống số 5

ĐỀ BÀI “ A làm quen với B trên mạng. Sau vài lần trò chuyện, A ngỏ lời yêu B và hẹn B đi chơi, B nhận lời. Được B nhận lời mời đi chơi A có ý định hiếp dâm B nên gọi điện cho N, V, Q và rủ ba tên cùng thực hiện tội phạm. Sau khi đưa nạn nhân đến chỗ vắng, cả bốn tên thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm nạn nhân nhiều lần”. Câu hỏi: 1. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS hãy phân loại tội phạm đối với tội hiếp dâm. 2. Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án. 3. Tội hiếp dâm là tội có CTTP vật chất hay CTTP hình thức? Giải thích rõ tại sao? 4. A, N, V, Q có phải là những người đồng phạm không? Xác định vain trò của từng người trong vụ án trên. 5. Giả thiết Q chỉ có hành vi giữ tai chân B để 3 tên A, N, V giao cấu với nạn nhân. Có ý kiến cho rằng A, N, V là người thực hành, còn Q là người giúp sức. Vậy ý kiến của anh chị thế nào? Giải thích rõ tại sao. A. ĐẶT VẤN ĐỀ Tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là vốn quý nhất của con người. trong thực tế hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là đối với tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội như tội hiếp dâm. Những tội phạm thực hiện hành vi trái pháp luật gây ra các hậu quả nguy hiểm cho các quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) trước pháp luật. Để hiểu rõ hơn về loại tội phạm này chúng ta cùng đi phân tích làm rõ tình huống về tội hiếp dâm trong đề tài số 5 như sau. MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ B. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG . 1. Căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội hiếp dâm 2. Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án a) Khách thể của tội phạm b) Đối tượng tác động của tội hiếp dâm 3. Tội hiếp dâm là tội có CTTP vật chất hay CTTP hình thức? Giải thích tại sao? . 4. A, N, V, Q có phải là đồng phạm không? Xác định vai trò của từng người trong vụ án 5. Giả thiết Q chỉ có hành vi giữ tay chân B để ba tên A, N, V giao cấu với nạn nhân, có ý kiến cho rằng A, N, V là người thực hành, còn Q là người giúp sức, ý kiến của anh (chị) thế nào? Giải thích rõ tại sao? C. KẾT LUẬN .

doc11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3899 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập học kỳ hình sự đề bài tình huống số 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ Tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là vốn quý nhất của con người. trong thực tế hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là đối với tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội như tội hiếp dâm. Những tội phạm thực hiện hành vi trái pháp luật gây ra các hậu quả nguy hiểm cho các quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) trước pháp luật. Để hiểu rõ hơn về loại tội phạm này chúng ta cùng đi phân tích làm rõ tình huống về tội hiếp dâm trong đề tài số 5 như sau. B. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội hiếp dâm. - Theo quy định tại khoản 3 điều 8 BLHS: “ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù ; tội phạm nghiêm trọng là tội gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. Khi xem xét để phân loại cho một tội phạm cụ thể ta cần căn cứ vào cấu thành tội phạm(CTTP) cơ bản, CTTP tăng nặng, hoặc CTTP giảm nhẹ mà luật hình sự đã quy định cho loại tội phạm tương ứng mà người phạm tội đã thực hiện, và đối chiếu theo mức phân loại mà BLHS đã quy định cụ thể tại khoản 3 điều 8. Trong khi phân loại tội phạm cần phải lưu ý trong áp dụng luật hình sự không thể căn cứ vào mức phạt cụ thể mà Tòa án tuyên cho người phạm tội để phân loại tội phạm mà phải căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt. Theo quy định tại khoản 1, điều 111 BLHS quy định về tội hiếp dâm: “Người nào dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Do đó, có thể nhận định rằng, tội hiếp dâm có CTTP cơ bản tại khoản 1, điều 111 thỏa mãn đoạn 2 khoản 3 điều 8 BLHS về phân loại tội phạm “tội phạm nghiêm trọng là tội gây gnuy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù”. Như vậy, ta khẳng định: Tội hiếp dâm tại khoản 1điều 111 BLHS là tội phạm nghiêm trọng. - Theo quy định tại khoản 2điều 111 BLHS, phạm tội một trong các trường hợp từ điểm a đến điểm i thì, bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Như vậy, quy định tại khoản 2 điều 111 này thỏa mãn quy định tại khoản 3 điều 8 BLHS “ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù”. Do vậy, ta khẳng định: Tội hiếp dâm tại khoản 2 điều 111 BLHS là tội phạm rất nghiêm trọng. - Theo quy định tại khoản 3 điều 8 BLHS: phạm tội một trong các trường hợp sau đây, từ điểm a đến điểm c thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân. Quy định này hoàn toàn phù hợp với đoạn 4 khoản 3 điều 8 BLHS: “Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. Tuy nhiên, khi sửa đổi BLHS đã bỏ hình phạt tử hình đối với khung hình phạt quy định tại khoản 3 điều 111, chỉ còn lại hình phạt cao nhất là hai mươi năm tù, tù chung thân. Quy định này thỏa mãn với đoạn 4 khoản 3 điều 8 BLHS với mức phạt trên mười lăm năm tù, tù chung thân. Như vậy, ta khẳng định: Tội hiếp dâm tại khoản 3 điều 111 BLHS là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. - Theo quy định tại khoản 4 điều 111 BLHS : “phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm”, mức phạt tù cao nhất quy định tại khoản này nằm trong khoảng từ bảy năm đến mười lăm năm, do vậy phù hợp với quy định tại đoạn 3 khoản 3 điều 8 BLHS “Tội phạm rất nghiêm trọng là tội gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù”. Như vậy, ta khẳng định: Tội hiếp dâm tại khoản 4 điều 111 BLHS là tội rất nghiêm trọng Với những phân tích và căn cứ pháp lý nêu trên, ta phân loại tội phạm với tội hiếp dâm như sau: Tội hiếp dâm là tội nghiêm trọng (tại khoản 1 Điều 111 BLHS), là tội rất nghiêm trọng (tại khoản 2 và khoản 4 Điều 111 BLHS) và là tội dặc biệt nghiêm trọng (tại khoản 3 Điều 111 BLHS) 2. Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án a) Khách thể của tội phạm Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ được coi là khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS. Dựa vào căn cứ này ta thấy rằng khách thể của tội hiếp dâm là quan hệ nhân thân đó là: những hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. Bởi vì: để chủ thể của tội hiếp dâm có thể thực hiện được hành vi phạm tội của mình thì chủ thể đó phải tác động trực tiếp vào con người cụ thể là những quan hệ nhân thân được nêu gắn liền với con người cụ thể bị xâm hại bởi hành vi đó. Tức là, nó đã trực tiếp gây tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân, thậm chí còn có thể tước đi tính mạng của nạn nhân, đồng thời thì nhân phẩm và danh dự cảu nạn nhân cũng bị ảnh hưởng. b) Đối tượng tác động của tội hiếp dâm Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đối tượng tác động của tội phạm có thể là con người, các đối tượng vật chất hay hoạt động bình thường của chủ thể Đối tượng tác động của tội hiếp dâm được quy định tại Điều 111 BLHS chính là con người. Trong hành vi giao cấu giữa nam và nữ thì nam giới giữ vai trò chủ động và chi phối, và có thể thực hiện hành vi giao cấu với nữ giới mà không cần có sự tự nguyện của nữ giới. Trong một số trường hợp nữ giới vẫn có thể thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn với nam giới, tuy nhiên đó là những trường hợp rất cá biệt và hầu như chưa từng xảy ra với nữ giới ở nước ta. Trong thực tế hành vi hiếp dâm do nam giới thực hiện ở mức độ phổ biến hơn. Vì vậy, thực tiễn xét sử hình sự từ trước đến nay chỉ thừa nhận nam giới là chủ thể đặc biệt của tội hiếp dâm và đối tượng tác động của tội hiếp dâm chính là phụ nữ Từ những phân tích nêu trên nhìn nhận vào tình huống ta thấy B là người bị xâm phạm bởi hành vi hiếp dâm, là đối tượng của A, V, N, Q trực tiếp xâm hại. 3. Tội hiếp dâm là tội có CTTP vật chất hay CTTP hình thức? Giải thích tại sao? Tội hiếp dâm là tội có CTTP hình thức, bởi vì: CTTP là tổng thể những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Tội hiếp dâm sẽ có những dấu hiệu đặc trưng riêng được luật hình sự mô tả trong CTTP của tội hiếp dam, dựa vào đó ta nhận biết được đó là CTTP vật chất hay hình thức. CTTP vật chất là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Nếu là CTTP vật chất thì phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu này CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nếu là CTTP hình thức thì chỉ cần thỏa mãn một dấu hiệu là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Căn cứ vào khoản 1 Điều 111 BLHS quy định về tội hiếp dâm thì “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Quy định này là CTTP cơ bản, đây là cơ sở để xác định tội hiếp dâm là tội có CTTP vật chất hay hình thức. Nếu căn cứ vào quy định này ta nhận thấy: Hành vi của tội hiếp dâm gồm: Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân, thủ đoạn khác của hành vi giao cấu. Như vậy, ở đây có hai loại hành vi mà điều luật không quy định hậu quả xảy ra do những hành vi này tác động lên, vì riêng hành vi hiếp dâm đã thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, do vậy với quy định tại khoản 1 Điều 111 BLHS đối chiếu với những căn cứ lý luận nêu trên ta nhận thấy nó thỏa mãn các dấu hiệu của CTTP hình thức. 4. A, N, V, Q có phải là đồng phạm không? Xác định vai trò của từng người trong vụ án. Nhận định: A, N, V, Q là những người đồng phạm Bởi vì: Khoản 1 Điều 20 BLHS quy định “đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cùng thực hiện một tội phạm” Xét trong vụ án này có bốn chủ thể A, N, V, Q nhưng để xác định bốn chủ thể này có phải đồng phạm không cần căn cứ: Thứ nhất: dựa vào những tình tiết của vụ án ta nhận thấy, A và B đã có hẹn với nhau cùng đi chơi, nhưng trước lúc đi chơi với B, A đã gọi điện cho ba tên N, V, Q và rủ ba tên này cùng hiếp dâm B. Như vậy, trước khi xảy ra vụ hiếp dâm cả bốn tên A, N, V, Q đã có sự bàn bạc, thỏa thuận với nhau về việc hiếp dâm B và ý định của bốn tên này là cố ý thông qua cuộc gọi điện của A. Sau khi đưa nạn nhân đến chỗ vắng cả bốn tên thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm nhiều lần. Với tình tiết này đã thỏa mãn quy định tại khoản 1 Điều 20 BLHS là trường hợp có hai người trở lên cúng cố ý thực hiện một tội phạm. Do vậy, bốn tên này là đồng phạm trong vụ án hiếp dâm mà nạn nhân ở đây là B. Thứ hai: Với những cơ sở trên ta xác định đựơc hành vi của bốn tên này thỏa mãn trường hợp “đồng phạm có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó, những người đồng phạm đã có sự thỏa thuận và bàn bạc trước với nhau về tội phạm cùng thực hiện”. Điều này thể hiện rõ qua cuộc điện thoại mà A gọi rủ N, V, Q cùng thực hiện việc hiếp dâm B với mình. Như vậy, A, N, V, Q là đồng phạm có thông mưu trước Xác định vai trò của từng người trong vụ án Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 BLHS thì: “Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sứcđều là những người đồng phạm”. Cụ thể: “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm; người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy thực hiện tội phạm; người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm; người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm” Để xác định vai trò của từng người trong vụ án này ta phải dựa vào những tình tiết cụ thể sau: A là người trực tiếp hẹn B đi chơi và có ý định hiếp dâm B, đồng thời A cũng là người trực tiếp gọi điện cho N, V,Q và rủ 3 tên này cùng thực hiện tội phạm. Trong trường hợp này N, V, Q cũng tham gia thỏa thuận, lập kế hoạch nhưng chỉ ở thế bị động (do A rủ) chứ ý chí của N, V, Q không tự phát sinh. Căn cứ vào khoản 2 Điều 20 BLHS thì A đã thỏa mãn điều kiện “là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm”. Do vậy, có thể kêt luận A là người tổ chức. Cả bốn tên A, N, V, Q đều giữ vai trò là người thực hành vì sau khi tiếp nhận cuộc điện thoại từ A, cả bốn tên đã đưa nạn nhân đến chỗ vắng và thay nhau thực hiện hành vi hiếp dam nạn nhân nhiều lần. Hành vi của A, N, V, Q đã thỏa mãn cấu thành tội phạm được mô tả tại khoản 2 Điều 20 BLHS, là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Do vậy A, N, V, Q đều là người thực hành. Nếu xem xét về quyết định hình phạt đối với các đối tượng trên thì A vừa là người tổ chức cũng đồng thời là người thực hành, với vai trò như vậy trong vụ án hiếp dâm thì A sẽ bị quyết định hình phạt nặng hơn các đối tượng N, V,Q. Hơn nữa, hành vi của bốn tên này cũng thỏa mãn CTTP tăng nặng quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 111 BLHS “Nhiều người hiếp một người”. Vậy nên khi quyết định hình phạt thì Tòa án cần phải xem xét kết hợp những loại đồng phạm của A, N, V, Q và hành vi thỏa mãn CTTP tăng nặng để quyết định một bản án phù hợp với pháp luật nhằm trừng trị thích đáng đối với loại tội phạm này. Như vậy với cơ sở phân tích ở trên ta khẳng định A, N, V, Q trong vụ án này đều đóng vai trò là người thực hành và A còn đồng thời đóng vai trò là người tổ chức 5. Giả thiết Q chỉ có hành vi giữ tay chân B để ba tên A, N, V giao cấu với nạn nhân, có ý kiến cho rằng A, N, V là người thực hành, còn Q là người giúp sức, ý kiến của anh (chị) thế nào? Giải thích rõ tại sao? Ở trường hợp này, giả thiết cho biết vì Q chỉ giữ tay chân B cho A, N, V thực hiện giao cấu, thì ý kiến cho rằng A, N, V là những người thực hành còn Q là người giúp sức. Theo quan điểm của tôi thì đây là ý kiến sai bở vì: Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 điều 20 BLHS thì “người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm; người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”. Theo đó, người giúp sức có thể tạo điều kiện về vật chất như công cụ phương tiện: xe, súng, dao... để người phạm tội thực hiện tội phạm được dễ dàng hơn. Cũng có thể giúp sức về tinh thần: hứa hẹn sẽ che dấu người phạm tội, đóng góp ý kiến tạo tác động tích cực vào quá trình thực hiện tội phạm. Xét vai trò của Q theo giả thiết trên Q chỉ giữ tay chân B mà không thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân nhưng có thể thấy Q hoàn toàn không có dấu hiệu của hành vi giúp sưc, hành vi giữ chân tay B của Q là hành vi dùng vũ lực trực tiếp thực hiện tội phạm mà ở người giúp sức thì không thể có điều này. Thứ hai, trong đồng phạm là người thực hành thì không đòi hỏi mỗi người phải thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP mà mỗi người chỉ cần thực hiện một phần hành vi đó. Trong vụ án trên Q giữ chân, tay B để B không thể chống cự cho ba tên A, N, V thực hiện hành vi giao cấu, điều đó chứng tỏ Q đã trực tiếp tham gia vào việc hiếp dâm B, trực tiếp tác động vào cơ thể B tức là Q đã thực hiện được một phần hành vi được mô tả tại khoản 1 Điều 111 BLHS là “dùng vũ lực”. Như vậy, với những căn cứ trên ta có thể nhận định rằng Q không phải là người giúp sức mà Q đồng thời là người thực hành cùng ba tên A, N, V. C. KẾT LUẬN Trong cuộc sống sẽ còn rất nhiều kẻ phạm tội như A, N, V, Q chúng ta cần phải mạnh tay trừng trị hơn nữa quyết không cho chúng nhở nhơ ngoài vòng pháp luật. Nhà nước ta đã có những biện pháp chế tài cụ thể được quy định trong BLHS nhằm răn đe, trừng trị những ai có hành vi trái pháp luật, xâm phạm tới những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và từ đó nhằm giảm số người phạm tội xuống mức tối thiểu nhất. Vì vậy, mỗi chúng ta phải biết quý trọng tính mạng, sức khỏe, nhân phảm, danh dự của mình và người khác để xây dựng Nhà nước và pháp luật Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đã được sử đổi bổ sung 19/ 06/ 2009. NXB Lao Động – xã hội 2009. 2. Trường đại học Luật Hà Nội – Giáo trình Luật hình sự Viêt Nam. Tập I NXB CAND 2010. 3. Viện khoa học pháp lý – Bộ tư pháp, Bình luận khoa học BLHS Việt Nam, năm 1999 NXB CTQG 2001. 4. Trần Quang Tiệp, Đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam. ĐỀ BÀI “ A làm quen với B trên mạng. Sau vài lần trò chuyện, A ngỏ lời yêu B và hẹn B đi chơi, B nhận lời. Được B nhận lời mời đi chơi A có ý định hiếp dâm B nên gọi điện cho N, V, Q và rủ ba tên cùng thực hiện tội phạm. Sau khi đưa nạn nhân đến chỗ vắng, cả bốn tên thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm nạn nhân nhiều lần”. Câu hỏi: 1. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS hãy phân loại tội phạm đối với tội hiếp dâm. 2. Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án. 3. Tội hiếp dâm là tội có CTTP vật chất hay CTTP hình thức? Giải thích rõ tại sao? 4. A, N, V, Q có phải là những người đồng phạm không? Xác định vain trò của từng người trong vụ án trên. 5. Giả thiết Q chỉ có hành vi giữ tai chân B để 3 tên A, N, V giao cấu với nạn nhân. Có ý kiến cho rằng A, N, V là người thực hành, còn Q là người giúp sức. Vậy ý kiến của anh chị thế nào? Giải thích rõ tại sao. MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 B. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG ................................................................. 1 1. Căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội hiếp dâm ........................................................................................................ 1 2. Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án .. 3 a) Khách thể của tội phạm ............................................................................ 3 b) Đối tượng tác động của tội hiếp dâm ...................................................... 4 3. Tội hiếp dâm là tội có CTTP vật chất hay CTTP hình thức? Giải thích tại sao?........................................................................................................... 5 4. A, N, V, Q có phải là đồng phạm không? Xác định vai trò của từng người trong vụ án .......................................................................................... 6 5. Giả thiết Q chỉ có hành vi giữ tay chân B để ba tên A, N, V giao cấu với nạn nhân, có ý kiến cho rằng A, N, V là người thực hành, còn Q là người giúp sức, ý kiến của anh (chị) thế nào? Giải thích rõ tại sao?...................... 7 C. KẾT LUẬN ............................................................................................... 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài ập học kỳ hình sự đề bài tình huống số.doc
Luận văn liên quan